Vì sao tư vấn giám sát siêu dự án chống ngập 10.000 tỷ bị 'tuýt còi'?

  • 13:25 21/11/2018
  •  
  •  16
  •  

Nếu văn bản TVGSHĐ ban hành bình thường thì việc dùng chữ ký khắc dấu sẽ bị vô hiệu, không xử lý trách nhiệm. Với văn bản có nội dung tố cáo thì phải điều tra, xử lý theo luật.

Cục Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa có công văn gửi Trung tâm chống ngập, khẳng định hàng chục văn bản của Đoàn tư vấn giám sát hợp đồng (TVGSHĐ) dự án “Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu - giai đoạn 1” (gọi tắt dự án chống ngập do triều) gửi UBND TP.HCM và các cơ quan chức năng không phù hợp với quy định của pháp luật.

Cụ thể, từ ngày 14/7, ông L. Fernando Requena, Trưởng đoàn TVGSHĐ tự ý rời Việt Nam. Tuy nhiên, TVGSHĐ vẫn phát hành hàng loạt văn bản dùng chữ ký khắc dấu của ông này.

Vi sao tu van giam sat sieu du an chong ngap 10.000 ty bi 'tuyt coi'? hinh anh 1
Dự án chống ngập do triều đang bị "treo" do ngân hàng cho vay tạm ngừng giải ngân. Ảnh: Lê Quân.

"Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật khẳng định nếu văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký của người có thẩm quyền ký nhưng người đó vắng mặt và không ký trực tiếp vào bản gốc văn bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức thì không phù hợp với quy định của pháp luật”, công văn của Bộ Tư pháp nêu.

Xét nội dung văn bản để truy trách nhiệm

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết việc Bộ Tư pháp khẳng định hành vi của TVGSHĐ không có giá trị pháp lý là điều chính xác. Theo quy định, việc ký văn bản phải do người có thẩm quyền trực tiếp ký hoặc những người được giao ký thay, ký thừa ủy quyền, ký thừa lệnh trực tiếp.

Khi phát hành văn bản thì phải lưu bản gốc văn bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền. Các văn bản đã phát hành sử dụng dấu chữ ký chỉ hợp pháp khi có nội dung giống với bản gốc văn bản lưu tại văn thư cơ quan, tổ chức đã được người có thẩm quyền duyệt và ký trực tiếp trước khi phát hành.

Luật sư Trần Đình Dũng (Hội Luật gia TP.HCM) nói thêm chữ ký khắc dấu thường được sử dụng trong hoạt động thương mại và nó có giá trị ở một số nước. Pháp luật Việt Nam hiện không thừa nhận loại chữ ký này.

"Trong trường hợp này, cần phải xác định TVGSHĐ có phải là tổ chức do nước ngoài thành lập hay không. Nếu đây chỉ là tổ chức ở Việt Nam và trưởng đoàn là người nước ngoài thì việc TVGSHĐ dùng chữ ký dấu sẽ không có cơ sở chấp nhận", luật sư Dũng cho biết.

Trong số hơn 30 văn bản mà TVGSHĐ đã dùng chữ ký đóng dấu ban hành, đáng chú ý có văn bản số HTFC-SCFC/LO-18-068 gửi Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM, tố cáo một số nhân viên tư vấn bị đe dọa, phải sống trong trạng thái bất an vì đang làm việc cho Liên danh TVGSHĐ.

Theo luật sư Dũng, nếu các văn bản được ban hành bình thường thì khi hình thức không đúng sẽ bị vô hiệu, không truy cứu trách nhiệm. Tuy nhiên, với các văn bản ban hành có nội dung như tố cáo thì phải được điều tra, xử lý theo Luật Tố cáo.

Vi sao tu van giam sat sieu du an chong ngap 10.000 ty bi 'tuyt coi'? hinh anh 2
Dự án chống ngập đang bị buộc phải tạm dừng thi công từ ngày 27/4 khi đã hoàn thành 72% khối lượng. Ảnh: Lê Quân.

Luật sư Hùng đồng tình, cho rằng cần xem xét nội dung những văn bản ban hành sai luật đó là gì? Đã tiến hành thực hiện công việc hay đã gây ra hậu quả? Nếu chưa gây thiệt hại và không nguy hiểm thì có thể sẽ bị vô hiệu và bãi bỏ chứ không truy trách nhiệm.

Ngược lại, nếu gây hậu quả dẫn đến những việc như ngân hàng chậm giải ngân cho dự án, dự án bị ngưng trệ,... gây thiệt hại thì TVGSHĐ có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự.

"Cơ quan chức năng cần điều tra, xác minh nguyên nhân, mục đích, động cơ và tính chất vi phạm để có thể xử lý mặt hành chính, dân sự và thậm chí là hình sự", luật sư Hùng nêu quan điểm.

Bị đề nghị rút giấy phép vì nợ thuế

Vừa qua, Cục Thuế TP.HCM cũng có văn bản đề nghị Sở Kế hoạch - Đầu tư cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận và giấy phép hoạt động của Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Meinhardt Việt Nam vì nợ thuế, chậm nộp và tiền phạt lên đến 22 tỷ đồng. Trước đó, Cục Thuế đã 3 lần ra văn bản tạm ngưng sử dụng hóa đơn đối với công ty này.

Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM sẽ ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập hoạt động, giấy phép hành nghề của Công ty Meinhardt Việt Nam. Nếu không thực hiện yêu cầu của công văn, Sở Kế hoạch Đầu Tư phải thông báo lý do không thu hồi các giấy phép trên bằng văn bản.

Tuy nhiên, gần 1 tháng trôi qua vẫn chưa có thông tin về việc rút giấy phép của Công ty Meinhardt Việt Nam.

Vi sao tu van giam sat sieu du an chong ngap 10.000 ty bi 'tuyt coi'? hinh anh 3
Công ty Meinhardt Việt Nam, 1 trong 3 công ty thuộc Liên danh TVGSHĐ bị đề nghị thu hồi giấy phép kinh doanh do nợ thuế. Ảnh: Lê Quân.

Theo luật sư Võ Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM), pháp luật quy định khi doanh nghiệp nợ thuế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp cưỡng chế để truy thu chứ không bị xử lý hình sự. Chỉ có thể xử lý hình sự trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi trốn thuế tùy vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và số tiền trốn thuế.

Việc thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập và hoạt động được thực hiện khi cơ quan thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, yêu cầu phong tỏa tài khoản.

Cơ quan chức năng thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật; Thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.

Dự án chống ngập có tính đến yếu tố biến đổi khí hậu nằm trong 7 Chương trình đột phá được Đại hội Đảng bộ TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020 thông qua.

Tiến độ thực hiện theo hợp đồng BT giữa UBND TP.HCM và Tập đoàn Trung Nam là 36 tháng (từ năm 2016 - 2019). Tuy nhiên, sau đó lãnh đạo thành phố chỉ đạo rút ngắn tiến độ xuống còn 22 tháng.

Quy mô dự án bao gồm 6 cống kiểm soát triều lớn với khẩu độ từ 40-160 m là Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và Phú Định; cùng hạng mục đê bao ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến sông Kinh dài 7,8 km đê - kè, bảo vệ các đoạn xung yếu, các cống nhỏ dưới đê với khẩu độ 1-10 m.

Bên cạnh 7 hạng mục chính là xây dựng các nhà quản lý cho dự án, kết hợp với hệ thống SCADA và quan trắc ở nhiều khu vực thuộc dự án.

 

Hoài Thanh

Nguồn: Zing.new.vn

Sau khi nhận được tố giác và phát hiện sai phạm của “ông trùm” điện máy Nguyễn Kim, Cục Thuế TP.HCM đã truy thu được số tiền khủng nhưng lại thưởng quá bèo đối với người có công tố giác, như vậy làm sao khuyến khích được người tố giác?

Vừa qua, 7.11 Cục Thuế TP.HCM trao quyết định khen thưởng kèm tiền thưởng 3 triệu đồng cho ông  N.D.T.C. - người cung cấp thông tin giúp Cục Thuế TP.HCM truy thu và phạt hơn 148 tỷ đồng do “lách” thuế thu nhập cá nhân hàng chục năm qua của Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim.

Trước đó, từ sự phản ánh của ông C., Cục Thuế TP đã quyết định thanh tra hành vi trốn thuế của CTCP Thương mại Nguyễn Kim thông qua việc kê khai lương của nhân viên. Kết quả thanh tra nêu rõ, hơn 10 năm qua, năm nào nhân viên cũng ủy quyền cho công ty quyết toán thuế đầy đủ nhưng điện máy Nguyễn Kim đã né thuế thu nhập cá nhân bằng cách chuyển từ tiền lương chức danh, tiền thưởng thành tiền tăng ca, làm thêm giờ để tránh nộp thuế.

Luật sư Hùng cho rằng, mức thưởng kiểu “cho có lệ” sẽ không thể khuyến khích hành vi tố giác tội phạm của người dânLuật sư Hùng cho rằng, mức thưởng kiểu “cho có lệ” sẽ không thể khuyến khích hành vi tố giác tội phạm của người dân

Theo Luật sư Trần Minh Hùng – Đoàn Luật sư TP.HCM, để đưa ra mức khen thưởng phải căn cứ vào Luật thi đua khen thưởng năm 2003, Luật sửa đổi bổ sung năm 2013 và Quyết định số 2512 của Tổng cục Thuế ngày 21.12.2016 về việc ban hành quy chế phối hợp, khen thưởng với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân bên ngoài có liên quan đến công tác thuế.

Trong đó, quyết định số 2512 quy định các trường hợp cung cấp thông tin về các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật về thuế nhằm mục đích trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước, giúp cơ quan thuế truy thu hoặc thu hồi số tiền thuế đã bị chiếm đoạt hoặc ngăn chặn hành vi gian lận thuế thì sẽ được cơ quan thuế khen thưởng.

Luật sư Hùng cho rằng, hiện nay hành vi trốn thuế của các cá nhân, doanh nghiệp khá phổ biến và số tiền lên có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, rất ít người dám tố giác. Nhân viên trong doanh nghiệp nếu đứng ra tố giác sẽ đối mặt nguy cơ phải đối mặt trong việc bị gây khó dễ trong công việc, thăng tiến, bị mất việc, chưa kể còn nguy hiểm đến cả tính mạng.

Vì vậy, số tiền thưởng 3 triệu đồng so với nhừng gì mà người tố cáo có thể đối mặt thì rất nhỏ. Gọi là tiền thưởng khuyến khích nhưng thực chất số tiền đó sẽ rất khó khăn trong việc tạo động lực cho người dân dũng cảm đứng lên để tố giác hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, bởi số tiền nhỏ đó họ cảm thấy không đáng để phiêu lưu mà tố giác vì người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình và cả sự yên ổn, an toàn trong công việc, tính mạng.

Luật sư Hùng nhận định, việc trích thưởng chỉ dựa trên hình thức chứ chưa dựa vào tính chất vụ việc. Đối với những mức thưởng quá thấp như vậy thì không tương xứng đối với hành vi tố cáo. Ngoài thưởng theo chính sách, quy định của pháp luật thì nhà nước vẫn chưa có quy định về quỹ thưởng cụ thể nào khác cho công dân.

Theo luật sư Hùng, Nhà nước cần ban hành các quy định pháp luật về việc quy định mức thưởng cụ thể theo từng vụ việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật, ban hành các nghị định, thông tư hướng dẫn cụ thể về việc xét mức thưởng, đồng thời điều chỉnh các quy định xem xét mức thưởng cho phù hợp hiện nay.

Để khuyến khích người dân tố giác các hành vi vi phạm pháp luật, gây thất thu ngân sách, không nên quy định mức thưởng quá cứng nhắc, mà nên điểu chỉnh lại quy định cách tính mức thưởng.

Một số cách xem xét mức thưởng có thể được xem xét cân nhắc như quy định thưởng trên phần trăm số tiền thuế truy thu được, kèm theo tặng giấy khen, huy chương lao động để khuyến khích người dân. Số phần trăm tính trên số tiền thuế thu được thì ngành thuế cần phải dựa vào các điều kiện kinh tế, xã hội để đưa ra một con số cụ thể hợp lí. Không nên đưa ra những con số mang tính tượng trưng, vì như vậy người dân rất khó để biết được chính xác. Như vậy, nhiều người sẽ mạnh dạn tố giác các hành vi gian lận thuế, giúp cơ quan thuế truy thu được số tiền thuế rất lớn.

Pháp luật về thuế và quản lí thuế của nước ta khá hoàn thiện và nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản về quy chế thanh tra, kiểm tra việc thu thuế của các doanh nghiệp, tuy nhiên vấn đề nằm ở chỗ quá trình áp dụng pháp luật, quá trình thực thi của các cơ quan có thẩm quyền. Nhà nước nói chung và cục thuế nói riêng cần tạo ra một đội ngũ thanh tra, kiểm tra thuế nhanh nhạy, có chuyên môn cao và tuân thủ pháp luật.

“Cơ quan thuế các cấp cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các đơn vị, cá nhân dung túng bao che, tiếp tay cho hành vi gian lận thuế. Đồng thời, phối hợp với cơ quan Công an, và các cơ quan liên quan để nắm bắt, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; phối hợp kiểm tra, xác minh, cung cấp hồ sơ, thông tin nhanh chóng, kịp thời, nâng cao tính răn đe các đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế…

Bên cạnh việc khuyến khích người dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về thuế, nhà nước cũng cần có chính sách bảo vệ tính mạng sức khỏe, cũng như cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân của người đó, không nên tiết lộ thông tin cá nhân, quá trình tiếp nhận tố cáo và tiến hành bảo vệ người tố cáo cần diễn ra nhanh chóng, kịp thời”, Luật sư Hùng phân tích.

Phan Vượng – Kỳ Phương
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng
Nguồn: Đời sống và tiêu dùng

'Cần kháng nghị hủy án vụ xe đầu kéo tông Innova đi lùi trên cao tốc'

  • 08:31 12/11/2018

"Chánh án TAND Tối cao cần kháng nghị bản án phúc thẩm của TAND Thái Nguyên theo hướng hủy 2 bản án, trưng cầu giám định từ cơ quan chuyên môn", luật sư Nguyễn Văn Quynh nói.

 
 
Vụ xe container tông Innova lùi trên cao tốc xảy ra thế nào?Hai tình huống của vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên được Zing.vn dựng lại theo kết luận của TAND tỉnh Thái Nguyên và lời khai của tài xế container Lê Ngọc Hoàng.

Hôm 9/11, TAND tỉnh Thái Nguyên chính thức có bản án phúc thẩm vụ tài xế xe đầu kéo container tông chiếc Innova chở 11 người đi lùi trên cao tốc khiến bốn người tử vong.

Trong bản án, HĐXX khẳng định tài xế xe đầu kéo Lê Ngọc Hoàng gây ra tai nạn không phải là sự kiện bất ngờ như bị cáo đã khai mà do Hoàng đã vô ý quá tự tin.

Khi không điều khiển xe chuyển làn đường được và chỉ còn cách xe Innova của Sơn 10 m, Hoàng mới giẫm chết phanh, xe lết bánh trên đường, đâm vào phía sau xe của Sơn, đẩy chiếc Innova đi hơn 10 m thì mới dừng lại, dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Nhiều chuyên gia đánh giá quá trình điều tra còn nhiều thiếu sót dẫn đến bản án được tuyên gây nên phản ứng trong dư luận. Liệu có khả năng hủy bản án để điều tra lại?

Hủy án là cần thiết

Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhận định vụ án có mâu thuẫn về cơ cấu va chạm dẫn tới kết quả bản án thiếu khách quan. Do đó, ông Quynh cho rằng Chánh án TAND Tối cao cần kháng nghị bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Thái Nguyên theo hướng hủy cả hai bản án này, trưng cầu giám định lại từ cơ quan chuyên môn về cơ cấu va chạm.

Về việc vụ án đã xảy ra một thời gian dài nên việc giám định lại có thể sẽ gặp khó khăn, luật sư Quynh cho biết tuy vụ án xảy ra đã lâu nhưng vẫn có đầy đủ chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra. "Chừng đó đã đủ để cơ quan điều tra trưng cầu giám định cơ cấu va chạm", luật sư nói.

'Can khang nghi huy an vu xe dau keo tong Innova di lui tren cao toc' hinh anh 1
Nhiều người cho rằng cần dựng lại hiện trường vụ án để điều tra. Ảnh: Tư liệu.

Tại bản án phúc thẩm, giám định viên của Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, trình bày kết luận giám định vận tốc xe đầu kéo do Hoàng điều khiển lúc 15h38ཷ" vận tốc của xe đầu kéo là 62 km/h. Từ sau 15h39, vận tốc xe này bằng 0.

“Điều đó càng thể hiện Hoàng đã không chú ý quan sát phía trước có xe Innova do Sơn đang điều khiển lùi trên đường, có đèn cảnh báo nguy hiểm để giữ khoảng cách an toàn đối với xe của Sơn và giảm tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa cho phép (có thể dừng lại một cách an toàn) trong trường hợp có chướng ngại vật trên đường.

"Cho nên, khi xe của Hoàng còn cách xe của Sơn 30 m (lời khai của Hoàng tại CQĐT và tại phiên tòa sơ, phúc thẩm) thì Hoàng mới phát hiện xe của Sơn đang lùi”, bản án nêu.

Một giảng viên bộ môn Luật Hình sự nói với Zing.vn: "Theo nguyên tắc tố tụng, nếu kết luận giám định không rõ để khẳng định tài xế Hoàng có tội, chứng cứ không đủ để buộc tội thì cơ quan điều tra phải tuân thủ nguyên tắc suy đoán vô tội, kết luận tài xế không phạm tội".

Theo giảng viên này, trong vụ án, ngoài chứng cứ, lời khai bị cáo, kết luận giám định được xem là chứng cứ buộc tội, có thể làm thay đổi kết quả của vụ án. Nhưng kết luận giám định trong vụ án này có những điểm không rõ ràng, đơn cử như mất dữ liệu, điều vô lý khi tài xế xe đầu kéo container giảm tốc từ 62 km/h về 0 km/h chỉ trong thời gian quá ngắn.

Do đó, cần phải trưng cầu giám định lại quá trình va chạm giữa xe đầu kéo container và chiếc Innova. Việc kháng nghị hủy án để điều tra lại là cần thiết.

Chỉ có thể thực nghiệm khoảng cách phát hiện Innova đi lùi

Theo luật sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn luật sư TP.HCM), người có nhiều năm làm điều tra viên, đối với vụ án này theo luật sư chỉ có thể thực nghiệm khoảng cách phát hiện xe lùi, khó có thể thực nghiệm hai xe cùng di chuyển vì rất nguy hiểm.

"Quan trọng nhất là khoảng cách hai xe khi tài xế Hoàng phát hiện chiếc Innova đi lùi. Từ đó sẽ đánh giá tiếp khả năng phanh hoặc tránh. Việc thực nghiệm lại hiện trường thì phải bố trí xe có tải trọng tương tự như khi xảy ra tai nạn thì kết quả mới chính xác. Nhưng làm việc này lại quá mạo hiểm vì có thể tiếp tục xảy ra tai nạn", luật sư Dũ nêu quan điểm.

'Can khang nghi huy an vu xe dau keo tong Innova di lui tren cao toc' hinh anh 2
Hai tài xế Ngô Văn Sơn (trái) và Lê Ngọc Hoàng tại phiên tòa. Ảnh: N.A.

Cũng theo luật sư, điều khó khăn nhất nếu điều tra lại cũng chính là việc xác định khoảng cách giữa hai xe mà ở thời điểm đó, tài xế xe đầu kéo phát hiện chiếc Innova lùi phía trước. Với khoảng cách đã được xác định sẽ làm rõ được tài xế xe đầu kéo xử lý kịp hay không. Đây cũng chính là mấu chốt để giải quyết vụ án.

"Nếu qua thực nghiệm ra kết quả mà với khoảng cách đó tài xế Hoàng không thể nào xử lý được thì anh ta không có lỗi. Còn nếu hoàn toàn trong khả năng có thể xử lý thì việc kết tội tài xế này là có cơ sở. Điều này sẽ tùy thuộc vào kết quả giám định", luật sư Dũ nói.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) lại cho rằng trong vụ án trên, việc tiến hành thực nghiệm điều tra (tái dựng hiện trường, tiến hành đo đạc thông số kỹ thuật, diễn tả hành vi, tình huống,…) cũng sẽ không quá khó khăn. Bởi cơ quan có thẩm quyền có thể tái dựng hiện trường và sử dụng các thiết bị để tính toán vận tốc, thời điểm va chạm.

Luật sư cũng đánh giá quá trình điều tra còn nhiều thiếu sót dẫn đến bản án được tuyên không làm hài lòng dư luận. "Việc bỏ qua thực nghiệm điều tra, tái dựng hiện trường vụ án, kiểm tra các khả năng cũng như tình huống có thể xảy ra, trưng cầu giám định vật lý khoa học,… có sai sót dẫn tới kết luận của tòa án có thể còn mang tính chủ quan, không thuyết phục, còn nóng vội", luật sư Hùng chia sẻ.

 

 

 

Hoài Thanh

Nguồn: Zing.new

Link đầy đủ:https://news.zing.vn/cẩn-kháng-nghị-hủy-án-vụ-xe-đầu-kéo-tông-innova-đi-lùi-trên-cao-tốc-post890920.html?fbclid=IwAR0ciiXEYoS3InEJc5fGwMg5UmbqUhnSt7IpK75qZeTx3ouCB99Ec91xykc

Tài xế Container có dấu hiệu bị oan

LSVNO - Chiều 2/11/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã tuyên đối với các bị cáo Ngô Văn Sơn 9 năm tù, Lê Ngọc Hoàng 6 năm tù trong vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Bản án đang gây tranh cãi trong dư luận vì cho rằng bị cáo Hoàng vô tội, nguyên nhân gây tai nạn là do bị cáo Sơn lái xe khi đã sử dụng rượu bia và điều khiển xe lùi trên cao tốc.

Bản án gây tranh cãi?

Mới đây, ngày 02/11/2018, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Thái Nguyên đưa ra phán quyết đối với các bị cáo Ngô Văn Sơn 9 năm tù, Lê Ngọc Hoàng 6 năm tù trong vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên giữa xe Innova và xe Container.

45235919-1050994495075090-2601135462651265024-n-5bdf9bd1295b7

Bị cáo Lê Ngọc Hoàng tại phiên tòa phúc thẩm.

Hội đồng xét xử (HĐXX) cho rằng, Hoàng đã không chú ý quan sát, không giảm tốc độ về an toàn nên khi 2 xe cách nhau 30m mới phát hiện xe innova đang lùi rồi nhấn phanh. Việc này vi phạm thông tư liên tịch số 91 về khoảng cách an toàn giữa 2 xe; Hoàng phạm lỗi vô ý, quá tự tin. 

Bản án đang gây tranh cãi trong dư luận vì cho rằng hành vi của bị cáo Hoàng không cấu thành tội phạm, vô tội. Nguyên nhân gây tai nạn, là do bị cáo Sơn lái xe khi đã sử dụng rượu bia và điều khiến xe lùi trên cao tốc, điều này đã được nghiêm cấm.

Trước đó, ngày 09/5/2018, TAND huyện Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) xét xử sơ thẩm tuyên phạt Ngô Văn Sơn 10 năm tù và Lê Ngọc Hoàng 8 năm tù về tội về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” theo Điều 202, Bộ Luật hình sự 1999. Về dân sự, tòa buộc Sơn bồi thường hơn 700 triệu đồng, buộc Hoàng bồi thường gần 500 triệu đồng cho gia đình các nạn nhân.

Vụ việc xảy ra vào sáng 19/11/2016, tài xế Ngô Văn Sơn (Yên Phong, Bắc Ninh) điều khiển xe Innova 8 chỗ, cùng 9 người thân của anh này đi ăn cưới ở TP. Thái Nguyên. Trên cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, tài xế Sơn lái vượt quá lối ra khỏi cao tốc tại nút giao Yên Bình (thị xã Phổ Yên) nên Sơn cho ôtô đi lùi lại.

Cùng lúc đó, tài xế Lê Ngọc Hoàng (Đông Hưng, Thái Bình) lái xe Container đi thuận chiều trên cao tốc, tốc độ 60-65 km/h. Do phía sau có ôtô khác đang vượt lên, Hoàng không thể chuyển làn rồi đâm vào đuôi chiếc Innova. Hậu quả, khiến 4 người tử vong tại chỗ, 2 nạn nhân khác bị thương, các phương tiện hư hỏng nặng.

Tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo Hoàng giãi bày: “Anh Sơn chạy lùi trên cao tốc, nghĩa là chạy ngược chiều. Khi thấy xe Innova từ xa, bị cáo đã dời chân ga sang chân phanh, nghĩa là đã giảm tốc độ. Khi anh Sơn lùi xe ra làn đường của bị cáo, bị cáo đã phanh gấp nhưng xe Innova vẫn lùi, không cho bị cáo một cơ hội nào để tránh né”.

Cần phải hủy án – thực nghiệm điều tra lại

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình (Đoàn luật sư TP. HCM) cho biết: "Tôi cho rằng nếu nhận định bị cáo không dự khoảng cách với xe phía trước để xử bị cáo 6 năm tù theo tôi là vận dụng chưa đúng Luật Giao thông đường bộ cũng như Tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ.

Đây là vụ án xảy ra từ năm 2016 và tòa án vận dụng Luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009. Trong đó, khi xét xử là khoảng giữa năm 2018. Như vậy, theo Nghị quyết 41 hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 (có hiệu lực 2017). Theo tôi, nên áp dụng Điều 260 theo BLHS 2015 đối với bị cáo mới đúng vì có lợi cho bị cáo theo tinh thần Nghị quyết 41, bởi vì Điều 260 có nhiều quy định có lợi cho bị cáo so với Điều 202 BLHS 1999.

Trong đó, Điều 260 BLHS 2015 nêu rất cụ thể: Điều 260 BLHS năm 2015 (2017) đã sửa đổi tên điều luật hoàn toàn cho đúng với tính chất hành vi, ý thức chủ quan và ý chí của loại tội phạm này, phạm vi và đối tượng điều chỉnh của điều luật, điều luật quy định người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông thì đều có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về tội này. Để có căn cứ cho một người vi phạm nguyên tắc giao thông đường bộ thì áp dụng theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Căn cứ theo quy định Luật Giao thông đường bộ thì giữ khoảng cách với xe tham gia giao thông phía trước và xe phía trước tham gia đúng luật. Còn trong trường hợp này, người bị hại có lỗi khi tham gia giao thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sử dụng rượu bia, đi lùi trên cao tốc.

Bị cáo Hoàng đã chọn nhiều phương thức để tránh bị tai nạn nhưng không còn cách nào khác. Tai nạn này theo tôi do lỗi hoàn toàn bị hại đã vi phạm Luật Giao thông đường bộ,…

Tôi cho rằng, hành vi của bị cáo Hoàng không cấu thành tội phạm và áp dụng nguyên tắc có lợi cho bị cáo, nguyên tắc suy đoán vô tội thì nên tuyên bi cáo không có tội. Vụ án cần xem xét theo thủ tục Giám đốc thẩm để xem xét vụ việc khách quan, đúng luật, tránh oan sai và nếu có căn cứ cần ban hành quyết định Giám đốc thẩm để hủy 02 bản án nhằm bảo đảm minh oan, công bằng cho bị cáo".

...........................

Nguồn: Luật sư Việt Nam Online

Link báo đầy đủ: http://lsvn.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi/tai-xe-container-co-dau-hieu-bi-oan-29370.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=10&fbclid=IwAR349EAxcdXJfqP0fls6TB51VmlkDTRcHtVYKIr1IfsSAjrVcXq8pzC_aFU

Thuê nhà nát sửa thành nhà hàng, bị chủ nhà chiếm đoạt bán luôn

 
Thứ sáu, 26/10/2018, 13:27

(NTD) - Bỏ gần 4 tỷ đồng để thuê và sửa căn nhà cũ nát thành nhà hàng Chay SamaSama có tiếng, thế nhưng chủ nhà hàng chay này phải khóc ròng vì chủ cho thuê đã “ôm luôn” phần đầu tư của bên thuê làm nhà hàng ngấm ngầm bán cho chủ mới mà không hề thông báo. Mặc dù, hợp đồng thuê nhà ký kết 8 năm nhưng chủ nhà hàng này mới chỉ hoạt động được một năm...

 
TIN LIÊN QUAN

Cho thuê rồi chiếm luôn tài sản đem bán?

Báo Người Tiêu Dùng vừa nhận được đơn khiếu nại của bà Trần Thị Hương Trâm (ngụ quận 1, TP.HCM) về việc chủ nhà đã cố tình vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật khi chiếm dụng phần tài sản bà đã đầu tư vào nhà hàng để bán cho một người khác. Căn nhà cũ được đầu tư chỉn chu thành một nhà hàng chay có giá trị cao và bên cho thuê đã hưởng lợi nhiều tỷ đồng, nhưng bồi thường hợp đồng cho bên thuê không hợp lý

Trước đó, vào tháng 5/2017 bà Trâm có thuê căn nhà số 385D Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP.HCM do bà Cao Thị Thu Trà (Tân Phú, TP.HCM) làm chủ nhà để đầu tư kinh doanh nhà hàng. Theo đó, căn cứ hợp đồng được ký kết 8 năm (bà Trâm đã đặt cọc trước cho chủ nhà 10.000 USD) thì mỗi tháng bà Trâm phải thanh toán cho bà Trà số tiền 3.500 USD và tiền thuê sẽ tăng lên trong những năm thuê tiếp theo. Tại thời điểm bà Trâm thuê nhà của bà Trà, thì căn nhà này là nhà cũ, trống và xuống cấp.

Xác định làm ăn lâu dài, bà Trâm đã cải tạo, sửa chữa, đầu tư bàn ghế, vật tư với số tiền gần 4 tỷ đồng để kinh doanh nhà hàng chay. Hơn một năm kinh doanh chưa hoàn lại vốn đã đầu tư lẫn làm thương hiệu, những tưởng sẽ bù lại vào các năm sau, bỗng đến tháng 5/2018 bà Trâm tá hỏa khi biết bà Trà đã âm thầm bán căn nhà mà bà đang thuê dài hạn để kinh doanh cho một chủ mới với số tiền hàng chục tỷ đồng mà không hề thông báo cho bà Trâm biết.

Bà Trâm chỉ biết được nội tình khi được bà Trà thông báo rằng đã chuyển hợp đồng thuê nhà cho chủ mới của căn nhà này. Thế nhưng, đến khi cả ba bên gặp gỡ để cùng bàn bạc giải quyết đền bù thì không đi đến thống nhất. Sau nhiều lần trao đổi, thỏa thuận không thành nhưng bà Trà vẫn luôn yêu cầu bà Trâm trả nhà cho chủ mới thì sẽ được bà Trà “hỗ trợ” 500 triệu đồng.

“Tôi hoàn toàn không đồng ý vì bà Trà đã vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, thậm chí khi tôi đặt cọc số tiền 10.000 USD thì không thấy bà Trà trả lại mà lại gộp chung số tiền này của tôi trong số tiền mà bà Trà cho rằng hỗ trợ 500 triệu đồng. Nghiêm trọng hơn, bà Trà còn chiếm đoạt tài sản của tôi đã đầu tư như bàn ghế, vật dụng bên trong nhà hàng để bán cho chủ mới. Bởi khi tôi nhận thuê nhà bà là nhà cũ, trống sau đó tôi đầu tư sửa chữa với tổng chi phí gần 4 tỷ đồng (trong đó 2,7 tỷ đồng có hóa đơn chứng từ). Có thể bà Trà đã “vì tiền sáng mắt” thấy căn nhà này ̃ được đầu tư chỉn chu, đẹp nên đã âm thầm bán đi để lấy tiền. Nhưng, tại sao không hề hoàn trả lại chi phí và vật dụng mà tôi đã đầu tư vào nhà hàng này?” - bà Trâm bức xúc.

Sự việc trên đã làm cho công việc kinh doanh nhà hàng của bà Trâm bị trì trệ, dẫn đến phải tạm đóng cửa để giải quyết vấn đề tranh chấp hợp đồng thuê nhà và phần tài sản đã đầu tư. Tình hình nghiêm trọng hơn khi bà Trâm trình báo sự việc đến các cơ quan chức năng thì vào các ngày 5/10 và 12/10 có hàng chục thanh niên đến quậy phá, đánh đập nhân viên trong nhà hàng.Công an phường Nguyễn Cư Trinh đến giải quyết thì sự việc mới vãn hồi. Vụ việc khiến bà Trâm vô cùng lo lắng cho sự an toàn của mình, của nhân viên và phần tài sản đã đầu tư.

0
Nhà hàng Chay SamaSama nơi bà Trâm tranh chấp hợp đồng thuê nhà.
1
Một số thanh niên lạ mặt xuất hiện đe dọa nhân viên ở quán.

Có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng, Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình nhận định: “Bà Trà đã vi phạm hợp đồng thuê nhà và Luật Nhà ở khi bán nhà nhưng không thông báo trước cho người thuê nhà biết để các bên tiếp tục ký hợp đồng thuê nhà với chủ nhà mới theo luật nhà ở. Ngoài ra, việc bồi thường còn do các bên thỏa thuận. Trong hợp đồng cụ thể ở đây bà Trà phải trả cọc, phạt cọc gấp đôi, bồi thường tiền đầu tư, xây dựng, sửa chữa đối với bên thuê nhà. Thậm chí, chủ nhà phải bồi thường các thiệt hại khác cho bên thuê như cơ hội đầu tư, lợi nhuận, công sức mà bên thuê đã xây dựng thương hiệu...

Theo tôi hành vi bà Trà không những vi phạm về Luật Nhà ở mà còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự khi đã bán luôn phần đầu tư về tài sản trên nhà, trên đất của bên thuê. Tôi cho rằng hành vi trên có dấu hiệu vi phạm luật hình sự liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản của bên thuê trái pháp luật, nằm ngoài ý chí của bên thuê.”

Cũng theo luật sư Trần Minh Hùng, bên thuê nên khởi kiện ra tòa án và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm chuyển dịch tài sản của bà Trà nhằm bảo đảm thi hành án sau này cho bên thuê.

Ngoài ra khi thuê nhà các bên cần soạn thảo kỹ hợp đồng, nhờ luật sư và chuyên gia tư vấn, soạn thảo bảo đảm quyền lợi cho mình. Cần soạn các điều khoản bồi thường về cơ hội đầu tư, lợi nhuận, bồi thường, phạt vi phạm cao nhiều lần… để ngăn chặn bên chủ nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn.

3
Hợp đồng thuê nhà 8 năm của bà Trâm với bà Trà.
2
Công an đến lập biên bản sự việc.
4
Đơn khiếu nại gửi đến Báo Người Tiêu Dùng.

Bài & Ảnh: Minh Việt

_NTD_So167_InF_Page_29
Nguồn|: Người tiêu dùng

2 kẻ giật túi xách khiến cô gái ngã tử vong phải chịu mức án nào?

  •  
  • 6

Theo luật sư Trần Minh Hùng, để xác định hình phạt đối với hành vi cướp giật tài sản dẫn đến chết người thì cần phải xem xét người phạm tội có mục đích làm chết người hay không.

Mới đây, một vụ giật túi xách trên cầu Thủ Thiêm (hướng quận 2 sang quận 1) khiến hai cô gái ngã đập đầu xuống mặt cầu bất tỉnh. Do chấn thương sọ não quá nặng, nạn nhân tên Dung đã tử vong; người còn lại gãy xương hàm, trật khớp tay và đa chấn thương.

Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đang tạm giữ Trần Thanh Tín (15 tuổi) và Ngô Hoàng Anh (18 tuổi) về hành vi Cướp giật tài sản.

Vậy 2 nghi can này có thể phải đối diện với hình phạt như thế nào?

2 ke giat tui xach khien co gai nga tu vong phai chiu muc an nao? hinh anh 1
Nhiều vụ giật túi xách khiến nạn nhân tử vong. Ảnh: Báo giao thông.

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, về hình phạt đối với hành vi cướp giật tài sản dẫn đến chết người cần phải xem xét người phạm tội có mục đích làm chết người hay không.

Nếu người phạm tội cố ý gây ra tai nạn và biết việc gây tai nạn sẽ dẫn đến chết người nhưng vẫn cố tình thực hiện thì ngoài tội danh Cướp giật tài sản với tình tiết định khung hình phạt là "làm chết người" theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 171 Bộ Luật hình sự 2015 với khung hình phạt 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Giết người theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015.

Còn trong trường hợp người phạm tội vô ý gây ra tai nạn hoặc cố ý gây ra tai nạn nhưng chỉ nhằm mục đích trốn chạy chứ không cố ý gây chết người thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cướp giật tài sản với tình tiết định khung hình phạt là "hành hung để tẩu thoát" theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 171 Bộ Luật hình sự 2015 (BLHS), với khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù.

"Việc xác định mục đích của người phạm tội phải xem xét thông qua các chứng cứ tại hiện trường, chứng cứ thu thập thông qua điều tra xét hỏi, nhằm xác định đúng người đúng tội, trả lại công bằng cho người bị hại", luật sư Hùng nêu.

Ngoài ra, theo luật sư, cần phải xem xét đến độ tuổi của người phạm tội. Trong trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi, thì phải xem xét đến trách nhiệm hình sự mà người phạm tội phải chịu trong trường hợp này.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Bộ Luật hình sự 2015, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội Hiếp dâm, tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản (bao gồm Điều 171 Cướp giật tài sản), tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

"Căn cứ vào quy định này thì nghi can Trần Thanh Tín (15 tuổi) vẫn sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội Cướp giật tài sản theo Điều 171 BLHS", luật sư Hùng nhận định.

Nguồn: Zing. New

Link đầy đủ: https://news.zing.vn/2-ke-giat-tui-xach-khien-co-gai-nga-tu-vong-phai-chiu-muc-an-nao-post888008.html?fbclid=IwAR3gCAVxYBWsALC90ZxWhpWwXmXEsivAv_QrnSnHtBdNvLJzEBHwUbrVOnA

Xe lắp thêm đèn, đồ điện sai quy định không được đăng kiểm

21:14 28/10/2018

Cục đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các cơ quan đăng kiểm từ chối đối với những phương tiện có lắp thêm đèn chiếu sáng không đúng thiết kế của nhà sản xuất.

Ngày 26/10/2018, văn bản số 6688/ĐKVN-VAR, do phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Trí gửi các đơn vị đăng kiểm, với nội dung tăng cường xử lý tình trạng phương tiện sử dụng đèn chiếu sáng phía trước có cường độ lớn sai quy định.

Trong nội dung công văn, Bộ GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam yêu cầu các cơ quan đăng kiểm xe cơ giới kiên quyết từ chối đăng kiểm đối với những phương tiện có lắp thêm thiết bị điện, các trường hợp gắn thêm đèn chiếu sáng phía trước, phía sau xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất.

 

Văn bản Cục Đăng kiểm Việt Nam gửi các đơn vị đăng kiểm.

Việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về đèn chiếu sáng của Cục Đăng kiểm Việt Nam bắt nguồn từ việc nhiều người dùng tự ý lắp thêm đèn chiếu sáng cường độ lớn trên xe hơi, gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác lưu thông trên đường và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn.

Tình trạng độ đèn pha, đèn sương mù hoặc lắp thêm đèn chiếu sáng cường độ lớn khá phổ biến, từ xe con tới xe khách, xe tải và cả xe máy, trở thành nỗi ám ảnh khi tham gia giao thông vào ban đêm. Nhiều người cảm thấy khó chịu vì xe đối diện bật đèn pha trong khu dân cư hoặc trên đường Quốc lộ.

Những loại đèn độ phổ biến có thể kể đến như LED cường độ cao, xenon hay dãy đèn LED bar, có ánh sáng gấp nhiều lần so với đèn nguyên bản của nhà sản xuất. Việc sử dụng tùy tiện các thiết bị trợ sáng và mở xuyên suốt có thể làm chói mắt người đi đối diện, làm mất tầm nhìn và dễ dẫn đến tai nạn giao thông.

 

Đèn pha cường độ lớn, đèn LED bar... có thể làm chói mắt người đi người chiều. Ảnh: Đức Nam.

Nhiều ý kiến trái chiều

Trên các diễn đàn, mạng xã hội và hội nhóm ôtô, có nhiều ý kiến bức xúc về tình trạng trên. Không ít tài xế đã gặp nạn khi bị xe độ đèn làm lóa mắt mất tầm nhìn.

"Tôi từng bị xe đối diện làm chói mắt dẫn đến tai nạn giao thông. Trong một lần di chuyển chuyển trên QL80, hướng từ Đồng Tháp về Vĩnh Long, chiếc xe tải đối diện bật đèn pha cường độ mạnh khiến tôi chói mắt, mất tầm nhìn hoàn toàn", anh Nguyễn Khắc Duy, một tài xế ôtô chia sẻ với Zing.vn.

"Chiếc xe đối diện chiếu thẳng đèn pha vào mắt tôi, cộng với trời mưa và đường trơn trượt, chiếc xe của tôi đã đâm thẳng vào một vụ tai nạn xảy ra trước đó. Rất may không có thiệt hại nào về người", anh Duy nhớ lại.

Trên các diễn đàn chơi xe ở Việt Nam, ngoài những ý kiến ủng hộ, cũng có một số thành viên cho rằng việc thay thế, lắp thêm thiết bị chiếu sáng trên ôtô là hợp lý.

Trên những đoạn quốc lộ không có đèn đường, người lái thường gặp khó khăn khi đi trong đêm. Trong khi nhiều mẫu xe nguyên bản có hệ thống chiếu sáng không cao khiến tầm nhìn của tài xế bị hạn chế, vì thế nhiều người chọn lắp thêm đèn trợ sáng hoặc thay thế bằng bóng đèn cường độ cao hơn.

Gắn đèn cường độ cao gây chói mắt Chiếc ôtô gắn đèn pha ở đuôi xe làm chói mắt người đi sau

"Theo cá nhân tôi, việc độ thêm đèn trợ sáng là không có lỗi. Nhiều nhà sản xuất cắt giảm chất lượng đèn chiếu sáng, hoặc sử dụng bóng đèn halogen thay vì công nghệ LED để giảm giá thành xe, vì thế việc độ thêm hệ thống chiếu sáng là cần thiết. Quan trọng là người dùng cần có ý thức khi sử dụng và tôn trọng người đi đường", anh Khắc Duy cho biết thêm.

Trên một fanpage ôtô, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Một thành viên của fanpage cho rằng việc lắp thêm đèn cường độ cao hoặc dãy LED bar nhằm cảnh báo xe đi ngược chiều. "Tôi lắp thêm đèn để đá pha những xe đối diện không chịu hạ đèn, chứ không lắp chiếu sáng xuyên suốt", thành viên này khẳng định.

Trong khi đó, số khác lại cho rằng dù với mục đích gì thì việc sử dụng đèn cường độ sáng quá lớn cũng rất nguy hiểm. "Chỉ cần bị chói mắt 1 2 giây thì cũng có thể gây tai nạn. Hãy nghĩ tới hậu quả của nó trước khi nghĩ tới cái lợi ích của nó mang lại, chưa kể đến việc nếu đấu lắp các loại đèn linh tinh có thể dẫn đến chập điện gây cháy nổ", thành viên Duy Khánh phản pháo.

Độ đèn sai quy định bị xử phạt bao nhiêu?

Trả lời VOV, Ông Nguyễn Hữu Trí cũng thừa nhận việc kiểm tra đèn xe có đúng tiêu chuẩn hay không không khó. Nhưng khi đưa xe đi kiểm định, chủ xe tháo hết đèn độ, lắp đèn đúng tiêu chuẩn để kiểm định, sau khi qua kiểm định lại lắp đèn độ vào để chạy ngoài đường thì cơ quan đăng kiểm không xử lý được.

Để xử lý triệt để tình trạng trên, ngày 22/10, Ủy ban ATGT Quốc gia đã có công văn gửi Cục Đăng kiểm cùng các đơn vị liên quan như cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đề nghị tăng cường xử lý tình trạng phương tiện sử dụng đèn chiếu sáng có cường độ lớn, sai quy định.

 

Việc lắp thêm đèn sai kết cấu của nhà sản xuất có thể bị xử phạt từ 6-8 triệu đồng.

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: "Theo quy định tại Điều 5 và Điều 6, Nghị định 46/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, việc sử dụng đèn chiếu xa trong khu đông dân cư có thể bị xử phạt tiền từ 600.000-800.000 đồng đối với phương tiện ôtô, và từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với phương tiện môtô, xe máy".

"Tuy nhiên mức xử phạt này chỉ áp dụng đối với xe sử dụng đèn chiếu xa (đèn pha) nguyên bản của nhà sản xuất. Còn đối với việc lắp thêm đèn trợ sáng hoặc đèn có cường độ cao là đã thay đổi kết cấu xe so với thiết kế của nhà sản xuất, mức xử phạt sẽ cao hơn rất nhiều", luật sư Hùng nói.

Cụ thể, theo quy định tại điều 30 khoản 9 của Nghị định Số: 46/2016/NĐ-CP về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 - 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ôtô tự ý thay đổi kết cấu xe.

 

Toàn Thiện

Nguồn: Zing.new

Link đầy đủ:

https://news.zing.vn/xe-lap-them-den-do-dien-sai-quy-dinh-khong-duoc-dang-kiem-post887893.html?fbclid=IwAR3_jTze_1sJXTBOOGpI_Kr97T8otijf6nD8ltjQjhYa5JfcR1ybKkvWeaw

Gây án khi chưa đủ 18 tuổi, nghi phạm sát hại nam sinh viên chạy GrabBike phải chịu hình phạt nào?

TỨ QUÝ, THEO TỔ QUỐC 00:29 25/10/2018
Chia sẻ62
 
 
 

Theo luật sư, thiếu niên 15 tuổi có thể sẽ bị truy tố về tội Giết người và Cướp tài sản, phải chịu trách nhiệm hình sự với mức án cao nhất theo khung hình phạt, nhưng không có chung thân hoặc tử hình.

 
 

Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình với người dưới 18 tuổi.

Ngày 24/10, Công an huyện Bình Chánh (TP. HCM) cho biết đã bắt giữ Lê Minh Thuận (15 tuổi, ngụ quận 6) để điều tra về hành vi Giết người và Cướp tài sản.

Theo cơ quan chức năng, bước đầu xác định Thuận là nghi phạm sát hại anh Lê Nhật H.  (20 tuổi, quê Bình Thuận) vào ngày 19/10. Anh H. bị Thuận sát hại khi đang làm nghề tài xế xe ôm công nghệ (GrabBike).

Tại cơ quan điều tra, Thuận khai nhận một mình ra tay sát hại anh Lê Nhật Hào để cướp tài sản rồi bỏ trốn. Về hành vi phạm tội của Thuận, cơ quan chức năng vẫn đang điều tra rõ.

Gây án khi chưa đủ 18 tuổi, nghi phạm sát hại nam sinh viên chạy GrabBike phải chịu hình phạt nào? - Ảnh 1.

Nghi phạm bị bắt giữ

Thời điểm gây án, nghi phạm là người dưới 16 tuổi và nhiều câu hỏi đặt ra khi người phạm tội ở độ tuổi này bị xử phạt như thế nào?

Trao đổi với chúng tôi, Luật sư (LS) Trần Minh Hùng – Hãng luật Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) cho hay: "Có thể thiếu niên này sẽ bị truy tố về tội Giết người và Cướp tài sản theo Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 (BLHS) có sửa đổi bổ sung 2017 với hành vi nêu trên".

Theo LS Hùng, tại khoản 2 của điều luật này, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Giết người, tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội Hiếp dâm, tội Hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội Cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội phạm rất nghiêm trọng và cuối cùng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Gây án khi chưa đủ 18 tuổi, nghi phạm sát hại nam sinh viên chạy GrabBike phải chịu hình phạt nào? - Ảnh 2.

Hiện trường nơi xảy ra vụ việc

LS Hùng cũng cho biết, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ đặc điểm về nhân thân của họ, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

"Qua đó, khi xét xử, tòa án chỉ áp dụng hình phạt nếu xét thấy việc miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp giáo dục, cải tạo tại trường giáo dưỡng không bảo đảm hiệu quả giáo dục, phòng ngừa. Như vậy, tòa án không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình với người dưới 18 tuổi. Mặc khác, mức án có thời hạn của người dưới 18 tuổi cũng nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người phạm tội đủ 18 tuổi trở lên", luật sư Hùng nói.

Mức án cao nhất cho nghi phạm có thể lên đến 18 năm tù

 

Về hình phạt áp dụng, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu điều luật này được áp dụng quy định hình phạt là tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất được đưa ra không quá 12 năm tù. Còn nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất không quá một nửa (1/2) mức phạt tù mà điều luật quy định.

Bên cạnh đó, khi xét xử cùng một lần, người dưới 18 tuổi phạm nhiều tội, tòa án quyết định hình phạt với từng tội, sau đó sẽ tổng hợp hình phạt chung.

Nếu hình phạt chung là cải tạo không giam giữ thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3 năm. Nếu hình phạt chung là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không được vượt quá 18 năm với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và 12 năm với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội.

"Theo tôi, nếu áp dụng khung hình phạt dựa trên điều luật này thì thiếu niên 15 tuổi có thể sẽ chịu mức án cao nhất với tổng hình phạt cả 2 tội danh là 18 năm tù", LS Hùng nhận định.

Nguồn: Theo Tổ Quốc

Vụ Vinasun kiện Grab: Luật sư nói gì về kết luận của VKS với Grab?

 Nhiều chuyên gia khẳng định, hiện tại, chưa có căn cứ xử phạt Grab và còn nhiều vấn đề phải làm rõ trong vụ việc này.

Chiều 23/10, đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) đã phát biểu quan điểm vụ kiện “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab).

VKS nêu quan điểm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường một lần hơn 41,2 tỉ đồng về thiệt hại phát sinh do các hành vi vi phạm của Grab gây ra.

Vấn đề này, ngay lập tức gặp phải ý kiến trái chiều của rất nhiều chuyên gia. Diễn đàn Doanh nghiệp ghi nhận một số ý kiến, về vấn đề này.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh: Chưa có căn cứ xử phạt Grab

Đây là một vụ kiện mà quan hệ tranh chấp có tính mới nên việc áp dụng luật cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Tòa án áp dụng quan hệ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên theo tôi vụ việc cần phải được làm sáng tỏ từ nhiều bên, các bên liên quan.

Tôi cho rằng vụ kiện này xảy ra là do taxi truyền thống bị giảm doanh thu sau khi taxi công nghệ du nhập vào Việt Nam.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nên việc xảy ra kiện tụng tôi cho rằng cần có ý kiến từ cơ quan quản lý hành chính của nhà nước do vậy việc đại diện Grab yêu cầu mời Bộ Giao thông Vận tải tham gia phiên tòa theo tôi là hợp lý và tòa án nên chấp nhận vì việc thí điểm hang taxi công nghệ đã được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý do vậy việc xác định lỗi ở đây là rất quan trọng và theo tôi taxi công nghệ không có lỗi trong trường hợp này.

Theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì: Bên bồi thường phải là bên vi phạm pháp luật và vi phạm đó phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại, và bên vi phạm phải có lỗi…. Trong khi Grab chưa bị xử phạt về vấn đề này lần nào nên quy trách nhiệm cho lỗi của Grab theo tôi là chưa có căn cứ.

Hơn nữa việc VKS yêu cầu tòa chấp nhận Vinasun yêu cầu Grab bồi thường trên 42 tỷ theo tôi cũng chưa có căn cứ và cần triệu tập công ty định giá vụ việc này cũng như hồ sơ tài chính, kiểm toán của công ty Vinasun xem tính hợp lệ của số tiền thiệt hại và sự khách quan của chứng thư thẩm định giá nhưng tại phiên tòa đều không có bên thẩm định giá, kiểm toán, và đại diện Bộ Giao thông Vận tải nên theo tôi chưa đầy đủ người tham gia tố tụng theo quy định.

Theo tôi, đây là vấn đề cạnh tranh nên giao cho Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương giải quyết theo tôi sẽ hợp lý, sau đó các bên mới có cơ sở ra tòa án.

Theo tôi nếu Grab thua kiện thì đây là một tiền lệ không tốt cho các vụ án tương tự tiếp tục xảy ra sau này khi các hãng kinh doanh truyền thống sẽ đâm đơn kiện các hãng kinh doanh công nghệ, điện tử. Tạo theo 1 loạt tranh chấp hoặc các nhà đầu tư sẽ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam.

....................................

Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp

 

Link đầy đủ: http://enternews.vn/vu-vinasun-kien-grab-luat-su-noi-gi-ve-ket-luan-cua-vks-voi-grab-138421.html?fbclid=IwAR1bb1su-hFfLG01uO4-2xeSDL7OnC8ueanc_w4SWNETrSgNB5qi4Ntd-7c

 Nhiều chuyên gia khẳng định, hiện tại, chưa có căn cứ xử phạt Grab và còn nhiều vấn đề phải làm rõ trong vụ việc này.

Chiều 23/10, đại diện Viện KSND TP.HCM (VKS) đã phát biểu quan điểm vụ kiện “tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” giữa nguyên đơn là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH Grab (Grab).

VKS nêu quan điểm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường một lần hơn 41,2 tỉ đồng về thiệt hại phát sinh do các hành vi vi phạm của Grab gây ra.

Vấn đề này, ngay lập tức gặp phải ý kiến trái chiều của rất nhiều chuyên gia. Diễn đàn Doanh nghiệp ghi nhận một số ý kiến, về vấn đề này.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh: Chưa có căn cứ xử phạt Grab

Đây là một vụ kiện mà quan hệ tranh chấp có tính mới nên việc áp dụng luật cũng còn nhiều quan điểm khác nhau. Tòa án áp dụng quan hệ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên theo tôi vụ việc cần phải được làm sáng tỏ từ nhiều bên, các bên liên quan.

Tôi cho rằng vụ kiện này xảy ra là do taxi truyền thống bị giảm doanh thu sau khi taxi công nghệ du nhập vào Việt Nam.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là một xu thế tất yếu của thời đại công nghệ nên việc xảy ra kiện tụng tôi cho rằng cần có ý kiến từ cơ quan quản lý hành chính của nhà nước do vậy việc đại diện Grab yêu cầu mời Bộ Giao thông Vận tải tham gia phiên tòa theo tôi là hợp lý và tòa án nên chấp nhận vì việc thí điểm hang taxi công nghệ đã được Bộ Giao thông Vận tải đồng ý do vậy việc xác định lỗi ở đây là rất quan trọng và theo tôi taxi công nghệ không có lỗi trong trường hợp này.

Theo quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì: Bên bồi thường phải là bên vi phạm pháp luật và vi phạm đó phải là nguyên nhân gây thiệt hại cho bên bị thiệt hại, và bên vi phạm phải có lỗi…. Trong khi Grab chưa bị xử phạt về vấn đề này lần nào nên quy trách nhiệm cho lỗi của Grab theo tôi là chưa có căn cứ.

Hơn nữa việc VKS yêu cầu tòa chấp nhận Vinasun yêu cầu Grab bồi thường trên 42 tỷ theo tôi cũng chưa có căn cứ và cần triệu tập công ty định giá vụ việc này cũng như hồ sơ tài chính, kiểm toán của công ty Vinasun xem tính hợp lệ của số tiền thiệt hại và sự khách quan của chứng thư thẩm định giá nhưng tại phiên tòa đều không có bên thẩm định giá, kiểm toán, và đại diện Bộ Giao thông Vận tải nên theo tôi chưa đầy đủ người tham gia tố tụng theo quy định.

Theo tôi, đây là vấn đề cạnh tranh nên giao cho Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương giải quyết theo tôi sẽ hợp lý, sau đó các bên mới có cơ sở ra tòa án.

Theo tôi nếu Grab thua kiện thì đây là một tiền lệ không tốt cho các vụ án tương tự tiếp tục xảy ra sau này khi các hãng kinh doanh truyền thống sẽ đâm đơn kiện các hãng kinh doanh công nghệ, điện tử. Tạo theo 1 loạt tranh chấp hoặc các nhà đầu tư sẽ e ngại khi đầu tư vào Việt Nam.

....................................

Nguồn: Diễn Đàn Doanh Nghiệp

 

Link đầy đủ: http://enternews.vn/vu-vinasun-kien-grab-luat-su-noi-gi-ve-ket-luan-cua-vks-voi-grab-138421.html?fbclid=IwAR1bb1su-hFfLG01uO4-2xeSDL7OnC8ueanc_w4SWNETrSgNB5qi4Ntd-7c

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006