Ông Nguyễn Hữu Linh sẽ bị truy nã nếu bỏ trốn khỏi nơi cư trú

NGỰ KỲ 21:17 | 22/04/2019
 
 
Theo luật sư, nếu xác định được ông Linh đã bỏ trốn, nhà chức trách có thể ra quyết định truy nã ông này theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Ngày 22/4, VKSND quận 4 đã phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Hữu Linh (67 tuổi, cựu Phó VKSND TP Đà Nẵng) về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015. Hiện VKSND quận 4 đang phối hợp cùng công an quận này củng cố hồ sơ, làm rõ vụ án.

Cùng ngày, đại diện Công an quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết, sau khi xuất hiện clip cựu Phó VKSND Đà Nẵng có hành vi sàm sỡ với bé gái trong thang máy tại chung cư Galaxy 9 (quận 4), đến nay, ông này không có mặt ở địa phương. 

"Vào thời điểm cơ quan Công an TP HCM tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, có lệnh cấm khỏi nơi đi cư trú, ông này cũng không có mặt ở nhà riêng", vị này nói.

Ông Nguyễn Hữu Linh sẽ bị truy nã nếu bỏ trốn khỏi nơi cư trú - Ảnh 1.

Ảnh cắt từ clip.

Về vấn đề này, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) cho biết nếu xác định được ông Linh đã bỏ trốn, nhà chức trách có thể ra quyết định truy nã ông này theo Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Theo đó, luật này qui định: "Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định điều tra.

Cụ thể, những đối tượng bị truy nã được qui định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC như sau: Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu".

Trước đó, ngày 20/4, Công an quận 4 đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Hữu Linh.

"Nựng" bé gái trong thang máy

Theo nội dung vụ án, ngày 2/4, mạng xã hội Facebook xuất hiện clip ghi lại hình ảnh người đàn ông sàm sỡ bé gái vào lúc 21h10 tối 1/4, tại chung cư Galaxy 9 nằm trên đường Nguyễn Khoái, phường 1, quận 4, TP HCM.

Khi trong thang máy chỉ còn ông Linh và bé gái thì ông này dồn bé vào góc và nhiều lần có hành động cưỡng hôn. Trước khi đứa trẻ ra khỏi thang máy, người này tiếp tục giữ bé lại và thực hiện hành vi đồi bại.

Trong ngày 2/4, ban quản lí tòa nhà đã lập biên bản và yêu cầu ông Linh kí tên xác nhận hành vi ôm, hôn bé gái. Sau đó, ban quản lí đã gặp và thông báo cho gia đình cháu bé rằng "đã xác định được người đàn ông có hành vi không chuẩn mực với cháu bé". Hai bên thỏa thuận hòa giải vì sợ ảnh hưởng tâm lí cháu bé.

Khoảng 17h30 cùng ngày, ban quản lí đã thông báo sự việc lên ban quản trị chung cư và nhận được đề nghị "phải báo cáo chính quyền địa phương để giải quyết". Đến tối 2/4, ban quản trị, ban quản lí, chủ đầu tư và một số cư dân đã có cuộc họp khẩn cấp để bàn các phương án giải quyết. Ngay sau kết thúc cuộc họp, ban quản trị cùng ban quản lí đã làm việc với Công an phường 1, quận 4 để cung cấp thông tin và phối hợp làm việc.

Ngày 3/4, làm việc với cơ quan điều tra, ông Linh thừa nhận mình là người đàn ông xuất hiện trong clip. Ông ta khai đã uống một chai bia trước khi về tới chung cư Galaxy 9 và cho rằng chỉ có ý "nựng" bé gái.

Đến chiều 4/4, VKSND TP HCM cho biết đã thụ lí tin báo tố giác tội phạm, đồng thời chỉ đạo VKSND quận 4 phối hợp với Công an quận này điều tra, làm rõ vụ việc.

Ngày 5/4, Hội bảo vệ quyền trẻ em TP HCM cũng đã có văn bản gửi đến Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Cơ quan CSĐT quận 4, VKSND quận 4, đề nghị khởi tố vụ án.

Cư dân chung cư Galaxy 9 sau đó đã kí đơn kiến nghị tập thể gửi đến UBND TP HCM, VKSND Tối cao, VKSND TP HCM, VKSND quận 4... đề nghị khởi tố và xử phạt nghiêm minh ông Linh theo qui định tại Điều 146 BLHS 2015 về tội "Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi" cùng các nội dung liên quan khác.

Điều 146, Bộ luật Hình sự năm 2015: Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi

- Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3-7 năm: Phạm tội có tổ chức; phạm tội 2 lần trở lên; đối với 2 người trở lên; đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11-45%; tái phạm nguy hiểm.

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 7-12 năm: Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định 1-5 năm.

 

Theo Đời sống & Pháp lý

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Bạn thân hoa hậu Phương Nga có căn cứ kiện Công an TP.HCM, đòi 2,5 tỷ?

  •  
  •  

Theo luật sư, nếu 2,5 tỷ không phải là vật chứng thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Trước đó cơ quan điều tra thu giữ của Thuỳ Dung thì phải trả lại.

 
 
Hoa hậu Phương Nga nói lý do không nhận quyết định đình chỉ bị canPhương Nga và Thùy Dung từ chối nhận các quyết định tố tụng, bản kết luận điều tra vì cho rằng các vật chứng bị tạm giữ trước đó như điện thoại, iPad bị mất dữ liệu.

Nguyễn Đức Thùy Dung, người trước đây cùng với Trương Hồ Phương Nga bị khởi tố trong vụ án liên quan đến  16,5 tỷ đồng của Cao Toàn Mỹ, vừa gửi đơn kiện Công an TP.HCM, đòi  2,5 tỷ đồng.

Lý do Thùy Dung đưa ra là trong thời gian bị bắt tạm giam, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM thu giữ  2,5 tỷ đồng từ sổ tiết kiệm của cô để khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, sau khi đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can thì công an chưa hoàn trả lại số tiền trên cho Dung.

Do đó, Dung khởi kiện, yêu cầu Công an TP.HCM trả lại số tiền này. Bên cạnh đó, cô còn yêu cầu tòa án buộc bị đơn bồi thường tổn thất do việc chậm trả số tiền trên và chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện vụ án.

Có căn cứ khởi kiện

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Lâm Quang Quý (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết căn cứ vào Điều 106 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) về xử lý vật chứng; khi cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP.HCM ban hành quyết định đình chỉ vụ án, thì phải trả lại vật chứng cho chủ sở hữu.

Trong vụ án này, theo luật sư, 2,5 tỷ là vật chứng nên cơ quan điều tra phải trả lại số tiền này cho Thuỳ Dung. Hơn nữa đến lúc này, chưa thấy có bất kỳ quyết định nào xử lý số tiền 2,5 tỷ này.

Mặt khác, 2,5 tỷ mà công an thu giữ là từ sổ tiết kiệm theo yêu cầu của Thuỳ Dung nhằm mục đích khắc phục hậu quả của vụ án (nếu có), chứ chưa được xác định số tiền này có nguồn gốc từ tiền chiếm đoạt của ông Cao Toàn Mỹ hay không. Do đó, theo luật sư, trường hợp này Thùy Dung khởi kiện là có căn cứ.

Ban than hoa hau Phuong Nga co can cu kien Cong an TP.HCM, doi 2,5 ty? hinh anh 1
Thùy Dung kiện, đòi Công an TP.HCM trả  2,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Quân.

Luật sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích theo quyết định đình chỉ điều tra của cơ quan CSĐT thì Phương Nga và Thuỳ Dung không thực hiện hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó, tất cả số tiền ông Mỹ chuyển cho Nga và Dung không còn là vật chứng của vụ án hình sự nữa. Tiền đó đã được xác định không phải là đối tượng bị chiếm đoạt, không có quan hệ sở hữu bị xâm hại.

Nếu không phải là vật chứng thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp. Trước đó, cơ quan CSĐT thu giữ của Thùy Dung thì phải trả lại cho Dung. Nếu cơ quan CSĐT đã giao số tiền đó cho ông Mỹ thì cơ quan CSĐT có trách nhiệm yêu cầu ông Mỹ hoàn lại để trả cho Dung.

"Việc trước đây Dung có lời khai nhận tội đồng phạm lừa đảo với Nga và đồng ý trả lại tiền đó cho ông Mỹ là không đúng sự thật. Vì hai người đã được kết luận không có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của ông Mỹ. Nên việc trả tiền đó cũng vô hiệu. Ông Mỹ chiếm hữu 2,5 tỷ đó không có căn cứ pháp lý", luật sư Dũ phân tích.

"Theo thông tin thì trước đây cơ quan CSĐT đã phong toả  2,5 tỷ đồngcủa ông Mỹ trong tài khoản ngân hàng. Nếu ông Mỹ không tự nguyện trả thì cơ quan CSĐT có thể xử lý tiền phong toả trả cho Dung. Trong giai đoạn điều tra, cơ quan chức năng có quyền trả tài sản bị chiếm đoạt cho bị hại. Do nhận định có tội nên cơ quan CSĐT trả tiền cho ông Mỹ lúc đó là đúng thẩm quyền, có căn cứ. Nhưng sau này kết luận bản chất vụ án không có hành vi lừa đảo thì phải giải quyết lại số tiền này", luật sư Dũ nêu.

Theo luật sư, Nga và Dung đang khiếu nại quyết định đình chỉ. Nhưng không rõ có khiếu nại nội dung bản kết luận hay không? Nếu không khiếu nại nội dung kết luận thì nhận định trong bản kết luận cho rằng có sự việc nhờ mua nhà, ông Mỹ chuyển tiền cho Nga và Dung sẽ có giá trị pháp lý. Và đó sẽ là căn cứ để ông Mỹ khởi kiện vụ án dân sự đòi lại tiền.

Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng việc khiếu nại và yêu cầu trả lại số tiền  2,5 tỷ đồng là quyền của Dung và cơ quan điều tra có chấp nhận hay không thể hiện qua quá trình giải quyết khiếu nại. Nếu không đồng ý thì Dung có quyền khiếu nại tiếp đến VKS cùng cấp.

Giải quyết bằng vụ kiện dân sự khác

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng theo quy định, khi đình chỉ vụ án thì cơ quan tố tụng phải hoàn trả lại các tài sản cho người liên quan nếu các tài sản đó không liên quan đến vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong vụ án này, ban đầu Thùy Dung thừa nhận giữ tiền của Cao Toàn Mỹ, Công an TP.HCM thu giữ của Dung rồi trả lại cho Cao Toàn Mỹ. Sau đó lại thu hồi từ ông Mỹ để chờ giải quyết chung với vật chứng.

Theo luật sư, lúc này vụ việc chuyển thành dân sự nên các bên có thể khởi kiện ra tòa án dân sự để giải quyết. Nếu ông Mỹ còn quản lý số tiền này thì Dung nên khởi kiện ông ta. Vì lời khai trước đó của Dung thừa nhận giữ của ông Mỹ nên công an mới thu hồi và giao cho Mỹ.

Còn nếu số tiền lưu ở cơ quan điều tra do ông Mỹ nộp lại thì cá nhân ông Mỹ cũng có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án yêu cầu áp dụng biện pháp ngăn chặn giữ nguyên số tiền này.

Ban than hoa hau Phuong Nga co can cu kien Cong an TP.HCM, doi 2,5 ty? hinh anh 2
Dung cùng Phương Nga trước trụ sở Công an TP.HCM ngày 1/2. Ảnh: Lê Quân.

Luật sư Hoan phân tích do vật chứng là số tiền 2,5 tỷ này ông Cao Toàn Mỹ cho rằng đó là tiền của ông ấy nên có sự tranh chấp giữa các bên. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra có thể tiếp tục phong tỏa để các bên khởi kiện ra tòa, giải quyết tranh chấp theo quy định về tố tụng dân sự theo Khoản 4, Điều 106 BLTTHS (trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự).

Theo luật sư Hoan, do vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều ra nên cơ quan điều tra có quyền xử lý vật chứng. Việc xử lý vật chứng được quy định tại Khoản 2, Điều 106 BLTTHS. Nếu vật chứng có tranh chấp thì được giải quyết theo thủ tục tố tụng. "Việc Dung khiếu nại đòi 2,5 tỷ từ công an nhưng do ông Mỹ có tranh chấp số tiền này nên cơ quan điều tra chưa trả lại là có căn cứ", luật sư nói.

Luật sư Dũ nói thêm, mặc dù cơ quan CSĐT kết luận không có lừa đảo và có việc nhờ mua nhà, tức tiền của ông Mỹ chuyển cho Nga và Dung nhưng việc ông Mỹ có đòi lại tiền hay không thì phải thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự và chờ bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án.

Không đồng ý nhận quyết định đình chỉ

Phương Nga và Thùy Dung được TAND TP.HCM đưa ra xét xử lần đầu vào ngày 21/9/2016. Tuy nhiên, sau 1 ngày xét xử, trước việc Phương Nga khai rằng nhận  16,5 tỷ đồng từ ông Mỹ là do có hợp đồng tình ái, HĐXX phải trả hồ sơ, yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ tình tiết này.

Ngày 22/6/2017, TAND TP.HCM tiếp tục mở phiên tòa sơ thẩm lần 2. Một tuần sau đó, tòa trả hồ sơ đề nghị điều tra bổ sung, đồng thời cho Phương Nga và Thùy Dung tại ngoại. Sau đó, nhà chức trách đề nghị chuyển tội danh của 2 bị can từ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản sang Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Khi cơ quan CSĐT chuyển kết luận qua cho Viện KSND TP.HCM để chờ phê chuẩn, VKS đã khuyến cáo cơ quan chức năng cần thận trọng khi miễn trách nhiệm hình sự với 2 bị can này.

Bởi khung hình phạt của tội Làm giả con dấu, tài liệu cùa cơ quan, tổ chức là từ 6 tháng đến 2 năm tù; trong khi đó, Phương Nga và Thùy Dung đã bị tạm giam hơn 2 năm 3 tháng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại điều khoản này.

Ban than hoa hau Phuong Nga co can cu kien Cong an TP.HCM, doi 2,5 ty? hinh anh 3
Phương Nga và Thùy Dung tại phiên tòa tháng 6/2017. Ảnh: Tùng Tin.

Ngày 12/3, cả hai đến nhận quyết định đình chỉ vụ án; vật chứng là điện thoại, iPad... và 37 triệu đồng cơ quan điều tra thu giữ trước đó. Tuy nhiên, ngay sau đó, Phương Nga và Thùy Dung đã khiếu nại quyết định này của Công an TP.HCM và VKS.

Phương Nga cho rằng các quyết định này không phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án. Cô khẳng định mình không phạm tội Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Đồng thời, Phương Nga chỉ ra vào năm 2015, VKSND TP.HCM đã hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với Nga và Dung về tội danh làm giả con dấu.

Về việc miễn trách nhiệm hình sự, Phương Nga cho rằng chỉ áp dụng đối với người phạm tội, không thuộc trường hợp của cô và Dung. Do đó, cô đề nghị Viện trưởng VKSND TP.HCM xem xét lại, đồng thời giám sát việc xử lý đơn tố cáo của ông Cao Toàn Mỹ về hành vi Vu khống.

Riêng Thùy Dung đề nghị VKS giám sát việc thực hiện quyết định thu hồi  2,5 tỷ đồng từ ông Cao Toàn Mỹ trả cho mình, có văn bản trả lời về thời hạn thu hồi số tiền này.

 
Xem chi tiết quảng cáo
Bỏ qua quảng cáo sau 3s
 
 
NHẤN ĐỂ BẬT TIẾNG
Hoa hậu Phương Nga: Với người ta, tôi chỉ là công cụ để thỏa mãn"Tôi đã luôn tin rằng mình xứng đáng với tình cảm người khác dành cho mình. Nhưng đến giờ tôi mới nhận ra đó chỉ là ảo tưởng. Người ta chỉ xem tôi như là công cụ để thỏa mãn" Nguồn: Zing New

NÓNG: Phó giám đốc Công an TP.HCM lên tiếng về thông tin bắt ông Nguyễn Hữu Linh vụ 'nựng' bé gái

 

GiadinhNet - Trước thông tin trên mạng xã hội về việc khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Hữu Linh, lãnh đạo Công an TP.HCM đã chính thức lên tiếng.

Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh (SN 1958, ngụ TP. Đà Nẵng) bị điều tra về hành vi sàm sỡ bé gái trong thang máy chung cư, chiều 19/4, ông Nguyễn Sỹ Quang (Phó Giám đốc Công an TP. HCM cho biết vẫn chưa nhận được thông tin nào mới.

Trước đó, có nhiều thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội về việc, ông Linh bị khởi tố và bắt tạm giam. Tuy nhiên, theo như những gì lãnh đạo Công an TP.HCM thì đây là thông tin không chính xác.

"Công an TP.HCM đã chỉ đạo Công an Q.4 tích cực điều tra, sẽ cung cấp thông tin khi có kết quả", ông Quang thông báo. Như vậy tính tới thời điểm hiện tại đã gần 20 ngày trôi qua, cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái mới liên quan tới vụ việc, thời hạn điều tra sắp hết.

Hành vi của ông Linh bị camera ghi lại

Hành vi của ông Linh bị camera ghi lại

Tại một diễn biến khác, sáng nay (19/4), Ủy ban Tư pháp của Quốc hội (UBTP) tổ chức cuộc họp với các bộ, ngành hữu quan để đánh giá hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em. Vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh được đánh giá là không phức tạp nhưng được giải quyết chậm.

Theo nội dung này thì, Thượng tướng Lê Quý Vương (Thứ trưởng Bộ Công an) đã có giải trình đối việc chậm xử lý trong các vụ xâm hại trẻ em nổi cộm. Liên quan vụ việc ông Linh, ông Vương cho hay đến nay quá trình điều tra, Công an Q.4 đang tiếp tục điều tra, chưa nhận được báo cáo cụ thể.

Cũng trong chiều cùng ngày, phóng viên cố gắng liên lạc với ông Nguyễn Hữu Linh qua số điện thoại cá nhân, tuy nhiên người đàn ông này không bắt máy.

Trước đó, tập thể cư dân ở chung cư Galaxy 9 đã gửi đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và xử phạt nghiêm ông Nguyễn Hữu Linh theo quy định tại điều 146c Bộ luật hình sự 2015 về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

Trao đổi với Báo Gia đình & Xã hội, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự thì, cơ quan điều tra, viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Theo đó, các đơn vị này có nghĩa vụ kiểm tra, xác minh nguồn tin để quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố cáo.

Trường hợp vụ việc phức tạp cần nhiều thời gian thì có thể kéo dài thời hạn ra quyết định khởi tố hay không hơn, nhưng không được quá 60 ngày.

Lê Nguyễn

Nguồn: Giadinhnet

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

 
 

Hành tung bí ẩn của kẻ thủ ác trong "lò bát quái" giam giữ, tra tấn thai phụ đến sảy thai ở Sài Gòn

GiadinhNet - “Chúng tôi thấy chỉ có 2 người sống trong căn nhà này. Mà họ đóng cửa, đi từ sớm tới khuya lắm mới về. Mấy người này cũng chẳng bao giờ nói chuyện, hay qua lại với hàng xóm", người dân sở tại tiết lộ.

Dân cho vay lãi đen

Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, sự việc thai phụ Hồ Như Ý (18 tuổi) bị giam giữ, đánh đập gần 20 ngày chỉ vì 1,6 triệu đồng đã gây phẫn nộ dư luận. Ngày 17/4, làm việc với cơ quan chức năng, nạn nhân đã đủ tỉnh táo và kể lại chi tiết nhất về những màn tra tấn, đánh đập quái đản của những đối tượng Trần Nhật Khang (SN 2000, ngụ huyện Bình Chánh); Nguyễn Minh Dũng (SN 1982) và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (SN 1991, là em gái của Dũng, cùng ngụ H.Bình Chánh).

Theo đó, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục truy tìm anh em Dũng và Huyền, đây là hai đối tượng được cho là chủ mưu vụ việc này. Chiều 17/4, trở lại “lò bát quái” của anh em Dũng tại địa bàn ấp 1B, X.Vĩnh Lộc B, chúng tôi ghi nhận nhiều thông tin bất ngờ về hai nhân vật này.

Căn nhà mà anh em Dũng giam giữ chị Ý thuộc tổ 29, ấp 1. Tại khu vực này người dân vẫn chưa hết xôn xao bàn tán về những hành vi tàn nhẫn mà anh em nhà trên đã gây ra cho nạn nhân. Đáng lưu ý, mọi người cho biết, trước đó có thấy Ý mua đồ ăn sáng tại con hẻm này.

Thời điểm ấy, nhân chứng có phát hiện ra những bất thường về tâm lý, cũng như những thương tích trên mặt của Ý. “Cứ tưởng vợ chồng nó cãi nhau, chứ ai ngờ là cô ấy bị họ giam giữ, đánh đập như vậy”, chị H. một người dân địa phương cho biết.

 Lò bát quái nơi Ý bị giam giữ, đánh đập

"Lò bát quái" nơi Ý bị giam giữ, đánh đập

Theo nhiều nhân chứng, khi đọc báo và công an đến hiện trường kiểm tra thì họ mới biết sự việc trên. Lý giải cho việc này, những người dân ở đây cho biết, Dũng không phải là người dân địa phương.

Chủ căn nhà này quê ở Long An. Mấy người này mới đến đây thuê được hơn 1 tháng nay”, anh T. (hàng xóm) cho biết. Cũng theo anh T. thực tế họ cũng không biết ai mới là người thuê chính căn nhà này. Lúc đọc tin tức thì mới biết là Dũng cùng vợ chồng và em gái sống ở đây.

“Chúng tôi thấy chỉ có 2 người sống trong căn nhà này. Mà họ đóng cửa, đi từ sớm tới khuya lắm mới về. Mấy người này cũng chẳng bao giờ nói chuyện, hay qua lại với hàng xóm”, anh T. kể về hành tung bí ẩn của Dũng.

Cũng theo những người dân ở đây, họ không không thấy có cặp vợ chồng hay có con cái nào sống trong căn nhà này cả. “Thỉnh thoảng thấy vài người đến đây chơi. Nhìn ai cũng tướng dữ, cứ như dân anh chị xã hội. Có lần tôi nghe thoáng câu chuyện của những người này thì nội dung có liên quan đến chuyện tiền bạc, lãi đen”, chị P. sống nhà kế bên cho biết.

Như những lời hàng xóm thì thấy hành tung của những người này bí ẩn, đời tư phức tạp nên họ cũng có ít giao tiếp. Đặc biết, nhiều nhân chứng còn tiết lộ, họ từng nhiều lần thấy Ý qua lại căn nhà này.

“Do vậy, chúng tôi cứ nghĩ là người thân, hay bà con họ hàng gì đó. Hôm rồi thấy cô ấy mua đồ ăn, mặt mày thâm tín nên tôi cũng không tiện hỏi. Mà cái cô này cũng lạ, bị vậy mà chẳng kể cho người ta. Biết chuyện đó, dân chúng tôi ở đây đâu có để yên được”, chị H.nói tiếp.

 Những thương tích trên người thai phụ

Những thương tích trên người thai phụ

Ngoài những chi tiết này, nhiều nhân chứng cho biết họ rất bất ngờ về việc Ý bị giam giữ, đánh đập căn nhà này gần 20 ngày. Bởi theo những người dân thì khu vực này cư dân sinh sống đông đúc. Tuy nhiên, mọi người lại không ai nghe thấy tiếng la hét, cầu cứu của nạn nhân. Trong khi đó, đại diện ấp 1B khẳng định, hai đối tượng này không có đăng ký tạm trú tại địa phương.

Phía ấp cũng nhiều lần kiểm tra lý lịch, tuy nhiên hai đối tượng thường không có nhà. Cũng không rõ thông tin, vợ con Dũng có sinh sống tại căn nhà trên hay không. Trong khi đó về bà Trần Thị Sương (56 tuổi, mẹ ruột của Dũng), được biết sinh sống tại ấp 7, X. Lê Minh Xuân (Bình Chánh).

Sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, khám xét nơi ở của Dũng, công an thu ma tuý đá, cỏ Mỹ, dụng cụ sử dụng ma tuý, bình gas mini, 45 viên pháo, 3 con dao, 2 súng tự chế, đạn, khúc gỗ, lưỡi dao, đoạn dây xích có gắn ổ khoá, đoạn cây tầm vong, cuộn băng keo, đoạn dây dù 173cm, dây nịt, sóng số 8, 10 xe máy cùng nhiều tang vật khác.

Theo đại diện ấp 1B, kiểm tra căn nhà này thấy các đối tượng sinh sống bề bộn, mất vệ sinh. “Nói thật, không ai nghĩ đó là chỗ ở của một con người”, một nhân chứng cho biết.

Bắn vào vùng kín và bắt nạn nhân hút ma túy

Liên quan đến vụ việc, sáng 17/4, Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) đã đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giám định thương tật của nạn nhân để làm căn cứ xử lý vụ án. Theo lời kể của Ý. ngày 22/3, chị đến thăm Huyền, vì người này mới sinh con được 2 tháng tuổi, Ý có cho con của Huyền 200.000 đồng.

Tại đây, Ý mới biết sự việc anh trai mình có vay tiền của Dũng nhưng chưa trả. Lúc này, Dũng và Huyền nhờ Ý dụ anh trai mình đến để đòi tiền, nhưng nạn nhân không đồng ý. Sau đó, Ý bị anh em huyền giam giữ, bị cột chân tay vào cầu thang và bị bỏ đói.

Theo lời kể của Ý, những đối tượng này dùng cây ba vuông, cây tuýp sắt đánh đập. Ngoài ra, nhóm người này còn dùng đèn khò đốt keo nhỏ vào người. Theo Ý, nhóm người này có biết việc chị đang mang thai nhưng vẫn đánh đập. Đặc biệt, Dũng và Huyền còn ép nạn nhân chơi ma túy đá. Nếu Ý không hút thì sẽ bị nhóm này đánh đập. Theo lời kể của Ý, đối tượng Khang còn dùng dùng ná thun bắn vào vùng kín của mình.

 
 Nạn nhân bị đảnh sảy thai

Nạn nhân bị đảnh sảy thai

Ý cho biết, khi bị tra tấn, chị có la hét cầu cứu, nhưng nhà có hai lớp cửa nên không ai nghe thấy. Được biết, cũng có một lần chị chạy được ra cầu thang tầng trên, nhưng bị Huyền kéo ngược lại. Ngoài ra, Ý cũng xác nhận, có được vài lần được anh em Dũng cho ra đầu hẻm mua đồ ăn. Tuy nhiên, Ý không dám bỏ chạy vì anh em Dũng có canh gác và sợ bị đánh đập.

Cũng theo lời của thai phụ này, khi bị sảy thai, chị xin Dũng cho đi viện, nhưng đối tượng này không đồng ý. Mãi đến khi sức khỏe của chị yếu đi, Dũng bỏ trốn nói vợ tự ở nhà giải quyết. Sau đó, vợ Dũng đưa nạn nhân tới bệnh viện cấp cứu và bỏ lại ở đây.

Được biết, sau khi Ý nhập viện, gia đình Dũng có đến gặp xin lỗi và đưa 5 triệu nói là viện phí. Vài ngày sau, bà Sương tiếp tục có đến bệnh viện đưa Ý 40 triệu đồng, nói làm giấy bãi nại. Tuy nhiên, gia đình chị Ý không đồng ý và cho biết cứ để cho cơ quan chức năng làm việc.

 Luật sư Trần Mình Hùng nhận định về vụ việc

Luật sư Trần Mình Hùng nhận định về vụ việc

Trao đổi với Báo Gia đình & Xã hội, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP. HCM), cho biết trong vụ án này, những kẻ giam giữ, tra tấn cô gái có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015).

Bên cạnh đó, hành vi đánh đập dã man của những người tham gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác theo Điều 134 BLHS 2015. Ngoài ra, việc bồi thường thiệt hại cho nạn nhân được áp dụng theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.

Trong khi đó, đối với trường hợp của bà Sương, cũng như vợ của Dũng, phải đợi sau khi điều tra, xác minh cụ thể thì mới xác định được các đối tượng này có đồng phạm hay không, cũng như không tố giác tội phạm hay không. “Do vậy, việc bây giờ là cơ quan chức năng khởi tố vụ án để điều tra để xác định trách nhiệm của từng cá nhân cụ thể”, luật sư nhận định.

Lê Nguyễn

Nguồn: GiadinhNet

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ có phải đóng án phí 8 tỉ đồng?

14/04/2019 14:53

(NLĐO) - Phần án phí vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo với ông Đặng Lê Nguyên Vũ sẽ được tính như thế nào ở cấp phúc thẩm?

 

Vừa qua, cả bà Lê Hoàng Diệp Thảo lẫn ông Đặng Lê Nguyên Vũ đều kháng cáo bản án sơ thẩm vụ án ly hôn do TAND TP HCM xét xử.

Hiện do bản án chưa có hiệu lực pháp luật nên hai đương sự chưa nộp án phí.

Danh mục án phí, lệ phí ban hành kèm Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 nêu rõ án phí dân sự phúc thẩm đối với tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động là 300.000 đồng. Trong đó, nghị quyết quy định đương sự kháng cáo phải chịu án phí dân sự phúc thẩm, nếu tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn, hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.

Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ có phải đóng án phí 8 tỉ đồng? - Ảnh 1.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ ở phiên tòa sơ thẩm

Theo quy định hiện hành, nếu cấp phúc thẩm tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm thì án phí sẽ giữ nguyên. Đồng thời, bên đương sự bị bác kháng cáo sẽ nộp thêm án phí 300.000 đồng. Trong trường hợp cấp phúc thẩm sửa bản án thì án phí phụ thuộc vào phán quyết mới này. Ông Vũ và bà Thảo không phải đóng án phí phúc thẩm nếu cấp phúc thẩm hủy án.

Bên cạnh đó, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích Điều 299 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, bà Thảo được quyền rút đơn khởi kiện (đơn xin ly hôn). Nếu ông Vũ đồng ý việc rút đơn thì cấp phúc thẩm ra quyết định huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Hai đương sự vẫn phải đóng án phí sơ thẩm theo quyết định của toà sơ thẩm và một nửa án phí phúc thẩm. Nếu ông Vũ không đồng ý thì tòa án tiếp tục xét xử phúc thẩm.

Bản án sơ thẩm trước đó buộc ông Vũ và bà Thảo nộp 8 tỉ đồng tiền án phí. Trong đó, bà Thảo phải nộp án phí tài sản hơn 3 tỉ đồng, ông Vũ nộp án phí tài sản hơn 4,7 tỉ đồng.

Nguồn: Báo Người Lao Động

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Vụ xe Lexus tông chết 4 người ở Quy Nhơn: Chưa tạm giữ tài xế là hết sức khó hiểu

NGỰ KỲ 18:42 | 
 
Theo luật sư, việc tạm giữ người, tang vật, xe Lexus biển số 49X-6666 gây ra vụ tai nạn làm chết 4 người đưa tang ở Quy Nhơn là hết sức cần thiết.

Ngày 16/4, liên quan vụ xe Lexus biển số 49X- 6666 tông chết 4 người ở TP Quy Nhơn (Bình Định), đại tá Nguyễn An Ninh - Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho biết đơn vị đang điều tra, củng cố hồ sơ vụ việc, nhưng hiện chưa có căn cứ để tạm giữ tài xế Nguyễn Đức Huyện (60 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Pisico Bình Định) và phương tiện.

Về phía cơ quan công tố, Viện trưởng VKSND Bình Định cũng thông tin phía Công an vẫn chưa hoàn tất hồ sơ, đề nghị chuyển qua Viện.

Vụ xe Lexus tông chết 4 người ở Quy Nhơn: Chưa tạm giữ tài xế là hết sức khó hiểu - Ảnh 1.

Chiếc xe gây tai nạn.

Đánh giá vụ việc, luật sư Trần Bá Học (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng đây là một vụ án đặc biệt nghiệm trọng, gây chết người hàng loạt và bị thương nhiều. "Đáng lẽ ra, cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án để tiến hành điều tra nhằm làm sáng tỏ có hay không hành vi vi phạm", luật sư Học nói.

Tiếp đó, luật sư Học phân tích thêm: "Nếu lời khai của người gây tai nạn phù hợp với chứng cứ thì có thể tạm giữ hình sự đối với người gây tai nạn và đồng thời phải tạm giữ phương tiện để tránh việc mất dấu vết, gây khó khăn cho công tác điều tra".

Theo luật sư Học, việc cơ quan công an chưa khởi tố, chưa tạm giữ người, chưa tạm giữ phương tiện là hết sức khó hiểu. "Điều này rất nguy hiểm đối với một vụ án đặc biệt nghiêm trọng như thế này", luật sư Học nhấn mạnh.

Tài xế có thể bị phạt đến 10 năm tù

Cùng quan điểm với đồng nghiệp, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định đã đủ căn cứ để khởi tố hình sự vụ tai nạn này. Bởi, người lái xe đã vi phạm về sử dụng nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện, vi phạm qui định về tham gia giao thông đường bộ tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.

"Sau khi khởi tố vụ án hình sự nếu có dấu hiệu thì cần khởi tố bị can. Việc tạm giữ người và xe là cần thiết đảm bảo vật chứng cho vụ án, tránh nghi phạm bỏ trốn, xóa dấu vết, gây khó khăn cho cơ quan điều tra và không bảo đảm tính khách quan của vụ án", luật sư Hùng phân tích thêm.

Vụ xe Lexus tông chết 4 người ở Quy Nhơn: Chưa tạm giữ tài xế là hết sức khó hiểu - Ảnh 2.

Ông Huyện thời điểm gây ra tai nạn.

Theo Khoản 2 của Điều 260, phạm tội thuộc một trong các trường hợp lái xe trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức qui định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỉ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; gây thiệt hại về tài sản từ 500 triệu đồng đến dưới 1,5 tỉ đồng thì bị phạt tù 3 đến 10 năm.

"Như vậy, việc tạm giữ người, tang vật, xe của vụ án là rất cần thiết", luật sư Hùng đánh giá.

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Định, khoảng 13h05 ngày 11/4, trước nhà số 6 đường Nguyễn Công Trứ (TP Quy Nhơn) xảy ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Ôtô 7 chỗ mang biển số 49X-6666 tông vào đoàn người đưa tang làm 4 người chết, 6 người bị thương nặng.

Chủ phương tiện gây tai nạn được xác định là ông Nguyễn Đức Huyện. Tiến hành đo nồng độ cồn, kiểm tra ma túy đối với ông Huyện, Công an TP Quy Nhơn cho biết kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy ông này có nồng độ cồn vượt mức cho phép.

Ngoài ra, theo Trung tâm đăng kiểm Lâm Đồng, chiếc Lexus mang biển số 49X- 6666 do Công ty cổ phần địa ốc, ôtô Phương Trang chi nhánh Đà Lạt đứng tên chủ phương tiện.

 

Theo Đời sống & Pháp lý

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Grab có thể khởi kiện khi bị đánh tráo khái niệm dịch vụ?

Nhiều luật sư cho rằng, nếu các doanh nghiệp taxi truyền thống và các Hiệp hội cố tình đánh tráo khái niệm dịch vụ về hoạt động GrabTaxi và GrabCar thì Grab có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam hoặc trọng tài quốc tế.

 
 
Grab có thể khởi kiện khi bị đánh tráo khái niệm dịch vụ? - Ảnh 1.

Chuyên gia cho rằng, khi bị các đối thủ đánh tráo khái niệm giữa dịch vụ Grabtaxi và Grabcar để chơi xấu, Grab có thể kiện ra tòa. Ảnh: Tiền Phong

 

Nhìn từ góc độ luật cạnh tranh quốc tế với các công văn trình tố và hồi đáp của các hiệp hội taxi, hiệp hội vận tải gửi Chính phủ trong thời gian qua nhằm vào mô hình xe công nghệ Grab khi dự thảo nghị định 86 (NĐ 86) chưa ngã ngũ, nhiều luật sư cho rằng: Nếu các doanh nghiệp taxi truyền thống và các Hiệp hội cố tình đánh tráo khái niệm dịch vụ về hoạt động GrabTaxi và GrabCar, đưa thông tin sai sự thật về nghĩa vụ đóng thuế của Grab…, doanh nghiệp có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam hoặc trọng tài quốc tế.

Ðánh tráo khái niệm?

Thực tế, theo quy định GrabCar được triển khai hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 (Quyết định 24) tại 5 tỉnh, thành phố được thí điểm theo Đề án 24 là: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Trong khi đó, dịch vụ GrabTaxi được hoạt động và mở rộng trên cả nước theo quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử. Với dịch vụ này, Grab là ứng dụng cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử và đã hoàn thành thủ tục đăng ký loại hình tương ứng có phạm vi hoạt động toàn quốc với Bộ Công Thương, trên tinh thần tuân thủ hướng dẫn của Bộ GTVT và các Sở GTVT địa phương.

Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế, một số hãng taxi truyền thống và các Hiệp hội dường như đang “hiểu nhầm” hoặc cố tình “đánh tráo” khái niệm giữa hoạt động GrabTaxi và GrabCar để tố doanh nghiệp này vi phạm luật. Mới đây nhất, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Bộ Tư pháp và Bộ GTVT đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Trong CV này, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho Grab đang ngày càng “phớt lờ” các quy định của Bộ GTVT tại Quyết định 24, tuỳ tiện mở rộng phạm vi thí điểm từ 5 tỉnh, thành phố lên 15 tỉnh, thành phố … chứ không phải chỉ làm dịch vụ kết nối giữa nhà vận tải với hành khách như quy định tại Quyết định 24.

Phản ứng lại nội dung này, Grab đã gửi công văn, yêu cầu Hiệp Hội vận tải ô tô Việt Nam đính chính thông tin, vì theo Grab, các cáo buộc này có phần đánh tráo khái niệm và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tiền bạc trong hoạt động kinh doanh của Grab.

Thiệt hại doanh nghiệp, phải kêu ai?

Trao đổi vấn đề trên về khía cạnh pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Đây là hành vi cố tình đưa thông tin sai sự thật bởi hoạt động Grabtaxi và Grabcar hoàn toàn khác nhau. Việt Nam đã là thành viên WTO và nhiều hiệp định thương mại khác nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thì có thể bị kiện tại Việt Nam và thậm chí tại tòa án, trọng tài quốc tế”.

Cũng theo luật sư Hùng tại Việt Nam có nhiều chiêu trò cạnh tranh "không đẹp” trực tiếp và gián tiếp đánh đối thủ bất chấp pháp luật, gây áp lực với các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, gây mất trật tự xã hội, mất niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vì vậy Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương có vai trò, trách nhiệm xử lý, giải quyết các vấn đề này. Ngoài ra, tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp về cạnh tranh hay hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo quy định doanh nghiệp, hiệp hội được quyền có ý kiến, đề xuất nhưng không được dùng các thủ đoạn, phương pháp, lôi kéo… để gây áp lực hay can thiệp vào các quyết định quản lý nhà nước. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang cho thấy sự thiếu công bằng, đi ngược lại với luật cạnh tranh quốc tế.

Tại Khoản 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Điều 39 Luật Cạnh tranh còn liệt kê một số hành vi cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội... luật sư Hùng dẫn chứng.

Đồng quan điểm về luật đề cạnh tranh, luật sư Võ Thanh Khương, Đoàn luật sư TP.HCM cũng cho rằng: “Nếu các cá nhân, tổ chức cố tình đưa thông tin sai sự thật bởi hoạt động Grabtaxi và Grabcar hoàn toàn khác nhau thì Công ty TNHH Grab có thể khiếu nại lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để yêu cầu giải quyết. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”

 
 

Thục Quyên

Tiền Phong

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Grab có thể khởi kiện khi bị đánh tráo khái niệm dịch vụ?

Nhiều luật sư cho rằng, nếu các doanh nghiệp taxi truyền thống và các Hiệp hội cố tình đánh tráo khái niệm dịch vụ về hoạt động GrabTaxi và GrabCar thì Grab có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam hoặc trọng tài quốc tế.

 
 
Grab có thể khởi kiện khi bị đánh tráo khái niệm dịch vụ? - Ảnh 1.

Chuyên gia cho rằng, khi bị các đối thủ đánh tráo khái niệm giữa dịch vụ Grabtaxi và Grabcar để chơi xấu, Grab có thể kiện ra tòa. Ảnh: Tiền Phong

 

Nhìn từ góc độ luật cạnh tranh quốc tế với các công văn trình tố và hồi đáp của các hiệp hội taxi, hiệp hội vận tải gửi Chính phủ trong thời gian qua nhằm vào mô hình xe công nghệ Grab khi dự thảo nghị định 86 (NĐ 86) chưa ngã ngũ, nhiều luật sư cho rằng: Nếu các doanh nghiệp taxi truyền thống và các Hiệp hội cố tình đánh tráo khái niệm dịch vụ về hoạt động GrabTaxi và GrabCar, đưa thông tin sai sự thật về nghĩa vụ đóng thuế của Grab…, doanh nghiệp có thể khởi kiện tại tòa án Việt Nam hoặc trọng tài quốc tế.

Ðánh tráo khái niệm?

Thực tế, theo quy định GrabCar được triển khai hoạt động tại Việt Nam trong khuôn khổ Đề án thí điểm ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ngày 7/1/2016 (Quyết định 24) tại 5 tỉnh, thành phố được thí điểm theo Đề án 24 là: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Khánh Hòa và Quảng Ninh. Trong khi đó, dịch vụ GrabTaxi được hoạt động và mở rộng trên cả nước theo quy định của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử. Với dịch vụ này, Grab là ứng dụng cung cấp sàn giao dịch thương mại điện tử và đã hoàn thành thủ tục đăng ký loại hình tương ứng có phạm vi hoạt động toàn quốc với Bộ Công Thương, trên tinh thần tuân thủ hướng dẫn của Bộ GTVT và các Sở GTVT địa phương.

Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế, một số hãng taxi truyền thống và các Hiệp hội dường như đang “hiểu nhầm” hoặc cố tình “đánh tráo” khái niệm giữa hoạt động GrabTaxi và GrabCar để tố doanh nghiệp này vi phạm luật. Mới đây nhất, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Bộ Tư pháp và Bộ GTVT đề nghị sớm ban hành Nghị định thay thế Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô. Trong CV này, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho Grab đang ngày càng “phớt lờ” các quy định của Bộ GTVT tại Quyết định 24, tuỳ tiện mở rộng phạm vi thí điểm từ 5 tỉnh, thành phố lên 15 tỉnh, thành phố … chứ không phải chỉ làm dịch vụ kết nối giữa nhà vận tải với hành khách như quy định tại Quyết định 24.

Phản ứng lại nội dung này, Grab đã gửi công văn, yêu cầu Hiệp Hội vận tải ô tô Việt Nam đính chính thông tin, vì theo Grab, các cáo buộc này có phần đánh tráo khái niệm và đang gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và tiền bạc trong hoạt động kinh doanh của Grab.

Thiệt hại doanh nghiệp, phải kêu ai?

Trao đổi vấn đề trên về khía cạnh pháp lý, luật sư Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết: “Đây là hành vi cố tình đưa thông tin sai sự thật bởi hoạt động Grabtaxi và Grabcar hoàn toàn khác nhau. Việt Nam đã là thành viên WTO và nhiều hiệp định thương mại khác nếu cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm thì có thể bị kiện tại Việt Nam và thậm chí tại tòa án, trọng tài quốc tế”.

Cũng theo luật sư Hùng tại Việt Nam có nhiều chiêu trò cạnh tranh "không đẹp” trực tiếp và gián tiếp đánh đối thủ bất chấp pháp luật, gây áp lực với các cơ quan quản lý nhà nước. Đồng thời, gây mất trật tự xã hội, mất niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vì vậy Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương có vai trò, trách nhiệm xử lý, giải quyết các vấn đề này. Ngoài ra, tòa án cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ án tranh chấp về cạnh tranh hay hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Theo quy định doanh nghiệp, hiệp hội được quyền có ý kiến, đề xuất nhưng không được dùng các thủ đoạn, phương pháp, lôi kéo… để gây áp lực hay can thiệp vào các quyết định quản lý nhà nước. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam đang cho thấy sự thiếu công bằng, đi ngược lại với luật cạnh tranh quốc tế.

Tại Khoản 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh quy định: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. Điều 39 Luật Cạnh tranh còn liệt kê một số hành vi cụ thể về hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, gièm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt đối xử của hiệp hội... luật sư Hùng dẫn chứng.

Đồng quan điểm về luật đề cạnh tranh, luật sư Võ Thanh Khương, Đoàn luật sư TP.HCM cũng cho rằng: “Nếu các cá nhân, tổ chức cố tình đưa thông tin sai sự thật bởi hoạt động Grabtaxi và Grabcar hoàn toàn khác nhau thì Công ty TNHH Grab có thể khiếu nại lên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia để yêu cầu giải quyết. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại toà án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”

 
 

Thục Quyên

Tiền Phong

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Tránh ly hôn như vợ chồng Trung Nguyên, cần có hợp đồng tiền hôn nhân Hoài Thanh | 06:30 27/03/2019 "Tôi khuyên bạn hãy có hợp đồng tiền hôn nhân. Đây không phải là chuyện bạn có tin tưởng vào người bạn đời hay không, đơn giản, nó giúp tránh rắc rối về sau", Tổng thống Mỹ nói. Những ồn ào xoay quanh vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo là minh chứng thể hiện vấn đề phức tạp, rắc rối của các cuộc hôn nhân khi chọn cách bước ra tòa để phân chia tài sản. Cặp vợ chồng từng được ngưỡng mộ bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự nghiệp lừng lẫy khi đứng trước Tòa không tránh khỏi những lời cãi vã, đôi co về khối tài sản kếch xù hay quyền điều hành Trung Nguyên. Tuy nhiên, cả hai đều thừa nhận trước đó "không có thỏa thuận về tài sản chung hay riêng". ZaloKhi ông Vũ và bà Thảo đứng trước Tòa tranh cãi về tài sản, nhiều người nghĩ đến sự cần thiết của thỏa thuận tiền hôn nhân. Đồ họa: Ngân Phạm. Để tránh xảy ra những xích mích hay giảm thiểu rủi ro khi tình cảm không còn mà vẫn đảm bảo được quyền lợi, tài sản các bên, ở các nước phương Tây, "hợp đồng tiền hôn nhân" được công nhận như một vấn đề pháp lý bình thường và nghiêm túc. Trong khi đó, ở Việt Nam, câu chuyện này còn quá xa lạ, nghe có vẻ "chối tai". Nhiều người Việt quan niệm nếu xác lập "hợp đồng tiền hôn nhân" sẽ tác động xấu đến tâm lý đối phương, dự liệu cho điều gì không trọn vẹn, không tin tưởng nhau, tính toán chi li. Thực tế vấn đề này được nhận thức ra sao? Không có quy định Theo luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1959, 1987, 2000; vợ chồng không thể thỏa thuận để xác lập một chế độ tài sản trong hôn nhân khác với chế độ tài sản pháp định. IFrame Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết pháp luật Việt Nam không có quy định về hợp đồng tiền hôn nhân. Công chứng viên cũng không được phép công chứng hợp đồng tiền hôn nhân về tài sản. Tuy nhiên, đến luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được ban hành đã cho phép công nhận thỏa thuận giữa hai vợ chồng về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tức là các bên có thể ký thỏa thuận về tài sản chung, riêng hoặc cam kết tài sản chung hoặc riêng. Theo đó, vợ chồng có thể thoả thuận về quyền sở hữu, quyền định đoạt đối với tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được xác lập khi là vợ chồng chứ không áp dụng đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. ZaloTại Tòa, ông Vũ và bà Thảo cho biết cả hai không có thỏa thuận nào về tài sản chung, riêng. Ảnh: Lê Quân. Theo quy định của Điều 47 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, công nhận việc thỏa thuận xác lập tài sản chung vợ chồng: "Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn". Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng cho biết ở Việt Nam không có khái niệm về hợp đồng tiền hôn nhân. Cũng chính vì không có quy định nên mỗi người hiểu theo ý muốn, đa số hiểu khái niệm này là thỏa thuận về tài sản như đã nêu ở trên. Nếu có thỏa thuận, phân xử ra sao? IFrame Khi chế độ tài sản theo thỏa thuận đã được xác lập đúng thủ tục theo quy định của pháp luật thì chế độ tài sản theo thỏa thuận vẫn có giá trị pháp lý để làm căn cứ phân xử khi ly hôn. Cụ thể, Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận này để xác định cách thức phân chia tài sản trong việc giải quyết ly hôn. Theo khoản 1 Điều 59 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 : "Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của luật này để giải quyết”. Có thể thấy pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc quyết định phân chia tài sản. Thỏa thuận bao gồm tài sản chung, riêng; quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt hôn nhân. ZaloNhờ hợp đồng tiền hôn nhân, nữ ca sĩ Britney Spears không mất quá nhiều tiền cho "kẻ đào mỏ" Kevin Federline. Ảnh: Billboard. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hợp đồng hôn nhân thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng… Còn các vấn đề khác của hợp đồng (ngoài tài sản, như các vấn đề liên quan đến sinh con, nuôi dạy con, trách nhiệm làm việc nhà, quyết định các vấn đề lớn trong gia đình...) đều chưa đề cập đến. Nên công nhận hợp đồng tiền hôn nhân IFrame Còn nhớ tại phiên tòa giữa ông Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga, chi tiết gây chấn động dư luận lúc đó là việc Phương Nga khai rằng có tồn tại "hợp đồng tình cảm" giữa hai người. Thời điểm đó, rất nhiều văn bản được cho là "hợp đồng tình cảm" bị tung lên mạng với nhiều điều khoản khác nhau; tuy nhiên, sau đó Tòa cũng không công nhận giá trị pháp lý của những văn bản này. Trong cuốn sách "Nghĩ lớn để thành công" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông viết: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi khuyên bạn hãy có một hợp đồng tiền hôn nhân. Đây không phải là chuyện bạn có tin tưởng vào người bạn đời hay không, mà đơn giản, nó giúp bạn tránh được các rắc rối về sau”. Ngay đến vị Tổng thống quyền lực, giàu có như ông Trump vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng cần thiết của hợp đồng tiền hôn nhân. ZaloNếu giữ bà Thảo và ông Vũ có thỏa thuận tài sản rõ ràng, vụ ly hôn này sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn. Ảnh: Lê Quân. "Tôi tán thành việc cho ký hợp đồng tiền hôn nhân để phân định rõ ràng tài sản chung riêng khi là vợ chồng, tránh được những tranh chấp phức tạp kéo dài như nhiều vụ án ly hôn chia tài sản khác. Việc ký hợp đồng tiền hôn nhân cũng tôn trọng quyền tài sản của mỗi người và xác định công sức của vợ, chồng", luật sư Hùng nêu quan điểm. "Pháp luật Việt Nam nên mở rộng thêm khái niệm về hợp đồng tiền hôn nhân để hiểu một cách đầy đủ hơn chứ không chỉ là thỏa thuận về tài sản. Ở Mỹ còn có nhiều điều khoản cụ thể về nuôi con, cấp dưỡng, lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp,... Tôi nghĩ đây là điểm rất tiến bộ của luật pháp phương Tây", luật sư Thu Nam kiến nghị và cho rằng điều đó giúp các bên có thể bước vào cuộc hôn nhân bình đẳng, văn minh cho đến khi không còn tình yêu. https://media.zalo.me/detail/4564080408575020426?zl3rd=815789662550058820&id=e23e19bd11f8f8a6a1e9&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR3GUxi32RI3A7y9zT92HdkvGdwgzm61zT_ZoQAkZPikkmSGm1jEJxULTlI

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006