Luật Sư Nhà Đất

Luật sư tư vấn về hành vi lấn chiếm đất đai

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Lấn chiếm đất đai là tình trạng khá phổ biến hiện nay, điều này ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất và là nguyên nhân gây ra vấn đề tranh chấp. Vậy đối các hành vi lấn chiếm đất đai thì bị xử lý như thế nào, để được giải đáp vấn đề này bạn có thể liên hệ với Văn Phòng Luật Sư Gia Đình để được tư vấn cụ thể.

1. Luật sư tư vấn về hành vi lấn chiếm đất đai

Pháp luật đất đai hiện hành đã có quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các hành vi lấn chiếm đất đai, tuy nhiên các hành vi vi phạm này vẫn liên tục diễn ra.

Do đó, ngoài việc xử lý về các trường hợp vi phạm liên quan đến vấn đề lấn chiếm thì các cơ quan có thẩm quyền khi xử lý hành vi vi phạm cần phổ biến thêm các quy định pháp luật về việc quản lý, sử dụng đất.

Trong trường hợp, gia đình bạn gặp phải các vấn đề trên và chưa biết phải giải quyết như thế nào thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi xử lý sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi lấn chiếm đất đai?

Nội dung tư vấn: Nhà tôi mua đất từ năm 1992 bằng vàng với giá cả tự do không theo khuôn khổ nhà nước qui định và được cấp giấy chứng nhận ngang 4,1m dài tổng cộng 16m.

Gia đình tôi sống và ổn định đến năm 1995 mới cấp bằng khoán ngang 4,1m dài 12m không đúng với giấy chứng nhận ban đầu và cấp cho mẹ tôi. Và chúng tôi có làm đơn khiếu nại không được trả lời ngày nay tháng nọ trôi qua. Đến 28/06/2016 ở xã xuống lập biên bản bảo là cha tôi lấn chiếm đất công. Chúng tôi không đồng ý kí vào biên bản đến ngày 5/7/2016 ở huyện ban hành quyết định khắc phục hậu quả dựa vào biên bản 28/06/2016 của xã của phó chủ tịch huyện kí và ban hành bảo chúng tôi lấn chiếm năm 2013 và chúng tôi có làm đơn khiếu nại quyết định này ở huyện mời lên đối thoại và chánh thanh tra huyện trả lời trong biên bản bảo chúng tôi lấn chiếm vào các năm 1996 đến 2000. Trong khi năm 2016 không hề có hành vi lấn chiếm nào không hề có biên bản nào được lập bảo chúng tôi lấn chiếm đất từ năm 1992 tới 2016. Vậy cho hỏi luật sư chúng tôi xác định lấn chiếm năm nào nếu vi phạm 1996 vậy sau 20 năm xã mới lập biên bản là đúng hay sai và người chủ đất là mẹ tôi nhưng từ đầu biên bản lập, quyết định khắc phục hậu quả, quyết định cưỡng chế là cha tôi vậy có đúng với pháp luật qui định không. Mong quí luật sư giáp đáp thắc mắc dùm cám ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, hành vi như thế nào được coi là lấn đất, chiếm đất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định Số: 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:

“1. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.”

Theo đó, hành vi được coi là lấn đất phải có dấu hiệu dịch chuyển, thay đổi ranh giới, mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích ban đầu gia đình anh được nhận chuyển nhượng, với mục đích để mở rộng diện tích thực tế.

Về hành vi chiếm đất  là hành vi sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc giao quyền sử dụng.

Đối với trường hợp của gia đình bạn, gia đình đã nhận chuyển nhượng từ năm 1992. Năm 1995 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không đúng với diện tích thực tế.  Nếu gia đình bạn không có hành vi lấn đất, chiếm đất như trên đã phân tích nên không được coi là lấn chiếm đất đai. 

Thứ hai, về việc 20 năm sau cơ quan có thẩm quyền mới lập biên bản, quyết định khắc phục hậu quả, quyết định cưỡng chế.

Theo điểm a khoản 1 điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

 “a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau: Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm..”

Giả sử, gia đình anh có hành vi lấn chiếm đất đai nhưng đến thời điểm hiện tại hành vi vi phạm này đã quá thời hạn xử phạt hành chính. Vì thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai là 2 năm.

Theo điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính:

“1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

c) Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này..;”

2.Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.”

Như vậy, hành vi lấn chiếm đất đai đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn có thể thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại đất đã lấn, chiếm ( điểm b khoản 5 Điều 10 Nghị định Số: 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai). Nếu có hành vi trốn tránh, chống đối, trì hoãn hoặc cản trở thì cơ quan có thẩm quyền có quyền ra quyết định cưỡng chế.

Trong trường hợp có căn cứ cha bạn là người có hành vi vi phạm thì trên biên bản, quyết định cưỡng chế là tên cha bạn.  Cơ quan có thẩm quyền sẽ không căn cứ ai là người đứng tên trên GCNQSDĐ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Văn Phòng Luật Sư Gia Đình về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến số hotline trực tuyến của chúng tôi - 0972238006 để được hỗ trợ kịp thời.

  

Luật sư Trần Minh Hùng chuyên gia tư vấn luật trên kênh HTV, VTV, THVL1, ANTV, SCTV1...

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. 

 Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)

5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)

68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958

Lưu ý cần phải biết khi mua đất thổ cư

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Đã có không ít trường hợp “tiền mất- tật mang” khi mua đất thổ cư do không tìm hiểu kỹ thông tin về thửa đất. Để tránh rủi ro, người mua đất thổ cư nhất thiết phải lưu ý những điều sau:

Đất phải có sổ đỏ

Khi mua đất nhất định phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ). Vì đây là vấn đề vô cùng quan trọng, quyết định đến tính pháp lý của thửa đất. Điều này sẽ hạn chế được những tranh chấp dân sự khi mua bán, hạn chế những phát sinh nếu thửa đất thuộc diện thu hồi, nằm trong quy hoạch (sau này).

Khi mua bán, chuyển nhượng thửa đất- người mua nhất thiết phải xem các nội dung trong sổ đỏ. Lưu ý diện tích thửa đất cần mua phải khớp với diện tích có trong sổ đỏ. Bởi không ít trường hợp, người bán chỉ bán một phần diện tích thửa đất, nhưng chưa làm thủ tục tách thửa. Nếu không cẩn thận sẽ bị lừa với lý do đặt tiền chờ tách thửa, tách thửa sau mua bán, làm giấy mua bán viết tay…

Ví dụ: Ông A có thửa đất 75m2, ông muốn bán 35m2, khi đó, người mua muốn mua phần 35m2 này phải yêu cầu ông A làm thủ tục tách thửa, khi đó mới tiến hành giao dịch.

Nắm các thông tin thửa đất cần mua

Thông tin quan trọng, cần phải đối với thửa đất trước khi mua người mua cần chú ý  đó là các vấn đề về pháp lý. Cụ thể, người mua phải kiểm tra xem mảnh đất cần mua có nằm trong diện quy hoạch, giải tỏa của khu vực hay không. Người mua cũng nên kiểm tra hồ sơ địa chính cấp xã (phường, thị trấn), huyện (thị, thành phố) hoặc Sở Tài Nguyên và Môi trường xem khu vực đó có dự án nào không.

Thực tế, hiện có nhiều diện tích nhà đất bị cơi nới, thay đổi hiện trạng, song diện tích đó lại nằm trong diện tích của các công trình như hệ thống nước thải, ngõ đi chung… Nếu không xem xét kỹ trước khi mua người mua sẽ chịu nhiều rắc rối.

Đặc biệt, người mua nên xem ngõ đi chung vào diện tích nhà đất muốn mua có tồn tại tranh chấp hay không trước khi quyết định ký vào giấy tờ mua bán, chuyển nhượng để tránh gặp phải những rắc rối sau này.

Nói không với mua bán đất viết tay

Đây cũng là điều những người mua đất bắt buộc phải nhớ khi thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất đai.

Khi mua, nhận chuyển nhượng đất đai, bắt buộc phải giao dịch thông qua, có xác nhận (ký tên, đóng dấu) các Công chứng viên (thuộc các Văn phòng công chứng).

*Hợp đồng mua đất phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan

Khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan. Muốn biết những người liên quan phải nghiên cứu hồ sơ. Lịch sử thửa đất. Nếu tài thửa đất là tài sản chung của hộ gia đình, khi bán, các thành viên trong gia đình, bao gồm: cả chồng và vợ (bên bán), bố mẹ, con cái, anh chị em trong gia đình (xem trong sổ Hộ khẩu gia đình) nhằm tránh tranh chấp về tài sản sau đó.

Còn nếu nhà đất là tài sản thừa kế, trước khi làm hợp đồng đặt cọc, các thành viên được thừa kế phải cùng ký vào biên bản đồng ý bán đất. Có như vậy bạn mới chắc chắn và không sợ tranh chấp giằng co.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường

 

LS TRẦN MINH HÙNG CHUYÊN GIA TƯ VẤN THƯỜNG XUYÊN TRÊN HTV

CCHC4

Luật sư tư vấn thời hiệu tranh chấp đất đai

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Đối với giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thiết lập từ năm 2003 mà chỉ có giấy chuyển nhượng viết tay thì đươc sử lý như sau:

" 2.3. Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau này 15/10/1993

a. Điều kiện để công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Theo qui định tại Điều 131, các điều từ Điều 705 đến Điều 707 và Điều 711 của Bộ luật Dân sự,khoản 2 Điều 3, Điều 30, Điều 31 của Luật Đất đai cũ năm 1993 và khoản 1 Điều 106, điểm b khoản 1 Điều 127, khoản 1 Điều 146 của Luật Đất đai cũ năm 2003, thì Toà án chỉ công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi hợp đồng đó có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a.1. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có năng lực hành vi dân sự;

a.2. Người tham gia giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoàn toàn tự nguyện;

a.3. Mục đích và nội dung của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

a.4. Đất chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai cũ năm 1993, Luật Đất đai cũ năm 2003;

a.5. Bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có đủ điều kiện về nhận chuyển nhượng theo qui định của pháp luật;

a.6. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

b. Xác định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất không có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a gia tiểu mục 2.3 mục 2 này.

b.1. Đối với hợp đồng được giao kết trước ngày 01/7/2004 vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nhưng đã có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai cũ năm 2003, mà có phát sinh tranh chấp, nếu từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

b.2. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tại thời điểm giao kết vi phạm các điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2, 3 mục 2 này, nhưng sau đó đã được Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai cũ năm 2003 mà có phát sinh tranh chấp và từ ngày 01/7/2004 mới có yêu cầu Toà án giải quyết, thì không coi là hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều kiện này.

b.3. Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố... và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và huỷ phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch."

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN LUẬT TRÊN TRUYỀN HÌNH CÔNG AN ANTV

ANTV1

Dịch vụ tư vấn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại tòa án

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Dịch vụ tư vấn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại tòa án

 Cập nhật: 08/06/2020  Luật sư Dân sự
Dịch vụ tư vấn tranh chấp và giải quyết tranh chấp tại tòa án được Công ty Luật Minh Gia cung cấp nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu giải quyết tranh chấp về Dân sự, Kinh doanh – Thương mại, Hợp đồng, Thừa kế, Đất đai, Hành chính, Lao động và các lĩnh vực khác. Với đội ngũ luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm thực hiện.

1. Nội dung luật sư thực hiện khi tư vấn giải quyết tranh chấp

+   Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, lập hồ sơ theo kiện, các vấn đề về án phí, lệ phí và thủ tục khác liên quan;

+   Tư vấn pháp luật và hướng dẫn đương sự soạn thảo các loại văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);

+   Nghiên cứu hồ sơ, các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc cụ thể;

+   Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;

+   Tiến hành thu thập tài liệu chứng cứ thông qua việc tiếp xúc với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có liên quan;

+   Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng;

+   Tham gia tranh tụng tại toà án, cơ quan trọng tài để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng;

+   Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng.

21.9

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp và thủ tục tố tụng, LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV

2. Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp tại Luật Minh Gia

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp dân sự (tranh chấp tài sản, đất đai, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hôn nhân gia đình).

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, thương mại, dân sự, thu hồi công nợ;

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp;

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng trong các tranh chấp lao động (chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải …);

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;

- Tư vấn, đại diện và tham gia tố tụng tại tòa án các vụ việc khác.

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, THQH, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Một số lưu ý về việc áp dụng văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Nhà Đất

Một số lưu ý về việc áp dụng văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở
05/06/2020 08:12
(kiemsat.vn)Để các cán bộ, Kiểm sát viên thực hiện tốt hơn công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, vừa qua, nhóm tác giả thuộc VKSND TP. Hà Nội đã tập hợp, hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện công tác kiểm sát giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số lưu ý trong tra cứu và áp dụng văn bản.
Trong những năm gần đây tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất và nhà ở diễn ra ngày càng phức tạp và chiếm số lượng lớn trong các tranh chấp mà Tòa án đã thụ lý. Đối tượng tranh chấp nhà, đất hiện nay được khởi kiện ra Tòa án không chỉ là quyền quản lý, sử dụng nhà đất mà còn tranh chấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị sử dụng đất.... Do vậy, quá trình kiểm sát việc giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở đòi hỏi KSV không chỉ nắm vững về tố tụng dân sự mà còn phải nắm vững, hiểu sâu những quy định của pháp luật về Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật HNGĐ, Luật thừa kế. nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước qua từng thời kỳ để vận dụng linh hoạt mới đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp của ngành kiểm sát trong giai đoạn hiện nay.
 
Khi tiến hành thụ lý và giải quyết một vụ án tranh chấp về nhà, đất, cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải tuân theo các qui định về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự nói chung được qui định tại các điều 26, 35, 37, 38, 39, 186, 188, 189, 191, 192, 193, 195 và 196 của BLTTDS năm 2015. Tuy nhiên, tranh chấp nhà đất là loại tranh chấp tài sản đặc biệt nên trong quá trình giải quyết cơ quan tiến hành tố tụng còn phải căn cứ vào các qui định của pháp luật nội dung, các văn bản pháp qui qui định về nhà, đất tương ứng với từng thời điểm, từng vùng miền xảy ra giao dịch hoặc từng thời điểm, từng vùng miền có liên quan đến quyền sở hữu nhà ở xảy ra tranh chấp để giải quyết.
 
Để thuận lợi cho việc tra cứu và áp dụng các văn bản pháp luật trong giải quyết các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất và nhà ở, tác giả đưa ra một số lưu ý sau:
 
Thứ nhất: Hành vi xảy ra ở thời điểm nào thì áp dụng pháp luật ở thời điểm đó. Chỉ áp dụng cho hành vi xảy ra trước, còn gọi là “hồi tố” nếu có văn bản pháp luật quy định việc hồi tố (quy định ngay trong văn bản đó hoặc văn bản khác).
 
Ví dụ: Cũng là việc mua bán nhà ở nhưng nếu mua bán vào năm 2003 thì áp dụng Bộ luật Dân sự năm 1995 (có hiệu lực từ 01/7/1996 đến 31/12/2005); nếu mua bán vào năm 1993 thì áp dụng Pháp lệnh Nhà ở (có hiệu lực từ 01/7/1991 đến 30/6/1995); nếu mua bán vào 1983 thì áp dụng Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
 
Quy định hồi tố có thể kể đến là quy định tại khoản 5 Nghị quyết Thi hành Bộ luật Dân sự năm 1995, đó là: Những quy định của Bộ luật Dân sự năm 1995 về chuyển quyền sử dụng đất “có hiệu lực áp dụng kể từ ngày Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực”. Như vậy là những quy định này có hiệu lực hồi tố đối với việc chuyển quyền sử dụng đất xác lập từ trước 01/7/1996.
 
Thứ hai: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề và văn bản đều cùng còn hiệu lực thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
 
Thứ ba: Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của quy phạm pháp luật ban hành sau.
 
Ví dụ: Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 do Quốc hội ban hành, có hiệu lực từ 01/7/2016. Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tại Điều 2 là: “Đối với các tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phát sinh trước ngày 01 tháng 01 năm 2017 thì áp dụng quy định về thời hiệu tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự số 24/2004/QHH11 đã được sửa đổi bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12.”
 
Như vậy, theo quy định của Nghị quyết 103/2015/QH13 nêu trên thì vụ việc phát sinh trước 01/01/2017 sẽ áp dụng quy định về thời hiệu theo luật cũ. Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 ( điểm d khoản 1 Điều 688) lại quy định giao dịch xác lập trước 01/01/2017 thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”, tức là theo luật mới.
 
Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế của pháp luật cũ là 10 năm nhưng theo pháp luật mới là 30 năm kể từ ngày mở thừa kế”.
 
Do cùng cơ quan ban hành là Quốc hội, quy định cùng về một vấn đề là thời hiệu mà có nội dung khác nhau nên phải áp dụng văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau là Bộ luật Dân sự năm 2015 (Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017, Nghị quyết 103/2015/QH13 có hiệu lực ngày 25/11/2015).
 
Thứ tư: Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng văn bản mới.
 
Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 1995 có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: “Tùy từng trường hợp, xét tính chất của giao dịch dân sự vô hiệu, tài sản giao dịch và hoa lợi, lợi tức thu được có thể bị tịch thu theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 146).
 
Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về vấn đề này như sau: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật” (khoản 2 Điều 137).
 
BLDS 2015 quy định về vấn đề này là “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả” “ Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải trả hoa lợi, lợi tức đó”.
 
So với BLDS năm 1995 thì BLDS 2005 quy định về trường hợp bị tịch thu có nội dung chỉ tịch thu khi có quy định của pháp luật có tính giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý của người có tài sản, hoa lợi, lợi tức thuộc giao dịch vô hiệu. Điều 131 BLDS 2015 thay thế quy định khoản 2 Điều 137BLDS 2005: “trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật” bằng quy định tại khoản 3 “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải trả hoa lợi, lợi tức đó”. Như vậy, cùng nội dung quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng nội dung quy định sau không làm tăng trách nhiệm của chủ thể nào và quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khi giao dịch dân sự bị vô hiệu thì sẽ được áp dụng cho cả những giao dịch vô hiệu xác lập trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực.
 
Thứ năm: Quan hệ giữa Bộ luật Dân sự và pháp luật chuyên ngành: Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự. Do đó, khi có sự quy định khác nhau thì thường là quy định của luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng.
 
Ngoài ra, khi áp dụng các văn bản pháp luật, cán bộ, KSV cần lưu ý và nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước quy định về đất đai qua từng thời kỳ, để vận dụng vào việc đánh giá chứng cứ, việc áp dụng pháp luật được chính xác và đưa ra đường lối giải quyết vụ án một cách đúng đắn nhất.
 
Bạn đọc có thể xem Hệ thống văn bản được đăng trên trang Web của VKSND Thành phố Hà Nội hoặc tại đây
 
Ths. Lê Thị Hồng Hạnh, VKSND TP. Hà Nội

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006