Xử kín ông Nguyễn Hữu Linh là phù hợp?
Mới đây, TAND quận 4 (TP HCM) cho biết sẽ xử kín ông Nguyễn Hữu Linh (61 tuổi, cựu Phó VKSND TP Đà Nẵng) vào ngày 25/6 về tội "Dâm ô người dưới 16 tuổi". Ông Linh bị truy tố theo khoản 1 Điều 146 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với khung hình phạt từ 6 tháng đến 3 năm tù.
Liên quan vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết việc mở phiên tòa xét xử kín đối với ông Linh là phù hợp. Theo luật sư, động thái này được tòa quận 4 căn cứ theo Điều 25 Bộ luật Hình sự (BLHS) và khoản 2 Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS).
Cụ thể, Điều 25 quy định: "Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mĩ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai".
Bên cạnh đó, khoản 2 điều 423 BLTTHS thể hiện: "Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì tòa án có thể quyết định xét xử kín".
Luật sư Hùng phân tích, bị hại trong vụ án này là bé gái dưới 18 tuổi, là một chủ thể dễ bị ảnh hưởng ảnh tâm lí, nhất là đối với những án về tình dục. Nếu xét xử công khai sẽ nhận áp lực từ dư luận, ảnh hưởng đến quá trình phát trình phát triển bình thường của bị hại. Chính vì thế, cần áp dụng quy định về việc xử kín để bảo vệ đối tượng này.
"Thứ hai, ông Linh từng là người giữ chức vụ cao trong ngành Tư pháp, ông có danh tiếng, uy tín trong ngành, được nhiều người biết đến. Mặt khác, việc xét xử này không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh, danh tiếng, uy tín của ông Linh mà còn ảnh hưởng đến cách nhìn của dư luận về ngành Kiểm sát nói riêng và Tư pháp nói chung. Nên cũng có thể cơ quan tố tụng xử kín", luật sư Hùng nêu quan điểm.
Theo nội dung vụ án, tối 1/4/2019, tại chung cư Galaxy 9 nằm trên đường Nguyễn Khoái quận 4, TP HCM, khi đi trong thang máy chỉ có ông Linh và bé gái, ông này dồn bé vào góc, nhiều lần có hành động cưỡng hôn.
Trước khi đứa trẻ ra khỏi thang máy, người này tiếp tục giữ bé lại và thực hiện hành vi đồi bại.
Cùng ngày, ban quản lí tòa nhà đã thông báo sự việc lên ban quản trị chung cư và nhận được đề nghị "phải báo cáo chính quyền địa phương để giải quyết".
Đến tối 2/4, ban quản trị, ban quản lí, chủ đầu tư và một số cư dân đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn các phương án giải quyết. Ngay sau kết thúc cuộc họp, ban quản trị cùng ban quản lí đã làm việc với Công an phường 1, quận 4 để cung cấp thông tin và phối hợp làm việc.
Ngày 3/4, làm việc với cơ quan điều tra, ông Linh thừa nhận mình là người đàn ông xuất hiện trong clip. Ông ta khai đã uống một chai bia trước khi về tới chung cư Galaxy 9, và cho rằng chỉ có ý "nựng" bé gái.
Theo Đời sống & Pháp lý
Bóc trần mánh khóe của nữ 'tổng giám đốc siêu lừa' 9X
07:52 10/06/2019

Năm 2015, Huỳnh Thị Thúy Vi - sinh năm 1996, ngụ tại P.14, Q.Tân Bình, TP.HCM - thành lập Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất mỹ phẩm Huỳnh Vy. Nhờ cái mác này, cô đã vẽ ra nhiều vụ làm ăn, gom tiền tỷ của người dân rồi… biến mất.
Tung nhiều chiêu lừa, ẵm tiền tỷ
Mỗi nhóm nạn nhân tìm đến Báo Phụ Nữ TP.HCM kêu cứu đều bị dính mỗi kiểu lừa khác nhau của Vi. Theo các nạn nhân, ngoài việc đang là tổng giám đốc một công ty đa lĩnh vực, Vi còn khiến họ tin tưởng do sự tinh vi trong các mánh khóe, thủ đoạn.
![]() |
“Xưởng may Huỳnh Vy” thực chất là mượn của Công ty D&Q để dựng ké bảng hiệu trong một buổi |
Đơn cử, chị T.Nh. (ngụ tại Q.Tân Bình), sau khi đặt cọc cho Vi 40 triệu đồng để phía Vi may gia công lô quần áo theo mẫu thiết kế của mình, chị còn được Vi đưa một giấy mời đến dự lễ khánh thành kết hợp tham quan một xưởng may lớn đóng tại Q.Thủ Đức, diễn ra chiều 26/5. Tùy từng “nạn nhân” mà Vi giới thiệu đây là xưởng của mình hay xưởng do Vi và một người thân lập ra.
Chiều 26/5, do bận việc, chị Nh. không xuống dự lễ theo lời mời của Vi. Từ đó, chị cũng không thấy Vi hứa hẹn giao lô hàng mình đặt; nhiều lần gọi điện, Vi đều không bắt máy.
Chị S.Ng. (ngụ tại Q.Phú Nhuận, là người đã dự buổi lễ) cho biết, hàng chục khách hàng không khỏi trầm trồ do sau khi dự tiệc, Vi còn đưa tất cả đi tham quan khắp xưởng, chứng kiến hàng trăm nhân công đang làm việc tại đây. Cũng như nhiều người khác, chị Ng. sau đó mất trắng 50 triệu đồng tiền đặt Vi gia công.
Được biết, địa chỉ 362 Quốc lộ 1A, P.Tam Bình, Q.Thủ Đức - nơi Vi đặt biển hiệu “Xưởng may Huỳnh Vy” và mở tiệc khánh thành là trụ sở Công ty TNHH Thời trang D&Q (gọi tắt là Công ty D&Q) do chị Trần Vĩnh Thụy Diễm Quỳnh làm tổng giám đốc.
![]() |
Hợp đồng gia công này khiến một nạn nhân bị mất 45 triệu đồng |
Ngay trong chiều 8/6, sau khi tiếp nhận đơn kêu cứu của hàng chục nạn nhân bị Vi lừa đặt cọc may gia công, lừa mượn tiền, sau đó bỏ trốn, chúng tôi đã đến Công ty D&Q tìm hiểu. Tuy nhiên, biển hiệu “Xưởng may Huỳnh Vy” tại đây đã không còn.
Trao đổi với chúng tôi, chị Trần Vĩnh Thụy Diễm Quỳnh cho biết, trước khi mở tiệc khánh thành, Vi có đến công ty chị đề nghị hợp tác, bằng cách Vi đưa hàng đến cho Công ty D&Q gia công. Sau đó, hai bên làm hợp đồng. Hợp đồng xong, Vi trình bày mong muốn được chị Quỳnh cho mượn xưởng để đặt biển hiệu, làm lễ khánh thành, mở tiệc và đưa khách đi tham quan khắp xưởng.
“Tôi nghĩ đề nghị của Vi là chính đáng nên đồng ý. Suốt chiều hôm đó, tôi không dự buổi lễ của Vi nhưng có nhìn thấy hai - ba tốp khách hàng đến dự tiệc và tham quan xưởng. Sau buổi lễ, Vi tự động dẹp luôn biển hiệu của mình và từ đó đến nay, không chuyển tiền cọc theo hợp đồng cho tôi, cũng không đưa đơn hàng hay vị khách nào tới công ty tôi đặt hàng gia công. Tôi có gọi hỏi thăm thì Vi bảo rất bận, chưa tiện làm việc với chúng tôi, đồng thời cho biết đã làm mất luôn hợp đồng rồi” - chị Quỳnh kể.
Theo chị Quỳnh, mặc dù công ty chị chưa chịu thiệt hại nào về tiền bạc, nhưng chị phải “đính chính thông tin” với các nạn nhân của Vi rằng, trụ sở công ty chị không phải là xưởng gia công của Vi.
![]() |
Từ những căn hộ mình thuê được, Vi đã khiến hàng chục nạn nhân mất tiền đặt cọc thuê lại. Các nạn nhân đã làm đơn gửi lên chính quyền địa phương nhưng chưa thấy tia hy vọng nào |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, song song với chiêu lừa nhận cọc may gia công, Vi còn lừa hàng trăm nạn nhân khác, nâng số tiền lên hàng chục tỷ đồng nhờ “cái mác” tổng giám đốc một doanh nghiệp. Dùng tên công ty để thuê mướn hàng loạt căn hộ khắp các quận, huyện của TP.HCM, Vi thu tiền của hàng chục nạn nhân cùng đặt cọc cho một căn hộ.
Tương tự, bằng sự quen biết, Vi đã “làm quen” với rất nhiều công ty khác để từ đó lừa gạt một số chủ quán cơm trong việc cung cấp suất cơm hoặc buôn bán mỹ phẩm. Ở mỗi lĩnh vực, Vi đều ôm hàng trăm triệu đồng rồi… lặn tăm.
Không ai biết “siêu lừa” hiện ở đâu
Lừa gạt hàng trăm người ở nhiều lĩnh vực khác nhau với số tiền từ vài triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/người, nhưng đến nay, Vi vẫn… bình an vô sự. Theo chị Nh., sau nhiều lần mất liên lạc với Vi, chị đã đến trình báo Công an P.14, Q.Tân Bình - nơi Vi đặt trụ sở công ty, đồng thời cũng là địa chỉ thường trú của Vi - và công an phường nơi có các cơ sở may gia công của Vi ở Q.Tân Bình, Q.Tân Phú nhưng đều bị từ chối.
![]() |
Theo hàng chục bạn đọc, người trong ảnh chính là Huỳnh Thị Thúy Vi |
Theo các nạn nhân, khi đến trình báo, công an các địa phương đều nói những hợp đồng này chỉ là những giao dịch dân sự, cần được đưa ra tòa xử. Tuy nhiên, nhiều nạn nhân cho biết, hiện Vi đã bỏ trốn nên hành vi của cô gái này có dấu hiệu của tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cho đến giờ, việc Vi sống ở đâu vẫn là một bí ẩn. Vi không nghe điện thoại từ số lạ, đồng thời lại chặn hết các số máy quen. Tối 8/6, chúng tôi đã tìm đến trụ sở Công ty TNHH Thương mại dịch vụ sản xuất mỹ phẩm Huỳnh Vy, cũng là nơi ở của Vi, tại số 89 Ba Vân, P.14, Q.Tân Bình, nhưng nơi này đã không còn biển hiệu của công ty.
Theo ông P. - một người sống cạnh ngôi nhà này - nơi đây trước kia là nơi ở của bà ngoại Vi. Mỗi ngày, phải chứng kiến hàng chục người đến trước nhà này “gào thét” đòi tiền, bà này không chịu nổi, đã bán rẻ ngôi nhà, chuyển đi nơi khác sống.
![]() |
Theo hàng chục bạn đọc, người trong ảnh chính là Huỳnh Thị Thúy Vi |
Trao đổi với chúng tôi, đại diện Công an P.14, Q.Tân Bình cho biết, ngôi nhà số 89 Ba Vân đã thuộc về chủ mới. Theo một cán bộ, trước đây, cũng từng có hàng trăm người đến địa chỉ này đòi tiền, công an phường có xuống giải quyết, hướng dẫn gửi đơn đến tòa do những giao dịch này thuộc lĩnh vực dân sự.
Một số ít nạn nhân đã kiện nhưng không thành do không cung cấp được địa chỉ hiện tại của Vi cho tòa, phần lớn nạn nhân cho biết, họ không dám làm lớn chuyện bởi trong quá trình Vi trốn tránh, cô ta thuê vài ba người đàn ông đứng ra đe dọa họ.
|
TUYẾT DÂN - SƠN VINH
Cựu phó VKS Đà Nẵng Nguyễn Hữu Linh 'nựng' bé gái trong thang máy đã bị truy tố, có thể lĩnh án đến 3 năm tù
Tối 22/5, VKSND TP HCM cho biết VKSND quận 4 đã chuyển hồ sơ truy tố ông Nguyễn Hữu Linh (67 tuổi, cựu Phó VKSND TP Đà Nẵng) về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" theo Khoản 1 Điều 146 BLHS 2015, sang tòa cùng cấp.
Hiện, TAND quận 4 đã vào sổ thụ lí và trình chánh án hồ sơ vụ án, để phân công thẩm phán giải quyết theo quy định.
Trước đó, ngày 20/4, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bi can, ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đổi với ông Linh sau 20 ngày xem xét, xác minh tin báo về tội phạm.
Theo nội dung vụ án, ngày 2/4, mạng xã hội Facebook xuất hiện clip ghi lại hình ảnh người đàn ông sàm sỡ bé gái vào lúc 21h10 tối 1/4, tại chung cư Galaxy 9 nằm trên đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4, TP HCM.
Khi trong thang máy chỉ còn ông Linh và bé gái thì ông này dồn bé vào góc và nhiều lần có hành động cưỡng hôn. Trước khi đứa trẻ ra khỏi thang máy, người này tiếp tục giữ bé lại và thực hiện hành vi đồi bại.
Trong ngày 2/4, ban quản lí tòa nhà đã lập biên bản và yêu cầu ông Linh kí tên xác nhận hành vi ôm, hôn bé gái. Sau đó, ban quản lí đã gặp và thông báo cho gia đình cháu bé rằng "đã xác định được người đàn ông có hành vi không chuẩn mực với cháu bé". Hai bên thỏa thuận hòa giải vì sợ ảnh hưởng tâm lí cháu bé.
Khoảng 17h30 cùng ngày, ban quản lí đã thông báo sự việc lên ban quản trị chung cư và nhận được đề nghị "phải báo cáo chính quyền địa phương để giải quyết".
Đến tối 2/4, ban quản trị, ban quản lí, chủ đầu tư và một số cư dân đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn các phương án giải quyết. Ngay sau kết thúc cuộc họp, ban quản trị cùng ban quản lí đã làm việc với Công an phường 1, quận 4 để cung cấp thông tin và phối hợp làm việc.
Ngày 3/4, làm việc với cơ quan điều tra, ông Linh thừa nhận mình là người đàn ông xuất hiện trong clip. Ông ta khai đã uống một chai bia trước khi về tới chung cư Galaxy 9 và cho rằng chỉ có ý "nựng" bé gái.
Khoản 1 điều 146 BLHS 2015
Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Vụ thi thể trong bê tông: Ngoài giết người, 4 nghi can có thể bị xử lí thế nào khi không cứu người đàn ông nhảy lầu bỏ trốn?
Sau quá trình thu thập chứng cứ và đấu tranh với nhóm nghi can, Công an tỉnh Bình Dương đã có những kết quả khá chi tiết về vụ án 2 thi thể bị đổ bê tông phi tang ở xã Hưng Hoà, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương.
Hai nạn nhân được xác định là ông Trần Đức Linh (51 tuổi, quê Nghệ An) và anh Trần Trí Thành (27 tuổi, quê Nam Định, ngụ TP HCM). Họ cùng tham gia tu luyện trong một môn phái do Phạm Thị Thiên Hà làm "thủ lĩnh".
Hiện, Hà đã bắt giữ cùng 3 phụ nữ khác gồm: Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi, mẹ Hà), Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi, quê Tiền Giang) và Nguyễn Ngọc Tâm Huyên (40 tuổi, ngụ TP HCM).
Theo kết quả điều tra, năm 2018, quá trình "tu luyện" tại một villa ở Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Linh đã nhảy lầu bỏ trốn vì không chịu được việc nhịn ăn, uống. Nhóm Hà tìm thấy người đàn ông nằm dưới đất nhưng không mang đi cấp cứu mà đưa lên phòng dẫn đến nạn nhân tử vong.
Anh Thành cũng bị nhóm này "loại bỏ" bằng cách chích điện, siết cổ vì không tuân thủ nguyên tắc của giáo phái. Trong đó, Hà và Thảo là người trực tiếp ra tay.
Hai thi thể sau đó được nhóm này bỏ vào hai chiếc thùng nhựa, đổ bê tông che lấp nhằm phi tang.
Theo luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM), đối với hành vi giết anh Thành, nhóm phụ nữ này có dấu hiệu tội "Giết người" quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015) với khung hình phạt lên đến tử hình.
Trong đó, Hà nổi bật lên với vai trò chủ mưu, 3 người còn lại được xác định là đồng phạm giúp sức tích cực cho nữ nghi can này gây án.
Bên cạnh đó, việc cả nhóm phát hiện ông Linh nhảy lầu nhưng không đưa đi cấp cứu khiến nạn nhân tử vong, có dấu hiệu tội "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tình mạng" theo Khoản 1 Điều 132 BLHS 2015, sửa đổi 2017.
Theo đó, Hà cùng đồng phạm có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm, tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi.
Theo kết quả điều tra, căn nhà xảy ra vụ án do ông Nguyễn Minh Vương sở hữu và vừa bán lại cho ông Nguyễn Thanh Huân.
Chiều 15/5, ông Huân thuê người đến dọn nhà thì phát hiện một bồn nhựa bên trong đã được đổ đầy bê tông và một phuy nhựa bọc kín nilon bên ngoài. Quá trình đập phá bê tông để di dời bồn nhựa, người đàn ông hoảng hốt phát hiện xác người bên trong.
Nhận được tin báo, công an nhanh chóng có mặt tại hiện trường và phát hiện xác chết thứ hai trong phuy nhựa cũng đang trong quá trình phân huỷ.
Rạng sáng 18/5, khi 4 phụ nữ lái chiếc ôtô Ford 7 chỗ định tẩu thoát khỏi khách sạn thuộc khu dân cư Tiamo Phú Thịnh (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương), đã bị bảo vệ phát hiện và báo công an bắt giữ.
Chiều qua, 21/5, thi thể ông Trần Đức Linh đã được bàn giao cho người thân mang về quê an táng. Gia đình anh Trần Trí Thành cũng đang làm thủ tục xin nhận xác nạn nhân.
Điều 132: "Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng"
1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Theo Đời sống & Pháp lý
Vụ bê tông chứa xác người: Nhóm nghi phạm mua 6 khẩu súng điện, định dùng để giết nạn nhân thứ 2
Trước khi nghĩ đến dùng bình ắc quy nối điện để giết anh Thành, các nghi phạm đã mua 6 khẩu súng điện nhằm sát hại nạn nhân nhưng thấy không hiệu quả nên không sử dụng.
Ngày 22/5, Công an tỉnh Bình Dương vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ vai trò từng nghi phạm trong vụ án mạng xảy ra tại căn nhà ở ấp 5, xã Hưng Hoà, huyện Bàu Bàng.
Các nghi phạm đang bị giữ gồm Phạm Thị Thiên Hà (31 tuổi), Trịnh Thị Hồng Hoa (66 tuổi, cùng ngụ quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh), Lê Ngọc Phương Thảo (29 tuổi, ngụ Tiền Giang) và Nguyễn Ngọc Tâm Huyên (40 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP. HCM). Huyên ban đầu được Công an lấy tên là Phú Hạnh vì lý do nghiệp vụ.
Nhóm nghi phạm mua 6 khẩu súng điện, định dùng để giết nạn nhân thứ 2
Tại cơ quan điều tra, nghi phạm Hà cùng đồng bọn khai nhận chính Hà là "thủ lĩnh" của nhóm, trong đó có 2 nạn nhân là Trần Đức Linh (SN 1969, ngụ huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), Trần Trí Thành (SN 1992, TP. HCM).
Trong nhóm, Hà có nhiệm vụ hướng dẫn, truyền dạy phương pháp "tu luyện" và quyết định mọi vấn đề. Liên quan đến vụ việc 2 thi thể trong căn nhà ở Bình Dương, "thủ lĩnh" Hà cũng được xác định là chủ mưu cấm không cho ai đưa ông Linh đi cấp cứu sau khi nạn nhân nhảy lầu để bỏ trốn khỏi "địa ngục" do Hà tạo ra.
Tại cơ quan điều tra, Hà khai nhận khi ở khu Vila sang trọng (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu), ông Linh nhảy lầu xuống đất bất tỉnh do muốn chạy trốn vì không chịu được phương pháp tu luyện nhịn ăn, nhịn uống nhiều ngày.
Thấy nạn nhân bị thương, nhóm "tu luyện" không đưa nạn nhân đến bệnh viện mà kéo vào phòng, kết quả khiến ông Linh tử vong. Khi biết nạn nhân đã chết, nhóm này bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp nhất để bảo quản tử thi.
1 tuần sau, cả nhóm đưa thi thể ông Linh về căn nhà ở ấp 5, xã Hưng Hoà, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Để được 2 ngày, thi thể ông Linh bắt đầu bốc mùi. Thấy vậy, Thành mua đồ về tẩm liệm thi thể ông Linh bằng cách bỏ vào thùng nhựa đổ trà vào ướp.
Sau khi bỏ thi thể nạn nhân Linh trong thùng nhựa và không có mùi hôi, cả nhóm tiếp tục "tu luyện" tại căn nhà này. Tuy nhiên, trong quá trình "tu luyện", Hà thấy anh Thành bắt đầu có biểu hiện bất thường nên bực tức.
Ngay khi "tu luyện" xong, Hà bàn với 3 người phụ nữ còn lại là Thảo, Hoa và Huyên tìm cách giết anh Thành. Sau đó, Hà dẫn Thảo đi mua 6 khẩu súng điện mang về, định dùng để giết anh Thành. Tuy nhiên, khi mang về thấy anh Thành là người to cao, có sức khoẻ tốt, nghĩ việc dùng súng điện không hiệu quả nên không sử dụng.
Tiếp đến, Hà và Thảo lại đi mua bình ắc quy và dụng cụ kích điện để lên kế hoạch sát hại nạn nhân Thành. Khi dụ anh Thành thò tay ra cửa để "châm cứu", cả nhóm tiến hành chích điện khiến nạn nhân bất tỉnh. Biết nạn nhân có thể chưa chết, Hà dùng dây siết cổ nạn nhân cho đến chết sau đó cả nhóm mua đồ về đổ bê tông để phi tang rồi rời khỏi căn nhà đến một khách sạn trong khu dân cư ở TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương) sinh sống và "tu luyện".
Không đưa nạn nhân Linh đi cấp cứu thì phạm tội gì?
Liên quan đến vụ việc cả nhóm thấy nạn nhân Linh nhảy lầu để bỏ trốn khỏi "địa ngục", bất tỉnh nhưng không đưa đi cấp cứu khiến nạn nhân tử vong sau đó thì các nghi phạm có thể bị truy tố về tội gì, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn LS TP. HCM).
Luật sư Trần Minh Hùng nhận định hành vi để nạn nhân Linh chết tại khu Vila ở Vũng Tàu chưa đủ để truy tố tội giết người đối với nhóm nghi phạm. Theo luật sư, hành vi trên có thể bị truy tố vào tội "Không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng" theo Điều 132 BLHS 2015. Tuy nhiên đây mới chỉ là lời khai của nghi phạm nên cơ quan điều tra cần làm rõ thêm.
"Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm", luật sư Hùng cho hay.
Cũng theo luật sư Hùng, phạm tội trong trường hợp người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp thì bị phạt từ 1 - 5 năm tù.
Còn phạm tội dẫn đến hậu quả 2 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 3 - 7 năm; người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.
Ngoài ra, tình tiết nhóm nghi phạm (có nạn nhân Thành giúp sức) đưa thi thể anh Linh về Bình Dương để "tẩm liệm" trong thùng nhựa, đổ trà vào ướp thì có phải gọi là phi tang xác hay không?
Về vấn đề này, luật sư Hùng cho rằng các nghi phạm (có nạn nhân Thành) có thể bị truy tố về tội Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt theo điều 319 BLHS 2015. Tuy nhiên, chỉ khi nào có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả như quy định trên thì mới cấu thành tội này.
Theo quy định điều 319 BLHS 2015 thì người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm.
Bên cạnh đó, nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp như gây ảnh gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa; vì động cơ đê hèn; chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.
Đạo diễn, mẹ Trà My có vô can khi để trẻ 13 tuổi diễn cảnh nóng Vợ ba?
- Hoài Thanh
- 08:36 21/05/2019
- 13
"Nếu phim vi phạm Luật Điện ảnh, Luật Trẻ em và pháp luật liên quan thì trách nhiệm ở đây đặt ra với cả ê-kíp làm phim, đạo diễn và cả người giám hộ diễn viên", luật sư Hùng nói.
Tối 20/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi đến Cục Điện ảnh yêu cầu kiểm tra lại quy trình cấp phép và kiểm duyệt bộ phim Vợ ba, tham mưu lãnh đạo Bộ phương án xử lý, đồng thời yêu cầu Cục có báo cáo đến Bộ trước ngày 24/5. Theo Bộ, phim bị yêu cầu ngừng chiếu trên toàn quốc từ tối 20/5.
Vợ ba của đạo diễn Nguyễn Phương Anh là bộ phim trở thành đề tài gây tranh cãi từ lúc tung trailer cho đến khi ra rạp vì có cảnh nóng của cô bé Nguyễn Phương Trà My.
Thời điểm đóng phim (2 năm trước), Trà My chỉ mới 13 tuổi nhưng đã phải thể hiện rất nhiều cảnh quay gai góc thể hiện đời sống của một người phụ nữ như làm tình, mang thai, sinh nở.
Quyết định ngừng chiếu Vợ ba đặt ra trách nhiệm của các nhà làm phim, Cục Điện ảnh trong việc sản xuất và kiểm duyệt phim, thậm chí cả người giám hộ của diễn viên Trà My, trong bối cảnh xã hội đang đấu tranh cho quyền trẻ em, lên án mạnh mẽ trước vấn nạn ấu dâm.
Vai trò người giám hộ
Về trách nhiệm của người giám hộ mà cụ thể là mẹ diễn viên Trà My, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định Bộ luật Dân sự, cha mẹ là người đại diện pháp luật cho con khi chưa thành niên. Khi thực hiện các giao dịch phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho con chưa thành niên về vật chất, tinh thần, tâm sinh lý...
![]() |
Vợ ba gây tranh cãi khi để bé gái 13 tuổi đóng cảnh nóng. |
Theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Trẻ em, cha mẹ có trách nhiệm phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
Người giám hộ có chịu trách nhiệm hay không còn tùy thuộc vào việc thẩm định bộ phim này có vi phạm Luật Điện ảnh, Luật Trẻ em và pháp luật liên quan.
Ngoài ra, tùy vào mục đích của người đại diện pháp luật khi để bé gái 13 tuổi đóng phim có cảnh "nóng", tức có vụ lợi, lợi ích vật chất hay có trục lợi trẻ em hay không, để xác định trách nhiệm theo Luật Trẻ em cũng như Luật Lao động, Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Trong trường hợp người giám hộ có hành vi bóc lột trẻ em thì tùy tính chất hành vi, mục đích mà người giám hộ có thể bị xử phạt hành chính.
Kể về bối cảnh để Trà My đến với vai diễn Mây trong Vợ ba, cô bé nói với Zing.vn: "Trước khi nhận lời, bên casting nhiều lần mời cast nhưng tôi đều từ chối. Mẹ khuyên tôi đi thử vì từ chối nhiều ngại quá. Ban đầu, tôi không chịu đi, thậm chí đến lúc mẹ chở đi, tôi còn chưa biết gì về phim và vai diễn này".
Thật khó để xác định mục đích của người giám hộ khi cho phép đứa trẻ 13 tuổi đóng cảnh "nóng", nhưng rõ ràng để Trà My trong vai Mây thì không thể không nhắc đến vai trò của người mẹ.
Không thể bao biện vì nghệ thuật
Luật sư Trần Minh Hùng nhìn nhận chưa bàn đến việc có hay không vi phạm trong kiểm duyệt phim, việc để cô bé Trà My đóng các cảnh nóng chính là hành vi vi phạm pháp luật.
"Trong điện ảnh có khái niệm gọi là đóng thế, không nhất thiết phải dùng trẻ em khi người trưởng thành vẫn có thể đóng thế cảnh đó. Vậy tại sao đạo diễn không sử dụng một diễn viên lớn tuổi hơn mà nhất định phải cho bé 13 tuổi vào vai?", luật sư Hùng gay gắt và cho rằng cách làm này của những người làm phim là vi phạm.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Ngọc Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM) chỉ ra Điều 25, 26 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện.
Không phải ngẫu nhiên mà nhân loại tiến bộ đưa ra hàng loạt các đạo luật và cả Công ước quốc tế về quyền trẻ em để bảo vệ những người dưới 16 tuổi, lứa tuổi chưa phát triển toàn diện về hiểu biết, nhận thức, nhân cách cũng như tâm sinh lý.
![]() |
Nhiều cảnh của Trà My trong phim khiến người xem rùng mình. |
"Để bảo vệ trẻ em, Luật Hình sự có quy định rõ tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi để ngăn chặn những sự đụng chạm, xâm hại thân thể các bé. Nạn nhân trong các vụ ấu dâm còn được giấu mặt, không cho hình ảnh lan truyền; trong khi đó, những cảnh nóng với cô bé 13 tuổi lại được công chiếu rộng rãi và lưu giữ mãi thì không ai lường được những ảnh hưởng về sau", luật sư Việt bày tỏ.
Trao đổi với Zing.vn, đạo diễn của bộ phim - Nguyễn Phương Anh nói: "Tôi đã làm xong tác phẩm của mình, mọi người nhận xét thế nào, tôi cũng không quan tâm. Với các cảnh nóng của Trà My tôi không thấy ai phản đối vì mọi người đều khen cô bé rất tuyệt vời".
Nữ đạo diễn thắc mắc vì sao khán giả lại tập trung mổ xẻ cảnh nóng của Trà My trong phim mà không đánh giá toàn bộ vai diễn của bé.
Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM) không đồng tình trước cách giải thích này. Theo luật sư, đạo diễn không nên dùng lý lẽ nghệ thuật hay cách diễn xuất của cô bé để bao biện cho việc làm phạm luật của mình.
"Đạo diễn, nhà sản xuất phim hay ngay cả mẹ cô bé chỉ nhìn thấy cô bé diễn cảnh quay hay, toát lên được ý nghĩa bộ phim, hy sinh vì nghệ thuật mà không hề biết những gì diễn ra bên trong cô bé. Không một ai có thể hiểu được. Ngay cả bản thân Trà My cũng khó có thể hình dung được bản thân bị ảnh hưởng ra sao. Vậy thì nghệ thuật theo cách của bộ phim không bảo vệ được một đứa bé 13 tuổi", luật sư Cường bày tỏ.
![]() |
Một phân cảnh trong phim Vợ ba. |
Luật sư Võ Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết dù đạo diễn có bao biện thế nào thì bộ phim vẫn có nhiều cảnh nóng với cô bé 13 tuổi, bản thân em cũng thừa nhận phải đóng những cảnh nhạy cảm. Dù đoàn phim dùng cách quay qua lớp màn hoặc phản chiếu qua gương, qua mặt nước thì cũng không phủ nhận được sự thật là chính cô bé phải thể hiện những cảnh không phù hợp với lứa tuổi.
"Chúng ta đang ra sức bảo vệ trẻ em trước vấn nạn ấu dâm, chúng ta lên tiếng trước tội phạm dâm ô trẻ em nhưng lại để một cô bé 13 tuổi đóng những cảnh gần gũi, đụng chạm với người lớn? Xét về khía cạnh pháp luật là vi phạm, nói về phạm trù đạo đức lại càng không thể chấp nhận được. Rất nhiều diễn viên tham gia xong một bộ phim bị ám ảnh sau đó thời gian dài, ai dám đảm bảo cô bé không bị tác động và ám ảnh?", luật sư Loan nhấn mạnh.
Đạo diễn, mẹ Trà My có vô can khi để trẻ 13 tuổi diễn cảnh nóng Vợ ba?
- Hoài Thanh
- 08:36 21/05/2019
- 13
"Nếu phim vi phạm Luật Điện ảnh, Luật Trẻ em và pháp luật liên quan thì trách nhiệm ở đây đặt ra với cả ê-kíp làm phim, đạo diễn và cả người giám hộ diễn viên", luật sư Hùng nói.
Tối 20/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản gửi đến Cục Điện ảnh yêu cầu kiểm tra lại quy trình cấp phép và kiểm duyệt bộ phim Vợ ba, tham mưu lãnh đạo Bộ phương án xử lý, đồng thời yêu cầu Cục có báo cáo đến Bộ trước ngày 24/5. Theo Bộ, phim bị yêu cầu ngừng chiếu trên toàn quốc từ tối 20/5.
Vợ ba của đạo diễn Nguyễn Phương Anh là bộ phim trở thành đề tài gây tranh cãi từ lúc tung trailer cho đến khi ra rạp vì có cảnh nóng của cô bé Nguyễn Phương Trà My.
Thời điểm đóng phim (2 năm trước), Trà My chỉ mới 13 tuổi nhưng đã phải thể hiện rất nhiều cảnh quay gai góc thể hiện đời sống của một người phụ nữ như làm tình, mang thai, sinh nở.
Quyết định ngừng chiếu Vợ ba đặt ra trách nhiệm của các nhà làm phim, Cục Điện ảnh trong việc sản xuất và kiểm duyệt phim, thậm chí cả người giám hộ của diễn viên Trà My, trong bối cảnh xã hội đang đấu tranh cho quyền trẻ em, lên án mạnh mẽ trước vấn nạn ấu dâm.
Vai trò người giám hộ
Về trách nhiệm của người giám hộ mà cụ thể là mẹ diễn viên Trà My, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết theo quy định Bộ luật Dân sự, cha mẹ là người đại diện pháp luật cho con khi chưa thành niên. Khi thực hiện các giao dịch phải bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho con chưa thành niên về vật chất, tinh thần, tâm sinh lý...
![]() |
Vợ ba gây tranh cãi khi để bé gái 13 tuổi đóng cảnh nóng. |
Theo quy định tại Điều 100, Điều 101 Luật Trẻ em, cha mẹ có trách nhiệm phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm hại; đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật.
Người giám hộ có chịu trách nhiệm hay không còn tùy thuộc vào việc thẩm định bộ phim này có vi phạm Luật Điện ảnh, Luật Trẻ em và pháp luật liên quan.
Ngoài ra, tùy vào mục đích của người đại diện pháp luật khi để bé gái 13 tuổi đóng phim có cảnh "nóng", tức có vụ lợi, lợi ích vật chất hay có trục lợi trẻ em hay không, để xác định trách nhiệm theo Luật Trẻ em cũng như Luật Lao động, Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Trong trường hợp người giám hộ có hành vi bóc lột trẻ em thì tùy tính chất hành vi, mục đích mà người giám hộ có thể bị xử phạt hành chính.
Kể về bối cảnh để Trà My đến với vai diễn Mây trong Vợ ba, cô bé nói với Zing.vn: "Trước khi nhận lời, bên casting nhiều lần mời cast nhưng tôi đều từ chối. Mẹ khuyên tôi đi thử vì từ chối nhiều ngại quá. Ban đầu, tôi không chịu đi, thậm chí đến lúc mẹ chở đi, tôi còn chưa biết gì về phim và vai diễn này".
Thật khó để xác định mục đích của người giám hộ khi cho phép đứa trẻ 13 tuổi đóng cảnh "nóng", nhưng rõ ràng để Trà My trong vai Mây thì không thể không nhắc đến vai trò của người mẹ.
Không thể bao biện vì nghệ thuật
Luật sư Trần Minh Hùng nhìn nhận chưa bàn đến việc có hay không vi phạm trong kiểm duyệt phim, việc để cô bé Trà My đóng các cảnh nóng chính là hành vi vi phạm pháp luật.
"Trong điện ảnh có khái niệm gọi là đóng thế, không nhất thiết phải dùng trẻ em khi người trưởng thành vẫn có thể đóng thế cảnh đó. Vậy tại sao đạo diễn không sử dụng một diễn viên lớn tuổi hơn mà nhất định phải cho bé 13 tuổi vào vai?", luật sư Hùng gay gắt và cho rằng cách làm này của những người làm phim là vi phạm.
Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Ngọc Việt (Đoàn Luật sư TP.HCM) chỉ ra Điều 25, 26 Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục; trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bố trí công việc hoặc nơi làm việc có ảnh hưởng xấu đến nhân cách và sự phát triển toàn diện.
Không phải ngẫu nhiên mà nhân loại tiến bộ đưa ra hàng loạt các đạo luật và cả Công ước quốc tế về quyền trẻ em để bảo vệ những người dưới 16 tuổi, lứa tuổi chưa phát triển toàn diện về hiểu biết, nhận thức, nhân cách cũng như tâm sinh lý.
![]() |
Nhiều cảnh của Trà My trong phim khiến người xem rùng mình. |
"Để bảo vệ trẻ em, Luật Hình sự có quy định rõ tội Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi để ngăn chặn những sự đụng chạm, xâm hại thân thể các bé. Nạn nhân trong các vụ ấu dâm còn được giấu mặt, không cho hình ảnh lan truyền; trong khi đó, những cảnh nóng với cô bé 13 tuổi lại được công chiếu rộng rãi và lưu giữ mãi thì không ai lường được những ảnh hưởng về sau", luật sư Việt bày tỏ.
Trao đổi với Zing.vn, đạo diễn của bộ phim - Nguyễn Phương Anh nói: "Tôi đã làm xong tác phẩm của mình, mọi người nhận xét thế nào, tôi cũng không quan tâm. Với các cảnh nóng của Trà My tôi không thấy ai phản đối vì mọi người đều khen cô bé rất tuyệt vời".
Nữ đạo diễn thắc mắc vì sao khán giả lại tập trung mổ xẻ cảnh nóng của Trà My trong phim mà không đánh giá toàn bộ vai diễn của bé.
Luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM) không đồng tình trước cách giải thích này. Theo luật sư, đạo diễn không nên dùng lý lẽ nghệ thuật hay cách diễn xuất của cô bé để bao biện cho việc làm phạm luật của mình.
"Đạo diễn, nhà sản xuất phim hay ngay cả mẹ cô bé chỉ nhìn thấy cô bé diễn cảnh quay hay, toát lên được ý nghĩa bộ phim, hy sinh vì nghệ thuật mà không hề biết những gì diễn ra bên trong cô bé. Không một ai có thể hiểu được. Ngay cả bản thân Trà My cũng khó có thể hình dung được bản thân bị ảnh hưởng ra sao. Vậy thì nghệ thuật theo cách của bộ phim không bảo vệ được một đứa bé 13 tuổi", luật sư Cường bày tỏ.
![]() |
Một phân cảnh trong phim Vợ ba. |
Luật sư Võ Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết dù đạo diễn có bao biện thế nào thì bộ phim vẫn có nhiều cảnh nóng với cô bé 13 tuổi, bản thân em cũng thừa nhận phải đóng những cảnh nhạy cảm. Dù đoàn phim dùng cách quay qua lớp màn hoặc phản chiếu qua gương, qua mặt nước thì cũng không phủ nhận được sự thật là chính cô bé phải thể hiện những cảnh không phù hợp với lứa tuổi.
"Chúng ta đang ra sức bảo vệ trẻ em trước vấn nạn ấu dâm, chúng ta lên tiếng trước tội phạm dâm ô trẻ em nhưng lại để một cô bé 13 tuổi đóng những cảnh gần gũi, đụng chạm với người lớn? Xét về khía cạnh pháp luật là vi phạm, nói về phạm trù đạo đức lại càng không thể chấp nhận được. Rất nhiều diễn viên tham gia xong một bộ phim bị ám ảnh sau đó thời gian dài, ai dám đảm bảo cô bé không bị tác động và ám ảnh?", luật sư Loan nhấn mạnh.
Bố của 'trùm' ma túy Văn Kính Dương có thể đòi lại 4 tỉ đồng từng đưa cho con?
- Trả hồ sơ vụ Văn Kính Dương: Người bật khóc, người vui mừng vì chưa phải chứng kiến cảnh con bị tuyên án tử
- 'Trùm' ma túy Văn Kính Dương cùng người tình Ngọc Miu tươi cười trước giờ tuyên án
- Tòa trả hồ sơ, bố Văn Kính Dương bị điều tra bổ sung
Trong 8 lí do trả hồ sơ vụ án liên quan "trùm" ma túy Văn Kính Dương (Hoàng "béo", 39 tuổi, quê Hà Nội) mà TAND TP HCM công bố chiều qua (14/7), có nội dung yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ dấu hiệu tội "Che giấu tội phạm" của ông Văn Kính Thái (bố của Văn Kính Dương).
Cụ thể, tòa chỉ ra việc ông Thái khai từng vào TP HCM giao 4 tỉ đồng cho Dương trong khi ông này biết rõ con đang trốn truy nã.
Tại tòa trước đó, ông Thái thừa nhận hành vi này, song người cha cho rằng nghĩ Dương làm ăn đàng hoàng và không biết anh ta phạm phải tội nghiêm trọng.
Từ đó, ông Thái xin tòa cho nhận lại số tiền trên vì hoàn cảnh gia đình hiện rất khó khăn, phải nuôi các con nhỏ mà Dương để lại.
Bố Văn Kính Dương vẫn có cơ hội đòi lại 4 tỉ đồng?
Đánh giá vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng yêu cầu của ông Thái là không khả quan. Bởi, ông này không có bất kì giấy tờ gì chứng minh việc đưa cho Dương số tiền 4 tỉ đồng.
Thứ hai, mặt dù biết Dương đã nhiều lần phạm tội và hiện tại đang có án phạt tù nhưng ông Thái vẫn đưa tiền cho con. Ngoài ra, luật sư cho rằng cần phải xác định mục đích sử dụng số tiền 4 tỉ này có phải là kinh doanh lương thiện hay không.
"Dựa vào các lí do trên, tôi cho rằng ông Thái không có cơ sở để đòi lại số tiền 4 tỉ", luật sư Hùng nhấn mạnh.
Về phía mình, luật sư Nguyễn Hải Nam (Đoàn Luật sư Bình Phước) cũng cho rằng nếu chỉ dựa vào lời khai của các bên mà không có giấy tờ liên quan thì chưa đủ cơ sở để chứng minh việc ông Thái có hay không giao tiền cho con.
"Hơn nữa, nếu việc ông có đưa tiền cho con là thật thì liệu rằng số tiền đó Văn Kính Dương đã sử dụng kinh doanh chưa hay vẫn còn đó, bởi số tiền này được ông chuyển giao năm 2016 nên đến nay rất khó chứng minh là số tiền này còn, có tách bạch trong số tiền mà cơ quan chức năng thu giữ hay không.
Trong trường hợp này, nếu có thật việc ông Thái cho Dương mượn tiền thì trách nhiệm dân sự Dương phải trả lại cho ông Thái", luật sư phân tích.
Luật sư cho biết thêm, trong quá trình điều tra, số tài sản mà cảnh sát tịch thu của Dương có bao gồm số tiền 4 tỉ đồng không, hay chỉ tịch thu tài sản liên quan đến hành vi phạm tội của "ông trùm". "Vấn đề này không dễ để chứng minh", luật sư Nam nhận định.
Tuy nhiên, luật sư cho rằng nếu chứng minh được tất cả những vấn đề trên thì ông Thái vẫn có cơ hội xin lại số tiền, với điều kiện ông này không hề hay biết việc Dương dùng 4 tỉ đồng để thực hiện hành vi phi pháp.
Có hay không che giấu tội phạm?
Đối với yêu cầu điều tra làm rõ dấu hiệu tội "Che giấu tội phạm" đối với ông Văn Kính Thái mà tòa án đưa ra, luật sư Nguyễn Hải Nam nhận định: "Theo Điều 18 Bộ luật hình sự thì 'Che giấu tội phạm' là hành vi của một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lí người phạm tội".
Như vậy, theo luật sư nếu có đủ căn cứ cho rằng ông Thái sau khi biết con mình phạm tội mà có các hành vi che giấu như xóa các dấu vết tội phạm, cho tiền để giúp con bỏ trốn hoặc các hành vi khác để cản trở việc điều tra… thì mới có cơ sở để xử lí người cha về hành vi che giấu tội phạm.
Vũ Hoàng Anh Ngọc cũng bị điều tra bổ sung việc có hay không biết người tình và đồng phạm buôn ma túy. (Ảnh: Ngự Kỳ).
"Trong trường hợp này, ông Thái chỉ đưa tiền cho con để làm đầu tư làm ăn mà không có các hành vi khác để giúp con che giấu hành vi phạm tội hoặc bỏ trốn thì chưa đủ cơ sở để xác định ông Thái phạm tội danh này", luật sư Nam nêu.
Trong khi đó, luật sư Trần Minh Hùng đưa ra đánh giá rằng hành vi của ông Thái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Che giấu tội phạm". Bởi, theo qui định tại Điều 18 Bộ luật hình sự 2015, mặc dù ông Thái và Dương là cha con nhưng trong vụ án này Dương bị truy tố về 5 tội đặc biệt nghiêm trọng.
"Vì thế, ông Thái không được miễn trách nhiệm hình sự nếu che dấu tội cho Dương. Nếu đủ cơ sở chứng minh ông Thái có hành vi che giấu tội phạm cho Dương thì ông Thái vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội 'Che giấu tội phạm' với khung hình phạt là 6 tháng đến 5 năm tù", luật sư Hùng cho biết.
Điều 18. Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lí người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này qui định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác qui định tại Điều 389 của Bộ luật này.
Làm thế nào để ngăn chặn triệt để các sát thủ 'ngáo đá'?
Hàng loạt vụ trọng án liên tục xảy ra mà hung thủ chính là những tên "ngáo đá" khiến người dân vô cùng bất an. Theo thống kê, TP HCM có hơn 23.000 người nghiện và sử dụng ma túy có hồ sơ quản lí. Nhưng có đến 80-90% người dương tính với các chất ma túy được cơ quan chức năng phát hiện lại không có trong danh sách quản lí. Và đáng quan ngại hơn khi nhiều chuyên gia đánh giá: "Con số thực phải gấp 10 lần".
Đủ lí trí nhưng cố tình đưa mình vào trạng thái hoang tưởng
Đánh giá về loại tội phạm này, luật sư Hà Ngọc Tuyền (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định: "Mặc dù về nhận thức có thể kẻ phạm tội lúc ấy đang bị hoang tưởng và thực hiện hành vi một cách dã man, bất chấp, thể hiện tính chất côn đồ cao độ. Dù không có bất kì mâu thuẫn hay nguyên nhân nào từ phía nạn nhân, kể cả nạn nhân là người ruột thịt của mình nhưng vẫn ra tay sát hại.
Tuy gây án trong tình trạng hoang tưởng, ảo giác nhưng những đối tượng này vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đã phạm. Bởi người phạm tội đủ lí trí nhưng cố tình sử dụng ma túy, đưa mình vào trạng thái mất lí trí để phạm tội".
Đồng ý kiến, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích thêm, theo Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cạnh đó, Điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 qui định người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mới không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, việc phạm tội trong trường hợp không phải do mắc bệnh lí mà do tự ý dùng thuốc kích thích mạnh thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Cần xem "ngáo đá" là tình tiết tăng nặng
Thế nhưng, luật sư Trần Minh Hùng cho biết "ngáo đá" không được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội "Giết người", mà chỉ là tình tiết định khung tăng nặng đối với tội "Vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ".
"Nhưng xét về nhân thân người phạm tội, người nghiện ma túy được xem là nhân thân xấu. Đây là một trong những căn cứ đánh giá khi lượng hình của tòa án", luật sư Hà Ngọc Tuyền nêu.
Nghi phạm Trương Tín - kẻ giết ba người thân gồm mẹ ruột, dì ruột và bà ngoại ở quận Bình Tân, TP HCM trong cơn 'ngáo đá" vì tưởng nạn nhân là robot. (Ảnh: Công an cung cấp).
Các luật sư cho rằng, để hạn chế loại tội phạm này cần có hình thức xử phạt nghiêm và nên xem đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Cụ thể, cần tăng tiền, mức phạt hành chính đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia, chất kích thích. Cũng như tăng nặng mức xử lí về mặt hình sự và thời gian tước bằng lái xe, hạn chế lái xe trong thời gian dài nhất định.
Đồng thời, việc ngăn chặn hậu quả này không chỉ có trừng trị mà cần đi đôi với sự tác động tích cực từ gia đình, cộng đồng để con em, bạn bè, người thân không sử dụng ma túy đá. Việc làm này nhằm bảo vệ tính mạng của chính bản thân, người xung quanh và cũng là bảo vệ người thân của mình không vướng vào tù tội.
Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điều 52 Bộ luật Hình sự
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 2 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Theo Đời sống & Pháp lý
Vụ gian lận điểm thi: Cần điều tra việc đưa, nhận hối lộ!
Gian lận điểm thi ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang liên quan đến hàng chục thí sinh là con của cán bộ địa phương có thế lực hoặc giàu có... Hiện nay, các đối tượng nâng điểm, sửa điểm đã bị xử lý, nhưng những người hưởng lợi từ việc sửa điểm vẫn nhởn nhơ khiến dư luận bức xúc.

Luật sư Trần Minh Hùng.
Luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM, cho rằng cần phải khẩn trương điều tra việc có hay không hành vi “mua điểm” của phụ huynh? Nếu có thì đây là dấu hiệu của tội đưa, nhận hối lộ hoặc tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đề trục lợi” (Điều 358 BLHS) hoặc tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” (Điều 366 BLHS).
“Việc sửa điểm, gian dối trong thi cử nguy hiểm không chỉ đối với những ngành nghề các thí sinh đó đang học mà còn ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Đây là vấn đề cả chính quyền lẫn người dân đều quan tâm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước. Nếu không giải quyết thỏa đáng sẽ làm mất niềm tin của người dân vào giáo dục, chính quyền và pháp luật, hậu quả để lại sẽ rất nghiêm trọng. Hiện cơ quan điều tra chỉ kết luận được rằng có hành vi nâng điểm bất thường đối với một số thí sinh, chưa kết luận được có “chạy điểm” hay không. Và thực tế cho thấy, những thí sinh này đều thuộc gia đình của cán bộ lãnh đạo, gia đình có thế lực, nên việc chạy điểm có khả năng xảy ra” - luật sư Hùng nêu quan điểm .
Theo luật sư Hùng, về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác đề trục lợi” thì cần xem xét ở hai hành vi: Thứ nhất là hành vi câu kết của người dân liên quan đến “chạy điểm”; hành vi thứ hai là dùng chức vụ, quyền hạn của mình gây ảnh hưởng đến người đang thực thi công vụ, tức trong vụ này là người đang quản lý và có khả năng sửa điểm thi, để người này làm việc sai trái, có lợi cho người “lợi dụng chức vụ”. Việc này, ta thấy các phụ huynh chỉ thực hiện mỗi hành vi thứ hai, nên cho dù họ là người có chức vụ, quyền hạn thì cũng không phạm tội quy định tại Điều 358 BLHS đã viện dẫn.
Tuy nhiên, ở tội “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi” (Điều 366 BLHS) thì cấu thành rất rõ. Người vi phạm đã lợi dụng quan hệ nào đó, gây ảnh hưởng đến người có chức vụ, quyền hạn để người đó thực hiện lệch chuẩn hoạt động công vụ, từ đó người lợi dụng ảnh hưởng sẽ được hưởng lợi ích vật chất hoặc phi vật chất. Thực tế cho thấy các phụ huynh, cả người dân và cán bộ, công chức, đều có bóng dáng của hành vi này. Vấn đề còn lại là trách nhiệm chứng minh của cơ quan điều tra.
Luật sư Hùng cho rằng, các trường đại học cần rà soát theo kết luận thanh tra của cơ quan có thẩm quyền, từ đó đối chiếu với danh sách thí sinh có được nâng, sửa điểm. Sau khi chấm điểm lại có đủ tiêu chuẩn đầu vào hay không, nếu không thì phải cho thôi học, còn nếu đủ tiêu chuẩn thì tùy vào quan điểm của trường có chấp nhận thí sinh đó theo học hay không để có những chính sách phù hợp. Ngoài ra, cần kết luận về việc có hay không việc “mua điểm”, nếu xác định có hành vi xảy ra, thì bắt buộc phải xử lý, không được phép bỏ qua vì như vậy là bỏ lọt tội phạm.
Cao Anh Tuấn
