Luật Sư Chuyên Hình Sự

Luật Sư Chuyên Tham Gia Bào Chữa Án Hình Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Luật sư là một yếu tố không thể thiếu trong việc thi hành các vụ án hình sự. Luật sư hình sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình xét xử, góp phần vào việc giải quyết các vụ án được khách quan, đúng pháp luật, giúp bảo vệ quyền công dân, quyền con người của thân chủ, thực hiện quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật, thực hiện dân chủ xã hội.

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, người bị tạm giữ tùy từng giai đoạn tố tụng.

Luật sư hình sự tham gia vào vụ án dưới các hình thức

- Luật sư được thân chủ, người nhà thân chủ mời.

- Luật sư tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí khi bị can, bị cáo, người bị tạm giữ thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý.

- Luật sư chỉ định trong trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu.

Luật sư hình sự trợ giúp những vấn đề gì?

- Tư vấn và giúp khách hàng tìm chứng cơ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, các lỗi trong tố tụng hình sự giúp khách hàng minh oan hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Tư vấn và giúp khách hàng hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mình, hướng dẫn khách hàng khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung.

- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý nhận bồi thường.

- Hướng dẫn khách hàng soạn thảo một số văn bản trong quá trình tiếp nhận vụ án như: Đơn xin bảo lãnh tại ngoại, đơn xin giảm nhẹ hình phạt, đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự…

- Tư vấn cho khách hàng về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, những trường hợp không áp dụng miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Tư vấn về các hình phạt cụ thể và các nội dung khác liên quan đến hình phạt và các  quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt và vấn đề liên quan.

- Tư vấn về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời gian chấp hành hình phạt, tư vấn quy định pháp luật về xóa án tích và các quy định liên quan.

Tư vấn pháp luật về các quy định đối với trường hợp người chưa thành niên phạm tội.

Vai trò của luật sư hình sự trong các vụ án

Một luật sư hình sự giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn mà còn phải hiểu biết sâu sắc về pháp lý, có kinh nghiệm giải quyết những tranh chấp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Đó là người đại diện cho thân chủ khi tham gia các hoạt động tố tụng hình sự.

Có thể xem xét vai trò của luật sư hình sự qua các giai đoạn như sau:

1. Vai trò của luật sư hình sự trong giai đoạn điều tra, truy tố

- Giai đoạn điều tra: thực hiện quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng trên, giúp họ tránh các hoạt động xâm phạm bởi các hoạt động sai trái, tiêu cực của cơ ban điều tra như tham gia hỏi cung bị can cùng cơ quan điều tra để tranh việc ép cung, mớm cung gây bất lợi cho bị can, bị cáo.

Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tự mình thu thập chứng cứ, tiến hành xem xét và đánh giá chứng cứ  do cơ quan điều tra thu thập để làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án.

- Giai đoạn truy tố: Luật sư tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, xây dựng các lập luận hướng giải quyết vụ án để chuẩn bị cho phiên tòa nhằm bảo vệ thân chủ.

2. Vai trò của luật sư trong phiên tòa:

- Phiên tòa sơ thẩm: Luật sư đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm soát, với đại diện bị hại nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan.

Trong giai đoạn này, tiếng nói và những lập luận sắc bén của luật sư là một trong những căn cứ để HĐXX căn nhắc khi định tội danh và quyết định hình phạt cho bị cáo.

- Phiên tòa phúc thẩm: Luật sư đại diện cho thân chủ đưa ra các quan điểm và yêu cầu Tòa xem xét lại một phần hay toàn bộ bản án. Luật sư cũng có thể bổ sung thêm chứng cứ nhằm chứng minh các yêu cầu của bị cáo là có cơ sở và đề nghị HĐXX phúc thẩm chấp nhận.

Có thể nhận thấy vai trò quan trọng của luật sư hình sự trong các vụ án hình sự. Để thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình đòi hỏi đội ngũ luật sư giỏi cần thường xuyên trau dồi kinh nghiệm và tiếp xúc với nhiều vụ án khác nhau để có thể đưa ra những hướng giải quyết tối ưu nhất cho thân chủ. Đó là những yêu cầu mà một luật sư hình sự giỏi cần đáp ứng.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.comThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tội cố ý gây thương tích được quy định như thế nào

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Tội cố ý gây thương tích được quy định như thế nào.

Trong các vụ án hình sự, đặc biệt là các vụ án tội Cố ý gây thương tích thì vai trò của luật sư vô cùng quan trọng. Luật sư chuyên hình sự sẽ giúp cho cá tình tiết trong vụ án được sáng tỏ; đảm bảo sự công bằng của vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự trong vụ án hình sự.

Tội cố ý gây thương tích được quy định như thế nào.

Tội cố ý gây thương tích thuôc nhóm tội phạm xâm hại danh dự, tính mạng, sức khỏe của người khác;  được quy định tại điều Điều 134 BLHS sửa đổi năm 2017
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Thuê luật sư bào chữa tội Cố ý gây thương tích

Luật sư giỏi chuyên hình sự có những ưu điểm như: giúp vụ án sáng tỏ; thu thập chứng cứ có lợi cho bị can, bị cáo; tham gia trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo sự công bằng cho vụ án; tham gia bao chữa bảo vệ quyền và lợi ích cho bị cáo tại phiên tòa. Sự tham gia của các luật sư chuyên hình sự đóng vai trò rất quan trọng.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÀNH CHO LUẬT SƯ

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÀNH CHO LUẬT SƯ

 

KỸ NĂNG TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA DÀNH CHO LUẬT SƯ

chuẩn bị tham gia và kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa

Vấn đề nhận thức, chuẩn bị và có mặt tại phiên tòa sơ thẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong kỹ năng hành nghề Luật sư, ảnh hưởng đến hiệu quả bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho khách hàng. Điều 291  Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về sự có mặt của người bào chữa tại phiên tòa là bắt buộc, nhưng có thể gửi trước bản bào chữa cho Tòa án. Trường hợp người bào chữa vắng mặt lần thứ nhất vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa. Nếu người bào chữa vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan hoặc được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn mở phiên tòa xét xử. Trường hợp bắt buộc phải có người bào chữa theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 mà người bào chữa vắng mặt, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp bị cáo, người đại diện của bị cáo đồng ý xét xử vắng mặt người bào chữa.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 dành hẳn mục V Chương XXI để quy định về thủ tục tranh tụng tại phiên tòa đồng thời coi đây là nội dung cốt lõi thể hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Về cơ bản, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 vẫn chưa quy định việc Chủ tọa phiên tòa là người trực tiếp điều hành việc hỏi, mà chỉ quy định trong quá trình xét hỏi, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước sau đó quyết định để Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện việc hỏi (Điều 307 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015). Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có những điểm mới trong quy định trình tự phát biểu khi tranh luận, yêu cầu Kiểm sát viên khi luận tội phải căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu, đồ vật đã được kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự cũng như những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa (Điều 321 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015).

Về phần mình, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu, những lập luận để đối đáp với Kiểm sát viên về những chứng cứ buộc tội, gỡ tội; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án, cũng như có quyền đưa ra đề nghị của mình đối với những vấn đề nêu trên.

Trên cơ sở đó, theo Điều 322 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Kiểm sát viên phải đưa ra những chứng cứ, tài liệu và những lập luận của mình để đối đáp đến cùng với từng ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại và những người tham gia tố tụng khác tranh luận, trình bày hết ý kiến, tuy nhiên, chủ tọa có quyền cắt những ý kiến không liên quan đến vụ án và các ý kiến trùng lặp. Chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác nếu những ý kiến đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận. Hội đồng xét xử phải lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật vụ án. Trường hợp không chấp nhận ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì Hội đồng xét xử phải nêu rõ lý do và phải được thể hiện trong bản án.

Những điểm đổi mới nêu trên là cơ sở bảo đảm thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xử quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Tại phiên tòa, quá trình thẩm vấn của Luật sư là cách thể hiện hướng đi, dự báo về những vấn đề cần tranh luận. Đối với những Kiểm sát viên nhiều kinh nghiệm tranh tụng, họ đôi khi sẽ tạo ra những bài luận tội “mở”, chủ động để khoảng trống, sơ hở để Luật sư nhầm tưởng họ luận tội không đầy đủ, chứng cứ còn thiếu sót, v.v., để khi đến phần bào chữa của Luật sư, họ sẽ đưa ra những bằng chứng, lý lẽ sắc bén. Vì vậy, Luật sư cần hết sức chủ động trong việc rà soát những nội dung đã chuẩn bị và có những kỹ năng khi tham gia tranh tụng.

Trích: Sổ tay Luật sư Tập 2 - Tập 2 - Kỹ năng hành nghề luật sư trong tố tụng hình sự, hành chính, dân sự.

Điểm mới của tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Điểm mới của tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"

28/10/2018 10:16
(kiemsat.vn)
Thời gian gần đây, nhiều vụ án về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Đây là tội danh thuộc nhóm tội các tội phạm tham nhũng, đã được sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích vụ lợi. Hành vị đó gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại.

Những vướng mắc trong thi hành BLHS năm 1999 về các tội phạm tham nhũng nói chung và đối với tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 281) nói riêng, chính là các tình tiết mang tính "định tính" như: Gây hậu nghiêm trọng, rất nghiệm trọng, đặc biệt nghiêm trọng... và quy định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự chưa dự liệu các tình tiết phát sinh trong thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm về tham nhũng. Để đảm bảo mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân phải do luật định theo tinh thần của Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung tội danh này theo hướng thay đổi các tình tiết “định tính” bằng cách quy định cụ thể thiệt hại về tài sản; đồng thời tách khung hình phạt để cụ thể hóa TNHS.

Ảnh minh họa

Lượng hóa thiệt hại về tài sản

Nếu như Điều 281 BLHS năm 1999 quy định chung chung tại cấu thành cơ bản là: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân…”.  Để bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn xử lý loại tội phạm này, phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, đồng thời nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự, bảo đảm mức độ tương xứng giữa hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, Điều 356 BLHS năm 2015 đã quy định cụ thể hơn, thiệt hại về tài sản mang tính “định lượng”: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân…”. Như vậy, người nào lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ mà gây thiệt hại từ 10.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng sẽ bị truy cứu TNHS theo khoản 1 Điều này.

Tương tự, BLHS năm 2015 đã thay thế tình tiết định khung tại khoản 2, 3 BLHS năm 1999 bằng cách cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” ở khoản 2 BLHS năm 1999 bằng: "thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng";  cụ thể hóa tình tiết “gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng” ở khoản 3 bằng: "thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên" và quy định rõ “phạm tội nhiều lần” là “phạm tội 02 lần trở lên”.

Tách khung hình phạt, nâng mức phạt tiền

BLHS năm 2015 vẫn giữ nguyên khung hình phạt như quy định của Điều 281 BLHS năm 1999. Theo đó, khung hình phạt cơ bản là 1 năm đến 5 năm tù, khung thứ hai từ 05 năm đến 10 năm và khung thứ hai là từ 10 năm đến 15 năm tù. 

Tuy nhiên, Điều 356 BLHS năm 2015 không quy định tình tiết tăng nặng “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”,  được quy định ở cùng một khung tại khoản 3 Điều 281 BLHS năm 1999, mà nâng mức định lượng tiền là tình tiết định tội, định khung hình phạt. Cụ thể, gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm (khoản 3).

Ngoài ra, BLHS năm 2015 còn nâng mức hình phạt tiền là hình phạt bổ sung từ 3.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (khoản 4 Điều 281 BLHS năm 1999) lên thành từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (khoản 4 Điều 356).

Điều 281 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt  tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Điều 356 BLHS năm 2015. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại khác360 đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.

3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Nguồn: Kiểm sát online - Cơ quan của viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Quyền Bào Chữa Của Luật Sư

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã tinh giản hóa thủ tục đăng ký bào chữa cho Luật sư hơn so với thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003.

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 thì tại mỗi giai đoạn tố tụng, tại giai đoạn nào thì cơ quan tiến hành tố tụng tại cơ quan đó sẽ cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư. Ví dụ vụ án đang trong quá trình điều tra thì cơ quan cảnh sát điều tra sẽ cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư, vụ án đã chuyển sang viện kiểm sát thì viện kiểm sát sẽ cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư, nếu vụ án đã chuyển sang tòa thì tòa án sẽ là cơ quan cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư.

Nhận thấy được bất cập trong thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư tại luật cũ, thủ tục rườm rà và mất nhiều thời gian nên tại luật tố tụng hình sự 2015, các nhà làm luật đã thay đổi tên gọi cấp giấy chứng nhận bào chữa thành thủ tục đăng ký bào chữa và quy định cụ thể, chi tiết hơn về thủ tục đăng ký bào chữa tại Điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Theo đó, văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng và chỉ cấp 1 lần. Cụ thể, điều 78 Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:

“Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa

1. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa.

2. Khi đăng ký bào chữa, người bào chữa phải xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

b) Người đại diện của người bị buộc tội xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và giấy tờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về mối quan hệ của họ với người bị buộc tội;

c) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

d) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

3. Trường hợp chỉ định người bào chữa quy định tại Điều 76 của Bộ luật này thì người bào chữa xuất trình các giấy tờ:

a) Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử luật sư của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề hoặc văn bản phân công của Đoàn luật sư đối với luật sư hành nghề là cá nhân;

b) Bào chữa viên nhân dân xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận;

c) Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý xuất trình Thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực và văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

4. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa quy định tại khoản 5 Điều này thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án; nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Người bị buộc tội thuộc trường hợp chỉ định người bào chữa từ chối người bào chữa.

6. Văn bản thông báo người bào chữa có giá trị sử dụng trong suốt quá trình tham gia tố tụng, trừ các trường hợp:

a) Người bị buộc tội từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa;

b) Người đại diện hoặc người thân thích của người bị buộc tội quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa.

7. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hủy bỏ việc đăng ký bào chữa và thông báo cho người bào chữa, cơ sở giam giữ khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi phát hiện người bào chữa thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 72 của Bộ luật này;

b) Vi phạm pháp luật khi tiến hành bào chữa.”

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: luatsuthanhpho@gmail.comThis email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006