Người vợ sát hại chồng rồi phân xác phi tang nhiều nơi có thể đối diện với mức án nào?

TỨ QUÝ, THEO THỜI ĐẠI 06:52 20/12/2017
Chia sẻ
14
 
 
 

Theo luật sư, nghi can sát hại chồng rồi phân xác phi tang nhiều nơi có thể đối diện với mức án cao nhất của luật hình sự vì có hành vi giết người một cách man rợ, lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân.

 
 
 

Ngày 19/12, Công an tỉnh Bình Dương đã thông tin chính thức về vụ án vợ sát hại chồng rúng động dư luận xảy ra tại khu phố Bình Thuận 1 (phường Thuận Giao, thị xã Thuận An, Bình Dương). 

Theo Công an tỉnh Bình Dương, vợ chồng Diễm - anh Tú từng nhiều lần cãi vã, xô xát với nhau trước khi xảy ra vụ án mạng. Đêm 15/12, sau khi đi nhậu về nhà trọ thì anh Tú và Diễm xảy ra mâu thuẫn đánh nhau. Lúc này Tú đánh và đe dọa sẽ giết chết Diễm. 

Người vợ sát hại chồng rồi phân xác phi tang nhiều nơi có thể đối diện với mức án nào? - Ảnh 1.

Hàng Thị Hồng Diễm tại cơ quan công an.

Trong lúc đánh vợ, Tú đã dùng con dao bầu để chém nhưng Diễm tránh và giật được con dao, đồng thời dùng chính con dao đó chém trúng vào vùng cổ chồng. Sau khi bị chém, Tú vật ngã Diễm xuống nền nhà, dùng chân đạp vào người Diễm, đồng thời nói: "Tao mà chết thì thôi, nếu tao còn sống thì mày cũng chết". Nghe vậy, Diễm tiếp tục tấn công chồng đến khi nạn nhân tử vong. 

Sau đó Diễm dùng chính con dao này phân xác nạn nhân bỏ vào túi màu đen có sẵn trong phòng trọ. Sáng hôm sau mang những bộ phận cơ thể của nạn nhân đi phi tang ở nhiều nơi. 

Về hành vi của nghi can Diễm, trao đổi với chúng tôi, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn LS TP. HCM) cho biết, kết luận điều tra ban đầu từ cơ quan công an thì hành vi này có thể cấu thành tội giết người được quy định điều 93 Bộ luật hình sự. 

Người vợ sát hại chồng rồi phân xác phi tang nhiều nơi có thể đối diện với mức án nào? - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn LS TP. HCM)

Cụ thể trong khoản 1 điều 93 quy định người nào giết người thuộc một trong các trường hợp Giết nhiều người; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết trẻ em; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; Giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác. 

 

Bên cạnh đó, trong khoản 1 điều 93 còn quy định: Giết người để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; Thực hiện tội phạm một cách man rợ; Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; Thuê giết người hoặc giết người thuê; Có tính chất côn đồ; Có tổ chức; Tái phạm nguy hiểm; Vì động cơ đê hèn. 

Nếu nghi can Diễm thực hiện hành vi phạm tội rơi vào những trường hợp trong điều 93 BLHS thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. "Với hành vi nêu trên thì nghi can này có thể bị truy tố về tội giết người với khung hình phạt lên tới tử hình vì giết người có tình tiết man rợ", luật sư Hùng nói.

Nguồn: Kênh 14

Link đầy đủ: http://kenh14.vn/nguoi-vo-sat-hai-chong-roi-phan-xac-phi-tang-nhieu-noi-co-the-doi-dien-voi-muc-an-nao-20171219195858199.chn

Mới giành lại quyền nuôi bé gái 5 tuổi từ tay người chồng giám đốc sau phiên tòa sơ thẩm hồi tháng 9, chị Mai cho biết rất sợ bị tước đi quyền làm mẹ một lần nữa khi người chồng kháng cáo đòi con.

 

Rõng rã theo 3 phiên tòa mới giành được con

Theo thông báo của Tòa Gia đình và người chưa thành niên (TAND TP.HCM) vào ngày 20-12 sẽ tiến hành xử phúc thẩm vụ thay đổi quyền nuôi con là bé Hoàng Thị Thúy An (SN 2012) giữa chị Phạm Thị Thanh Mai và anh Hoàng Văn Tuấn.

Chị Mai chính là người gởi đơn cầu cứu khắp nơi khi bị 2 phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm tước đoạt quyền làm mẹ, giao cả 2 con cho người chồng. Phải mất hơn 1 năm ròng rã đấu tranh, ngày 15-9 tại TAND quận Gò Vấp, người mẹ mới giành lại quyền nuôi bé gái trong niềm hạnh phúc vỡ òa.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 1.

Chị Mai sợ một lần nữa sẽ mất đi quyền nuôi bé An.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 2.

Tại phiên tòa sơ thẩm 15-9, TAND quận Gò Vấp đã chấp nhận yêu cầu thay đổi quyền nuôi con của chị Mai, giao bé An cho chị Mai chăm sóc.

Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu, chị Mai lại lo sợ một lần nữa bị mất trắng quyền nuôi con khi anh Tuấn tiếp tục kháng cáo, đòi bằng được quyền nuôi dưỡng bé gái.

"Tôi sợ cái cảm giác tòa tuyên anh ấy giành cả hai con một lần nữa. Phải vất vả lắm tôi mới đón An về sống với mình, chăm sóc cho bé từng chút một, lỡ mà xa con, tôi làm sao sống nổi", chị Mai nghẹn ngào nói.

Theo nội dung của 3 phiên tòa trước đó, chị Phạm Thị Thanh Mai và anh Hoàng Văn Tuấn (ngụ Gò Vấp) kết hôn từ năm 2004 và có được 2 con (1 bé trai sinh 2007 và 1 bé gái sinh 2012). Do mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc từ khi chị Mai ở nhà nội trợ, phụ giúp chồng quản lý công ty riêng, mọi chi tiêu đều bị chồng soi xét kỹ đến nỗi chị phải lấy sổ ghi rõ từng khoản mà mình sử dụng trong tháng để "báo cáo" cho chồng. Sau nhiều lần "cơm không lành, canh không ngọt" đến tháng 8-2014, cả hai quyết định ly hôn.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 3.

Chị Mai vẫn là người trực tiếp hướng dẫn hai con học tập.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 4.

Không chấp nhận bản án sơ thẩm, anh Tuấn tiếp tục kháng cáo, quyết tâm giành con từ tay người vợ cũ.

Không yêu cầu tranh chấp tài sản, chị Mai chỉ mong muốn được nuôi dưỡng hai con cho đến khi chúng trưởng thành. Nhưng cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong năm 2016, tòa án đều trao cả 2 bé cho anh Tuấn chăm sóc bởi anh Tuấn thu nhập cao hơn chị Mai (45 triệu so với 15 triệu), anh Tuấn có tài xế, giúp việc riêng để tiện chăm sóc cho 2 con.

Quá bức xúc trước kết quả lạnh lùng của tòa án, chị Mai gởi đơn cầu cứu khắp nơi, nộp đơn lên TAND quận Gò Vấp xin thay đổi quyền nuôi con. Kết quả sơ thẩm chiều 15-9-2017, bé An đã được trao lại cho người mẹ sau hơn một năm dài đánh mất quyền nuôi con.

Không thể giao cả hai con cho bố nuôi dưỡng?

Theo luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng văn phòng Luật sư gia đình, thuộc đoàn luật sư TP.HCM cho biết trong trường hợp này, người chồng không thể nào giành quyền nuôi một lúc 2 con được.

Theo đó, luật sư Hùng phân tích nếu vợ, chồng không thỏa thuận được người nuôi con sau ly hôn thì tòa sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế, chỗ ở để tiến hành trao quyền nuôi con, hầu hết người mẹ sẽ giành được quyền này cho dù có mức thu nhập thấp hơn.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 5.

Luật sư Trần Minh Hùng cho biết không thể nào tòa lại quyết định giao bé gái cho anh Tuấn nuôi lần nữa?

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 6.

Mong muốn lớn nhất của người mẹ là được chăm sóc bé An đến ngày trưởng thành.

Trong trường hợp của chị Mai có đến 2 con, cả hai anh chị đều là người có trí thức, mức thu nhập, chỗ ở ổn định nên việc giao cho mỗi người 1 con để chăm sóc là hợp lý. Bởi không thể nào một người bố, người mẹ có thể cùng lúc chăm sóc tốt cả 2 con trong khi người còn lại cũng có nguyện vọng, điều kiện để chăm sóc con.

"Tôi nghĩ cấp phúc thẩm sắp tới cần bác đơn kháng cáo của người chồng, chấp nhận giao con cho người mẹ theo cấp sơ thẩm trước đó. Không thể để tình trạng giao cả 2 con cho người chồng như 2 phiên tòa tranh chấp trước đó xảy ra một lần nữa. Cả về tình, về lý, người mẹ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng bé gái. Pháp luật Việt Nam không thể nào tước đi quyền làm mẹ thiêng liêng ấy của chị Mai", luật sư Hùng nhấn mạnh.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 7.

Từ khi về căn hộ Nhà Bè, bé An được mẹ tự tay chăm sóc, đứa con trai cũng được chị Mai thường xuyên đón sang chơi.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 8.

Hai anh em dù ở khác nơi nhưng tình cảm vẫn không bị sứt mẻ, chị Mai luôn tạo điều kiện để 2 bé gặp nhau.

Về phía chị Mai, sau khi bản án sơ thẩm có hiệu lực hôm 15-9 trao quyền nuôi bé An cho chị, chị đã đón bé về sống cùng mình tại căn hộ ở Nhà Bè, mọi việc học tập, sinh hoạt hằng ngày của bé cũng đã ổn định.

 

Mặc dù hai vợ chồng đã ly hôn, mỗi người nuôi một bé nhưng để các con không chịu áp lực, tổn thương tâm lý khi phải xa bố hoặc mẹ quá lâu, mỗi tuần chị Mai đều đón bé trai về nhà để chơi với em hoặc đưa An sang nhà bố. Đặc biệt việc học tập của hai bé cũng do chị Mai phụ trách.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 9.

Hai anh em được mẹ dạy học bài.

Ly hôn chồng giám đốc vì mâu thuẫn tiền bạc, người mẹ lo lắng mất con một lần nữa sau 1 năm bị cướp trắng - Ảnh 10.

Ông ngoại cũng thường xuyên phụ giúp đón An và một cháu ngoại khác đi học về.

Chị Mai bày tỏ: "Giờ chị chỉ mong muốn được chăm sóc và nuôi dạy bé An thật tốt, chị mong tòa xét xử công bằng, đừng tước đoạt quyền làm mẹ của chị một lần nào nữa".

* Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc (tên nhân vật đã thay đổi).

Nguồn: Theo thời đại

Link: http://afamily.vn/ly-hon-chong-giam-doc-vi-mau-thuan-tien-bac-nguoi-me-lo-lang-mat-con-mot-lan-nua-sau-1-nam-bi-cuop-trang-20171214185631683.chn

 

ĐỜI SỐNG

Vụ bé trai 10 tuổi bị bố đẻ bạo hành: Đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác

Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả hành vi, người cha có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích nếu gây thương tích cho cháu bé trên 11%

Tối 6/12, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tạm giữ hình sự và thực nghiệm hiện trường đối với Trần Hoài Nam (SN 1983, trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy), kẻ nhẫn tâm hành hạ chính con trai của mình trong thời gian dài.

 Nạn nhân được xác định là cháu K., 10 tuổi, con trai của Trần Hoài Nam. 

Trước đó vào tối 5/12, cháu K. bất ngờ tìm về nhà bà nội ở đường Hoàng Hoa Thám (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình) trong tình trạng hoảng sợ, sút cân trầm trọng. Ngay sau đó, cháu bé được người thân đưa đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, tâm lý.

Qua chụp chiếu, cháu K. được chẩn đoán bị gãy xương sườn, rạn sọ não và phải điều trị tại bệnh viện.

Bé trai K. bị bố bạo hành đến gãy xương sườn

Theo lời kể của K., từ khi chuyển ra ở cùng với bố và mẹ kế, cháu bé không được cho đi học, đêm cũng không được ngủ và thường xuyên bị đánh vào người, vào đầu.

Được biết, bố và mẹ cháu K. đã bỏ nhau cách đây 4 năm. Khoảng 2 năm nay, người bố cùng vợ mới dọn ra ngoài và K. ở với bố. Thời điểm đó, cháu K. nặng khoảng 40kg, rất ngoan ngoãn, trắng trẻo và học giỏi.

Tuy nhiên, ngày 5/12, khi trốn về với ông bà nội, K. chỉ còn khoảng 20kg, người gầy rộc khiến ngay cả những người thân trong gia đình cũng khó nhận ra.

Liên quan đến sự việc này, trao đổi với Sao360.vn, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng, hành vi của Trần Hoài Nam đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác. 

Luật sư Trần Minh Hùng: "Hành vi của Trần Hoài Nam đủ yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác"

Cụ thể, Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội hành hạ người khác như sau: Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật;  Đối với nhiều người”.

"Như vậy, tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc", luật sư Hùng đưa quan điểm.

Cũng theo luật sư Hùng: "Việc người cha đối xử tàn ác với đứa con là người lệ thuộc mình, đối với con mình đang là trẻ em thì có thể sẽ bị xử lý về tội danh trên. Cũng có thế tùy tính chất, mức độ, hậu quả hành vi mà người cha có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích… nếu gây thương tích cho cháu bé trên 11%".

Theo Lê Nguyễn/VTV
Nguồn: 360
Link Luật sư Trần Minh Hùng trả lời báo chí:
http://phunuonline.com.vn/thoi-su/truong-mam-non-viet-my-tre-bi-danh-tim-nguoi-do-bieng-an-118055/
 
Điều 110 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội hành hạ người khác như sau: “1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm: a) Đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật; b) Đối với nhiều người”. Như vậy, tội hành hạ người khác là hành vi đối xử tàn ác như gây đau đớn về thể xác, đè nén, áp bức về tinh thần người bị lệ thuộc. Tội phạm xâm phạm đến quyền được bảo hộ sức khỏe, tự do, danh dự của người bị lệ thuộc.
 

Vụ BOT Cai Lậy: "Tài xế không gây rối"

NLĐO) – Theo luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn luật sư TP HCM, chưa có quy định pháp luật nào cấm các tài xế đi qua, đi lại trên một tuyến đường, cụ thể như qua trạm thu phí BOT Cai Lậy.

 

Tôi khá sửng sốt khi đọc một mẩu tin trên báo chí về việc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và UBND tỉnh Tiền Giang thống kê 14 phương tiện qua lại trạm thu phí BOT Cai Lậy đã có hành vi "gây rối".

Ngay sau đó, trên mạng xã hội rất nhiều tài xế bày tỏ lo lắng xen lẫn hoang mang.

Từ thông tin trên, tôi đã kiểm tra lại rất kỹ về quy định pháp luật. Qua đó nhận thấy hiện nay không có quy định cấm xe đi qua, đi lại trên 1 cung đường. Do vậy, việc các xe tham gia giao thông khi đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định thì họ có quyền qua lại nhiều lần miễn là không có hành vi vi phạm pháp luật.

Vụ BOT Cai Lậy: Tài xế không gây rối - Ảnh 1.

Một tài xế ngụ thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) phản đối bằng cách đưa tiền lẻ

Đây là quyền được đi lại mà pháp luật cũng như Hiến pháp quy định. Cụ thể, điều 23 Hiến pháp 2013 ghi rõ: "Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Như vậy, đi lại là một quyền mà được Hiến pháp ghi nhận.

Những tài xế này họ chạy đi chạy lại thì cũng phải thực hiện đúng quy định pháp luật, nếu sai mới có căn cứ xử lý họ. Việc họ mua vé bằng tiền lẻ hay tiền lớn pháp luật cũng không cấm, đồng tiền giao dịch hợp pháp nên không thể nói là hành vi gây rối.

Theo tôi, cơ quan chức năng chỉ nên vận động, khuyến khích chứ không nên "đổ thêm dầu vào lửa" khi yêu cầu điều tra hay có hình thức xử phạt đối với họ. Đây là điều không có căn cứ pháp lý và chỉ phát sinh thêm mâu thuẫn.

Tôi cho rằng hành vi này không vi phạm pháp luật, các tài xế cũng không nên quá lo lắng.

 

Tất nhiên, mọi việc làm nên thực hiện theo đúng quy định, không nên nóng nảy, nôn nóng, xung đột và có những hành vi đáng tiếc có thể xảy ra đối với các bên.

Nguồn: Báo người lao động

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khởi kiện những chủ nhân của hàng trăm chiếc xe máy gửi suốt 2 năm không đến nhận?

TỨ QUÝ, THEO TRÍ THỨC TRẺ 19:08 03/12/2017
Chia sẻ
2
 
 
 
 
 

Theo luật sư, nếu quy định có nhận giữ xe trong thời hạn nhất định thì nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất được quyền khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu bên gửi lấy xe, thanh toán tiền gửi xe, bồi thường thiệt hại nếu có. Tuy nhiên vấn đề là làm sao tìm được chủ xe để kiện?

 
 

Ngày 3/12, ông Phạm Văn Châu, Phó giám đốc TCP (đơn vị đầu tư và khai thác nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất) cho biết, đã gửi công văn đến các cơ quan ban ngành để tìm hướng xử lý hàng trăm xe quá hạn tại nhà xe sân ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo ông Châu, đơn vị có hỏi ý kiến của Sở Tài Chính TP. HCM để tìm hướng xử lý tình trạng xe quá thời hạn hơn 2 năm qua vì không ai đến nhận.

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khởi kiện những chủ nhân của hàng trăm chiếc xe máy gửi suốt 2 năm không đến nhận? - Ảnh 1.

Bãi xe quá hạn đã trở thành bãi "phế liệu" tại nhà xe thông minh và hiện đại ở sân bay Tân Sơn Nhất.

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khởi kiện những chủ nhân của hàng trăm chiếc xe máy gửi suốt 2 năm không đến nhận? - Ảnh 2.

Theo luật sư, có thể tìm chủ xe thông qua biển số xe để khởi kiện.

Hiện nhà xe tại ga Quốc nội của sân bay Tân Sơn Nhất được xây dựng với diện tích rộng hơn 22.000m2, nhà xe được thiết kế 5 tầng tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đã giải quyết hơn 10.000 lượt đầu xe máy và ô tô mỗi ngày. Nhà xe cũng thực hiện việc nhận giữ xe trong thời hạn là 30 ngày.

Tuy nhiên hiện tại cũng có hơn 100 chiếc xe máy các loại bỏ tại nhà xe suốt hơn 2 năm qua nhưng không ai đến nhận. Theo thời gian, những chiếc xe máy này cũng đã xuống cấp và gây thiệt hại khoảng nửa tỉ đồng cho chủ nhà xe.

Về vấn đề tìm hướng giải quyết hàng trăm xe quá hạn tại nhà xe thông minh và hiện đại ở sân bay như thế nào cho đúng pháp luật hiện hành, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng LS Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM).

Nhìn một cách tổng quan, Ls Hùng nhận định vấn đề xe quá hạn tại nhà xe sân bay rất khó xử lý vì nhiều vướng mắc, nhưng cũng không phải là hết cách.

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khởi kiện những chủ nhân của hàng trăm chiếc xe máy gửi suốt 2 năm không đến nhận? - Ảnh 3.

Bụi phủ đầy xe suốt hơn 2 năm bị bỏ quên.

Luật sư cho biết, để xử lý theo đúng pháp luật phải xác định được thẻ xe có thời hạn gửi giữ hay không. Nếu quy định có nhận giữ xe trong thời hạn nhất định thì nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất được quyền khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu bên gửi lấy xe, thanh toán tiền gửi xe, bồi thường thiệt hại nếu có.

Theo Ls Hùng, lúc này cơ quan Nhà nước sẽ bán đấu giá xe và chi trả tiền phí gửi xe, giữ xe cho bên nhận giữ xe.

Còn vấn đề kiện ai, kiện như thế nào hoặc làm sao để tìm được chủ xe để kiện...? thì luật sư cho rằng nên tìm chủ nhân xe quá hạn đó thông qua biển số xe. Tuy nhiên với số lượng hàng trăm chiếc thì việc này có thể mất khá nhiều thời gian.

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khởi kiện những chủ nhân của hàng trăm chiếc xe máy gửi suốt 2 năm không đến nhận? - Ảnh 4.

Việc khởi kiện chủ xe cũng gặp nhiều khó khăn khi muốn khởi kiện.

Hơn nữa, việc thanh lý các xe quá hạn cũng khó thực hiện vì căn cứ theo quy định tại điều 557 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:

1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.

2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.

 

3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn. Nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.

4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất có thể khởi kiện những chủ nhân của hàng trăm chiếc xe máy gửi suốt 2 năm không đến nhận? - Ảnh 5.

Một xe vespa đắt tiền bị bỏ lại thành bãi "phế liệu" trong nhà xe sân bay Tân Sơn Nhất.

Căn cứ theo quy định trên thì bên nhận giữ tài sản là phải có trách nhiệm bồi thường và hoàn toàn chịu trách nhiệm mà không được miễn trừ nếu vi phạm hợp đồng. Hợp đồng gửi giữ tài sản có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản.

Đó là những gì luật quy định đối với bên nhận giữ tài sản, còn theo quy định tại Điều 556 Bộ luật dân sự quy định về Quyền của bên gửi tài sản là yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.

Bên cạnh đó cũng yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

Nguồn: Kênh 14

Cảnh sát can thiệp vào vụ việc tại BOT Cai Lậy đúng hay sai?

 
 
 
In bài viết
Anh Phương bị bắt giữ chiều 30.11 - Ảnh: Thanh Vinh
   Theo luật sư Trần Minh Hùng, việc bắt giữ tài xế vì cho là không chấp hành mệnh lệnh, cản trở giao thông, tạm giữ bằng... của tài xế là không có căn cứ pháp lý và chưa tuân theo quy định. Vì anh tài xế mua vé để qua trạm nên không thể nói là cản trở hay không chấp hành mệnh lệnh vì tài xế đang thực hiện tham gia giao thông theo quy định.
 
 
 

Chia cửa thu tiền lẻ riêng là không hợp lý!

 

Sáng 30.11, trạm BOT Cai Lậy mở cửa và thu phí trở lại sau 3 tháng xả trạm. Trả lời báo chí, ông Nguyễn Phú Hiệp, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Quốc lộ 1 Tiền Giang cho biết đã chuẩn bị đầy đủ các phương án để tránh ùn tắc.

 

Theo đó, trạm BOT Cai Lậy đã đầu tư khu vực cho xe trả phí bằng tiền mệnh giá thấp. Những lái xe có nhu cầu trả phí qua trạm bằng tiền lẻ sẽ được lực lượng chức năng mời vượt qua cabin để tiến đến khu vực dành riêng cho xe trả tiền mệnh giá thấp. Hai khu vực dành riêng để thu tiền mệnh giá thấp có sức chứa khoảng 40 - 50 xe.

Tuy nhiên, trạm BOT này đã sớm phải xả trạm tới 3 lần vì ùn tắc. 2 tài xế bị lực lượng công an tạm giữ.

Trao đổi với phóng viên báo điện từ Một Thế Giới, Luật sư Trần Minh Hùng cho biết, việc phân ra 2 trạm thu tiền lẻ và tiền mệnh giá lớn như vậy là không hợp lý, bởi vì đồng tiền thanh toán không bị cấm hay hạn chế tiền nhỏ hay lớn, không có quy định phân biệt như vây.

Do vậy, ông Hùng cho rằng việc yêu cầu tài xế trả tiền lẻ qua cửa khác là không có căn cứ pháp lý. Tài xế khi mua vé, trả tiền thì có quyền chọn bất cứ cửa nào để mua và thanh toán.

 

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tiền giấy và tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành là đồng tiền pháp định, được dùng làm phương tiện thanh toán không hạn chế trên lãnh thổ Việt Nam.

Bên cạnh đó, luật pháp cũng quy định cấm việc từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành.

Tài xế có thể khiếu nại

Về vụ bắt một tài xế tên Phương chiều qua, CSGT Tiền Giang lập biên bản xử lý hành chính với 2 lỗi: Cản trở giao thông và không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, và tạm giữ giấy phép lái xe của anh.

Tuy nhiên, anh Phương ghi rõ trong biên bản: “Tôi không ký tên vì tôi không vi phạm 2 lỗi trên. Tôi chỉ dừng xe mua vé qua trạm nhưng nhân viên không đủ tiền trả lại”. Sau đó xe của anh bị công an cho cẩu đi mà không hề có biên bản, cẩu lúc cửa xe không khóa, rất dễ bị mất tài sản trong xe.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, việc bắt giữ tài xế vì cho là không chấp hành mệnh lệnh, cản trở giao thông, tạm giữ bằng... của tài xế là không có căn cứ pháp lý và chưa tuân theo quy định. Vì anh tài xế mua vé để qua trạm nên không thể nói là cản trở hay không chấp hành mệnh lệnh vì tài xế đang thực hiện tham gia giao thông theo quy định.

“Khi bắt người phải có lệnh bắt, đọc lệnh bắt và có phê chuẩn của viện kiểm sát kể cả trường  hợp phạm tội quả tang. Kể cả việc tài xế nếu có vi phạm hành chính thì cũng không được bắt họ tống lên xe như chở tù nhân. Như vậy là chưa bảo đảm đúng về mặt pháp lý”, ông Hùng nói.

Ngoài ra, vị này cũng cho rằng khi cẩu xe không lập biên bản giữ xe với tài xế thì cũng không bảo đảm theo đúng trình tự pháp lý, vì việc thu giữ phương tiện vi phạm đều phải lập biên bản thu giữ phương tiện theo quy định.

Như vậy, ông Hùng cho rằng tài xế có quyền khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính mà mình không đồng ý hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định. Đồng thời, nếu việc bắt giữ người trái quy định pháp luật thì tài xế có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại, tố cáo theo quy định.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động… được huy động tại BOT Cai Lậy, ông Hùng cho rằng đây là việc tài xế tham gia giao thông đúng luât, mua vé để xe qua trạm đúng luật, không vi phạm nên cảnh sát giao thông chỉ tuần tra thôi chứ không nên can thiêp vào việc tham gia giao thông của họ.

Trả lời trên tờ Tuổi Trẻ, Luật sư Phạm Tất Thắng (đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định việc lực lượng cảnh sát túc trực để điều tiết, giữ gìn trật tự, đề phòng, xử lý hành vi gây rối (nếu có) tại trạm thu phí là cần thiết. Tuy nhiên, phải khẳng định ngay việc tài xế dùng tiền lẻ hay chẵn là quyền của tài xế, không vi phạm pháp luật. Mệnh giá tiền bao nhiêu hoặc phương thức thanh toán nào khác phù hợp (cà thẻ nếu có) giữa tài xế và trạm thu phí là quan hệ dân sự đơn thuần.

Theo luật sư này, rắc rối phát sinh giữa tài xế và trạm thu phí chỉ là các bên chưa sử dụng phương thức thanh toán phù hợp. Rắc rối đó, phía tài xế chỉ là thiếu thiện chí trong thanh toán (nếu có) nhưng lỗi của trạm thu phí lớn hơn. Bởi lẽ trạm buộc tài xế đóng phí nhưng lại không chuẩn bị đầy đủ công cụ, phương thức thanh toán. Đó là chưa kể đến việc đặt trạm thu phí tại vị trí đó để thu tiền là chưa đúng.

"Như vậy, lực lượng cảnh sát giao thông tham gia giải quyết rắc rối đó bằng cách thu giữ bằng lái, giấy tờ xe của tài xế là hành vi trái luật", ông Thắng khẳng định.

Theo quy định, cảnh sát giao thông chỉ được quyền kiểm tra, giữ giấy tờ, bằng lái của tài xế khi xử lý vi phạm hành chính về giao thông. Trường hợp giữ giấy tờ, bằng lái để xử lý vi phạm giao thông thì phải lập biên bản đầy đủ. Trường hợp nếu cần xử lý hình sự tài xế vì cho rằng có dấu hiệu vi phạm về hành vi gây rối trật tự thì thẩm quyền cũng không thuộc về cảnh sát giao thông.

Hoài Phong

Nguồn: một thế giới

Cảnh giác với các chủ đầu tư bán nhà đất… trên giấy

22:23 29/11/2017

Có nhiều dự án chưa đủ điều kiện mở bán nhưng doanh nghiệp vẫn làm liều, "câu" khách nhận đặt cọc, giữ chỗ, góp vốn... Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp còn mạo nhận là chủ đầu tư quảng bá dự án nhằm… "bán vịt trời".

Thực trạng này khiến cho thị trường bất động sản trở nên bất ổn, tiềm ẩn nhiều rắc rối, phức tạp, người mua phải chịu rất nhiều rủi ro, "tiền mất tật mang"… Và vụ việc liên quan đến Công ty CP địa ốc Alibaba đang khiến dư luận đặc biệt quan tâm!

Nhiều cơ quan, tổ chức liên tục cảnh báo khẩn cấp

Mấy ngày nay, thị trường bất động sản (BĐS) TP Hồ Chí Minh "nóng" lên một cách đặc biệt khi nhiều cơ quan, tổ chức của thành phố liên tiếp phát đi thông báo khẩn về những thông tin sai sự thật của hai công ty: Công ty cổ phần Alibaba Tây Bắc TP. Hồ Chí Minh (Công ty CP Alibaba Tây Bắc) và Công ty cổ phần Địa ốc Alibaba (Công ty CP địa ốc Alibaba). Đặc biệt, mới đây nhất là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an, đã vào cuộc điều tra những hoạt động bất thường của Công ty CP địa ốc Alibaba.

Theo đó, Cục C46 đã cử tổ công tác làm việc với các cơ quan chức năng liên quan của TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Đồng Nai nhằm thu thập thông tin phục vụ quá trình điều tra. Ngoài ra, tổ công tác của Cục C46 cũng đã làm việc với đại diện Công ty CP địa ốc Alibaba (trụ sở chính tại số 321 đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, chi nhánh số 120-122 Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).

Phối cảnh nhà phố khu dân cư và "view" ra kênh Đông do Công ty CP Alibaba Tây Bắc tự phác họa.

Theo trình bày của bà Nguyễn Huỳnh Tú Trinh, Giám đốc Pháp lý, người được Tổng giám đốc Công ty CP địa ốc Alibaba Nguyễn Thái Lĩnh ủy quyền làm việc với tổ công tác của Cục C46 về đầu tư, kinh doanh dự án tại Khu đô thị Tây Bắc (xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi), Công ty CP địa ốc Alibaba đã làm việc với Ban quản lý Đầu tư - Xây dựng Khu đô thị Tây Bắc (BQL KĐT Tây Bắc) để đề nghị hợp tác đầu tư dự án. 

Tiếp đó, Công ty CP địa ốc Alibaba đã nộp hồ sơ đề xuất dự án đầu tư cho UBND TP Hồ Chí Minh và BQL KĐT Tây Bắc. Và dù chưa được chấp thuận, Công ty CP địa ốc Alibaba vẫn cho lập sơ đồ phân lô dự kiến (tỷ lệ 1/500) và phiếu đặt chỗ để nhân viên kinh doanh giao dịch với khách hàng. Số tiền đặt chỗ là 50 triệu đồng mỗi sản phẩm đặt chỗ.

Khi khách hàng quyết định giao dịch sản phẩm đã đặt chỗ trong ngày công bố mở bán (dự kiến 26-11) thì Công ty CP địa ốc Alibaba sẽ chuyển 50 triệu đồng đặt chỗ thành số tiền đặt cọc. Nếu khách hàng quyết định hủy bỏ giao dịch thì Công ty CP địa ốc Alibaba sẽ hoàn trả lại tiền đặt chỗ cho khách hàng trong vòng 48 giờ kể từ ngày mở bán.  

Tính đến ngày 21-11, Công ty CP địa ốc Alibaba đã nhận đăng ký đặt chỗ của 493 khách hàng với tổng số tiền hơn 16,6 tỷ đồng trong dự án Khu đô thị Tây Bắc.

Trong biên bản làm việc, bà Trinh đã cung cấp nhiều tài liệu liên quan cho Cục C46.

Trong khi đó, ngày 23-11, UBND huyện Củ Chi đã có báo cáo lên UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, việc Công ty CP địa ốc Alibaba tự xưng là chủ đầu tư, công bố bán nền nhà thu tiền đặt chỗ trước của khách hàng tại dự án khu đô thị Tây Bắc Củ Chi là trái pháp luật.

Trước đó, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng đã ban hành công văn khẩn gửi các sở, ban, ngành yêu cầu kiểm tra hoạt động của Công ty CP Alibaba Tây Bắc trong việc thu tiền đặt cọc, giữ chỗ dự án Alibaba Tây Bắc huyện Củ Chi. Theo đó, UBND TP. Hồ Chí Minh giao Sở Xây dựng chủ trì, cùng Sở Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), BQL KĐT Tây Bắc kiểm tra hoạt động của Công ty CP Alibaba Tây Bắc về dự án Alibaba Tây Bắc huyện Củ Chi. Từ đó, có báo cáo, đề xuất hướng xử lý lên UBND TP. Hồ Chí Minh…

Cùng thời điểm, Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh cũng có thông báo trên website của cơ quan này cảnh báo khẩn cấp đến người dân và các nhà đầu tư kinh doanh bất động sản để tránh bị thiệt hại có thể xảy ra khi bỏ tiền ra để đặt cọc giữ chỗ ở dự án "Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khu vực VIII-3" do Công ty CP Địa ốc Alibaba rao bán khi chưa đầy đủ thủ tục cần thiết.

Đồng thời, Sở TN&MT TP. Hồ Chí Minh còn gửi kèm văn bản của Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh (HoREA) phát đi trước đó, cảnh báo về những thông tin sai sự thật của Công ty CP Alibaba Tây Bắc và Công ty CP Địa ốc Alibaba với dự án Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cung cấp một số thông tin chi tiết về dự án này: đây là dự án có diện tích 91,45 ha, thuộc một phần khu VIII khu đô thị Tây Bắc, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi. Mục tiêu dự án là xây dựng nhà ở thấp tầng, dịch vụ đô thị, y tế. Nó là một trong 133 dự án được công bố tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11-10 vừa qua.

Đặc biệt, dự án này chưa được duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, chưa có văn bản của Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện để được huy động vốn khi bán nền nhà hình thành trong tương lai theo quy định của Luật Kinh doanh BĐS, Luật Quy hoạch Khu đô thị… 

Ngoài ra, dự án cũng chưa thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chưa có hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng giao thông kết nối với các dự án đang được kêu gọi đầu tư. Vì thế, Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh ra văn bản cảnh báo, cho rằng Công ty CP Địa ốc Alibaba, Công ty CP Alibaba Tây Bắc chưa phải là chủ đầu tư nên không có quyền công bố dự án, không có quyền huy động vốn kể cả hình thức đặt cọc giữ chỗ.

Tiếp đó, Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh tiếp tục có công văn gửi các cơ quan, ban, ngành thành phố để báo cáo về hoạt động kinh doanh bất bình thường của Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc.

Hiệp hội BĐS TP. Hồ Chí Minh cho biết thời gian qua, tổ chức này đã nhận được nhiều thông tin phản ánh của doanh nghiệp và người tiêu dùng về trường hợp Công ty CP Địa ốc Alibaba và Công ty CP Alibaba Tây Bắc có những dấu hiệu nghi vấn về việc tăng vốn điều lệ "ảo"; công bố bán nền nhà, thu tiền trước của khách hàng "kiểu kinh doanh đa cấp" tại nhiều dự án đất nền chưa có đầy đủ thủ tục pháp lý, chưa đủ điều kiện để được huy động vốn khi bán nền nhà hình thành trong tương lai theo quy định trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Long An và tại TP Hồ Chí Minh.

Có dấu hiệu lừa đảo

Về phía BQL KĐT Tây Bắc, cơ quan này cũng đã có công văn gửi UBND TP. Hồ Chí Minh đề cập về việc Công ty CP Alibaba Tây Bắc tự nhận là chủ đầu tư, công bố bán nền nhà, thu tiền đặt chỗ trước của khách hàng là trái với các quy định của pháp luật hiện hành. Trong khi đó, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cũng bắt đầu vào cuộc tiến hành kiểm tra toàn bộ vụ việc và sẽ xử lý theo quy định pháp luật …

Trước khi bị cảnh báo về những lùm xùm ở dự án "Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi khu vực VIII - 3" thì Công ty CP Địa ốc Alibaba cũng đã khá tai tiếng tại thị trường đất nền khu vực huyện Nhơn Trạch, Long Thành, tỉnh Đồng Nai, khi công ty này đã tự xưng mình là chủ đầu tư của nhiều dự án "bánh vẽ" và thoải mái rao bán. Mới đây, chính quyền huyện Long Thành đã trả lời báo chí khẳng định rằng không có dự án nào do Công ty CP Địa ốc Alibaba làm chủ đầu tư trên địa bàn.

Trước các cảnh báo của nhiều cơ quan, tổ chức, lãnh đạo Công ty CP Địa ốc Alibaba đã gửi thư xin lỗi. Trong đó, ông Nguyễn Thái Luyện, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Địa ốc Alibaba, đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng, đối tác về những việc ồn ào tại dự án Tây Bắc Củ Chi...

Tuy vậy, theo thông báo rộng rãi của Công ty CP Địa ốc Alibaba, đến ngày 26-11, công ty này vẫn dự kiến tổ chức lễ công bố dự án rầm rộ tại một trung tâm hội nghị lớn ở quận Gò Vấp. Thậm chí, lãnh đạo của công ty này còn tuyên bố tại buổi lễ này sẽ đưa ra bằng chứng để chứng minh rằng công ty của mình không hề làm sai các quy định của pháp luật(?).

Sơ đồ phân lô nền dự kiến do Công ty CP Địa ốc Alibaba đưa ra đối với dự án Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi.

Trước đó, Công ty cổ phần Địa ốc Kim Phát và Công ty cổ phần Đầu tư Việt Hưng Phát cũng đã ký kết thực hiện một số hợp đồng môi giới, chuyển nhượng dự án BĐS tại các dự án thuộc tỉnh Đồng Nai và Long An. Trong quá trình giao dịch bán hàng, Kim Phát và Việt Hưng Phát có hành vi gian dối trong quá trình tổ chức môi giới tư vấn, tiếp thị các dự án bất động sản để khách hàng tin tưởng ký kết hợp đồng. 

Bên cạnh đó, thay vì ký hợp đồng mua bán theo đúng quy định pháp luật thì hai công ty này đã tổ chức ký kết hợp đồng thỏa thuận điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn xây dựng nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thỏa thuận điều kiện góp vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tất cả hợp đồng này đều trái với nội dung các hợp đồng môi giới đã ký với các chủ đầu tư dự án. Sau đó, Kim Phát và Việt Hưng Phát đã thu tiền, chiếm đoạt tài sản của khách hàng…

Liên quan đến vụ việc này, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để điều tra.

Theo các luật sư, trong bối cảnh thông tin trên thị trường BĐS chưa được minh bạch và tồn tại không ít rủi ro thì người dân cần phải thận trọng khi đóng tiền đặt chỗ, đặt cọc hay ký hợp đồng góp vốn kinh doanh khi doanh nghiệp chưa được chấp thuận làm chủ đầu tư dự án để tránh việc mất tiền oan và khó giải quyết khiếu nại về sau.

Luật sư Trần Minh Hùng, Văn phòng Luật sư Gia đình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh cho biết, các hành vi công ty dùng các thủ đoạn gian dối không đúng sự thật như thông tin sai về dự án, không phải là chủ đầu tư nhưng vẫn nhận đặt cọc, huy động vốn trái pháp luật bằng hình thức hợp đồng, có nhiều chính sách quảng cáo, thông tin không đúng; có các văn bản từ các cơ quan về việc thông tin của Công ty CP địa ốc Alibaba cung cấp là sai, chưa tuân thủ quy định pháp luật hiện hành; hành vi của người đứng đầu công ty này tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà có thể bị xử lý tương ứng.

"Theo tôi, các hành vi kể trên có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, công ty còn có thể chịu trách nhiệm xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm Luật Kinh doanh bất động sản khi vừa là một bên môi giới, vừa là một bên nhận cọc, vi phạm Luật Quảng cáo khi quảng cáo sai sự thật; vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi xâm phạm đến quyền và lợi ích người tiêu dùng được pháp luật bảo vệ, các quy định pháp luật liên quan... và trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại theo quy định Bộ luật Dân sự và các luật chuyên ngành khi có hành vi vi phạm trong giao dịch, ký kết hợp đồng", luật sư Trần Minh Hùng nhận định.

Phú Lữ
Nguồn: cảnh sát toàn cầu

Cần Thơ: Dân kêu cứu vì bị chiếm đất suốt 30 năm

 
  10:59 - 30/11/2017   |   Điều tra - Bạn đọc
 
 
  
 

(PL+) Đất của gia tộc ông Phúc bị các hộ dân mua bán và lấn chiếm trái phép, sau đó UBND TP Cần Thơ đã ra Quyết định giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, chính quyết định này đã sinh ra nhiều hệ lụy.

 

Giải quyết không triệt để khiến vụ việc phức tạp, kéo dài 

Trong đơn kêu cứu gửi đến Tòa soạn Pháp luật Plus, ông Trần Công Phúc (phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) cho rằng việc gia tộc của ông bị chiếm đất vốn dĩ kéo dài do một phần "lỗi" từ cách giải quyết của chính quyền địa phương trước đây và từ Quyết định số 1554/QĐ- UBND (Quyết định 1554) ngày 30/6/2008 do Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Hữu Lợi ký. 

Nhiều năm qua, ông Trần Công Phúc gửi đơn đến nhiều cơ quan chức năng TP Cần Thơ yêu cầu thực hiện quyết định năm 2008 của UBND TP Cần Thơ dứt điểm. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được quan tâm giải quyết triệt để, những hộ dân mua bán, lấn chiếm trái phép đất của gia tộc ông trước đây vẫn ung dung tiếp tục lấn chiếm.

Ngôi nhà xây trên đất gia tộc ông Phúc.
Ngôi nhà xây trên đất gia tộc ông Phúc.

Theo trình bày của ông Phúc thì Quyết định 1554 thể hiện, nguồn gốc khu đất tranh chấp có diện tích 1.624m2 (đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều) do ông Trần Văn Vị thừa kế hương hỏa.

Năm 1975, ông Vị lập văn tự ủy quyền phần đất trên cho ông Trần Văn Liêm (cùng mẹ khác cha) và ông Đặng Quang Nhâm (em bà con bạn dì ruột) (cả 2 người đều nguyên là cán bộ nhà nước) quản nhiệm, thờ cúng.

Năm 1978, do bận công tác, ông Liêm và ông Nhâm nhờ ông Đặng Quang Nhi (anh ruột ông Nhâm) tới lui chăm sóc mồ mả thân tộc. Đến năm 1984, ông Nhi tự lập giấy tay chuyển nhượng một phần đất cho một số hộ dân làm đất thổ cư. Sau khi nhận chuyển nhượng, các hộ dân trên còn lấn chiếm thêm đất nên xảy ra tranh chấp gay gắt với thân tộc ông Liêm và ông Nhâm.

Theo Quyết định 1554, phần đất mặt tiền hẻm 12 (đường 3/2, quận Ninh Kiều) có 6 hộ dân mua bán, lấn chiếm trái phép; phần đất mặt tiền đường 3/2 có 4 hộ mua bán, lấn chiếm trái phép.

Về quá trình giải quyết khiếu nại, Quyết định 1554 cho biết, từ các năm 1994 đến năm 2006, các cơ quan chức năng TP Cần Thơ và tỉnh Cần Thơ (cũ) đã ban hành các văn bản bác đơn khiếu nại đòi quyền sử dụng đất bị mua bán, lấn chiếm trái phép trên của ông Trần Văn Liêm (đại diện thân tộc).

Quyết định số 1554 của UBND TP Cần Thơ.
Quyết định số 1554 của UBND TP Cần Thơ.

Cụ thể theo Quyết định 1554 do Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ ký năm 2008 thì Quyết định số 46/QĐ.TTr.94, ngày 29/9/1994 của Thanh tra TP Cần Thơ (nay là quận Ninh Kiều); Quyết định số 270/QĐ3.UB.95 ngày 14/11/1995 của UBND TP Cần Thơ (cũ); Quyết định số 2310/QĐ-CT.UB ngày 14/8/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) là trái với quy định về quản lý đất đai nên phải được thu hồi và hủy bỏ; thu hồi Công văn số 2052/UBND-TD ngày 30/5/2006 của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về việc trả lời khiếu nại của ông Trần Công Lý (do ông Trần Văn Liêm ủy quyền).

Từ những cơ sở đưa ra, Quyết định 1554 đã thu hồi và hủy bỏ các văn bản trên.

Tại Khoản 2, Điều 1 của Quyết định 1554 trên nêu: “Chấp thuận đơn khiếu nại của ông Trần Công Lý…”; Khoản 3: “Thu hồi toàn bộ khu đất mả có diện tích 1.624m2…”;

Những tưởng Quyết định của Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ chấp thuận đơn khiếu nại của ông Lý thì sẽ giao đất cho ông Lý, thế nhưng mọi chuyện lại khác đến “lạ lùng”.

Vừa mất đất vừa phải đền bù cho người chiếm đất

Cụ thể, tại Khoản 4, Điều 1 của Quyết định trên lại “tuyên”: “Giao phần đất nêu trên cho Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều quản lý và xem xét giao đất cho các hộ dân đang có nhà ở trên phần đất này nhưng không vượt quy định về đất ở đô thị là 150m2 và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đúng quy định của pháp luật”.

Khoản 5, Điều 1 Quyết định trên nêu: “Đối với khu đất có mồ mả, giao ông Trần Công Lý thay mặt họ tộc quản lý. Về diện tích khu mộ: để đảm bảo thông thoáng, hợp vệ sinh và có đường cho họ tộc ông Lý vào chăm sóc, thờ cúng phù hợp phong tục, tập quán có lý có tình, Ủy ban nhân dân quận Ninh Kiều xem xét đối với các hộ được giao đất mặt tiền hẻm 12, rút ngắn chiều thâm hậu còn 14m, phần còn lại giao khu đất mả; các hộ mặt tiền đường 3 tháng 2, thu hẹp phần đất ông Nguyễn Văn Sáng có chiều ngang 02 m, dài hết đất (cạnh giáp đất mả) giao đất mả; thu hồi phần đất ông Nguyễn Văn Tuyết đang quản lý có chiều ngang 4,40m, thâm hậu 5,6m để làm đường vào khu mộ".

Cầm Quyết định của UBND TP Cần Thơ trên tay, trình bày với phóng viên, ông Trần Công Phúc (được cha là ông Trần Công Lý ủy quyền) bức xúc cho biết: “Quyết định trên của Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ có thể hiểu như sau: Đất của thân tộc tôi được kết luận bị một số người mua bán, lấn chiếm trái phép.

Sau đó, UBND TP thu hồi và giao cho UBND quận Ninh Kiều quản lý nhưng phải tiếp tục cấp lại một phần cho những người mua bán, lấn chiếm trái phép đất của gia tộc tôi (hạn mức tối đa 150m2). Tôi hoàn toàn không hiểu căn cứ vào cơ sở pháp lý nào mà UBND TP Cần Thơ lại ra một quyết định như vậy?

Trong khi những hộ dân trên đều có điều kiện kinh tế, có thể chuyển nhượng đất khác để sống. Trong trường hợp nếu những hộ dân trên không có đất ở thì chính quyền địa phương phải có trách nhiệm xem xét quỹ đất của thành phố để cấp cho họ chứ không thể lấy đất của dòng tộc tôi để cấp được".

51-bao-cao-cua-ttptqd-quan-ninh-kieu-131652-1305
 
 
 

Không chỉ như vậy, ông Phúc còn trình bày sự “oái oăm” khi triển khai thực hiện Quyết định 1554 trên. Theo ông Phúc, trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 1554, UBND quận Ninh Kiều đã nhiều lần vận động cha ông phải hỗ trợ đền bù vật, kiến trúc trên đất, hỗ trợ di dời nhà cho những hộ mua bán, lấn chiếm đang ở mới tiến hành giải tỏa và giao trả lại phần đất còn lại cho gia đình ông.

Theo Báo cáo số 101/BC-TTPTQĐ ngày 01/12/2015 của Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều có nêu: “Theo chỉ đạo của UBND quận Ninh Kiều tại cuộc họp giao ban ngày 30 tháng 11 năm 2015, Trung tâm phát triển quỹ đất quận Ninh Kiều áp giá 100% giá trị bồi thường về nhà, vật kiến trúc (đơn giá theo quyết định số 15/2014/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2014 của UBND thành phố Cần Thơ) và hỗ trợ để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại với tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ về nhà, vật kiến trúc là 772.003.561 đồng (Đính kèm phương án dự thảo), để làm cơ sở cho ông Trần Công Lý bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ ảnh hưởng khu mộ họ Trần”.

Khu mộ gia tộc ông Phúc hiện vẫn bị bao vây bởi các hộ lấn chiếm.
Khu mộ gia tộc ông Phúc hiện vẫn bị bao vây bởi các hộ lấn chiếm.

Theo ông Phúc cho biết, đến nay gia đình ông đã bỏ ra gần 800 triệu đồng để đền bù, hỗ trợ cho những hộ dân mua bán, lấn chiếm trên. “Tuy vậy, mọi việc vẫn chưa xong. Có hộ không chịu giải tỏa, có hộ nhận tiền rồi nhưng vẫn còn tiếp tục lấn chiếm. Tôi làm đơn gửi các cơ quan chức năng nhưng không được giải quyết. Đau nhất, dù quyết định của UBND TP Cần Thơ buộc những hộ lấn chiếm phải giao trả đường vào khu mộ cho gia tộc tôi nhưng tôi cũng phải bỏ ra hơn 400 triệu mới có đường vào”, ông Phúc chua chát nói.

Có thể thấy, Quyết định 1554 của UBND TP Cần Thơ có quá nhiều "bất ổn". Những hộ dân mua bán, lấn chiếm đất vi phạm pháp luật không những được cấp lại chính nơi đất chiếm mà còn được nhận tiền đền bù của chính gia đình bị chiếm đất. Không chỉ vậy, theo ông Phúc, dù có đơn phản ánh việc có hộ vẫn tiếp tục tái lấn chiếm nhưng các cơ quan chức năng không xử lý.

Gia đình ông Phúc cũng như dư luận đang rất bức xúc trước cách giải quyết vụ việc trên của các cấp chính quyền thành phố Cần Thơ. 

Giải quyết chưa đúng trình tự pháp luật?

Trao đổi với phóng viên, Luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết:

“Theo tôi căn cứ theo nguồn gốc đất và căn cứ Pháp luật đất đai qua các thời kỳ cũng như Luật đất đai hiện hành, Bộ luật dân sự về phần thừa kế thì đất này thuộc về các đồng thừa kế trong đó có ông Lý. Việc UBND TP Cần Thơ thu hồi rồi giao cho UBND quận Ninh Kiều quản lý và cấp lại một phần cho những hộ dân lấn chiếm trái phép là chưa đúng trình tự Pháp luật và tuân theo Pháp luật đất đai.

UBND TP Cần Thơ cần căn cứ theo Luật đất đai, Bộ luật dân sự để cấp quyền sử dụng cho các đồng thừa kế theo Pháp luật thừa kế sau khi họ đã hoàn tất thủ tục khai và nhận thừa kế theo quy định”.

Trước phản ánh trên, đề nghị UBND TP Cần Thơ chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét giải quyết và trả lời khiếu nại của gia đình ông Trần Công Phúc, tránh khiếu nại kéo dài.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Kiến Dân – Kỳ Anh

Nguồn: pháp luật plus

Lời khai rợn người của kẻ tạt axit cô gái 17 tuổi

PNVN Lời khai rợn người của Thảo về quá trình gã mua axit và thuê người chở tạt vào mặt cô gái 17 tuổi khiến dư luận kinh hãi. Không ai ngờ rằng, chỉ vì không nói tốt cho Thảo trước mặt bạn gái cũ mà gã lại đem lòng căm hận lập nên kế hoạch trả thù tàn độc.

Ngày 28/11, Công an TP Cần Thơ đã bắt được hai đối tượng gây ra vụ tạt axit chấn động dư luận là Bùi Phước Tuấn (Trâu Nước, SN 1995, ngụ phường Trà Nóc, quận Bình Thủy) và Nguyễn Ngọc Thảo (SN 1988, ngụ phường Thới An Đông, quận Bình Thủy).

 
7c482374-b260-4aeb-a7aa-bec51c2afe6d.jpgBùi Phước Tuấn và Nguyễn Ngọc Thảo.

 Khi làm việc với điều tra viên, Thảo thừa nhận chính gã là người lên kế hoạch và thực hiện vụ tạt axit nói trên để trả thù hai chị em Nguyễn Thị Diễm Sương (SN 1997, ngụ phường Thới An Đông) và Nguyễn Ngọc Đẹp (SN 2000, ngụ huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang).

Theo lời khai của Thảo, gã và chị Sương vốn là dân địa phương nên quen biết và có mối quan hệ yêu đương từ năm 2011, khi cô gái này mới 14 tuổi. Sau 6 năm yêu nhau, hai người nhiều lần gây gổ và nảy sinh mâu thuẫn. Trong thời gian gần đây, chị Sương quen đối tượng mới và dứt khoát chia tay với Thảo. Gã rất tức giận và muốn níu kéo bằng mọi cách.

24273120_10154920129697116_761364810_n.jpgChị Nguyễn Ngọc Xinh phải nghỉ việc chăm sóc em gái.

Vì thường xuyên để ý cuộc sống chị Sương nên Thảo biết chị Nguyễn Ngọc Đẹp, em bà con bạn dì của Sương mới từ Kiêng Giang lên TP Cần Thơ làm công nhân trong công ty thủy sản Nam Hải. Hai chị em có mối quan hệ thân thiết và đi làm chung với nhau mỗi ngày. Do đó, Thảo tìm đến chị Đẹp nhờ giúp đỡ quay lại với chị Sương. Tuy nhiên, chị Đẹp tỏ ra khó chịu và từ chối giúp Thảo hàn gắn tình cảm. Từ đó, Thảo sinh lòng căm thù và lên kế hoạch tạt axit chị Đẹp.

Để thực hiện mưu đồ, sáng ngày 8/11, Thảo từ TPHCM về TP Cần Thơ và chạy xe máy ra cửa hàng hóa chất S.H. nằm trong chợ An Lạc, quận Ninh Kiều mua một lít axit với giá 25000 đồng cùng 2 ca nhựa. Tiếp đó, Thảo chạy xe đi kiếm Nguyễn Kim Hoàng để rủ tham gia.

24203487_10154920129702116_501960927_n.jpgNguyễn Ngọc Đẹp khi chưa xảy ra vụ việc.

Đến 15h cùng ngày, Thảo gặp hai anh em Nguyễn Kim Hoàng và Nguyễn Hoàng Trí rồi cả 3 kéo nhau đi uống cà phê. Trong khi uống nước, Thảo ngỏ ý muốn thuê Hoàng, Trí giúp “đánh” một cô gái. Hai người từ chối vì sợ công an biết.

Sau đó, 3 người lại rủ nhau đi nhậu. Trong lúc chén tạc chén thù, Thảo tiếp tục nhờ Hoàng tìm người thuê đánh chị Đẹp. Hoàng dùng điện thoại Thảo gọi cho Lê Thanh Nhàn và Lê Văn Ngoan nhưng cả hai người này đều không nhận lời. Hoàng lại gọi cho Bùi Phước Tuấn đề nghị như trên song Tuấn chưa trả lời.

Khoảng 19h cùng ngày, cuộc nhậu chấm dứt, Thảo và Hoàng đi uống nước trên đường Nguyễn Chí Thanh, Trí bỏ về nhà. Lúc này, chị Đẹp và chị Sương tan ca về chở nhau ngang qua quán cà phê Thảo đang ngồi. Lát sau, Thảo và Hoàng ra khỏi quán thì gặp Tuấn chạy tới. Thảo đề nghị đưa tiền để Tuấn chở đi đánh người, Tuấn đồng ý và kêu Thảo gửi xe máy đi cùng.

Khi đó, Thảo xách theo axit và hai ca nhựa đã mua từ trước ngồi lên xe Tuấn chở. Hoàng chạy xe máy một mình. Ba người tăng tốc bám theo Sương và Đẹp. Đến cầu Rạch Gừa (phường Thới An Đông, quận Bình Thủy ) hai cô gái ghé tiệm tạp hóa mua đồ. Ba tên thanh niên rẽ vào một con hẻm gần đó tránh bị phát hiện. Thảo tranh thủ đổ axit từ bình ra hai ca nhựa mang theo. Cả Tuấn và Hoàng đều chứng kiến nhưng không nói gì. Thậm chí, Tuấn còn dùng bùn trét lên biển số xe để tránh bị phát hiện.

Khi Sương và Đẹp đi ngang qua, 3 người bám theo đến đoạn cầu Gáo Đôi, Thảo kêu Tuấn tăng tốc ép sát phía tay trái chị Sương rồi giội nguyên ca axit lên đầu Đẹp. Do bất ngờ nên cô gái không kịp tránh né, hứng trọn ca axit. Quá hoảng hốt, đau đớn, Đẹp bất tỉnh ngay sau đó. Sương may mắn chỉ bị thương tích nhẹ. Ngay sau đó, người dân đã đưa Đẹp đến Bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ cấp cứu. Tuy nhiên, do vết bỏng quá nặng, Đẹp được chuyển tiếp lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh để điều trị.

Sau khi vụ việc xảy ra, gia đình nạn nhân đã trình báo cơ quan Công an. Cơ quan CSĐT Công an TP. Cần Thơ đã khoanh vùng đối tượng và xác minh Thảo và Tuấn là hai tên trực tiếp thực hiện vụ tạt axit. Tuấn bị bắt khi đang lẩn trốn tại phường Trà Nóc. Riêng Thảo đã lên TPHCM trốn tránh.

Một mũi trinh sát được tung ra để tìm kiếm những nơi Thảo thường xuất hiện nhưng gã vẫn bặt vô âm tín. Điều đáng nói là sau khi gây án, Thảo vẫn muốn gặp chị Sương nói chuyện. Bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã tóm gọn Thảo khi gã về Cần Thơ thăm bạn gái cũ.

Bác sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng khoa Phỏng và Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh cho biết, Đẹp nhập viện trong tình trạng bị bỏng axit 13% độ II-III ở các vùng mặt, thân, tay, chân. Diện tích bỏng sâu, đặc biệt rất sâu ở mắt - bỏng kết mạc độ II-IV khiến cho mắt bị tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Thị lực của bệnh nhân bị suy giảm, hiện tầm nhìn chỉ còn từ 0,5 - 1m. Khả năng phục hồi mắt gần như bằng không.

“Bỏng gây tổn thương toàn bộ khuôn mặt có nguy cơ để lại di chứng sẹo lồi, sẹo co rút. Tình trạng đó không những ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ mà còn tác động xấu đến các chức năng hô hấp, khứu giác, ăn uống… Vì vậy, bệnh nhân muốn tìm lại được khoảng 60-70% chức năng khuôn mặt thì cần phải trải qua 5-7 lần mổ với chi phí rất cao. Riêng vấn đề cả hai mắt của bệnh nhân bỏng nặng, có di chứng sẹo lồi khiến khả năng nhìn khó khăn hoặc có nguy cơ mù hoàn toàn”, BS. Ngô Đức Hiệp cho biết.

Theo BS Hiệp, “Chi phí điều trị lành khoảng 150 triệu đồng, nhưng để khắc phục chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân thì không thể nào đo đếm được. Đã có những ca điều trị tốn kém lên đến 1-1,5 tỷ đồng nhưng kết quả vẫn không thể nào như mong muốn được”.

Hoàn cảnh của Đẹp hết sức bi đát. Cha mẹ li dị rồi có gia đình mới để lại 3 cô gái Xinh, Đẹp, Tốt cho bà nội gần 70 tuổi nuôi nấng. Gia cảnh khó khăn, hai chị em Xinh và Đẹp phải nghỉ học sớm đi làm thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Điều đáng buồn là do mới chỉ đi làm được hai tháng nên Đẹp chưa được ký hợp đồng, đóng bảo hiểm, khi nhập viện chẳng có bất kỳ loại bảo hiểm nào.

Hiện tại, Đẹp đã tỉnh lại nhưng vì vết thương quá nặng nên thường xuyên phải uống thuốc an thần, ngủ li bì, hầu như không ăn uống được gì.

Nhưng với tình trạng hiện tại, những đồng tiền ít ỏi tích cóp của chị em Xinh Đẹp cứ cạn dần, để lại nỗi lo lắng khôn nguôi trong lòng người chị, khi tình trạng của Đẹp vẫn chưa có dấu hiệu biến chuyển.

Theo luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng văn phòng luật sư Gia đình, TPHCM, hình phạt cao nhất cho tội có ý gây thương tích có thể đến chung thân.

Bộ luật hình sự mới (có hiệu lực 2018) đã quy định riêng một điều luật về tội dùng axit tạt lên người khác phải chịu trách nhiệm hình sự.

Sở dĩ các đối tượng hay dùng axit vì axit có tính sát thương cao, gây tật vĩnh viễn. Nên trong các vụ án ghen tuông, mâu thuẫn cá nhân vì thù hận họ hay dùng để trả thù hận ghen tuông tình ái.

Hiện nay việc bán axit tràn lan, kiểm soát không chặt chẽ, người mua vô tội vạ không bị hạn chế cũng là nguyên nhân làm cho người phạm tội mua để gây thương tích, phạm tội.

Trong vụ án trên, người chủ mưu thông thường sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nặng hơn người bị sai kiến, bị xúi dục hoặc bị trách nhiệm nặng hơn so với các đồng phạm khác tùy tính chất, mức độ, hành vi, hậu quả của người chủ mưu đó.

Nguồn: Phụ nữ Việt nam

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006