Luật Sư Chuyên Hình Sự

Những Trường Hợp Bãi Nại Không Bị Khởi Tố

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Phải có đơn trong 11 trường hợp

Tiếp theo đó, Điều 105 Bộ luật TTHS về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định, những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của BLHS chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Do đó, để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, có căn cứ xử lý hình sự với các đối tượng hành hung mình, những trường hợp bị đánh như ông Vin cần phải làm đơn đề nghị khởi tố vụ án đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền về hành vi cố ý gây thương tích.Như vậy, pháp luật quy định 11 trường hợp về các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái bị kích động mạnh; cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính; hiếp dâm; cưỡng dâm; làm nhục người khác; vu khống; xâm phạm quyền tác giả; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại  hoặc của người đại diện hợp pháp của họ.

Hiện vẫn có không ít người thắc mắc, tại sao trong trường hợp khi hành vi vi phạm pháp luật xảy ra khá rõ ràng nhưng bị hại vẫn phải làm đơn đề nghị thì cơ quan chức năng mới tiến hành khởi tố vụ án?

Như đã phân tích ở trên, theo Điều 105 về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại phần lớn là các tội phạm xâm phạm đến nhân thân của con người. Xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, pháp luật cho phép họ được lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án.

Điều này cũng phù hợp với những nguyên tắc về tôn trọng quyền nhân thân của Bộ luật Dân sự, đó là nguyên tắc tự định đoạt. Hơn nữa, với quy định này, các nhà làm luật nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại.

Mặc dù rất bất bình với hành vi của những đối tượng hành hung ông Vin và mong muốn pháp luật trừng trị thích đáng đối với những đối tượng này, nhưng theo quy định hiện hành, người bị hại vẫn phải có đơn yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc. Quy định này không phải “làm khó” cho người bị hại mà nó thể hiện sự quan tâm đến quyền tự quyết định của cá nhân. Dựa trên yêu cầu của người bị hại, cơ quan chức năng sẽ xem xét giải quyết theo quy định pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho họ.

Khởi tố vụ án hình sự là nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự, không phụ thuộc vào ý muốn bất kỳ chủ thể nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại, người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết (bị hại) lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án. Đây là những trường hợp mà hàn

Bên cạnh đó, nhà làm luật cũng cho phép người bị hại được quyền rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định “Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án”. Quy định này không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của kể cả tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Đây là điểm mới của BLTTHS năm 2015 về rút đơn yêu cầu khởi tố theo yêu cầu bị hại, bởi lẽ khoản 2 Điều 105 BLTTHS năm chỉ cho phép bị hại rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại nhằm thể hiện sự tôn trọng ý chí của người bị hại và tạo điều kiện cho người phạm tội khắc phục hậu quả, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại. Tuy nhiên, quy định này còn bộc lộ một số vướng mắc như sau:

Thứ nhất, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm
Điểm c Khoản 1 Điều 277 và điểm 1 Khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp như: Bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác. Như vậy, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ quyết định đình chỉ vụ án.

Tuy nhiên, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi theo khoản 3 Điểu 326 BLTTHS năm 2015 quy định, các vấn đề của vụ án phải được giải quyết khi nghị án gồm: Vụ án có thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc thuộc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung hay không; Tính hợp pháp của những chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do luật sư, bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác cung cấp; Có hay không có căn cứ kết tội bị cáo. Trường hợp đủ căn cứ kết tội thì phải xác định rõ điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự được áp dụng; Hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với bị cáo; trách nhiệm bồi thường thiệt hại; vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; Bị cáo có thuộc trường hợp miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hay không; Án phí hình sự, án phí dân sự; xử lý vật chứng; tài sản bị kê biên, tài khoản bị phong tỏa; Tính hợp pháp của hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; Kiến nghị phòng ngừa tội phạm, khắc phục vi phạm. Như vậy, mọi vấn đề quan trọng Hội đồng xét xử đều giải quyết thông qua nghị án, tuy nhiên BLTTHS năm 2015 không quy định đình chỉ vụ án thông qua nghị án. Do đó, nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào.

Thứ hai, trong giai đoạn xét xử phúc thẩm
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Thẩm phán chủ toạ phiên tòa có thẩm quyền: Đình chỉ xét xử phúc thẩm hoặc đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Như vậy, BLTTHS năm 2015 không quy định Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm. Do đó, nếu trong giai đoạn này bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố ai có thẩm quyền đình chỉ vụ án và căn cứ đình chỉ là như thế nào.

Bên cạnh đó, BLTTHS năm 2015 quy định tại phiên tòa phúc thẩm Hội đồng xét xử có thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án trong hai trường hợp:

– Trường hợp thứ nhất, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án khi: không có sự việc phạm tội và hành vi không cấu thành tội phạm. Trong trường hợp này đã xuất hiện oan sai nên Hội đồng xét xử sẽ tuyên bị cáo không có tội. Tuy nhiên, đây không phải oan sai mà do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố. Do đó, khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không thể đình chỉ vụ án trong trường hợp này.

– Trường hợp thứ hai, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự; Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật; Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; Tội phạm đã được đại xá; Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác[1]. Như vậy, BLTTHS năm 2015 cũng không quy định bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố là căn cứ để hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án. Do đó, nếu tại phiên tòa bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào khi BLTTHS năm 2015 không quy định đây là một trong các trường hợp hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

Mặt khác, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm cũng không thể căn cứ vào Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015 để đình chỉ vụ án. Bởi lẻ, hiện tại đã có một bản án sơ thẩm về hành vi phạm tội nên khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố thì chủ thể trên phải hủy bản án sơ thẩm để làm mất đi sự tồn tại của bản án này sau đó mới đình chỉ vụ án.
Như vậy, mặc dù BLTTHS năm 2015 không giới hạn thời điểm rút đơn yêu cầu khởi tố của bị hại, song nếu bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa sơ thẩm và trong giai đoạn xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử không thể đình chỉ vụ án như tinh thần Khoản 2 Điều 155 BLTTHS năm 2015.

Do đó, thiết nghĩ trước khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực thi hành cần phải có văn bản hướng dẫn vấn đề này hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung này như sau:

Thứ nhất, nên bổ sung đình chỉ vụ án là một nội dung cần phải thông qua nghị án, để Hội đồng xét xử có thẩm quyền đình chỉ vụ án tại phiên tòa.

Thứ hai, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

Thứ ba, bổ sung thẩm quyền hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án khi bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố vụ án tại phiên tòa xét xử phúc thẩm cho Hội đồng xét xử phúc thẩm.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Quy Định Pháp Luật Hình Sự Có Lợi Cho Bị Can, Bị Cáo

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Quốc hội khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 ngày 29/6/2016 về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13; Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13; Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 và bổ ung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016. Mà theo đó:
-Tại khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này quy định:“Tiếp tụcáp dụng Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 37/2009/QH12); Bộ luật tố tụng hình sự số 19/2003/QH11; Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL-UBTVQH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số 30/2006/PL-UBTVQH11 và Pháp lệnh số 09/2009/PL-UBTVQH12); Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế về tạm giữ, tạm giam (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 98/2002/NĐ-CP và Nghị định số 09/2011/NĐ-CP của Chính phủ) cho đến ngày Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.”.
-Tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết 144/2016/QH13 có quy định:“Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;”.
Theo những quy định này, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng phải đồng thời áp dụng quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 và những quy định có lợi cho người bị buộc tội quy định trong BLTTHS năm 2015. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đề cập đến vấn đề quy định có lợi cho người bị buộc tội trong BLTTHS 2015 phải được áp dụng cho đến khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.
1. Thế nào là quy định được coi là có lợi cho người bị buộc tội?
Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS năm 2015: “Người bị buộc tội  gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.”  
Thuật ngữ “nguyên tắc có lợi” đã tồn tại từ lâu trong đời sống pháp luật, đặc biệt sau mỗi lần sửa đổi, bổ sung BLHS, BLTTHS; các Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành các bộ luật này đều hướng dẫn các trường hợp được sửa đổi, bổ sung theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo.
Cụ thể, đối với BLHS, việc quy định áp dụng “nguyên tắc có lợi” đối với người bị buộc tội thường xoay quanh việc áp dụng hay không áp dụng chính sách hình sự mới (hình sự hoặc phi hình sự hóa hành vi); áp dụng hình phạt đối với người phạm tội mà BLHS được sửa đổi, bổ sung đã bỏ hình phạt tử hình; chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định mới; các điều khoản của BLHS mới xóa bỏ tình tiết tăng nặng; quy định hình phạt nhẹ hơn, tình tiết giảm nhẹ mới; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội. Ngoài ra, các cơ quan tiến hành tố tụng sử dụng “nguyên tắc có lợi” trong định tội danh, định khung hình phạt đối với những quy định chưa rõ ràng về định lượng.
Đối với BLTTHS, qua nghiên cứu tác giả thấy rằng: Nghị quyết của Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 28/6/1988 về việc thi hành BLTTHS năm 1988; Nghị quyết số 24/2003-QH11của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003 về việc thi hành BLTTHS năm 2003; Nghị quyết số 110/2015/QH13của Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 về việc thi hành BLTTHS năm 2015, đều không đề cập đến cụm từ áp dụng quy định có lợi cho người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Chỉ riêng trường hợp khi xét Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII, ngày 29/6/2016 Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13, mà theo đó, tại điểm b khoản 4 Điều 1 của Nghị quyết này có quy định: “Áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 tại điểm a khoản này;”.
Để áp dụng đúng, thống nhất và kịp thời các quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 144/2016/QH13 về các quy định có lợi cho người phạm tội của BLHS năm 2015 và các quy định của BLTTHS năm 2015, ngày 13/9/2016 Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 276/TANDTC-PC hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm. Mà theo đó, tại Mục 3 Công văn này có viết: “Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 để thi hành các quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật hình sự năm 2015 là các quy định về thủ tục tố tụng áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Chuyển hình phạt tử hình sang hình phạt tù chung thân đối với các trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự năm 2015; các Điểm a, b và Điểm c Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội và hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 1 và Điều 2 Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐTP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Tha tù trước thời hạn có Điều kiện;
c) Xóa án tích;
d) Xử lý hình sự đối với người dưới 18 tuổi.”
Như vậy, nếu như ngoài việc áp dụng các quy định về thủ tục tố tụng đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d của Mục 3 Công văn số 276/TANDTC-PC, mà rõ ràng việc áp dụng đó là có lợi cho người bị buộc tội, thì được phép không? Việc áp dụng đó có tuân thủ quy định tại điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 144/2016/QH13 không?. Bởi BLTTHS năm 2015 được sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới theo hướng tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, mà những quy định đó không chỉ tập trung vào các nội dung như liệt kê tại các điểm a, b, c, d Mục 3 Công văn 276/TANDTC-PC. Chính vì lẽ đó, đây là vấn đề còn có những quan điểm khác nhau về việc áp dụng các quy định của BLTTHS năm 2015 theo hướng có lợi cho người bị buộc tội, như sau:
+Quan điểm thứ nhất: Những quy định của BLTTHS năm 2015 có lợi cho người phạm tội, được hiểu đó là những quy định trực tiếp liên quan đến quyền của người bị buộc tội, nhằm bảo đảm cho người bị buộc tội thực hiện tốt quyền bào chữa và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ, như: Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình; Đưa ra chứng cứ; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;  Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật; Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy định của Bộ luật này khi có yêu cầu; Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý.
+Quan điểm thứ hai: Những quy định của BLTTHS năm 2015 có lợi cho người bị buộc tội là những quy định hướng tới bảo vệ cho họ không bị xâm hại bởi các chủ thể tiến hành tố tụng, như không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội và các bảo đảm cho việc thực hiện thống nhất các quy định liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội trong thực tiễn. Do đó, các quy định này phải được xem xét từ phía Người bị buộc tội (chủ thể có quyền) và từ phía những Người tiến hành tố tụng (chủ thể có trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện).
Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, vì những quy định có lợi cho người bị buộc tội là những quy định mới hoặc được sửa đổi, bổ sung trong BLTTHS 2015 mà việc áp dụng các quy định này nhằm bảo đảm quyền con người, quyền của người bị buộc tội. Đồng thời, tạo thuận lợi cho các cơ quan và người tiến hành tố tụng thực hiện đúng đắn và đầy đủ nhất chức năng và trách nhiệm, nghĩa vụ của mình. Một trong những nguyên tắc được BLTTHS năm 2015 ghi nhận tại Điều 13, đó là suy đoán vô tội. Có thể nói, nguyên tắc suy đoán vô tội trong TTHS là một thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trên thế giới. Đối với hầu hết các quốc gia, nguyên tắc suy đoán vô tội giữ một vị trí vô cùng quan trọng, định hướng cho toàn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Nguyên tắc này không còn là riêng biệt trong pháp luật của từng quốc gia mà nó đã được toàn cầu hóa, được ghi nhận ở Điều 11 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (Universal Decleration of Human Rights).
 Ở một khía cạnh khác, nguyên tắc suy đoán vô tội có sự gắn bó mật thiết với nguyên tắc xét xử công bằng. Đặt giả thuyết rằng nếu một người bị cáo buộc là phạm tội, và tòa án hay các cơ quan có thẩm quyền hiển nhiên coi anh ta là có tội, hoặc sự phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên lời nhận tội của bị cáo thì điều đó có nghĩa là nguyên tắc suy đoán vô tội đã bị vi phạm. Như vậy, vấn đề cốt lõi và cơ bản của nguyên tắc chính là ở chỗ “mọi nghi ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội”. Điều này cho phép trước những lập luận theo chiều hướng suy đoán có tội từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, thì người bị buộc tội, ít nhất, cũng có quyền đưa ra những chứng cứ nhằm bảo vệ mình hay quyền bào chữa mà pháp luật tố tụng đã có những quy định mới theo hướng thông thoáng hơn, minh bạch hơn. Việc làm này sẽ đảm bảo cho người bị buộc tội thấy rằng quyền lợi chính đáng của anh ta được bảo vệ trọn vẹn.
2. Những quy định của BLTTHS năm 2015 có lợi cho người bị buộc tội 
2.1. Các quy định về quyền của người bị buộc tội
Đó là những nội dung quy định được bổ sung đối với người bị buộc tội, tại các điều 58, 59, 60 và 61 BLTTHS năm 2015, gồm các quyền sau: Được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến mình; Đưa ra chứng cứ; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người định giá tài sản, người dịch thuật; Bị can có quyền đọc, ghi chép bản sao hoặc tài liệu đã được số hóa liên quan đến việc buộc tội họ trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra theo quy định của Bộ luật này khi có yêu cầu; Bị cáo có quyền trực tiếp hỏi những người tham gia tố tụng nếu được Chủ tọa phiên tòa đồng ý.
2.2. Các quy định liên quan đến bào chữa
Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt cũng phải được bảo đảm quyền bào chữa (Điều 72); Trợ giúp viên pháp lý bào chữa cho người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 10.
Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và Điều 2.
 Nghị định 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý); Thay thế quy định cấp giấy chứng nhận người bào chữa bằng thủ tục đăng ký bào chữa (Điều 78).
Đặc biệt, theo quy định tại Điều 73 BLTTHS 2015, người bào chữa được luật bổ sung cơ chế nhằm thực hiện các quyền, sau:
+ Gặp người bị buộc tội đang bị bắt, tạm giữ, tạm giam, thủ tục giao nộp chứng cứ, thủ tục đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án.
+ Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, cụ thể: Sau mỗi lần lấy lời khai, hỏi cung của người có thẩm quyền kết thúc thì người bào chữa có thể hỏi người bị bắt, bị tạm giữ, bị can;
+Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung;
+ Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này, như hoạt động thực nghiệm điều tra;
+ Thu thập chứng cứ; kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
+ Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
+ Đề nghị thay đổi, huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế.
Ngoài ra, theo Điều 81 BLTTHS 2015 quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa và cách thức người bào chữa thu thập chứng cứ, gồm: gặp thân chủ, bị hại, người làm chứng, những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và các tình tiết liên quan đến việc bào chữa.
Bên cạnh đó, một quy định được coi là có lợi cho người bị buộc tội, đó là người thân thích của người bị buộc tội có quyền mời người bào chữa. Đồng thời, quy định cụ thể thủ tục và trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ quan quản lý người bị tạm giữ, tạm giam khi tiếp nhận được yêu cầu nhờ người bào từ người buộc tội phải chuyển yêu cầu này hoặc thông báo cho người bào chữa được họ nhờ biết; có trách nhiệm tạo điều kiện cho người bào chữa liên hệ với người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam để thỏa thuận về việc nhờ bào chữa.
Theo Điều 76 của Bộ luật này, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền bắt buộc mời người bào chữa cho bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là 20 nămtù chung thân, tử hình;
2.3. Quy định về những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp,bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
 Điều 114 BLTTHS 2015 quy định rõ những việc cần làm ngay sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt; trách nhiệm của cơ quan bắt hoặc nhận người bị bắt trong trường hợp truy nã; trách nhiệm của cơ quan đã ra quyết định truy nã. Nội dung các quy định này là pháp điển hóa Mục 4 Thông tư liên tịch 05/2005/TTLT- VKSNDTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Công an – Bộ Quốc phòng về  quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của BLTTHS năm 2003
2.4. Các quy định về căn cứ tạm giam và thời hạn tạm giam
Điều 119 và Điều 173 BLTTHS 2015 quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam đối với bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về các tội nghiêm trọng, ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt chính là phạt tù trên 2 năm thì việc tạm giam chỉ có thể được áp dụng khi thuộc các trước hợp sau đây:
i) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
ii) Không có nơi cứ trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
iii) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
iv) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
v) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Ngoài ra, chỉ có thể tạm giam bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định mức phạt tù đến 2 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
Trong giai đoạn điều tra, luật đã rút ngắn thời hạn tạm giam 1 tháng đối với tội ít nghiêm trọng; 2 tháng đối với tội rất nghiêm trọng. Đồng thời, để đáp ứng yêu cầu đấu tranh với các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, BLTTHS 2015 cho phép gia hạn tạm giam đến khi kết thúc điều tra nhưng để bảo đảm chặt chẽ, tránh lạm dụng, thẩm quyền gia hạn tạm giam trong trường hợp này chỉ thuộc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2.5. Quy định về các biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam
Mọi biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân được ràng buộc chặt chẽ hơn về thời hạn, BLTTHS 2015 đã quy định rõ ràng hơn về các biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam. Việc áp dụng các quy định này cơ bản thỏa mãn điều kiện có lợi cho người bị buộc tội do đã cụ thể, minh bạch thời hạn áp dụng; theo đó, thời hạn áp dụng các biện pháp này không được quá thời hạn điều tra, truy tố, xét xử; đối với người bị kết án phạt tù thì không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù; cụ thể:
Đối với biện phápBảo lĩnh (Điều 121), mở rộng đối tượng nhận bảo lĩnh (Cơ quan, tổ chức, cá nhân); cụ thể hơn về điều kiện nhận bảo lĩnh; quyền của các đối tượng nhận bảo lĩnh; Đối với biện phápĐặt tiền để bảo đảm (Điều 122), mở rộng đối tượng đặt tiền để bảo đảm; để dễ dàng thực hiện nhà làm luật chỉ quy định đặt tiền.
2.6.Các quy định về biện pháp cưỡng chế
Theo nguyên tắc áp dụng có lợi cho người bị buộc tội đã nêu, Điều 127 BLTTHS 2015 quy định về biện pháp áp giải, dẫn giải các đối tượng, trong đó có đối tượng người bị buộc tội. Đặc biệt, khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản; kê biên tài sản phải bảo đảm việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội . Ngoài ra, Điều 130 của Bộ luật này có quy định rõ các trường hợp hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản theo hướng minh bạch hơn.
2.7. Quy định về thủ tục lập biên bản và ký biên bản tố tụng trong các trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần mà không thể ký vào biên bản
Theo Điều 133 BLTTHS 2015, trường hợp người tham gia tố tụng không biết chữ thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến. Biên bản phải có điểm chỉ của người tham gia tố tụng và chữ ký của người chứng kiến. Trường hợp người tham gia tố tụng có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào biên bản thì người lập biên bản đọc biên bản cho họ nghe với sự có mặt của người chứng kiến và những người tham gia tố tụng khác. Biên bản phải có chữ ký của người chứng kiến.
2.8. Quy định về giám định
Theo đó, trách nhiệm của cơ quan trưng cầu giám định trong thời hạn 24 giờ phải gửi quyết định trưng cầu giám định và kết luận giám định cho Viện kiểm sát, trong thời hạn 7 ngày phải thông báo kết luận giám định cho người tham gia tố tụng; thành phần và thủ tục giám định bổ sung và giám định lại; bổ sung cơ chế nhằm giải quyết xung đột giữa các kết luận giám định; theo đó, quy định trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng VKSND tối cao, Chánh án TAND tối cao có quyền quyết định giám định lại và kết luận giám định trong trường hợp này có hiệu lực để giải quyết vụ án. Đặc biệt là quy định cụ thể về thời hạn giám định (Điều 208 BLTTHS 2015)
2.9. Quy định về định giá tài sản
Yêu cầu định giá tài sản, thời hạn định giá tài sản, tiến hành định giá tài sản, định giá lại tài sản, định giá lại tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn, định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt, kết luận định giá tài sản, quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản.
2.10. Các quy định đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
Những thẩm quyền có tính chất quyết định việc “đóng, mở” một giai đoạn tố tụng, những thẩm quyền liên quan đến việc hạn chế quyền con người, quyền công dân thì giao cho Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định. Còn những thẩm quyền có tính chất phát hiện hoặc làm sáng tỏ sự thật vụ án giao cho Điều tra viên, Kiểm sát viên trực tiếp quyết định. Từ đó thúc đẩy quá trình giải quyết vụ án khẩn trương, chính xác, đề cao trách nhiệm đầy đủ của từng chức danh tố tụng, đồng thời, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ trong kiểm soát hoạt động tố tụng, phù hợp với mặt bằng năng lực các chức danh tư pháp hiện nay.
2.11. Quy định về các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
Để cụ thể hóa yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật…”, tạo cơ sở pháp lý để thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể các biện pháp được phép áp dụng bao gồm: ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử; quy định chặt chẽ các trường hợp áp dụng chỉ đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tội phạm về tham nhũng, tội khủng bố, tội rửa tiền và các tội phạm khác có tổ chức thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng; về thẩm quyền áp dụng phải có quyết định của Thủ trưởng Cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên và được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; về thời hạn áp dụng không quá 02 tháng, trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá thời hạn điều tra; quy định cho phép sử dụng làm chứng cứ đối với những thông tin, tài liệu thu thập từ biện pháp điều tra đặc biệt; đồng thời, quy định nghiêm ngặt việc sử dụng các thông tin, tài liệu nhằm bảo vệ bí mật riêng tư của các cá nhân, tổ chức.
Tóm lại: BLTTHS 2015 có nhiều quy định tiến bộ, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Hiến pháp năm 2013, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Nhưng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội, theo hướng áp dụng các quy định có lợi cho người bị buộc tội theo tinh thần quy định của các Nghị quyết của Quốc hội khóa XIII như đã trình bày ở trên, rất cần sự hướng dẫn thống nhất nhận thức và áp dụng bằng văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nội dung này.

ThS.LS Lê Văn Sua
 
2. Kể từ ngày Bộ luật hình sự năm 2015 được công bố:
a) Không áp dụng hình phạt tử hình khi xét xử người phạm tội mà Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình, đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử;
b) Hình phạt tử hình đã tuyên đối với người được nêu tại điểm a khoản này nhưng chưa thi hành án, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;
c) Đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các điều kiện quy định tại điểm c khoản 3 Điều 40 của Bộ luật hình sự năm 2015, thì không thi hành và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân;
 
2. Trường hợp hình phạt tử hình đã tuyên trước ngày 09 tháng 12 năm 2015 đối với người phạm tội mà Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 đã bỏ hình phạt tử hình và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án tử hình thì Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm báo cáo ngay Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
 
 Điều 2. Về việc chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân đối với người đã bị kết án tử hình nhưng chưa thi hành án mà có đủ các Điều kiện quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13
1. Kể từ ngày 09 tháng 12 năm 2015, người đã bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa thi hành án tử hình mà thuộc một trong các trường hợp sau đây thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân:
a) Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm;
b) Sau khi bị kết án, người bị kết án tử hình đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và lập công lớn.
2. “Chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ hoặc người bị kết án đã tích cực tác động để cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em và những người khác khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc nộp lại ít nhất ba phần tư giá trị tài sản mà người bị kết án đã tham ô, nhận hối lộ.
3. “Hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án chủ động cung cấp những tin tức, tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án (như: chỉ đúng nơi cất giấu vật chứng quan trọng giúp cơ quan chức năng thu hồi được vật chứng đó; khai báo và chỉ đúng nơi đồng phạm khác đang bỏ trốn; khai báo về tội phạm và người phạm tội mới liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án...). Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, Điều tra, xử lý tội phạm” nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.
4. “Lập công lớn” là sau khi bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, người bị kết án đã giúp cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, truy bắt, Điều tra, xử lý tội phạm không liên quan đến tội phạm mà họ bị kết án; cứu được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc cứu được tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên của Nhà nước, của tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn hoặc sự kiện bất khả kháng khác; có phát minh, sáng chế hoặc sáng kiến có giá trị lớn được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Ngoài những trường hợp nêu trên, có thể xác định những trường hợp khác là “lập công lớn” nhưng phải được các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng.
5. Đối với người bị kết án tử hình thuộc trường hợp hướng dẫn tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm chủ trì, phối hợp với Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát, báo cáo ngay Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.
 
Điều 10. Người được trợ giúp pháp lý
1. Người nghèo.
2. Người có công với cách mạng.
3. Người già cô đơn, người tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa.
4. Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
 
Điều 2. Người được trợ giúp pháp lý
1. Người nghèo được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý là người thuộc chuẩn nghèo theo quy định của pháp luật.
2. Người có công với cách mạng được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945;
b) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
c) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động;
d) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
đ) Bệnh binh;
e) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
g) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
h) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
i) Người có công giúp đỡ cách mạng;
k) Cha, mẹ, vợ, chồng của liệt sĩ; con của liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.
3. Người già được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa.
4. Người tàn tật được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn hoặc là người bị nhiễm chất độc hoá học, bị nhiễm HIV hoặc bị các bệnh khác làm mất năng lực hành vi dân sự mà không có nơi nương tựa.
5. Trẻ em được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý là người dưới 16 tuổi không nơi nương tựa.
6. Người dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý theo khoản 4 Điều 10 Luật Trợ giúp pháp lý là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.
7. Các đối tượng khác được trợ giúp pháp lý theo quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Nguồn: Bộ Tư Pháp

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Luật Sư Bào Chữa Về Hình Sự Tại Tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Tại Điều 56 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về người bào chữa như sau:

"1. Người bào chữa có thể là:

a) Luật sư

b) Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

c) Bào chữa viên nhân dân.

2. Những người sau đây không được bào chữa:

a) Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó;

b) Người tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người phiên dịch.

3. Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Nhiều người bào chữa có thể bào chữa cho một người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

4. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, cơ quan điều ra phải xem xét; cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do".

Như vậy theo quy định của pháp luật thì một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị can trong cùng một vụ án, với điều kiện quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau.

------------------

 Giấy khám sức khỏe ở nước ngoài có giá trị
ở Việt Nam không?

Hỏi: Chồng sắp cưới của tôi ở Hoa Kỳ, chúng tôi định đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh. Xin hỏi:

Chồng tôi có thể khám sức khỏe tâm thần tại Hoa Kỳ và gửi về cho tôi nộp hồ sơ được không? Giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền ở Hoa Kỳ cấp có giá trị để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn không?

Trả lời:

1. Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10-7-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, có quy định:

Trong hồ sơ đăng ký kết hôn ngoài các giấy tờ có liên quan còn phải nộp giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần, hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình. Liên quan đến giấy xác nhận sức khỏe tại Thông tư số 07/ 2002/TT-BTP ngày 16-12-2002 của Bộ Tư pháp có hướng dẫn như sau:

Giấy tờ xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành vi của mình do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên hoặc do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của nước ngoài, nơi người đó thường trú xác nhận.

Như vậy, các giấy xác nhận tình trạng tâm thần của đương sự là người nước ngoài và do cơ quan y tế chuyên khoa về tâm thần ở nước ngoài cấp đều được coi là hợp lệ để nộp hồ sơ đăng ký kết hôn.

2. Tuy nhiên, qua tiếp xúc nếu có nghi ngờ về kết quả trong giấy xác nhận tình trạng sức khỏe nêu trên thì Sở Tư pháp vẫn có quyền yêu cầu đương sự đi khám sức khỏe lại tại một cơ quan y tế do Sở Tư pháp chỉ định.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài VOV Giao Thông, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Luật sư tư vấn về việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

 Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Việc gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự của người bị tạm giữ, người bị tạm giam

1. Người bị tạm giữ được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ. Người bị tạm giam được gặp thân nhân một lần trong một tháng; trường hợp tăng thêm số lần gặp hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý. Thời gian mỗi lần gặp không quá một giờ.

2. Người đến thăm gặp phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp phải chịu sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của cơ sở giam giữ;

không làm ảnh hưởng đến các hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền; tuân thủ quy định về thăm gặp; trường hợp cơ quan thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc thăm gặp.

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể thời điểm thăm gặp; thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

3. Người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để thực hiện bào chữa theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và Luật này tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giữ, tạm giam đang khám bệnh, chữa bệnh; phải xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa.

4. Thủ trưởng cơ sở giam giữ không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong các trường hợp sau đây và phải nêu rõ lý do:

a) Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ với người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc cơ quan đang thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân do thấy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết vụ án; người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

b) Trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để tổ chức truy bắt người bị tạm giữ, người bị tạm giam bỏ trốn;

c) Khi có dịch bệnh xảy ra tại khu vực có cơ sở giam giữ;

d) Khi cấp cứu người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;

đ) Khi đang lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;

e) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam không đồng ý thăm gặp; trường hợp này, người thăm gặp được trực tiếp gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam để xác nhận việc không đồng ý thăm gặp;

g) Người đến thăm gặp cố ý vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ từ hai lần trở lên;

h) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang bị kỷ luật theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

5. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này. Việc tiếp xúc lãnh sự, tổ chức nhân đạo được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo thỏa thuận quốc tế hoặc thỏa thuận về từng trường hợp cụ thể giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo. Việc tiếp xúc, thăm gặp có thể mời đại diện của cơ quan ngoại giao Việt Nam hoặc đại diện Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cùng tham dự.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Mẫu Đơn Giám Đốc Thẩm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KIẾN NGHỊ

(V/v: xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hủy 02 bản án sơ thẩm số: 33/2017/HSST ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bản án phúc thẩm số 124/2018/HS-PT ngày 13/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM)

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI HÀ HỘI

Tôi tên: Nguyễn Thành An, sinh năm: 2000

Thường trú: ấp Thạnh Thới, xã An Thạnh Thủy, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.

Người Giám hộ: cha ruột………………………..

Tôi làm đơn kiến nghị ngày kính mong Chánh án tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xem xét kháng nghị hủy 02 bản án sơ thẩm sơ thẩm số: 33/2017/HSST ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bản án phúc thẩm số 124/2018/HS-PT ngày 13/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM vì các lý do sau:

Tại thời điểm thực hiện hành vi, tôi là người chưa được 16 tuổi, tôi sinh: 12/6/2000, tại thời điểm thực hiện hành vi là: 5/4/2016.

Tại Điều 69 BLHS quy định về Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội như sau:

“Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội.

Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế áp dụng hình phạt tù. Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Tại điều Điều 74 quy định về Tù có thời hạn như sau:

“Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị phạt tù có thời hạn theo quy định sau đây:

1.   Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

2.     Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

Tôi có các tình tiết giảm nhẹ sau:

Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1.   Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

a)

b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c)

d)

đ)

e)

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

i)

k)

l)

m)

n)

o)

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

q)

r)

 s)

2.   Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.

Tại Điều 47 quy định về  Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật như sau:

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.”

Ngoài ra, tại khoản 2, điều 46 Bộ luật Hình sự quy định:

“Khi quyết định hình phạt, Tòa án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ trong bản án.”

Quy định này được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2000 của HĐTP TANDTC quy định tại khoản 5, điểm c quy định các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ như như:

“- Người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt (gia đình bị hại có đơn bãi nại cho bị cáo – đã nộp đơn bãi nại của bị hại cho tòa cấp phúc thẩm).

- Gia đình bị cáo khắc phục, bồi thường. (có đơn xác nhận của bị hại).

- Bị cáo là gia đình cách mạng, có nhiều liệt sỹ…đã có đính kèm hồ sơ gia đình cách mạng

- Căn cứ Điều 60 quy định về Án treo như sau:

“Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.”

- Căn cứ theo quy đinh tại  Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;

c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm…

Như vậy, tôi bị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tiền Giang truy tố khoản 1, điều 112, với mức phát từ 4- 5 năm tù. Nhưng tòa án xử 5 năm là quá cao.

Ngoài ra, tòa án đã không áp dụng điều 47 để áp dụng cho tôi khi có trên 2 tình tiết giảm nhẹ tại điều 46. Tòa án cũng không áp dụng điều 74, khoản 2 để áp dụng hình phạt có lợi cho bị cáo An.

Căn cứ điều Điều 73 quy định về Cải tạo không giam giữ.

Khi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội thì không khấu trừ thu nhập của người đó.

Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định.

Như vậy căn cứ theo quy định Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 áp dụng  có lợi cho bị can, bị cáo, căn cứ về Tội phạm, Căn cứ vào Tội hiếp dâm trẻ em theo quy định Bộ luật hình sự mới, căn cứ về quy định cải tạo không giam giữ, căn cứ về quyết định hình phạt đối với người chưa đủ 16 tuổi… Tôi đủ điều kiện để được hưởng biện pháp tư pháp đó là cải tạo không giam giữ….không cần tách ly tôi ra khỏi xã hội vì hành vi của tôi thể hiện nhận thức tôi còn hạn chế và chưa đầy đủ.

Việc tôi không soi điện thoại thì bị cáo khác vẫn thực hiện hành vi hiếp dâm được. Tôi còn nhỏ nhận thức còn hạn chế khi chỉ dọi điện thoại chứng tỏ bị cáo còn rất hạn chế về nhận thức, không nhận thức được hành vi của mình. Bị cáo không dọi đèn thì các bị cáo này vẫn thực hiện được hành vi phạm tội được, vai trò giúp sức này hết sức mờ nhạt và không quyết định đến hành vi phạm tội. Điều này thể hiện qua hồ sơ cũng như lời khai các bị cáo là An chỉ soi để Linh hiếp, sau khi Linh hiếp thì An trả lại điện thoại thì đến lượt Thương hiếp Phương. Như vậy, mặc dù không có An soi Thương vẫn hiếp dâm Phương được điều đó cho thấy vai trò không đáng kể của An. Khi các bị cáo thực hiện xong hành vi thì An còn chở Phương về. Điều đó chứng tỏ bị cáo chưa hoàn thiện về nhận thức, ý thức, có sự hạn chế về pháp luật của người chưa thành niên và cần sự khoan hồng của pháp luật, không nhất thiết phải phạt tù bị cáo. Bị cáo lao động chính khi cha mẹ bị bệnh, giảm khả năng lao động (có đơn xác nhận của chính quyền xã An Thạnh Thủy đã nộp cho tòa án cấp phúc thẩm cha mẹ bị cáo bị bệnh).

Ngoài ra, tôi không phải soi để thỏa mãn thích thú mà tôi bị ép soi gương cho Linh hiếp. Bởi trước khi hiếp Phương thì Phương chống cụ nên Trương Quang Linh dọa giết Phương nên khi Linh đưa điện thoại bắt tôi rọi thì tôi sợ không rọi sẽ giết tôi như Linh nói với Phương nên tôi phải rọi. Vì tôi còn nhỏ tuổi, cơ thể cũng nhỏ hơn Linh nên tôi không thể đánh lại Linh nếu Linh giết tôi.

Ngoàỉ ra, vụ án này Bùi Minh Hậu là người chứng kiến vụ việc từ đầu đến cuối như tôi cũng không phản đối gì sao vẫn không bị xử lý hình sự còn tôi bị xử lý hình sự.

Căn cứ vào các quy định trên, tôi kính mong Chánh án toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xem xét kháng nghị hủy hai bản án sơ thẩm số: 33/2017/HSST ngày 28/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang và Bản án phúc thẩm số 124/2018/HS-PT ngày 13/3/2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM để xét xử lại ngay từ đầu về việc tôi bị ép cầm điện thoại rọi để Linh hiếp, tôi chưa đủ 16 tuổi, tôi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt, gia đình cách mạng, gia đình bên bị hại làm đơn bãi nại, áp dụng tình tiết Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có lợi cho tôi để áp dụng cho tôi khi xét xử cho tôi hưởng hưởng án treo hoặc cho tôi được áp dụng biện pháp tư pháp cải tạo không giam giữ vì Cải tạo không giam giữ (điều 36 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định:

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 06 tháng đến 03 năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ.

Tôi thuộc khung 1 của tội hiếp dâm, hình phạt của tôi phải apd dụng dưới mức thấp nhất của khung và áp dụng tôi chỉ bị ½ đối với ngừơi thành niên phạm tội thì tôi nếu có tội cũng chỉ chịu mức án cao là 3 năm thì tôi phải được được áp dụng biện pháp tư pháp cải tạo không giam giữ để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho tôi. Đảm bảo tôi được hưởng sự khoan hồng pháp luật, áp dụng hình phạt thấp nhất đối với tôi và với thời gian thử thách ngắn nhất để bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật. Không nhất thiết phải tách ly tôi ra khỏi xã hội.

Xin chân thành cảm ơn hội đồng xét xử và chấp nhận nội dung bào chữa của tôi.

Đính kèm theo đơn là bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, các chứng từ, hồ sơ vụ án đính kèm.

Trân trọng cảm ơn.

                                                            Tiền Giang, ngày   tháng   năm 2018

                                                                                    Người kiến nghị

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006