Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Luật Sư Soạn Thảo Hợp Đồng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Đến với chúng tôi, các bạn sẽ giảm thiểu được những rủi ro hợp đồng như tranh chấp do hợp đồng lỏng lẻo; những cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng bị vô hiệu do trái pháp luật, …
Điều tuyệt vời ở đây là bạn có thể ký hợp đồng mà không bao giờ phải sử dụng đến hợp đồng vì các yếu tố rủi ro, tranh chấp đều được chúng tôi dự liệu.
Văn phòng Luật sư Gia Đình thực hiện các công việc cụ thể sau khi tư vấn, soạn thảo hợp đồng:
Tư vấn, soạn thảo các hợp đồng mẫu để doanh nghiệp sử dụng thường xuyên và lâu dài phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và đúng pháp luật;
Tư vấn về các điều khoản hợp đồng bảo đảm đầy đủ, chặt chẽ lường trước các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng;
Tư vấn lựa chọn hình thức, phương thức ký kết;
Tư vấn lựa chọn Luật, biện pháp và Cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng;
Kiểm tra, chỉnh sửa hợp đồng do khách hàng phác thảo, soạn sẵn;
Tư vấn hoặc/và trực tiếp soạn thảo các văn bản tiền hợp đồng như: Biên bản thỏa thuận, văn bản nghi nhớ, hợp đồng nguyên tắc…;
Soạn thảo các hợp đồng dân sự như: Hợp đồng đặt cọc, bảo lãnh, cầm cố, thế chấp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, hợp đồng mua bán, tặng cho…
Soạn thảo các Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như: Hợp đồng tổng thầu, Hợp đồng thi công xây dựng, Hợp đồng liên danh, Hợp đồng thuê nhân công, máy móc, Hợp đồng giao khoán…;
Soạn thảo các Hợp đồng trong lĩnh vực thương mại như: Hợp đồng mua bán hàng hoá, Hợp đồng uỷ thác xuất nhập khẩu, Hợp đồng ngoại thương, Hợp đồng đại lý, Hợp đồng ký gửi hàng hoá…;
Soạn thảo các Hợp đồng về chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng / chuyển giao đối tượng sở hữu trí tuệ, chuyển nhượng / chuyển giao bản quyền…;
Soạn thảo các Hợp đồng bảo hiểm, Hợp đồng vay vốn, tài trợ tín dụng, bảo lãnh tín dụng…;
Tư vấn hoặc/và trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua thương lượng, đàm phán, tố tụng Toà án & Trọng tài;
Ngoài ra, Văn phòng Luật sư Gia Đình còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ lập hồ sơ pháp lý bao gồm:
Dự án đầu tư, Hồ sơ xin cấp Giấy Chứng nhận đầu tư;
Hồ sơ mua bán tài sản, Hồ sơ mua bán Doanh nghiệp, chuyển nhượng dự án;
Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp; Hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu; Hồ sơ đăng ký Kiểu dáng Công nghiệp; Hồ sơ đăng ký Sáng chế;
Hồ sơ vay vốn, Hồ sơ góp vốn kinh doanh; Hồ sơ thế chấp và các hồ sơ pháp lý khác…
Trân trọng!

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 

Luật Sư Soạn Thảo/Tranh Chấp Hợp Đồng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Nội dung tư vấn:

Tư vấn, soạn thảo hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại nói riêng yêu cầu rất nhiều kỹ năng cùng những hiểu biết chuyên sâu của các qui định pháp luật có liên quan.

Vai trò của hợp đồng trong các giao dịch của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng quan trọng bởi các đối tác trong hợp đồng của doanh nghiệp hầu hết là các doanh nhân chuyên nghiệp, rất am hiểu luật về các vấn đề liên quan đến nội dung của hợp đồng cũng như các qui định liên quan đến hợp đồng vô hiệu, giải quyết tranh chấp.

Chúng tôi cung cấp trong lĩnh vực tư vấn hợp đồng 

+   Tư vấn các qui định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn liên quan đến các điều khoản trong các loại hợp đồng của doanh nghiệp;

+   Tham gia đàm phán, thương thảo để thực hiện ký kết hợp đồng cùng doanh nghiệp;

+   Nghiên cứu tài liệu liên quan, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra giải pháp tư vấn tối ưu cho việc soạn thảo và ký kết hợp đồng, đảm bảo lợi ích tối đa cho doanh nghiệp và cân bằng được lợi ích của các bên trong hợp đồng;

+   Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng của doanh nghiệp với các đối tác theo các yêu cầu của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật;

+   Soạn thảo hợp đồng trên cơ sở các yêu cầu của doanh nghiệp và theo qui định của pháp luật, đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng và cân bằng lợi ích của các bên trong hợp đồng;

+   Tư vấn pháp lý các vấn đề liên quan khác trên cơ sở các qui định của pháp luật về hợp đồng theo yêu cầu của doanh nghiệp.

Chúng tôi chuyên soạn thảo hợp đồng, cụ thể:

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng kinh tế,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng thương mại,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng đầu tư,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng dân sự,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng lao động,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng hợp tác kinh doanh,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng liên doanh,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hóa,

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng bảo đảm bí mật...

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng li-xăng;

+   Tư vấn soạn thảo Hợp đồng mua bán;

+   Tư vấn soạn thảo các loại hợp đồng khác...

Liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn, hỗ trợ:

Trân trọng!

 

 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

 Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/4vqFT4CYzRA" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Lưu Ý Khi Ký Kết Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Về cơ bản, pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự do thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, nhưng trong trường hợp không có thỏa thuận, các bên phải tuân theo những quy định của pháp luật. Dưới đây là một số điểm mới doanh nghiệp cần lưu ý trong Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 (BLDS 2015):

1. Đảm bảo chất lượng hàng hoá

Với những giao dịch đưa ra nhiều điều kiện về chất lượng hàng hóa, theo đánh giá của PLF, các thỏa thuận này đa phần chưa đúng với quy định của pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro tranh chấp. Nguyên nhân do các bên chưa đối chiếu với các quy định pháp luật chuyên ngành đối với từng sản phẩm cụ thể.

Ngoài ra, trong mục tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp nên tạo phụ lục riêng, trong đó nêu rõ từng đặc điểm hàng hóa về tên, số hiệu, cấu tạo, thành phần, định lượng, ngày sản xuất, nơi sản xuất…

2. Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng

Trong trường hợp giao hàng nhiều lần, bên bán lưu ý nếu vi phạm giao hàng ở một lần nhất định, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi giao hàng dư số lượng, bên bán có thể gặp rủi ro bên mua không nhận phần dôi ra, và mất chi phí đưa hàng về. Nếu bên mua nhận hàng thì bên bán sẽ được thanh toán phần dôi ra theo giá hợp đồng.

Khi giao thiếu số lượng, bên bán phải giao tiếp phần còn thiếu theo thời hạn do bên mua yêu cầu. Mặt khác, bên bán phải chịu rủi ro hơn khi bên mua hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Khi giao hàng không đồng bộ, bên bán phải thay thế số hàng hóa không đồng bộ cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng, bên bán phải trả lãi đối với số tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế, và bồi thường nếu bên mua yêu cầu.

Bên cạnh đó, nếu giao hàng không đúng chủng loại, bên bán chịu rủi ro bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Trường hợp hàng hóa gồm nhiều chủng loại, bên bán không giao đúng thỏa thuận một hoặc một số loại, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại hàng hóa đó.

3. Tranh chấp về thanh toán do không quy định rõ

Bên bán thường chỉ quy định đơn giản là đưa ra giá, phương thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt. Để tránh tranh chấp không đáng có, bên bán nên quy định cụ thể nội dung này trong hợp đồng mua bán như:

– Giá của từng loại hàng hóa, giá có bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các loại phí, lệ phí khác hay không…;
– Phương thức thanh toán: đồng tiền thanh toán, số tài khoản giao dịch, phí ngân hàng chuyển khoản do bên nào chịu, lãi suất trả chậm…

Trường hợp không có thỏa thuận về giá và phương thức thanh toán, BLDS 2015 quy định:

– Biến động về giá sẽ theo giá thị trường tại thời điểm thanh toán
– Phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng (thời điểm giao hàng, thời điểm bên mua xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hàng hóa…)

4. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan

Các bên nên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình giao hàng như: khi giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa được giao cho bên mua….

Trường hợp không quy định, các bên phải chịu rủi ro về việc xác định theo chi phí đã được công bố của cơ quan nhà nước, hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.

5. Chuộc lại hàng đã bán

Bên bán có thể thoả thuận trong hợp đồng nếu có nhu cầu chuộc lại hàng đã bán về thời hạn chuộc, giá chuộc lại, phương thức chuộc lại… Trong hợp đồng mà nội dung chưa rõ ràng, BLDS 2015 quy định:

– Thời hạn chuộc lại không quá 1 năm đối với động sản và 5 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản;
– Trong thời hạn chuộc lại, bên bán được chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua; bên mua không được bán cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với hàng hóa;
– Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại.

6. Hướng dẫn sử dụng hàng hóa

BLDS 2015 bổ sung thêm cụm từ “trong một thời gian hợp lý”, nhằm xác định khoảng thời gian bên bán phải thực hiện trách nhiệm này. Bên bán chịu rủi ro nếu không thực hiện thì bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. BDLS 2015 sẽ thay thế BLSD 2005 từ ngày 1/1/2017.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

ảnh: Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Giao dịch mua bán tài sản nhằm che giấu giao dịch vay tài sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

 

Giao dịch mua bán tài sản nhằm che giấu giao dịch vay tài sản

TS. ĐẶNG THỊ THƠM ( TANDCC tại Hà Nội) - Giao dịch giả tạo là giao dịch mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch dân sự được xác lập. Thực tiễn công tác đã cho thấy, các giao dịch dân sự về vay tài sản phát triển nhưng ngoài việc phải chịu lãi suất cao thì người đi vay thường phải ký kết với người cho vay giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà) với giá chuyển nhượng (mua, bán) thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế.

02 tháng 05 năm 2018 10:30 GMT+7    
 
  1. 1.Quy định của pháp luật
  2. Điều 124 BLDS (BLDS) 2015 quy định: Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

Quy định này vẫn kế thừa Điều 129 BLDS 2005 nhưng bổ sung thêm cụm từ “hoặc luật khác có liên quan” để nhằm làm rõ yêu cầu tham chiếu các đạo luật khác khi đánh giá hiệu lực của giao dịch được che giấu bởi giao dịch dân sự khác đã được xác lập một cách giả tạo.

Có thể hiểu, giao dịch giả tạo là giao dịch mà ý chí được biểu đạt ra ngoài khác với ý chí đích thực và có tồn tại sự khác biệt giữa kết quả thực tế đã thực hiện giao dịch so với mục đích của giao dịch dân sự được xác lập. Thực tiễn công tác đã cho thấy, các giao dịch dân sự về vay tài sản phát triển nhưng ngoài việc phải chịu lãi suất cao thì người đi vay thường phải ký kết với người cho vay giao dịch mua bán tài sản (giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc mua bán nhà) với giá chuyển nhượng (mua, bán) thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế. Mục đích của việc ký kết hợp đồng mua bán tài sản là đảm bảo bên vay thực hiện hợp đồng vay. Đây là giao dịch giả tạo mà bên cho vay thườngsử dụng khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc thanh toán tiền vay gốcvà lãi không đúng hạn, thì bên cho vay yêu cầubên vay phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng tài sản. Thậm chí, bên cho vay còn thực hiện thủ tục sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với tài sản vốnđang thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của bên vay.

Như vậy, trong trường hợp này, tồn tại 02 giao dịch, đó làhợp đồng vay tài sảnvà hợp đồng mua bán tài sản. Thực trạng diễn ra khá phổ biến là,trước khi kiện ra Tòa án,biết bên vay khó có khả năng thanh toán nợ gốc và lãi, nên bên cho vay không kiện vay tài sản. Dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán tài sản, giấy chứng nhận nhà đất đã được sang tên, bên cho vay kiện bên vay yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán tài sản hoặc đòi tài sản là nhà đất.Các Thẩm phán thường gặp khó khăn khi giải quyết các vụ án này bởi không dễ dàng nhận biết giao dịch nào là thật, giao dịch nào là giả, đòi hỏi sự thận trọng, kĩ năngkinh nghiệm chuyên sâu và việc thu thập, đánh giá chứng cứtoàn diện, đầy đủ.

  1. 2.Một số vụ án cụ thể

– Vụ án thứ nhất: Tranh chấp đòi nhà giữa Nguyên đơn là ông C với bị đơn là ông S, bà T.Ông C kiện ông S, bà T yêu cầu trả nhà đất số 10, KM, HN với lý do: Năm 2012,ông C mua nhà đất của vợ chồng ông S, bà T với giá thực tế là 02 tỷ đồng nhưng giá ghi tại hợp đồng có công chứng là 300 triệu đồng. Ông C trình bày ông giao đủ tiền cho vợ chồng bà T tại Ngân hàng nông nghiệp và camera của Ngân hàng có ghi lại việc ông giao tiền. Ông đồng ý cho vợ chồng bà T ở lại nhà đất nêu trên cho đến khi ông hoàn tất thủ tục sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Ngày 25/9/2012, ông C được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà nên ông yêu cầu vợ chồng bà T bàn giao nhà nhưng vợ chồng bà T không thực hiện.Bà T không chấp nhận yêu cầu đòi nhà của ông C mà cho rằng việc vợ chồng bà ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là để làm tin cho việc vay tiền. Sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất, bà có nhận tiền của ông C tại Ngân hàng Nông nghiệp (bà không đếm nhưng cho rằng chỉ nhận 300 triệu đồng) và bà có giao giấy chứng nhận nhà đất cho ông C.

-Vụ án thứ hai: Tranh chấp chấp đòi quyền sử dụng đất và tài sản trên đất giữa nguyên đơn là chị H với bịđơn là anh Đ.Năm 2011, hai bên ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng công chứng số 3 tỉnh HY với nội dung: Vợ chồng anh Đ chuyển nhượng 391m2 đất, tại, thị trấn N, huyện V, H Y với giá thống nhất ghi tại hợp đồng là 600 triệu đồng. Cùng ngày ký hợp đồng, chị H giao cho anh Đ 200 triệu đồng (không lập giấy biên nhận) tại Văn phòng công chứng. Ngày 06/12/2011, chị H thanh toán tiếp cho anh Đ400 triệu đồng. Ngoài ra, các tài sản trên đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nên hai bên thỏa thuận giá các tài sản gồm nhà ngói 05 gian, một dãy phòng trọ và các công trình phụ là 600 triệu đồng. Ngày 15/12/2011, chị H giao đủ 600 triệu đồng nhưng sau đó anh Đ không giao nhà đất cho chị H. Chị H khởi kiện yêu cầu vợ chồng anh Đ phải trả nhà đất cho chị, vì chị đã thanh toán đủ cho anh Đ 1,2 tỷ đồng.Anh Đ không chấp nhận yêu cầu của chị H mà cho rằng anh Đ vay 600 triệu đồng với lãi suất 3.500 đồng/triệu/ngày của chị H. Chị H yêu cầu anh phải thế chấp quyền sử dụng đất của gia đình anh Đ cho chị dưới hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản trên đất. Sau khi hợp đồng, ngày 06/12/2011 chị H cho anh Đ vay 400 triệu đồng. Ngày 15/12/2011, đưa tiếp 200 triệu đồng nhưng chị H cắt lãi luôn. Chị H bảo anh gộp hai lần giao tiền thành giấy biên nhận ngày 15/12/2011 ghi thành 600 triệu và sẽ xé giấy biên nhận của ngày 06/12/2011 cho anh. Thực tế anh Đ nhận tổng số tiền của chị H là 536 triệu đồng, anh không bán nhà đất. Anh đã trả lãi cho chị H là 252 triệu đồng (không có giấy biên nhận) nhưng có người làm chứng là anh P và anh N và khi trả lãi chị H đưa cho anh tờ lịch chị H tính lãi để anh đối chiếu.

– Vụ án thứ ba: Tranh chấp kiện đòi tài sản giữa nguyên đơn là anh T và anh B, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông L (bố của anh B). Vợ chồng ông L là chủ sở hữu hợp pháp nhà số 03B phương 1, quận G, HN. Anh B cần tiền kinh doanh nên ngày 21/4/2010, vợ chồng ông L ký hợp đồng Ủy quyền tại Văn phòng công chứng số 02 HN với nội dung: Anh B được quyền thay mặt vợ chồng ông L thực hiện việc quản lý, khai thác, sử dụng và chuyển nhượng, định đoạt đối với toàn bộ căn hộ số 03B. Ngày 09/4/2011, anh B ký hợp đồng mua bán nhà ở và quyền sử dụng đất ở nêu trên cho anh T tại Văn phòng công chứng số 2với giá 600 triệu đồng. Ngày 22/7/2011, anh T được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác đối với nhà số 03B. Anh T khởi kiện yêu cầu anh B và gia đình ông L phải trả nhà đất và bồi thường thiệt hại từ việc không bàn giao nhà cho anh với lý do anh đã trả tiền mua nhà số 03B với giá thực tế là 5,9 tỷ đồng. Ông L và anh B không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của anh T mà cho rằng: Vợ chồng ông L ký hợp đồng Ủy quyền với mục đích anh B vay tiền Ngân hàng để kinh doanh nhưng anh B vay tín dụng đen, lãi suất cao nên đã lừa vợ chồng ông L ký giấy Ủy quyền vay tiền Ngân hàng để  trả nợ cho anh T và một số người bạn của anh T là anh P, anh K, chị M. Trước đó, anh B vay anh P, anh K 500 triệu đồng với lãi suất cao. Khi được anh P giới thiệu đến Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công thương vay 1,5 tỷ đồng (có thế chấp căn hộ 03B) thì anh B chỉ thực nhận  600 triệu đồng còn trừ vào tiền vay gốc và lãi của anh P, anh K. Do áp lực phải trả tiền vay cho Ngân hàng, anh B tiếp tục thông qua anh P, anh K, chị M và anh T để vay 2 tỷ đồng, lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày, có thời điểm lên 7.000 đồng/triệu/ngày và 10.000 đồng/triệu/ngày. Sau 06 tháng chịu lãi cao, anh P, anh K, chị M và anh T ép anh B phải bán nhà số 03Bvà gây áp lực cho anh B. Anh B phải ký vào hợp đồng chuyển nhượng nhà đất (do anh T đứng tên nhận chuyển nhượng) để trừ nợ 5,9 tỷ đồng (đây là số tiền mà anh B bị ép chốt nợ vay cả gốc và lãi), trong khi thực tế giá căn hộ thời điểm tháng 4 năm 2011 là khoảng 10 tỷ đồng. Ông L và anh B không đồng ý giao nhà, anh T cùng 10 ngườikhác kéo đến gây áp lực, phá đồ đạc dẫn đếnvợ ông L phải thắt cổ tự tử.

Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm khi xét xử 03 vụ án nêu trên đều nhận định giao dịch chuyển nhượng nhà đất giữa các bên là hợp pháp và quyết định chấp nhận yêu cầu đòi nhà của nguyên đơn, buộc bị đơn phải trả toàn bộ nhà đất cho nguyên đơn.

Chánh án TANDCC đã kháng nghị cả ba vụ án, đề nghị Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội hủy bản án dân sự sơ thẩm và hủy bản án dân sự phúc thẩm, giao hồ sơ về Toà án cấp sơ thẩm xét xử theo thủ tục sơ thẩm, theo quy định của pháp luật. Ủy ban Thẩm phán TANDCC chấp nhận kháng nghị của Chánh án TANDCC đối với cả ba vụ án nêu trên.

  1. 3.Các dấu hiệu nhận biết giao dịch giả tạo
https://content.tapchitoaan.vn/wp-content/uploads/2018/05/1_53035-768x500.jpg 768w" sizes="(max-width: 767px) 89vw, (max-width: 1000px) 54vw, (max-width: 1071px) 543px, 580px" style="box-sizing:border-box;vertical-align:middle;max-width:100%;height:auto">
Tín dụng đen ẩn chứa nhiều rủi ro cho người vay – Ảnh MH

03 vụ án nêu trên chỉ là 03 ví dụ cụ thể cho việc xem xét đánh giá giao dịch nào là giao dịch giả tạo. Chúng tôi xin đưa một vài ý kiến, quan điểm để cùng đồng nghiệp trao đổi những dấu hiệu nhận biết khi giải quyết các loại giao dịch này:

Xét về các điều kiện giao dịch như chủ thể tham gia giao dịch có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; mục đích nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức, hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật thì hợp đồng vay tài sản hay hợp đồng chuyển nhượng tài sản nêu trên đều đáp ứng được các điều kiện của Điều 122 BLDS 2005 và Điều 117 BLDS 2015.

Đối với hợp đồng cho vay tài sản: Theo quy định Điều 471 BLDS 2005, Điều 463 BLDS 2015 thì chủ thể tham gia cho vay tài sản có thể là cá nhân hoặc tổ chức, hình thức hợp đồng vay có thể bằng văn bản hoặc lời nói, lãi suất trong hợp đồng vay theo sự thỏa thuận của các bên. Do đó, nếu căn cứ vào chủ thể kí kết và hình thức giao dịch thì cả ba hợp đồng vay  ba vụ án nêu trên đều là là giao dịch hợp pháp.

Đối với giao dịch mua bán (chuyển nhượng) nhà đất được xác lập giữa bên cho vay và bên vay (theo trình bày của người vay) có lập hợp đồng bằng văn bản được công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng, có giấy biên nhận tiền của bên bán (tức bên vay) nên théo Điều 450, 451 BLDS 2005, Điều 430 BLDS 2015 thì việc chuyển nhượng nhà đất cũng phù hợp quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, để đánh giá giao dịch nào là hợp pháp, giao dịch nào là giả tạo, thì phải đánh giá chủ thể tham gia giao dịch đó có hoàn toàn tự nguyện hay không? Để giải quyết hợp đồng giả tạo theo quy định tại Điều 129 BLDS 2005, Điều 124 BLDS 2015 thì cần phải làm rõ yếu tố khách quan của nó là luôn tồn tại hai hợp đồng trong đó một hợp đồng bề ngoài và một hợp đồng bị che giấu. Vậy các bên có sự đồng thuận trong việc ký kết, xác lập giao dịch hay không? Xét hợp đồng mua bán tài sản: Thấy rằng bản chất các bên mong muốn thực hiện giao dịch cho vay và đảm bảo cho hợp đồng vay được thực hiện nhưng vẫn ký hợp đồng mua bán tài sản. Như vậy, việc thể hiện ý chí ra bên ngoài không thực hiện đúng theo ý chí (có sự khác nhau giữa ý chí và bày tỏ ý chí) đối với hợp đồng mua bán tài sản.Có nghĩa là có sự không thống nhất giữa ý chí của bên bán (mục đích vay tiền, đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ vay tiền) và thực hiện ý chí của bên bán (ký kết hợp đồng bán nhà) và đối với bên cho vay (tức là bên mua) tại thời điểm ký kết mong muốn mua tài sản không rõ ràng (nếu thực hiện việc mua bán sẽ rất có lợi) mà mục đích ký kết hợp đồng mua bán để đảm bảo cho hoạt động  vay tiền. Như vậy, giữa ý chí và bày tỏ ý chí của các bên trong trường hợp này là không thống nhất.

Lời khai và chứng cứ xuất trình của các đương sự có sự mâu thuẫn nên khi giải quyết các vụ án này Tòa án cần:

– Thu thập các giấy biên nhận tiền, các file tài liệu ghi âm (nếu có), lời khai của bên vay, bên cho vay, lời khai của người làm chứng về các khoản tiền gốc và lãi, các khoản lãi đã trả, lãi phải trả có phù hợp với lãi suất vay theo trình bày của bên vay hay không? Thu thập tài liệu chứng cứ thể hiện các bên có thoả thuận về phương thức, thời hạn giao nhận nhà sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng mà các bên đã nêu tại hợp đồng chuyển nhượng nhà đất cũng như hồ sơ xin đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất trong đó có các thủ tục quy định của pháp luật phải do bên chuyển nhượng thực hiện thì người chuyển nhượng đã thực hiện như thế nào để đánh giá ý chí tự nguyện của người tham gia giao dịch này.

– Xem xét và thẩm định, định giá nhà đất tại thời điểm các bên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất thì giá thị trường có phù hợp với thoả thuận mua bán của các bên ghi tại giấy biên nhận tiền hay các hợp đồng mua bán hay không? Đánh giá lời khai của bên mua (tức bên cho vay) về việc họ đã xem xét nhà đất cũng như đặcđiểm hiện trạng nhà đất được nêu tại các hợp đồng công chứngcó phù hợp hay không? Trong trường hợp các tài sản trên đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, hoặcđã có sự thay đổi tài sản trên đất so với giấy chứng nhận được cấp thì ngoài việc yêu cầu đương sự trình bày về đặc điểm hiện trạng tài sản mà họ cho rằng họ đã mua thì phải xem xét trướcđó các bên có lập các văn bản, giấy tờ nào khác về thoả thuận mua bán không? Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng chưa có công chứng, chứng thực, thoả thuận đặt cọc mua bán nhà…thông thường các hợp đồng chuyển nhượng (mua bán viết tay) nêu rất rõ đặc điểm hiện trạng nhà đất và các giấy biên nhận tiền đặt cọc thanh toán sẽ thể hiện chính xác đối tượng mua bán và giá cả thực tế chuyển nhượng.

  1. 4.Kiến nghị

Việc xác định hợp đồng giả tạo là rất khó khăn trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn giải quyết. Đặc biệt trong hoạt động vay tài sản thông thường bên vay không có giấy tờ nên việc chứng minh tại Tòa án là rất phức tạp và khó khăn. Có vụ án người vay đã trả tiền lãi và một phần nợ gốc nhưng không có giấy biên nhận trả nợ để làm căn cứ chứng minh đó là giao dịch vay tài sản mà không phải là mua bán tài sản. Có trường hợp các bên đã thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với hoạt động mua bán tài sản, thể hiện có sự đồng thuận trong việc thực hiện hợp đồng mua bán tài sản nên càng khó khăn cho Tòa án các cấp trong giải quyết các loại vụ án này.

Để thống nhất áp dụng pháp luật, tránh việc hủy, sửa án nhiều lần chúng tôi đề nghị TANDTC sớm có hướng dẫn và giải thích pháp luật, lựa chọn Án lệ khi giải quyết các vụ án về giao dịch vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 124 BLDS 2015.Cụ thể là có sự thống nhất về đường lối giải quyết các vụ án về kiện đòi tài sản, yêu cầu thực hiện hợp đồng chuyển nhượng nhà đất mà các bên xác lập hợp đồng chuyển nhượng nhà đất có công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật về hình thức nhưng nội dung tại hợp đồng công chứng thể hiện công chứng viên không chứng kiến việc giao tiền giữa các bên, bên nhận chuyển nhượng không xuất trình được giấy giao tiền hoặc giấy giao tiền thấp hơn rất nhiều so với giá trị nhà đất còn bên chuyển nhượng cho rằng giao dịch này thực chất che đậy việc vay nợ và cũng không xuất trình được giấy vay tiền thì sẽ giải quyết như thế nào?

Ngoài ra, một trong những nội dung lời chứng của Công chứng viên trong các hợp đồng, giao dịch công chứng phải ghi đối tượng của hợp đồng, giao dịch là có thật. Có quan điểm cho rằng: Công chứng viên phải chịu trách nhiệm biết rõ tài sản trong các giao dịch là có trên thực tế và phải giống như các bên mô tả trong hợp đồng, giao dịch. Ví dụ: Hợp đồng bán nhà các bên ghi là 3 tầng, cấu trúc bê tông, thì thực tế phải đúng như vậy; nếu nhà có diện tích, cấu trúc thay đổi, thì Công chứng viên chịu trách nhiệm vì đối tượng không có thật. Quan điểm khác cho rằng: Đối tượng hợp đồng là có thật, có nghĩa là công chứng viên phải biết rõ những gì các bên hướng tới, mong muốn đạt được khi tham gia giao dịch đúng như đối tượng đặc trưng của loại hợp đồng, giao dịch mà các bên giao kết. Ví dụ: Hợp đồng mua bán thì bên mua hướng đến là quyền sở hữu căn nhà, bên bán hướng đến là sở hữu, tiền do bên mua trả. Trong trường hợp nếu các bên chỉ lập hợp đồng mua bán nhà để che giấu giao dịch khác, thực hiện mục đích khác như vay tiền, chứng minh tài chính thì các bên hướng tới là cái khác chứ không phải như đối tượng là bản chất của hợp đồng bán nhà. Chúng tôi cho rằng, Công chứng viên cần có trách nhiệm bảo vệ an toàn pháp lý cho người yêu cầu công chứng, do đó pháp luật về công chứng cũng cần có những quy định chặt chẽ và phù hợp với thực tế để việc chứng nhận tính xác thực của giao dịch không chỉ là chứng nhận các bên có thỏa thuận, xác lập giao dịch với nội dung thể hiện trên văn bản mà đối tượng và đặc điểm tài sản được các bên giao dịch cũng phải có thật, đúng với hiện trạng tại thời điểm xác lập thì các hợp đồng công chứng mới thực sự có giá trị trong thực tế.Nếu thấy dấu hiệu bất thường khi các bên có đề nghị công chứng thì các Công chứng viên cũng phải đặt nghi vấn, hoãn lại để tìm hiểu thật kỹ trước khi xác nhận lời chứng.

Các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cũng cần đẩy mạnh hình thức cho vay ưu đãi, thủ tục nhanh chóng, đơn giản đến từng cá nhân, hộ gia đình, tránh thủ tục phiền hà để người dân được chủ động tiếp cận nguồn vốn hợp pháp, không phải chịu lãi suất cao dẫn đến phải ký kết các giao dịch giả tạo./.

 Nguồn: Tạp chí tòa án nhân dân điện tử

Hợp Đồng Góp Vốn Có Phải Công Chứng?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Theo quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về tài sản góp vốn như sau:

“Điều 35. Tài sản góp vốn

1. Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

2. Quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn”.

Căn cứ vào các thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi chưa thể xác định được chủ thể góp vốn là ai cũng như đối tượng góp vốn là gì. Do đó không thể khẳng định chắc chắn rằng hợp đồng góp vốn này có bắt buộc phải công chứng hay không.

Điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định về Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

Như vậy, nếu bạn thực hiện việc góp vốn mà tài sản góp vốn bằng quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì hợp đồng góp vốn này bắt buộc phải thực hiện công chứng.

Để tránh sau này có tranh chấp phát sinh thì cách tốt nhất là bạn nên đi công chứng hợp đồng góp vốn này, dù pháp luật có bắt buộc hay không.

Trân trọng.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006