Luật sư Trần Minh Hùng trả lời Đài truyền hình Vĩnh Long về hành vi vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm Featured

1. Thưa Luật sư, việc xử phạt hành vi chế biến mỡ bẩn của các chủ cơ sở gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay như thế nào?

 An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người. Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm 2010.
Đối với những cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh theo quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6, Luật an toàn thực phẩm 2010 cụ thể như:
-  Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của Luật này hoặc các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Mức phạt tiền đối với vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm mà chưa đến mức xử lý hình sự thì được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trường hợp áp dụng mức phạt cao nhất theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm thì mức phạt được áp dụng không quá 07 lần giá trị thực phẩm vi phạm; tiền thu được do vi phạm mà có bị tịch thu theo quy định của pháp luật
 
Tùy theo tính chất hành vi và mức độ vi phạm của các cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà hình thức xử phạt, mức phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng khác nhau, quy định chi tiết tại Nghị định 178/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Tại nghị định này thì . Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
 
Ngoài ra, theo quy định của Bộ Luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 thì hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm còn có thể bị xử lý hình sự:
“Điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm
1.Người nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2.Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
3.Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
4.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.”
 
2. Theo Luật sư thì mức phạt này có phải quá nhẹ tay nên hành vi này vẫn còn tiếp diễn? Đứng ở góc độ luật pháp, xin Luật sư chia sẻ những quan điểm của mình về giải pháp giúp khắc phục tình trạng này?
 
Hiện nay, các quy định về việc xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm được Nghị định 178/2013/NĐ-CP đã quy định mức tiền phạt tối đa đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, với tổ chức là 200.000.000 đồng, tùy hành vi có khi ít hơn mức xử phạt này. Có thể thấy mức tiền phạt này cũng chưa đủ sức răn đe, tuy nhiên nếu như tổ chức, cá nhân kinh doanh quy mô lớn mà có vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức xử phạt này có đủ sức răn đe không? Theo tôi, nên có quy định cụ thể về trường hợp xử phạt với các tổ chức, cá nhân kinh doanh quy mô lớn, vì nếu giới hạn mức phạt tiền tối đa như hiện nay thì việc nộp phạt của họ là khá đơn giản, không đáng kể, dễ gây ra tình trạng tái phạm vì việc khi họ vi phạm lợi nhuận vượt quá nhiều số tiền này.
Xác định hậu quả “nghiêm trọng” làm căn cứ để xử lý hình sự đối với loại tội phạm này là khó xác định trên thực tế. Bởi có những trường hợp hậu quả tức thì như ngộ độc, còn có những hàng hóa chứa hóa chất thì sẽ nhiễm bệnh dần dần, ảnh hưởng tới sức khỏe và từng bước đe dọa tính mạng con người. Còn các hình thức xử lý vi phạm hành chính lại quá “nhẹ” so với lợi nhuận mà người kinh doanh thu được, nên không đủ sức răn đe.  Theo luật, khi một người do sử dụng thực phẩm “bẩn” mà bị xâm phạm đến tính mạng hoặc xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, thì người cung cấp, chế biến… thực phẩm này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu bị ngộ độc dẫn đến tử vong thì việc chứng minh trách nhiệm đơn giản. Nếu ăn, uống mà bị tử vong, thì chắc chắn sản phẩm sẽ bị tẩy, người kinh doanh cũng chẳng dám làm. Nhưng như chúng ta biết các thực phẩm không đảm bảo an toàn thường gây hậu quả lâu dài”, và  chứng minh “xâm phạm nghiêm trọng” đến sức khỏe quá nan giải. Hậu quả dễ nhận thấy mà các nạn nhân phải gánh chịu là ngộ độc thực phẩm, đau bụng,  và các chất bảo quản, chất kích thích tăng trưởng độc hại phải tích lũy dần trong cơ thể, đến một mức nào mới gây nên các bệnh ung thư, suy thận,… Như vậy, tính không khả thi của quy định này đã dẫn đến tình trạng vi phạm tràn lan, vì họ cho rằng hành vi của mình là khó có thể bị xử lý hình sự.
- Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định, hướng dẫn tại Điều 317 Bộ luật hình sự đã quy định đối với hành vi vi phạm về vệ sinh oan toàn thực phẩm thì hình phạt đối với loại tội phạm này thấp nhất là từ 1 năm đến 20 năm tùy từng hành vi, như vậy blhs 2015 đã tăng hình phạt so với bộ luật hình sự 1999, sua doi bo sung 2009. Tuy nhiên, với tình trạng an toàn thực phẩm như hiện nay thì mức hình phạt tù 20 năm tù theo tôi cũng chưa đủ nghiêm khắc.
 
+ giải pháp:
Ðể tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời gian tới, chúng ta cấn:
- Các cấp cần thành lập một lực lượng quản lý chuyên ngành an toàn thực phẩm đủ quyền lực để giải quyết đến mức cao nhất những vi phạm về an toàn thực phẩm; Nâng cao chế tài xử phạt với những người, những cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm cố ý, tái phạm, kết hợp tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm; Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm để Luật An toàn thực phẩm thực sự đi vào cuộc sống của người dân;
- Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Công thương tăng cường quản lý việc sử dụng các thuốc, hoá chất dùng trong nuôi trồng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… nhằm ngăn chặn ô nhiễm thực phẩm trong sản xuất nông, ngư nghiệp; nghiên cứu và phổ biến công nghệ sản xuất, sau thu hoạch.
- Có chế độ ưu đãi, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng thanh tra chuyên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm để tạo sự tự tin, nhạy bén, bản lĩnh, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, góp phần xây dựng lực lượng thanh tra ngày càng phát triển vững mạnh; có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và đảm bảo đủ kinh phí hoạt động nhằm thực hiện công tác thanh tra thường xuyên, liên tục, góp phần quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn.
- Bộ Y tế cần phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp từ Trung ương đến địa phương, liên tục triển khai các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu trên thị trường. Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng các sản phẩm thực phẩm có nhãn mác rõ ràng tại những địa chỉ cụ thể, tin cậy; sản phẩm đã được công bố tiêu chuẩn, còn hạn sử dụng và đáp ứng các yêu cầu khác về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Ðồng thời, đề nghị người tiêu dùng tích cực phát hiện, phản ánh kịp thời các vấn đề liên quan chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ quan chức năng để có giải pháp quản lý phù hợp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục hơn nữa đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và người tiêu dùng nhằm nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm và ý thức trong việc chọn lựa thực phẩm an toàn. Công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là những hàng hóa, thực phẩm có khả năng gây hại cho nhiều người và hậu quả lâu dài.
- Cần Thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm, thay đổi hành vi, phong tục, tập quán sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, ăn uống lạc hậu, gây mất an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ sức khỏe, tính mạng con người; đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh với sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng thực phẩm.. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.Thông qua hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, sinh hoạt của các đoàn thể, tổ chức xã hội và các loại hình văn hoá quần chúng khác. Thông qua điểm hỏi đáp về an toàn thực phẩm tại các Bộ quản lý ngành.
 
3. Có ý kiến cho rằng Cơ quan chức năng cần phải hỗ trợ cơ sở sản xuất cải thiện vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không phải chỉ có xử phạt. Luật sư nghĩ sao về quan điểm này
 
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này vì Phòng ngừa vi phạm thì phạt phải đi đôi với giáo dục, tuyên tuyền, động viên, hỗ trợ....chứ chỉ phạt không thì người vi phạm lại tìm biện pháp đối phó nên việc xử phạt khó khả thi. Các cơ quan chức năng cần hồ trợ các tổ chức, cơ sở về mặt vật chất, dụng cụ, hướng dẫn, đào tạo, nâng cao nhận thức, đạo đức, pháp luật, tầm quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe và tính mạng con người về lâu dài. 
 
Hiểm họa Tinopal trong bún, phở.
 
1. Thưa Luật sư, mức xử phạt hiện nay đối với hành vi dùng chất Tinopal trong chế biến thực phẩm là như thế nào?
 
Luật ATTP và Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến sử dụng hóa chất trong thực phẩm; trong đó, phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, quá hạn sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; phạt từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm trong thực phẩm. Ngoài phạt tiền, tùy theo tính chất, mức độ mà người vi phạm phải chịu các hình thức bổ sung như: tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy, tịch thu tang vật... 
Ngoài ra, tùy tính chất của hành vi, hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà có thể bị xử lý về mặt hình sự theo quy định tại điều 244. Tội vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Theo Luật sư, mức xử phạt này đã đủ răn đe chưa?  
 
Theo tôi nếu chỉ dừng ở mức xử phạt hành chính thì dù có cao đến đâu người vi phạm cũng tìm  cách đối phó, chạy chọt để tránh bị phạt nặng hoặc với hình thức phạt tiền thì không đủ sức răn đe. Những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm không giết chết con người ngay, có thể không ảnh hưởng trực tiếp ngay tức khắc nhưng nó ngấm dần dần, ảnh hưởng lâu dài về sau nên phải chế tài nặng hơn cụ thể là phải xử lý về mặt hình sự nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm này.
 
3. Nếu người dân có những thắc mắc hay tố cáo những cơ sở sử dụng chất này thì phải báo cho cơ quan nào?
 
Nếu người dân phát hiện cần tố cáo hay thắc mắc về những cơ sở dụng dụng chất này thì cần báo ngay với các cơ quan như:
1. Quản lý thị trường, Công an, Thanh tra chuyên ngành khác, Hải quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan khác có thẩm quyền xử phạt theo quy định của PL thuộc địa bàn được phân công và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thuộc địa bàn quản lý.
3. Thanh tra chuyên ngành: Y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương thuộc phạm vi quản lý và nhiệm vụ được giao.
4. Chiến sĩ Công an thuộc Công an cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, đồn Công an, trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất; Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thuộc địa bàn quản lý.
Rate this item
(0 votes)
  • Last modified on Thứ bảy, 11 Tháng 6 2016 11:04
  • font size
Ls. Trần Minh Hùng

Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện, luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống.

 Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Báo pháp luật TP.HCM, HTV, ĐÀI truyền hình Vĩnh Long, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ, báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn…là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...

Website: luatsuthanhpho.com

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006