Truyền Thông Báo Chí

LS Trần Minh Hùng Nói Về Vụ Bệnh Viện Chợ Rẫy Cưa Nhầm Chân Bệnh Nhân

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Bệnh viện Chợ Rẫy làm ẩu, các chuyên gia nói gì?

12:17 18/06/2019

pno
Sai sót y khoa là điều không thể tránh khỏi, nhưng nhân viên y tế làm ẩu khi khoan cẳng chân cho bệnh nhân gãy đốt sống ngực thì không thể chấp nhận. Mọi sai sót y khoa, dù lớn hay nhỏ đều không thể bù đắp.

Cẩu thả không thể chấp nhận

Sự việc anh N.Đ.Th. (30 tuổi, ở tỉnh Cà Mau) bị 2 nhân viên của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM đưa nhầm vào phòng mổ, khoan cẳng chân phải thay vì điều trị gãy đốt sống ngực số 8 khiến người dân hoang mang trong những ngày qua.

Phản ảnh đến Báo Phụ Nữ TP.HCM, nhiều bạn đọc bức xúc vì đây là một trong những bệnh viện lớn nhất Việt Nam, là bệnh viện tuyến cuối nên người dân rất an tâm. Điều này giải thích tại sao nhiều người dân có điều kiện lại chọn Singapore để điều trị khi có bệnh.

Benh vien Cho Ray lam au, cac chuyen gia noi gi?
Anh Th. bị khoan vào chân

Trong trường hợp này, lãnh đạo của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM không trốn tránh trách nhiệm, thành lập hội đồng chuyên môn nhằm đánh giá mức độ sai phạm theo quy định và đình chỉ 2 nhân viên y tế gây ra nhầm lẫn trên.

Tuy nhiên với cách giải thích của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy rằng: "Lỗ khoan xương này sẽ tự lành sau 6 tháng mà không cần can thiệp bằng phương pháp nào, cũng không gây di chứng cho bệnh nhân" và "bệnh viện chỉ chịu trách nhiệm các chi phí phát sinh do sự nhầm lẫn này gây ra" đã khiến dư luận thêm dậy sóng. Bởi ngoài việc chữa lành vết thương, bệnh nhân còn phải chịu đau đớn do lỗ khoan xương gây ra và có thể làm tệ hại hơn chấn thương gãy đốt sống ngực.

Nhiều ý kiến cho rằng bệnh viện phải công khai xin lỗi, bồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần cho anh Th., kỷ luật nhân viên gây ra sự nhầm lẫn tai hại này. Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM phải chịu trách nhiệm về cái chân bị khoan của anh Th. suốt cuộc đời nếu có di chứng. Đồng thời, bệnh viện cũng nên chi trả chi phí điều trị gãy xương đốt sống ngực cho bệnh nhân để bù vào thu nhập mất đi của anh trong 6 tháng nằm chờ vết mổ ở chân lành hẳn.

Benh vien Cho Ray lam au, cac chuyen gia noi gi?
Mọi sai sót y khoa không nên phân biệt lớn hay nhỏ. Đặt trường hợp anh Th. nhầm lẫn với một bệnh nhân cần mổ bệnh phức tạp hơn thì hậu quả sẽ ra sao?

Trước sự việc trên, ông Nguyễn Duy Thuận - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế y tế và Quản trị bệnh viện TP.HCM – cho hay, mỗi ngày, Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và những bệnh viện trên cả nước nói chung có vài ngàn đến trên 10.000 người tới khám, điều trị. Nhân viên y tế sai sót trong y khoa là điều gần như không thể tránh khỏi. Nhưng tất cả mọi sai sót y khoa, dù lớn hay nhỏ đều ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của bệnh nhân, không gì có thể bù đắp; nhất là những sai sót do nhân viên y tế làm ẩu gây ra.

Chuẩn bị cho một ca mổ, dù là thủ thuật nhỏ, nhân viên y tế cũng phải rà soát kỹ thông tin người bệnh, cần phải hỏi đi hỏi lại bệnh nhân sắp được mổ những câu hỏi xác định tên, tuổi, quê quán… Đặt trường hợp anh Th. không bị nhầm với bệnh nhân phải khoan cẳng chân, mà nhầm với bệnh nhân cần mổ để xử lý căn bệnh phức tạp thì hậu quả sẽ ra sao? Trên thực tế, đã có bệnh viện cắt nhầm chân khiến bệnh nhân sống với khiếm khuyết suốt đời.

Ông Thuận cho biết: “Ở trường hợp của anh Th., tôi nghĩ rằng trên giường bệnh nhân luôn có bệnh án. Xét về thực thể, anh Th. thấy mình sắp bị khoan vào chân trong khi anh tỉnh táo, biết được bệnh của mình, tất nhiên sẽ gào lên. Tại sao khi anh Th. nói mình không đau chân, bác sĩ lại không kiểm tra thông tin của bệnh nhân ngay lúc đó? Không thể nói rút kinh nghiệm cho việc làm ẩu của mình.

"Thực tế, nhiều bác sĩ đã có ứng xử chưa đúng với bệnh nhân. Ví dụ bệnh nhân nói tay trái tôi đau nhưng bác sĩ không chịu, chỉ nơi khác và hỏi ngược lại tôi là bác sĩ hay anh là bác sĩ.

Ai dám cãi bác sĩ? Ai cũng biết khám bệnh nhiều, thực hiện thủ thuật nhiều thì sai sót y khoa cũng sẽ nhiều, nhưng phải trong một tỉ lệ và mức độ nhất định", ông Nguyễn Duy Thuận lên tiếng.

Nếu bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy muốn rút kinh nghiệm thì nên chi trả cả chi phí khoan chân và gãy đốt sống ngực cho anh Th. Lấy kinh nghiệm ca này để tự nhắc nhở mình, phải chịu trách nhiệm về chân cho anh Th. bằng việc khám định kỳ hàng tháng, để mỗi khi anh đến khám sẽ là một nhắc nhở cho nhân viên y tế tại đây.

Tất nhiên, việc “bảo hành” chân trọn đời cho anh Th. phải tuân theo luật định riêng của bệnh viện về vận động, tần suất di chuyển, lực chân sử dụng, dinh dưỡng… để tránh bản thân người bệnh có thể xem nhẹ sức khỏe của mình”.

Tuy nhiên, khi Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị khám chữa bệnh lớn, nếu đền bù tất cả chi phí có thể sẽ tạo ra một tiền lệ không hay. Tiền lệ này tiếp tục xuất hiện ở những bệnh viện tuyến dưới, bệnh viện địa phương sẽ khiến các bệnh viện này có thể phải... đóng cửa sớm, vì sai sót y khoa hiện nay rất nhiều. Từ đó, tạo ra môi trường làm việc căng thẳng cho bác sĩ, áp lực lớn sẽ càng tạo ra nhiều sai sót.

Nhưng ngược lại, ở trường hợp anh Th. kỳ vọng, đòi hỏi đền bù nhiều cũng không phải là quá đáng. Hơn hết là sự cầu thị trong cách đối xử của bệnh viện, không nên cãi chày cãi cối, không nên im lặng. Vì hành động của nhân viên y tế đã sai trầm trọng, sai từ cơ bản.

Rõ ràng, không thể nói anh Th. quá xui khi nhân viên y tế nhầm lẫn bệnh nhân. Bản thân anh Th. đã nhận ra và nhắc nhở ngay về bệnh của mình, bác sĩ chỉ cần lắng nghe, rà soát lại bệnh án thì sẽ kịp thời dừng lại và không xảy ra sai sót.

Benh vien Cho Ray lam au, cac chuyen gia noi gi?
Bệnh viện Chợ Rẫy nói riêng và những bệnh viện trên cả nước nói chung trung bình có vài ngàn đến trên 10.000 người đến thăm khám, điều trị mỗi ngày.

Bệnh nhân có thể khởi kiện ra tòa

Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn luật sư TP.HCM- nhận định, đội ngũ y bác sĩ trong kíp mổ đã vi phạm nghĩa vụ, nghề nghiệp của bác sĩ khi không thực hiện đúng và đầy đủ chuyên môn kỹ thuật, cẩu thả, vô trách nhiệm trong việc kiểm tra bệnh án bệnh nhân.

Qua đó, trình độ chuyên môn, thái độ cứu chữa bệnh nhân của các y bác sĩ cũng có vấn đề khi không xem xét, đánh giá tổn thương của bệnh nhân mà tiến hành mổ khoan chân gây ra nhầm lẫn.

“Khi xảy ra sai sót, Bệnh viện Chợ Rẫy cho rằng khoan chân không nghiêm trọng, chỉ cần nghỉ ngơi 6 tháng sẽ khỏi. Nhưng theo tôi, nếu anh Th. không bị nhầm với bệnh nhân phải khoan chân mà nhầm với bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt chi, phức tạp hơn thì sẽ ra sao?

Bất kỳ sai sót y khoa nào cũng không nên phân định sai sót lớn hay nhỏ vì đều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Chưa kể anh Th. phải đợi cẳng chân lành mới có thể điều trị gãy đốt sống ngực. Thời gian kéo dài liệu có gây nên biến chứng, di chứng gì ở vết thương ngực không?”, luật sư Hùng nói thêm.

Benh vien Cho Ray lam au, cac chuyen gia noi gi?
Bệnh nhân đông, bác sĩ không có nhiều thời gian khám bệnh tạo nên áp lực trong chẩn đoán và điều trị, điều này có thể thông cảm được. Nhưng trước những ca bệnh cần mổ, thực hiện thủ thuật thì cần phải xác minh rõ thông tin trước khi thực hiện, tránh gây ảnh hưởng thêm về sức khỏe bệnh nhân.

Tại Điều 76 và Điều 77, Luật Khám chữa bệnh 2009 quy định về trách nhiệm và mức bồi thường thiệt hại của y, bác sĩ trong khám bệnh, chữa bệnh nếu để xảy ra sai sót chuyên môn kỹ thuật gây tai biến cho người bệnh. Ngoài trách nhiệm bồi thường theo quy định, y, bác sĩ có thể phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự theo quy định  của Bộ luật Hình sự.

Vì vậy, anh Th. có quyền yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện việc bồi thường hợp lý do hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho anh. Nếu bệnh viện không thực hiện bồi thường theo quy định, anh và gia đình có thể làm đơn khởi kiện gửi đến Tòa án cấp huyện nơi bệnh viện có trụ sở. 

Quy định tại Điều 30, Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đối với vi phạm về chuyên môn kỹ thuật, người gây ra sai sót có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định của pháp luật về chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh gây ra tai biến cho người bệnh. Thậm chí, tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 3 - 6 tháng.

Benh vien Cho Ray lam au, cac chuyen gia noi gi?
Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM.

Trong trường hợp do bị khoan chân mà thương tật của bệnh nhân trên được xác định với tỷ lệ từ 31% trở lên, thì dựa vào mức độ hành vi vi phạm mà bác sĩ có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự với tội vô ý gây thương tích, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Ngoài vấn đề bị xử lý hình sự, hành chính như trên, bệnh viện còn phải bồi thường về mặt dân sự theo quy định tại Điều 590, Bộ luật Dân sự 2015. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại, nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị, nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; Thiệt hại khác do luật quy định. Ngoài ra, bệnh viện cũng có thể chịu một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu theo thỏa thuận.

Sáng 18/6, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết lãnh đạo bệnh viện đang tích cực, cầu thị trong việc giải quyết, xử lý vụ việc nên không thể thông tin thêm. Sau đó, bệnh viện sẽ trả lời bằng văn bản chính thức về sự việc vừa qua để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong xử lý cá nhân liên quan.

Ngày 18/6, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Bệnh viện Chợ Rẫy liên quan sự cố y khoa nghiêm trọng về "khoan nhầm cẳng chân của người bệnh được chẩn đoán gãy đốt sống ngực số 8".

Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy xác minh khẩn trương nội dung thông tin; ghi nhận, phân tích nguyên nhân, xử lý sự cố y khoa, báo cáo, phản hồi và đưa ra giải pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố y khoa theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, bệnh viện này cũng phải nhanh chóng rà soát các quy trình kỹ thuật chuyên môn, quy trình chăm sóc và chấn chỉnh, tăng cường bảo đảm an toàn phẫu thuật, an toàn người bệnh.

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Chợ Rẫy quan tâm chăm sóc và bảo đảm quyền lợi cho người bệnh theo các quy định hiện hành và công khai thông tin về kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông.

Phạm An

Nguồn: Báo phụ nữ tphcm

Luật Sư Trần Minh Hùng Nêu Ý Kiến Tiêu Cực Tại Đội QLTT 12B?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Điều tra tiêu cực ở Đội quản lý thị trường 12B TP.HCM - Bài 4: Xe đạp điện cho... ve chai

05:30 13/05/2019

pno
Đội QLTT 12B nói đã tiêu hủy nhiều mặt hàng có giá trị tại bãi rác Đông Thạnh. Giám đốc đơn vị quản lý bãi rác Đông Thạnh bác bỏ tất cả nội dung này.

Trước những thông tin do Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh trong loạt bài điều tra về dấu hiệu tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B, ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng - người đứng đầu đơn vị này - đã có công văn giải trình cho cấp trên. Tuy nhiên, bản giải trình này không làm rõ thắc mắc: vì sao hàng hóa tiêu hủy được thể hiện trong biên bản là chôn ở bãi rác Đông Thạnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) nhưng đơn vị quản lý bãi rác lại bác bỏ toàn bộ thông tin này?

Tiêu hủy hàng xong, cho... ve chai

Cụ thể, trong công văn gửi Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM ngày 8/5, ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng - quyền Đội trưởng QLTT 12B (nay là Đội QLTT số 12) - cho biết, hội đồng tiêu hủy hàng (do ông Hùng làm chủ tịch) được thành lập theo quyết định của UBND Q.12. Khi tiêu hủy, có các thành viên của hội đồng tham gia và thực hiện bằng nhiều hình thức như đập, cắt, cán, ép, sau đó nhờ xe đổ rác chở đi đổ, trong đó có xe rác của Công ty Dịch vụ công ích Q.12 hỗ trợ; đối với một số hàng đặc biệt thì nhờ Công ty Môi trường đô thị TP.HCM hỗ trợ.

“Việc đổ rác là do các đơn vị hỗ trợ, không lấy tiền, nhưng một số hàng sau khi đập vỡ, cắt bỏ, có thể tận dụng ve chai được thì họ tận dụng. Trường hợp buộc tiêu hủy hàng hóa thì giới thiệu họ với chủ hàng hợp đồng, hoặc chủ hàng ký hợp đồng với cơ quan nào tiêu hủy là tùy ý chủ hàng, chủ hàng làm việc trực tiếp” - ông Khánh Hùng giải trình.

Cũng theo giải trình của ông Khánh Hùng, đối với một số trường hợp  hàng buộc tiêu hủy nhưng chủ hàng không thực hiện, có đơn xin hỗ trợ khi không có khả năng hủy thì hội đồng thực hiện việc tiêu hủy. “Trong phần hàng tiêu hủy, có các kim loại, người đổ rác xin sử dụng bán ve chai và không tính chi phí đổ rác nên Đội QLTT 12B không xin chi phí Q.12 trong quá trình tiêu hủy” - ông Khánh Hùng giải thích trong bản giải trình. 

Đối chiếu với những lô hàng có số lượng lớn và giá trị cao được Đội QLTT 12B lập hội đồng tiêu hủy, chúng tôi nhận thấy, chúng gần như không được đề cập trong bản giải trình của ông Khánh Hùng. Cụ thể, có một đợt, hàng được Đội QLTT 12B lập hội đồng tiêu hủy, thể hiện nội dung hàng trăm loại hàng được tiêu hủy bằng cách đập, đổ, cắt, chôn tại bãi rác Đông Thạnh nhưng bản giải trình không thể hiện việc chôn lấp được thực hiện ra sao.

Dieu tra tieu cuc o Doi quan ly thi truong 12B TP.HCM - Bai 4: Xe dap dien cho... ve chai
Hình ảnh tiêu hủy do ông Khánh Hùng gửi Cục Quản lý thị trường TP.HCM không làm rõ việc tiêu hủy hàng ở bãi rác Đông Thạnh được thực hiện ra sao

Mặt khác, trong biên bản tiêu hủy, có rất nhiều mặt hàng chứa kim loại (khó tiêu hủy) như máy bơm, xe đạp điện, lò vi sóng, nồi hấp điện… nhưng bản giải trình không đề cập đến phương án tiêu hủy, cũng không có hình ảnh kèm theo để chứng minh. Bản giải trình cũng không đề cập đến việc tiêu hủy các mặt hàng đặc biệt như rượu ngoại, nước giải khát… như thế nào.

Đơn vị quản lý bãi rác bác bỏ thông tin của Đội 12B

https://c5.blueseed.tv/track/videoads?metric=click&adid=3965&beacon=21zmzjzlzqzj21zgzj1yznznzqzk1yzqzjzj1vzlzmzr1yzm2pzizizrzl2pzgzqzlzm2pzizjzgzi2pzh2pzi2pzizjzjzk2pzizjzlzr2pzj2pzizmzmzkzkzmzqznzmzr&t=1557759458" style="background-color:transparent;width:633.328px;box-sizing:border-box !important;position:relative !important;float:left !important;padding:10px !important;margin-bottom:5px !important;border:1px solid rgba(0, 0, 0, 0.1) !important;font-size:10pt !important">Yamaha Motor Việt Nam

Đón chờ siêu bất ngờ đến từ Yamaha vào 18/05

 
 

Trước thông tin Đội QLTT 12B thể hiện trong biên bản đã tiêu hủy nhiều mặt hàng có giá trị tại bãi rác Đông Thạnh, ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM, đơn vị quản lý bãi Đông Thạnh hơn 15 năm qua - tiếp tục bác bỏ tất cả nội dung này.

Ông Nhựt khẳng định: “Sau khi Báo Phụ Nữ TP.HCM đăng bài viết có thông tin về việc Đội QLTT 12B nói tiêu hủy hàng tại bãi rác Đông Thạnh, ban giám đốc công ty đã yêu cầu các đơn vị rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan. Do đó, có thể khẳng định rằng, từ trước đến nay, công ty không xử lý bất cứ loại hàng hóa nào cho Đội QLTT 12B tại bãi rác Đông Thạnh”.

Theo ông Nhựt, tại bãi rác Đông Thạnh, có nhà máy xử lý chất thải nguy hại và máy cắt tiêu hủy hàng nên công ty có ký hợp đồng xử lý hàng cho lực lượng QLTT nhưng chỉ tiêu hủy các mặt hàng như thực phẩm, thuốc lá chứ không thể tiêu hủy các thiết bị như lò vi sóng, xe đạp điện, máy bơm...

“Riêng đối với Đội QLTT 12B, năm 2017, một xí nghiệp của Công ty Môi trường đô thị TP.HCM có ký hợp đồng xử lý thuốc lá cho đơn vị này, nhưng không phải xử lý ở bãi rác Đông Thạnh. Từ năm 2018 đến nay, công ty cũng không ký bất cứ hợp đồng xử lý hàng nào cho Đội QLTT 12B” - ông Nhựt thông tin thêm và tiếp tục khẳng định: “Việc Đội QLTT 12B nói công ty hỗ trợ xử lý hàng tại bãi rác Đông Thạnh là không đúng sự thật”.

Dieu tra tieu cuc o Doi quan ly thi truong 12B TP.HCM - Bai 4: Xe dap dien cho... ve chai
Đơn vị quản lý bãi rác Đông Thạnh khẳng định không tiêu hủy hàng của Đội Quản lý thị trường 12B

Trả lời câu hỏi “liệu có thể xảy ra tình huống có đơn vị bên ngoài tự ý vào bãi rác Đông Thạnh để tiêu hủy hàng hóa hay lén đưa chất thải vào đây vứt bỏ, chôn lấp được không”, ông Nhựt cho biết, công ty có lực lượng bảo vệ bãi nghiêm ngặt 24/24 giờ nên không thể xảy ra chuyện này và trên thực tế, trong thời gian qua, cũng chưa từng xảy ra tình huống này.

Theo giải trình của Đội QLTT 12B, nhiều hàng hóa có kim loại (như xe đạp điện, máy bơm…), sau khi cắt bỏ, đội này cho người mua ve chai nên không xin kinh phí tiêu hủy hàng của UBND Q.12 (TP.HCM).

Lập tổ công tác xác minh tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B

Chiều 11/5, Trung tâm Báo chí TP.HCM đã tổ chức buổi trao đổi thông tin giữa Chi cục QLTT TP.HCM với Báo Phụ Nữ TP.HCM liên quan đến loạt bài Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B - TP.HCM (đăng vào các ngày 6, 8 và 10/5).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bách - Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM - thông tin, ngay sau khi Báo Phụ Nữ TP.HCM đăng loạt bài Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B - TP.HCM, Cục QLTT TP.HCM đã báo cáo vụ việc với Tổng cục QLTT, đồng thời thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc mà Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh. “Tổ công tác này sẽ có nhiệm vụ thẩm tra thông tin, tài liệu liên quan đến phản ánh của Báo Phụ Nữ, đồng thời xác minh hoạt động công vụ của Đội QLTT số 12” - ông Bách cho biết.

Ông Bách cũng cam kết, khi có kết quả xác minh, nếu xác định có vi phạm, Cục QLTT TP.HCM sẽ xử lý nghiêm, đồng thời thông tin cho báo chí.

Cần giám sát chặt lực lượng quản lý thị trường

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, nội dung Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh trong loạt bài Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B - TP.HCM là rất hữu ích để cơ quan chức năng điều tra, xác minh những tiêu cực ở đội này cũng như cá nhân người đứng đầu đơn vị này.

Luật sư Hùng cũng nhận định, việc xử lý tài sản tịch thu, nếu không rõ ràng, minh bạch, sẽ gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Để có sự minh bạch trong việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm của lực lượng QLTT, cần phải có sự giám sát chéo và phối hợp liên ngành với các cơ quan chức năng. Việc giám sát chéo liên ngành nhằm tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng, tham ô. Luật sư Hùng đề nghị, nếu có vi phạm khi xử lý hàng hóa vi phạm, cần xử lý thật nghiêm, kể cả xử lý hình sự, để răn đe.

Nhóm phóng viên

Báo phụ nữ tphcm

Luật sư Trần Minh Hùng Nêu Ý Kiến Vụ Cô Giáo Bị Tố Quan Hệ Nam Sinh

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Vụ cô giáo bị chồng tố chung phòng với học trò: Mẹ nam sinh nói gì?

Mẹ nam sinh lớp 10 nói rằng bà từng yêu cầu cô giáo chấm dứt quan hệ với con mình. Cái sai thuộc về người lớn. Trong khi đó, cô giáo phủ nhận có quan hệ tình cảm với học trò.

Vụ việc nữ giáo viên tại một trường THPT trên địa bàn thị trấn La Gi, tỉnh Bình Thuận bị chồng tố có quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10 đang có nhiều thông tin không thống nhất.

Trong khi chồng cô N.T.H. (31 tuổi) và phụ huynh nam sinh lớp 10 cáo buộc có mối quan hệ không đúng đắn, thì nữ giáo viên cho rằng bị chồng dàn dựng.

Người mẹ từng yêu cầu cô giáo dừng quan hệ tình cảm với con mình

Trả lời Báo Lao Động, bà N.T. D - mẹ của nam sinh lớp 10 - cho biết gia đình rất bàng hoàng khi phát hiện chuyện tình cảm trái ngang của con trai với cô giáo.

"Gia đình đã gặp cô H. để yêu cầu chấm dứt, cô cũng hứa sẽ chấm dứt mối quan hệ trái ngang này với con trai tôi. Tuy nhiên, sau đó, cô lại tiếp diễn nên gia đình bất bình, đề nghị nhà trường và cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ con trai. Cháu cũng chưa tới 16 tuổi, còn trẻ người non dạ, hiểu biết chưa tới. Cái sai là ở chỗ người lớn, cực chẳng đã, gia đình mới đi tố cáo vụ việc này", bà D. nói với vẻ bức xúc.




IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:80px;height:80px">

Xác nhận về vụ việc này, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận, cho biết đã được báo cáo từ hiệu trưởng trường THPT đóng trên địa bàn thị xã Lagi.

Theo báo cáo của trường, vào tháng 1/2019, mẹ của nam sinh lớp 10 từng phản ánh đến ban giám hiệu về việc cô H. có quan hệ tình cảm với con trai của mình. Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường đã mời cô H. cùng chồng và phụ huynh nam sinh lớp 10 làm việc.

Cô H. thừa nhận có nhắn tin qua lại quan tâm nam sinh, cam kết với mẹ nam sinh về việc sẽ chấm dứt mối quan hệ, viết tường trình gửi nhà trường.

Ngày 22/2 ban giám hiệu trường tiếp tục nhận được đơn tố cáo của chồng cô giáo H. về mối quan hệ bất chính trên. Ngày 4/3 chồng cô H. tiếp tục gửi bằng chứng về mối quan hệ bất chính giữa nữ giáo viên với nam sinh lớp 10, chính thức tố cáo đến nhà trường và Công an thị xã Lagi.

Đại tá Phạm Duy Khang, Trưởng công an thị xã Lagi cũng xác nhận, đơn vị này đã nhận được đơn tố cáo của chồng cô H. Công an thị xã vào cuộc xác minh và Sở GD&ĐT đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận về vụ việc này.




IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:80px;height:80px">

Cô giáo khẳng định bị chồng dàn dựng, Bộ Giáo dục yêu cầu làm rõ 

Trước thông tin trên, cô H. khẳng định không có quan hệ tình cảm với học sinh. Chồng cô dùng thủ đoạn dàn dựng chuyện để giành quyền nuôi con, khi hai người sẽ ra tòa ly hôn vào ngày 12/3 tới.

Nữ giáo viên thuật lại rằng ngày 6/1 (trước Tết nguyên đán) có cùng một nam sinh đi tìm nhà trọ giúp vợ chồng em gái sắp ra ở riêng. Khi cô đang xem phòng, chồng và gia đình bên chồng kéo đến làm rùm beng ở khu nhà nghỉ.

“Áo ngực và bao cao su do chồng em quăng xuống để quay phim, chứ không hề có quan hệ gì trong đó. Giữa cô và trò hoàn toàn trong sáng”, cô H. khẳng định.

Nữ giáo viên cũng cho rằng trước đó thừa nhận có quan hệ trên tình cảm với học trò vì bị chồng gây sức ép bên gia đình phụ huynh. Phụ huynh tưởng con họ bị đánh đập, đánh ghen, làm chuyện bậy bạ nên cùng lên trường gặp hiệu trưởng. Phụ huynh viết sẵn bản cam kết, bắt cô viết y chang.




IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:80px;height:80px">

Trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, lưu ý việc quan hệ bất chính khác với việc 2 người đều mặc quần áo ngồi trong khách sạn, do đó, cần phải xác minh rõ ràng, tránh quy chụp giáo viên và tạo ra oan sai.

Bà Nguyễn Thị Bích Hoàn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận, cho biết đây là việc cá nhân, đời sống riêng tư của giáo viên, sở cũng khó xử.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận cho biết hiện chưa có thông tin chính xác, hay chứng cứ rõ ràng về vụ việc này. Tất cả thông tin đều đến từ việc tố cáo của chồng cô H., do đó ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận cũng chưa thể kết luận gì.

“Chúng tôi đang theo sát diễn biến vụ việc để có những chỉ đạo kịp thời đối với trường THPT, nơi cô H. công tác. Trước mắt, chúng tôi yêu cầu trường có buổi họp trấn an, ổn định tâm lý giáo viên, học sinh và phụ huynh, để không ảnh hưởng học tập của các em. Riêng với cô H., chúng tôi cũng tạo điều kiện, động viên cô thành thật khai báo sự việc để công an xử lý”, bà Hoàn nói.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết cần xem xét rõ sự việc, làm rõ mối quan hệ giữa cô giáo và nam sinh như thế nào?

Trường hợp giữa cô giáo và học trò có quan hệ tình cảm và thực chất đã xảy ra sự việc trên, tùy theo mức độ, cô giáo có thể bị khởi tố về hành vi Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.

Ngược lại, trường hợp không chứng minh được giữa cô giáo và nam sinh có hành vi giao cấu, không quy vào tội phạm theo Bộ luật Hình sự được.

Nguồn: https://media.zalo.me/detail/4564080408575020426?id=c9dd47144851a10ff840&broadcastId=0df6315e001be945b00a&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR0LyPMWKYOdKIaFxudCERmAWmdvZ_vJSAs3O-TzUiZ-y9GpV1KZnvjan68

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/ugmbKc5sGnI" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Ls Trần Minh Hùng Nêu Quan Điểm Vụ Cô Giáo Và Học Sinh Vào Khách Sạn

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi: Xử phạt thế nào nếu xác định có quan hệ tình dục?

TỨ QÚY, THEO TỔ QUỐC 20:28 07/03/2019
Chia sẻ
8
Thích
45
 

Trong trường hợp giữa cô giáo và học trò có tình cảm và thực chất đã xảy ra việc quan hệ tình dục, tùy theo mức độ cô giáo có thể bị khởi tố về hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145 Bộ luật hình sự

Chiều ngày 7/3, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đoàn Thái - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bình Thuận cho biết đang chờ kết quả điều tra của Công an thị xã La Gi (Bình Thuận) về vụ việc cô giáo H. (công tác tại một trường THPT trên địa bàn) cùng nam sinh lớp 10 vào nhà nghỉ, nghi có quan hệ bất chính

Vị Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, trước mắt Sở đã chỉ đạo hiệu trưởng trường THPT này tạm đình chỉ việc giảng dạy đối với cô giáo H. trong thời gian cơ quan chức năng điều tra. 

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi: Xử phạt thế nào nếu xác định có quan hệ tình dục? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo ông Thái, trước đó chồng của cô giáo H. có gửi đơn tố cáo tới nhà trường và Công an thị xã La Gi để điều tra vụ việc cô H. có quan hệ tình cảm với nam sinh lớp 10 (chưa đủ 16 tuổi). 

"Trước mắt vẫn chưa rõ sự việc thực hư như thế nào, nhưng vấn đề cô giáo cùng nam sinh lớp 10 vào nhà nghỉ là hình ảnh không đúng với tác phong, đạo đức của ngành giáo dục. Vụ việc này nhạy cảm nên cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ rồi chúng tôi mới có quyết định xử lý tiếp theo", ông Thái thông tin. 

Liên quan đến vụ việc này, dư luận thắc mắc nếu cô giáo có quan hệ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi sinh thì cô giáo có bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? 

 

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho rằng cần xem xét rõ sự việc, làm rõ mối quan hệ thực chất giữa cô giáo và nam sinh như thế nào. 

Luật sư nhận định, nếu trong trường hợp giữa cô giáo và học trò có quan hệ tình cảm và thực chất đã xảy ra sự việc trên, tùy theo mức độ cô giáo có thể bị khởi tố về hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145 Bộ luật hình sự. 

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi: Xử phạt thế nào nếu xác định có quan hệ tình dục? - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình

Trong Khoản 1 Điều 145 nêu rõ người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 

Bên cạnh đó, nếu cô giáo phạm tội 2 lần trở lên hay gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (điểm b và đ Khoản 2 Điều 145 BLHS) thì bị phạt tù từ 3-10 năm. Ngoài ra tại Khoản 4 Điều 145 BLHS cũng quy định rõ nếu cô giáo phạm tội trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Cũng theo Luật sư, nếu cô giáo dùng thủ đoạn ép buộc nam sinh chưa đủ 16 tuổi miễn cưỡng giao cấu; giao cấu trái với ý muốn nạn nhân thì sẽ cấu thành tội cưỡng dâm. 

Còn nếu dùng thủ đoạn để thỏa mãn dục vọng của mình (sờ, chạm vào bộ phận sinh dục của nạn nhân…) nhưng không giao cấu với nạn nhân thì cấu thành tội dâm ô.

Nguồn: Kênh 14

Luật Sư Bào Chữa Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Trong những năm gần đây, các vụ án liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã tăng lên về số lượng và diễn biến hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, phức tạp ảnh hưởng rất lớn để sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc tại Điều 174 blhs 2015. Tuy nhiên để xác định một hành vi có phải là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? hoặc để xác định con người thực hiện hành vi đó có phải là tội phạm hay không phải dựa vào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể. Để hiểu rõ hơn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cũng cần hiểu rõ về cấu thành tội phạm của tội này. 

Thứ nhất, Các dấu hiệu cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những quy định khác. Vì tội này không nằm trong đối tượng chịu trách nhiệm hình sự của độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nên chủ thể thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Về khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu và không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Do đó nếu trong quá trình chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì là dấu hiệu để cấu thành một tội phạm khác.

Về mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện qua hai đặc điểm đó là hành vi gian dối  và hành vi chiếm đoạt tài sản.

– Thủ đoạn gian dối của tội phạm được thể hiện bằng những hành vi cụ thể  như lời nói, hành động, cung cấp thông tin không đúng sự thật nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản làm cho họ tin tưởng và giao tài sản của mình cho người phạm tội.Những thủ đoạn gian dối và ý chí dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi việc giao tài sản là đặc điểm cần lưu ý để phân biệt tội lừa đảo chiếm tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm, một trong những dấu hiệu bắt buộc phải có của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó chính là việc người phạm tội phải chiếm đoạt được tài sản đó thông qua hành vi gian dối của mình. Theo quy định của pháp luật nếu chiếm đoạt của người khác với tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ thực hiện là mong muốn chiếm đoạt được tài sản bằng các hành vi lừa đảo, gian dối người bị hại. Động cơ và ý chí lừa đảo luôn phải có trước hành vi chiếm đoạt

Về hậu quả và mối quan hệ nhân quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà theo Bộ luật hình sự có giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm này, tuy nhiên nếu hành vi này gây ra hậu quả nghiệm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh, trật tự an toàn xã hội, tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, hoặc tài sản bị chiếm đoạt tuy có giá trị không đến 2.000.000 đồng nhưng là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng cũng sẽ đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, Về mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó căn cứ vào quy định này mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phụ thuộc vào mức độ phạm tội và hậu quả từ hành vi gây ra như sau:

Ở khung hình phạt cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hay đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu như: cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm. Đây là khung hình phạt thấp nhất, thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng với tính chất và mức độ nguy hiểm đang ở mức thấp.

 

Ở khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 50.000.000 đồng trở lên đến dưới 200.000.000 hoặc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lừa đảo có tính chất có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt. hoặc chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hoặc đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay các tội về cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, hay  tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù. Đây là mức hành phạt nằm trong loại tội phạm nghiêm trọng bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn, hành vi tinh vi hơn và hậu quả để lại cao hơn.

Ở khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 200.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Ở khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên; hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.00 đồng đã từng bị xử phạt vi phạm về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Ngoài ra ở khoản 5 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:

 Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 0972238006

– Tư vấn cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– Tư vấn tham gia tố tụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Tư vấn điều kiện hưởng án treo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006