Truyền Thông Báo Chí

Luật Sư Trần Minh Hùng Nêu Ý Kiến Tiêu Cực Tại Đội QLTT 12B?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Điều tra tiêu cực ở Đội quản lý thị trường 12B TP.HCM - Bài 4: Xe đạp điện cho... ve chai

05:30 13/05/2019

pno
Đội QLTT 12B nói đã tiêu hủy nhiều mặt hàng có giá trị tại bãi rác Đông Thạnh. Giám đốc đơn vị quản lý bãi rác Đông Thạnh bác bỏ tất cả nội dung này.

Trước những thông tin do Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh trong loạt bài điều tra về dấu hiệu tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B, ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng - người đứng đầu đơn vị này - đã có công văn giải trình cho cấp trên. Tuy nhiên, bản giải trình này không làm rõ thắc mắc: vì sao hàng hóa tiêu hủy được thể hiện trong biên bản là chôn ở bãi rác Đông Thạnh (H.Hóc Môn, TP.HCM) nhưng đơn vị quản lý bãi rác lại bác bỏ toàn bộ thông tin này?

Tiêu hủy hàng xong, cho... ve chai

Cụ thể, trong công văn gửi Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM ngày 8/5, ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng - quyền Đội trưởng QLTT 12B (nay là Đội QLTT số 12) - cho biết, hội đồng tiêu hủy hàng (do ông Hùng làm chủ tịch) được thành lập theo quyết định của UBND Q.12. Khi tiêu hủy, có các thành viên của hội đồng tham gia và thực hiện bằng nhiều hình thức như đập, cắt, cán, ép, sau đó nhờ xe đổ rác chở đi đổ, trong đó có xe rác của Công ty Dịch vụ công ích Q.12 hỗ trợ; đối với một số hàng đặc biệt thì nhờ Công ty Môi trường đô thị TP.HCM hỗ trợ.

“Việc đổ rác là do các đơn vị hỗ trợ, không lấy tiền, nhưng một số hàng sau khi đập vỡ, cắt bỏ, có thể tận dụng ve chai được thì họ tận dụng. Trường hợp buộc tiêu hủy hàng hóa thì giới thiệu họ với chủ hàng hợp đồng, hoặc chủ hàng ký hợp đồng với cơ quan nào tiêu hủy là tùy ý chủ hàng, chủ hàng làm việc trực tiếp” - ông Khánh Hùng giải trình.

Cũng theo giải trình của ông Khánh Hùng, đối với một số trường hợp  hàng buộc tiêu hủy nhưng chủ hàng không thực hiện, có đơn xin hỗ trợ khi không có khả năng hủy thì hội đồng thực hiện việc tiêu hủy. “Trong phần hàng tiêu hủy, có các kim loại, người đổ rác xin sử dụng bán ve chai và không tính chi phí đổ rác nên Đội QLTT 12B không xin chi phí Q.12 trong quá trình tiêu hủy” - ông Khánh Hùng giải thích trong bản giải trình. 

Đối chiếu với những lô hàng có số lượng lớn và giá trị cao được Đội QLTT 12B lập hội đồng tiêu hủy, chúng tôi nhận thấy, chúng gần như không được đề cập trong bản giải trình của ông Khánh Hùng. Cụ thể, có một đợt, hàng được Đội QLTT 12B lập hội đồng tiêu hủy, thể hiện nội dung hàng trăm loại hàng được tiêu hủy bằng cách đập, đổ, cắt, chôn tại bãi rác Đông Thạnh nhưng bản giải trình không thể hiện việc chôn lấp được thực hiện ra sao.

Dieu tra tieu cuc o Doi quan ly thi truong 12B TP.HCM - Bai 4: Xe dap dien cho... ve chai
Hình ảnh tiêu hủy do ông Khánh Hùng gửi Cục Quản lý thị trường TP.HCM không làm rõ việc tiêu hủy hàng ở bãi rác Đông Thạnh được thực hiện ra sao

Mặt khác, trong biên bản tiêu hủy, có rất nhiều mặt hàng chứa kim loại (khó tiêu hủy) như máy bơm, xe đạp điện, lò vi sóng, nồi hấp điện… nhưng bản giải trình không đề cập đến phương án tiêu hủy, cũng không có hình ảnh kèm theo để chứng minh. Bản giải trình cũng không đề cập đến việc tiêu hủy các mặt hàng đặc biệt như rượu ngoại, nước giải khát… như thế nào.

Đơn vị quản lý bãi rác bác bỏ thông tin của Đội 12B

https://c5.blueseed.tv/track/videoads?metric=click&adid=3965&beacon=21zmzjzlzqzj21zgzj1yznznzqzk1yzqzjzj1vzlzmzr1yzm2pzizizrzl2pzgzqzlzm2pzizjzgzi2pzh2pzi2pzizjzjzk2pzizjzlzr2pzj2pzizmzmzkzkzmzqznzmzr&t=1557759458" style="background-color:transparent;width:633.328px;box-sizing:border-box !important;position:relative !important;float:left !important;padding:10px !important;margin-bottom:5px !important;border:1px solid rgba(0, 0, 0, 0.1) !important;font-size:10pt !important">Yamaha Motor Việt Nam

Đón chờ siêu bất ngờ đến từ Yamaha vào 18/05

 
 

Trước thông tin Đội QLTT 12B thể hiện trong biên bản đã tiêu hủy nhiều mặt hàng có giá trị tại bãi rác Đông Thạnh, ông Huỳnh Minh Nhựt - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị TP.HCM, đơn vị quản lý bãi Đông Thạnh hơn 15 năm qua - tiếp tục bác bỏ tất cả nội dung này.

Ông Nhựt khẳng định: “Sau khi Báo Phụ Nữ TP.HCM đăng bài viết có thông tin về việc Đội QLTT 12B nói tiêu hủy hàng tại bãi rác Đông Thạnh, ban giám đốc công ty đã yêu cầu các đơn vị rà soát lại toàn bộ hồ sơ liên quan. Do đó, có thể khẳng định rằng, từ trước đến nay, công ty không xử lý bất cứ loại hàng hóa nào cho Đội QLTT 12B tại bãi rác Đông Thạnh”.

Theo ông Nhựt, tại bãi rác Đông Thạnh, có nhà máy xử lý chất thải nguy hại và máy cắt tiêu hủy hàng nên công ty có ký hợp đồng xử lý hàng cho lực lượng QLTT nhưng chỉ tiêu hủy các mặt hàng như thực phẩm, thuốc lá chứ không thể tiêu hủy các thiết bị như lò vi sóng, xe đạp điện, máy bơm...

“Riêng đối với Đội QLTT 12B, năm 2017, một xí nghiệp của Công ty Môi trường đô thị TP.HCM có ký hợp đồng xử lý thuốc lá cho đơn vị này, nhưng không phải xử lý ở bãi rác Đông Thạnh. Từ năm 2018 đến nay, công ty cũng không ký bất cứ hợp đồng xử lý hàng nào cho Đội QLTT 12B” - ông Nhựt thông tin thêm và tiếp tục khẳng định: “Việc Đội QLTT 12B nói công ty hỗ trợ xử lý hàng tại bãi rác Đông Thạnh là không đúng sự thật”.

Dieu tra tieu cuc o Doi quan ly thi truong 12B TP.HCM - Bai 4: Xe dap dien cho... ve chai
Đơn vị quản lý bãi rác Đông Thạnh khẳng định không tiêu hủy hàng của Đội Quản lý thị trường 12B

Trả lời câu hỏi “liệu có thể xảy ra tình huống có đơn vị bên ngoài tự ý vào bãi rác Đông Thạnh để tiêu hủy hàng hóa hay lén đưa chất thải vào đây vứt bỏ, chôn lấp được không”, ông Nhựt cho biết, công ty có lực lượng bảo vệ bãi nghiêm ngặt 24/24 giờ nên không thể xảy ra chuyện này và trên thực tế, trong thời gian qua, cũng chưa từng xảy ra tình huống này.

Theo giải trình của Đội QLTT 12B, nhiều hàng hóa có kim loại (như xe đạp điện, máy bơm…), sau khi cắt bỏ, đội này cho người mua ve chai nên không xin kinh phí tiêu hủy hàng của UBND Q.12 (TP.HCM).

Lập tổ công tác xác minh tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B

Chiều 11/5, Trung tâm Báo chí TP.HCM đã tổ chức buổi trao đổi thông tin giữa Chi cục QLTT TP.HCM với Báo Phụ Nữ TP.HCM liên quan đến loạt bài Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B - TP.HCM (đăng vào các ngày 6, 8 và 10/5).

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Bách - Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM - thông tin, ngay sau khi Báo Phụ Nữ TP.HCM đăng loạt bài Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B - TP.HCM, Cục QLTT TP.HCM đã báo cáo vụ việc với Tổng cục QLTT, đồng thời thành lập một tổ công tác để xác minh vụ việc mà Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh. “Tổ công tác này sẽ có nhiệm vụ thẩm tra thông tin, tài liệu liên quan đến phản ánh của Báo Phụ Nữ, đồng thời xác minh hoạt động công vụ của Đội QLTT số 12” - ông Bách cho biết.

Ông Bách cũng cam kết, khi có kết quả xác minh, nếu xác định có vi phạm, Cục QLTT TP.HCM sẽ xử lý nghiêm, đồng thời thông tin cho báo chí.

Cần giám sát chặt lực lượng quản lý thị trường

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định, nội dung Báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh trong loạt bài Điều tra tiêu cực ở Đội Quản lý thị trường 12B - TP.HCM là rất hữu ích để cơ quan chức năng điều tra, xác minh những tiêu cực ở đội này cũng như cá nhân người đứng đầu đơn vị này.

Luật sư Hùng cũng nhận định, việc xử lý tài sản tịch thu, nếu không rõ ràng, minh bạch, sẽ gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước. Để có sự minh bạch trong việc tiêu hủy hàng hóa vi phạm của lực lượng QLTT, cần phải có sự giám sát chéo và phối hợp liên ngành với các cơ quan chức năng. Việc giám sát chéo liên ngành nhằm tránh xảy ra tiêu cực, tham nhũng, tham ô. Luật sư Hùng đề nghị, nếu có vi phạm khi xử lý hàng hóa vi phạm, cần xử lý thật nghiêm, kể cả xử lý hình sự, để răn đe.

Nhóm phóng viên

Báo phụ nữ tphcm

Luật sư Trần Minh Hùng Nêu Ý Kiến Vụ Cô Giáo Bị Tố Quan Hệ Nam Sinh

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Vụ cô giáo bị chồng tố chung phòng với học trò: Mẹ nam sinh nói gì?

Mẹ nam sinh lớp 10 nói rằng bà từng yêu cầu cô giáo chấm dứt quan hệ với con mình. Cái sai thuộc về người lớn. Trong khi đó, cô giáo phủ nhận có quan hệ tình cảm với học trò.

Vụ việc nữ giáo viên tại một trường THPT trên địa bàn thị trấn La Gi, tỉnh Bình Thuận bị chồng tố có quan hệ bất chính với nam sinh lớp 10 đang có nhiều thông tin không thống nhất.

Trong khi chồng cô N.T.H. (31 tuổi) và phụ huynh nam sinh lớp 10 cáo buộc có mối quan hệ không đúng đắn, thì nữ giáo viên cho rằng bị chồng dàn dựng.

Người mẹ từng yêu cầu cô giáo dừng quan hệ tình cảm với con mình

Trả lời Báo Lao Động, bà N.T. D - mẹ của nam sinh lớp 10 - cho biết gia đình rất bàng hoàng khi phát hiện chuyện tình cảm trái ngang của con trai với cô giáo.

"Gia đình đã gặp cô H. để yêu cầu chấm dứt, cô cũng hứa sẽ chấm dứt mối quan hệ trái ngang này với con trai tôi. Tuy nhiên, sau đó, cô lại tiếp diễn nên gia đình bất bình, đề nghị nhà trường và cơ quan chức năng vào cuộc để bảo vệ con trai. Cháu cũng chưa tới 16 tuổi, còn trẻ người non dạ, hiểu biết chưa tới. Cái sai là ở chỗ người lớn, cực chẳng đã, gia đình mới đi tố cáo vụ việc này", bà D. nói với vẻ bức xúc.




IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:80px;height:80px">

Xác nhận về vụ việc này, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận, cho biết đã được báo cáo từ hiệu trưởng trường THPT đóng trên địa bàn thị xã Lagi.

Theo báo cáo của trường, vào tháng 1/2019, mẹ của nam sinh lớp 10 từng phản ánh đến ban giám hiệu về việc cô H. có quan hệ tình cảm với con trai của mình. Hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường đã mời cô H. cùng chồng và phụ huynh nam sinh lớp 10 làm việc.

Cô H. thừa nhận có nhắn tin qua lại quan tâm nam sinh, cam kết với mẹ nam sinh về việc sẽ chấm dứt mối quan hệ, viết tường trình gửi nhà trường.

Ngày 22/2 ban giám hiệu trường tiếp tục nhận được đơn tố cáo của chồng cô giáo H. về mối quan hệ bất chính trên. Ngày 4/3 chồng cô H. tiếp tục gửi bằng chứng về mối quan hệ bất chính giữa nữ giáo viên với nam sinh lớp 10, chính thức tố cáo đến nhà trường và Công an thị xã Lagi.

Đại tá Phạm Duy Khang, Trưởng công an thị xã Lagi cũng xác nhận, đơn vị này đã nhận được đơn tố cáo của chồng cô H. Công an thị xã vào cuộc xác minh và Sở GD&ĐT đã báo cáo UBND tỉnh Bình Thuận về vụ việc này.




IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:80px;height:80px">

Cô giáo khẳng định bị chồng dàn dựng, Bộ Giáo dục yêu cầu làm rõ 

Trước thông tin trên, cô H. khẳng định không có quan hệ tình cảm với học sinh. Chồng cô dùng thủ đoạn dàn dựng chuyện để giành quyền nuôi con, khi hai người sẽ ra tòa ly hôn vào ngày 12/3 tới.

Nữ giáo viên thuật lại rằng ngày 6/1 (trước Tết nguyên đán) có cùng một nam sinh đi tìm nhà trọ giúp vợ chồng em gái sắp ra ở riêng. Khi cô đang xem phòng, chồng và gia đình bên chồng kéo đến làm rùm beng ở khu nhà nghỉ.

“Áo ngực và bao cao su do chồng em quăng xuống để quay phim, chứ không hề có quan hệ gì trong đó. Giữa cô và trò hoàn toàn trong sáng”, cô H. khẳng định.

Nữ giáo viên cũng cho rằng trước đó thừa nhận có quan hệ trên tình cảm với học trò vì bị chồng gây sức ép bên gia đình phụ huynh. Phụ huynh tưởng con họ bị đánh đập, đánh ghen, làm chuyện bậy bạ nên cùng lên trường gặp hiệu trưởng. Phụ huynh viết sẵn bản cam kết, bắt cô viết y chang.




IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:80px;height:80px">

Trao đổi với Zing.vn, ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ GD&ĐT, lưu ý việc quan hệ bất chính khác với việc 2 người đều mặc quần áo ngồi trong khách sạn, do đó, cần phải xác minh rõ ràng, tránh quy chụp giáo viên và tạo ra oan sai.

Bà Nguyễn Thị Bích Hoàn, Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận, cho biết đây là việc cá nhân, đời sống riêng tư của giáo viên, sở cũng khó xử.

Phó giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận cho biết hiện chưa có thông tin chính xác, hay chứng cứ rõ ràng về vụ việc này. Tất cả thông tin đều đến từ việc tố cáo của chồng cô H., do đó ngành giáo dục tỉnh Bình Thuận cũng chưa thể kết luận gì.

“Chúng tôi đang theo sát diễn biến vụ việc để có những chỉ đạo kịp thời đối với trường THPT, nơi cô H. công tác. Trước mắt, chúng tôi yêu cầu trường có buổi họp trấn an, ổn định tâm lý giáo viên, học sinh và phụ huynh, để không ảnh hưởng học tập của các em. Riêng với cô H., chúng tôi cũng tạo điều kiện, động viên cô thành thật khai báo sự việc để công an xử lý”, bà Hoàn nói.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết cần xem xét rõ sự việc, làm rõ mối quan hệ giữa cô giáo và nam sinh như thế nào?

Trường hợp giữa cô giáo và học trò có quan hệ tình cảm và thực chất đã xảy ra sự việc trên, tùy theo mức độ, cô giáo có thể bị khởi tố về hành vi Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015.

Ngược lại, trường hợp không chứng minh được giữa cô giáo và nam sinh có hành vi giao cấu, không quy vào tội phạm theo Bộ luật Hình sự được.

Nguồn: https://media.zalo.me/detail/4564080408575020426?id=c9dd47144851a10ff840&broadcastId=0df6315e001be945b00a&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR0LyPMWKYOdKIaFxudCERmAWmdvZ_vJSAs3O-TzUiZ-y9GpV1KZnvjan68

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/ugmbKc5sGnI" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Ls Trần Minh Hùng Nêu Quan Điểm Vụ Cô Giáo Và Học Sinh Vào Khách Sạn

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi: Xử phạt thế nào nếu xác định có quan hệ tình dục?

TỨ QÚY, THEO TỔ QUỐC 20:28 07/03/2019
Chia sẻ
8
Thích
45
 

Trong trường hợp giữa cô giáo và học trò có tình cảm và thực chất đã xảy ra việc quan hệ tình dục, tùy theo mức độ cô giáo có thể bị khởi tố về hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145 Bộ luật hình sự

Chiều ngày 7/3, trao đổi với chúng tôi, ông Phan Đoàn Thái - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bình Thuận cho biết đang chờ kết quả điều tra của Công an thị xã La Gi (Bình Thuận) về vụ việc cô giáo H. (công tác tại một trường THPT trên địa bàn) cùng nam sinh lớp 10 vào nhà nghỉ, nghi có quan hệ bất chính

Vị Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Thuận cho biết thêm, trước mắt Sở đã chỉ đạo hiệu trưởng trường THPT này tạm đình chỉ việc giảng dạy đối với cô giáo H. trong thời gian cơ quan chức năng điều tra. 

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi: Xử phạt thế nào nếu xác định có quan hệ tình dục? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo ông Thái, trước đó chồng của cô giáo H. có gửi đơn tố cáo tới nhà trường và Công an thị xã La Gi để điều tra vụ việc cô H. có quan hệ tình cảm với nam sinh lớp 10 (chưa đủ 16 tuổi). 

"Trước mắt vẫn chưa rõ sự việc thực hư như thế nào, nhưng vấn đề cô giáo cùng nam sinh lớp 10 vào nhà nghỉ là hình ảnh không đúng với tác phong, đạo đức của ngành giáo dục. Vụ việc này nhạy cảm nên cần cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ rồi chúng tôi mới có quyết định xử lý tiếp theo", ông Thái thông tin. 

Liên quan đến vụ việc này, dư luận thắc mắc nếu cô giáo có quan hệ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi sinh thì cô giáo có bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? 

 

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho rằng cần xem xét rõ sự việc, làm rõ mối quan hệ thực chất giữa cô giáo và nam sinh như thế nào. 

Luật sư nhận định, nếu trong trường hợp giữa cô giáo và học trò có quan hệ tình cảm và thực chất đã xảy ra sự việc trên, tùy theo mức độ cô giáo có thể bị khởi tố về hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi tại Điều 145 Bộ luật hình sự. 

Vụ cô giáo vào nhà nghỉ với nam sinh chưa đủ 16 tuổi: Xử phạt thế nào nếu xác định có quan hệ tình dục? - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình

Trong Khoản 1 Điều 145 nêu rõ người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. 

Bên cạnh đó, nếu cô giáo phạm tội 2 lần trở lên hay gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% (điểm b và đ Khoản 2 Điều 145 BLHS) thì bị phạt tù từ 3-10 năm. Ngoài ra tại Khoản 4 Điều 145 BLHS cũng quy định rõ nếu cô giáo phạm tội trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Cũng theo Luật sư, nếu cô giáo dùng thủ đoạn ép buộc nam sinh chưa đủ 16 tuổi miễn cưỡng giao cấu; giao cấu trái với ý muốn nạn nhân thì sẽ cấu thành tội cưỡng dâm. 

Còn nếu dùng thủ đoạn để thỏa mãn dục vọng của mình (sờ, chạm vào bộ phận sinh dục của nạn nhân…) nhưng không giao cấu với nạn nhân thì cấu thành tội dâm ô.

Nguồn: Kênh 14

Luật Sư Bào Chữa Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Trong những năm gần đây, các vụ án liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã tăng lên về số lượng và diễn biến hành vi phạm tội ngày càng nguy hiểm, phức tạp ảnh hưởng rất lớn để sự tồn tại và phát triển của xã hội. Do đó trong hệ thống pháp luật Việt Nam quy định các chế tài xử phạt rất nghiêm khắc tại Điều 174 blhs 2015. Tuy nhiên để xác định một hành vi có phải là dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? hoặc để xác định con người thực hiện hành vi đó có phải là tội phạm hay không phải dựa vào cấu thành tội phạm. Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội là tổng hợp các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của một tội phạm cụ thể. Để hiểu rõ hơn về việc truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cũng cần hiểu rõ về cấu thành tội phạm của tội này. 

Thứ nhất, Các dấu hiệu cấu thành tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Chủ thể của tội phạm là con người cụ thể thực hiện hành vi phạm tội, mà theo quy định của Luật Hình sự họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.Chủ thể của tội phạm phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi theo quy định của pháp luật Hình sự. Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự như đối với tội xâm phạm sở hữu khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những quy định khác. Vì tội này không nằm trong đối tượng chịu trách nhiệm hình sự của độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nên chủ thể thực hiện tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự là từ đủ 16 tuổi trở lên.

Về khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị tội phạm xâm hại,gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm đến quan hệ sở hữu và không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Do đó nếu trong quá trình chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản người phạm tội có xâm phạm đến quan hệ nhân thân thì là dấu hiệu để cấu thành một tội phạm khác.

Về mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Mặt khách quan của tôi phạm là những biểu hiện của bên ngoài tội phạm.Mặt khách quan bao gồm các dấu hiệu: hành vi nguy hiểm cho xã hội ,hậu quả tác hại do tội phạm gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả do hành vi đó gây ra ; thời gian, địa điểm; công cụ phương tiện thực hiện tội phạm. v.v Mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thể hiện qua hai đặc điểm đó là hành vi gian dối  và hành vi chiếm đoạt tài sản.

– Thủ đoạn gian dối của tội phạm được thể hiện bằng những hành vi cụ thể  như lời nói, hành động, cung cấp thông tin không đúng sự thật nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản làm cho họ tin tưởng và giao tài sản của mình cho người phạm tội.Những thủ đoạn gian dối và ý chí dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người phạm tội phải có trước khi việc giao tài sản là đặc điểm cần lưu ý để phân biệt tội lừa đảo chiếm tài sản và tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

– Hành vi chiếm đoạt tài sản của tội phạm, một trong những dấu hiệu bắt buộc phải có của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đó chính là việc người phạm tội phải chiếm đoạt được tài sản đó thông qua hành vi gian dối của mình. Theo quy định của pháp luật nếu chiếm đoạt của người khác với tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

Về mặt chủ quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

 

Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện bên trong của tội phạm là thái độ tâm lý của người phạm tội. Mặt chủ quan của tội phạm gồm các dấu hiệu lỗi,động cơ, mục đích cuả tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài được thực hiện với lỗi cố ý, động cơ thực hiện là mong muốn chiếm đoạt được tài sản bằng các hành vi lừa đảo, gian dối người bị hại. Động cơ và ý chí lừa đảo luôn phải có trước hành vi chiếm đoạt

Về hậu quả và mối quan hệ nhân quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà theo Bộ luật hình sự có giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm này, tuy nhiên nếu hành vi này gây ra hậu quả nghiệm trọng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh, trật tự an toàn xã hội, tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, hoặc tài sản bị chiếm đoạt tuy có giá trị không đến 2.000.000 đồng nhưng là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản mà giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng cũng sẽ đủ điều kiện để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thứ hai, Về mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định của pháp luật hiện hành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 174 Bộ luật hình sự 2015. Theo đó căn cứ vào quy định này mức hình phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phụ thuộc vào mức độ phạm tội và hậu quả từ hành vi gây ra như sau:

Ở khung hình phạt cơ bản của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định: Người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 2.000.000 đồng trở lên đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hay đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội xâm phạm đến quan hệ sở hữu như: cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, sẽ bị phạt tù từ 06 tháng đến 3 năm. Đây là khung hình phạt thấp nhất, thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng với tính chất và mức độ nguy hiểm đang ở mức thấp.

 

Ở khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 50.000.000 đồng trở lên đến dưới 200.000.000 hoặc phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, lừa đảo có tính chất có tổ chức, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt. hoặc chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, hoặc đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay các tội về cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, hay  tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tù. Đây là mức hành phạt nằm trong loại tội phạm nghiêm trọng bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn, hành vi tinh vi hơn và hậu quả để lại cao hơn.

Ở khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác từ 200.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng nhưng đã từng bị xử phạt vi phạm hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội này hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Ở khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định người nào có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên; hoặc chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.00 đồng đã từng bị xử phạt vi phạm về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm, đã từng bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc các tội cướp tài sản, bắt cóc chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản,tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, tài sản chiếm đoạt là tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại, tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, hoặc lợi dụng thiên tai dịch bệnh để chiếm đoạt tài sản thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Ngoài ra ở khoản 5 Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Dịch vụ pháp lý của Luật Dương Gia:

 Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 0972238006

– Tư vấn cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

– Tư vấn tham gia tố tụng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

– Tư vấn điều kiện hưởng án treo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụi Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Luật Sư Trần Minh Hùng Trả Lời Báo Công An Nhân Dân

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Truyền Thông Báo Chí

Mô hình “hiệp sĩ đường phố”: Cần một cơ chế pháp lý rõ ràng

Không phủ nhận hiệu quả của mô hình “hiệp sĩ đường phố” góp vào phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm các nhóm “hiệp sĩ đường phố” tại các địa phương của cả nước bắt giữ trên dưới 1.000 đối tượng cướp giật, trộm cắp tài sản trên đường phố, đem lại sự tin yêu của người dân.

Một thành viên trong nhóm hiệp sĩ quận Tân Bình cho biết, chính thức nhóm “hiệp sĩ đường phố” do anh Trương Văn Hoàng (47 tuổi) làm trưởng nhóm có 7-8 thành viên, số còn lại khoảng 20-30 người là những người có máu nghĩa hiệp (sinh viên, tài xế, xe ôm) tham gia khi rảnh rỗi. Trong nhóm chỉ có anh Hoàng là có võ, số còn lại thì chỉ có… tinh thần nhiệt huyết.

Trên giường bệnh, Nguyễn Đức Huy (22 tuổi, ngụ Tân Phú) và Đinh Phú Quý (22 tuổi, ngụ Củ Chi) cho biết cả 2 đều là sinh viên. Vì thích làm việc trượng nghĩa nên ba năm trước cả 2 xin gia nhập nhóm hiệp sĩ của anh Hoàng. Nhiều lần tham gia bắt trộm cắp, cướp giật nhưng lần này là lần mà cả 2 bị thương nặng nhất. Bởi 2 thành viên này không ngờ đến việc đối tượng mạnh động gây án để hòng trốn chạy.

Huy kể, khi xông vào khống chế thì bị đối tượng rút con dao dài ra đâm vào nhóm hiệp sĩ, Huy không có công cụ hỗ trợ trong tay nên bị đâm vào vùng ngực. Quay lại thấy Quý bị thương nằm trên đường, máu chảy lênh láng, Huy gắng sức điều khiển xe máy chở Quý vào bệnh viện, sau đó cũng ngất đi.

Được chữa trị kịp thời, tỉnh táo, Quý cho hay, lúc xông vào khống chế đối tượng, Quý chỉ có tay không nên đối tượng đã  đâm Quý từ phía sau và gục xuống đường. Lúc tỉnh lại thì Quý đã nằm trong phòng cấp cứu.

Nghĩa khí của các “hiệp sĩ đường phố” là đáng trân trọng, đáng được biểu dương, khen ngợi, đáng nhân rộng nhưng xét về một mặt nào đó, xã hội phải được vận hành bằng pháp luật chứ không chỉ dồn vào tinh thần nghĩa khí của một người, một nhóm người. Các nhóm “hiệp sĩ đường phố” được hình thành nhân rộng phần nào đạt được hiệu quả cao trong phòng trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Nếu như không có những người “làm chuyện bao đồng” này thì khi phát hiện ra tội phạm ngoài đường, người dân nào có thể đứng ra chống lại cái ác, cái xấu mà không do dự được - mất gì. Nhưng cái không đúng của các hiệp sĩ là khi phát hiện tội phạm lại làm quá trách nhiệm của mình. Bởi vậy cần có mối quan hệ mật thiết giữa Công an và hiệp sĩ, để khi phát hiện ra tội phạm, chỉ cần một cuộc điện thoại, sự phối hợp giữa hiệp sĩ và cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ bài bản hơn, tránh những rủi ro đáng tiếc.

“Mình thích thì mình tham gia nên ít khi nói chuyện này với vợ con, bởi nói ra họ sẽ can ngăn. Cũng đúng thôi, nếu như làm việc trượng nghĩa phải có phương pháp bài bản, chỉ có lòng dũng cảm thôi cũng không được. Sự cố xảy ra, bị thương thiệt mạng, người bị ảnh hưởng trực tiếp là vợ con, người thân mình. Đa phần những hiệp sĩ là người lao động chân tay, ít võ vẽ lại thiếu kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý tình huống, để khống chế tội phạm, để tự bảo vệ mình nên nhiều lúc gặp nạn là bình thường.

CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa (Bình Dương) hoạt động có qui chế nên được trang bị phương tiện, công cụ hỗ trợ và lập được nhiều thành tích.

Với lòng nhiệt huyết của các thành viên trong nhóm hiệp sĩ, mình cũng mong muốn được huấn luyện những kỹ năng cơ bản khi đối mặt với tội phạm. Có như vậy mình mới thấy tự tin hơn và sẵn sàng đối mặt với cái ác, cái xấu. Qua việc 5 thành viên trong nhóm thương vong, anh em trong nhóm cũng rút ra kinh nghiệm chỉ làm đúng khả năng của mình, còn lại phải phối hợp với lực lượng chính qui”, một thành viên trong nhóm hiệp sĩ Tân Bình cho hay.

Trở lại với vấn đề mà dư luận đang quan tâm hiện nay, đó là cơ chế pháp lý rõ ràng, đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ, phối hợp để các CLB “hiệp sĩ đường phố” tồn tại, hoạt động hiệu quả, những ngày qua, người ta chợt nhớ đến hiệu quả của mô hình này tại Bình Dương. Đại tá Võ Văn Phúc, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương cho hay, mô hình này đến nay đã được nhân rộng trong 91 phường, xã của tỉnh với hàng trăm thành viên tham gia.

Để các CLB này hoạt động, các thành viên trong nhóm phải là bảo vệ dân phố, dân phòng của các phường, xã nên các CLB này đều hoạt động có qui chế thưởng phạt cụ thể, có kinh phí hoạt động.

Hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, Đội trưởng CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa cho biết, nhóm có 16 thành viên, cộng tác viên hoạt động truy bắt tội phạm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Hàng năm, anh em trong nhóm được Công an tỉnh Bình Dương bồi dưỡng 2 lần cả về nghiệp vụ bắt cướp và huấn luyện võ thuật đối kháng, tự vệ, được trang bị công cụ hỗ trợ. Đồng thời, anh em được tuyên truyền tính pháp lý nên trong quá trình săn bắt cướp tránh được những tình huống nguy hiểm.

Đại tá Nguyễn Hoàng Thao, Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương nhận xét, những mô hình CLB phòng chống tội phạm này hoạt động đúng pháp luật nhiều năm nay và mang lại hiệu quả cao, góp phần cùng lực lượng Công an chuyên nghiệp giữ gìn ANTT. Một trong những CLB phòng chống tội phạm hiệu quả là CLB phòng chống tội phạm phường Phú Hòa.

Từ năm 1997 đến nay, CLB này đã khám phá bắt hơn 2.000 vụ phạm pháp hình sự. Để các CLB này hoạt động tốt, những lần họp tổng kết, Công an Bình Dương đều rút kinh nghiệm những mặt được và chưa được sau đó xây dựng những quy chế mới để các CLB hoạt động đúng pháp luật.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, tại TP Hồ Chí Minh có nhiều nhóm hiệp sĩ hoạt động, đó là hoạt động từ tinh thần hiệp sĩ mà không thông qua một qui chế hay cơ chế xét duyệt nào. Nhiều mô hình “hiệp sĩ đường phố” đóng góp tích cực vào công tác toàn dân bảo vệ ANTT, góp phần cùng lực lượng Công an giữ vững bình yên cuộc sống cho nhân dân. Tuy nhiên do không có qui chế nên khi ra tay nghĩa hiệp, những hiệp sĩ không được sử dụng công cụ hỗ trợ.

Về mặt pháp lý, Công an TP Hồ Chí Minh không tìm thấy căn cứ nào để công nhận, để quản lý mô hình này. Do đó nhiều năm nay, Công an TP Hồ Chí Minh rất day dứt, kiến nghị, đề xuất có một quy định, quy chuẩn đầy đủ cho lực lượng này, nhưng kết quả chưa cụ thể. Ví dụ như mô hình xe ôm tự quản, phòng chống tội phạm nhưng đã xuất hiện nhiều thành viên trong mô hình xe ôm tự quản tiếp tay, che giấu tội phạm.

Nguyên nhân là pháp luật thiếu các quy chế, quy chuẩn nên các nhóm hình thành chủ yếu là tự phát. Họ là những người dân bình thường, tự nguyện tham gia phòng chống tội phạm nhưng lại không được bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn, kỹ năng và quản lý. Điều này rất dễ dẫn đến tình trạng sai phạm, hoạt động lệch lạc…

“Vì thế, dù lực lượng nào cũng phải được bồi dưỡng về kỹ năng, kiến thức pháp luật, quy định rõ những gì được làm, không được làm và xác định rõ giới hạn, chức năng... Thực tế, các thông tin về tội phạm hay xử lý thì các hiệp sĩ cũng như CLB phòng chống tội phạm đều cần sự hỗ trợ của Công an vì nó vượt quá khả năng giải quyết của họ…”, Thiếu tướng Phan Anh Minh nói.

Theo Thiếu tướng Phan Anh Minh, nhiệm vụ giải quyết, xử lý tội phạm là của lực lượng Công an. Nhưng một mình ngành Công an không thể làm tốt được, mà cần sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Trong đó có phong trào toàn dân tham gia phòng chống tội phạm.

“Lãnh đạo Công an TP Hồ Chí Minh rất day dứt vì chưa chuẩn hóa được các đội nhóm hiệp sĩ này. Không phải ai muốn trở thành hiệp sĩ cũng đều đủ tư cách, ít ra thì mặt sức khỏe, đạo đức, tư chất phải xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn rõ ràng về việc này. Cái chúng ta cần nhất hiện nay là một quy chế với các quy chuẩn quy định những hiệp sĩ được làm gì khác với những công dân bình thường”, Thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh.

Theo Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, thực tế mô hình “hiệp sĩ” ở đây là tự phát, tự phong, họ như những công dân bình thường khác và họ cũng có nghĩa vụ phòng chống tội phạm như các công dân bình thường khác. Tuy nhiên, họ không phải là cá nhân hay tổ chức đại diện cho Nhà nước thực hiện quyền bắt giữ tội phạm, thực thi quyền do Nhà nước giao, mang tính chuyên môn và nghĩa vụ, do vậy việc họ bắt giữ tội phạm chỉ trong phạm vi tương xứng, phòng vệ và mang tính cấp thiết cùng với đó là sự hỗ trợ kịp thời từ phía cơ quan Nhà nước.

Nếu người bắt tội phạm không may gây ra thương tích trọng thương cho người phạm tội thì tùy tính chất, mức độ, hành vi và sự tương xứng, phòng vệ và mức độ cần thiết, hậu quả mà có bị xử lý hình sự hay không. Thực tế không ít vụ việc gần đây, nhiều người bắt trộm cướp bị xử lý hình sự.

“Theo tôi, vụ này các đối tượng hung hãn, có hung khí nên việc các hiệp sĩ đâm xe là có căn cứ tương xứng với hành vi và mang tính cấp thiết. Đã đến lúc cần có Luật điều chỉnh về vấn đề này và cần trang bị các công cụ hỗ trợ, huấn luyện về chuyên môn, nghiệp vụ bài bản cho họ, trang bị kiến thức cho họ và giao cho họ có được một số quyền hạn nhất định khi bắt tội phạm”, Luật sư Hùng nói.

M. Đức - P.Lữ - Đ.Mừng
Nguồn: Báo công an nhân dân

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006