Tránh ly hôn như vợ chồng Trung Nguyên, cần có hợp đồng tiền hôn nhân Hoài Thanh | 06:30 27/03/2019 "Tôi khuyên bạn hãy có hợp đồng tiền hôn nhân. Đây không phải là chuyện bạn có tin tưởng vào người bạn đời hay không, đơn giản, nó giúp tránh rắc rối về sau", Tổng thống Mỹ nói. Những ồn ào xoay quanh vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo là minh chứng thể hiện vấn đề phức tạp, rắc rối của các cuộc hôn nhân khi chọn cách bước ra tòa để phân chia tài sản. Cặp vợ chồng từng được ngưỡng mộ bởi cuộc hôn nhân hạnh phúc, sự nghiệp lừng lẫy khi đứng trước Tòa không tránh khỏi những lời cãi vã, đôi co về khối tài sản kếch xù hay quyền điều hành Trung Nguyên. Tuy nhiên, cả hai đều thừa nhận trước đó "không có thỏa thuận về tài sản chung hay riêng". ZaloKhi ông Vũ và bà Thảo đứng trước Tòa tranh cãi về tài sản, nhiều người nghĩ đến sự cần thiết của thỏa thuận tiền hôn nhân. Đồ họa: Ngân Phạm. Để tránh xảy ra những xích mích hay giảm thiểu rủi ro khi tình cảm không còn mà vẫn đảm bảo được quyền lợi, tài sản các bên, ở các nước phương Tây, "hợp đồng tiền hôn nhân" được công nhận như một vấn đề pháp lý bình thường và nghiêm túc. Trong khi đó, ở Việt Nam, câu chuyện này còn quá xa lạ, nghe có vẻ "chối tai". Nhiều người Việt quan niệm nếu xác lập "hợp đồng tiền hôn nhân" sẽ tác động xấu đến tâm lý đối phương, dự liệu cho điều gì không trọn vẹn, không tin tưởng nhau, tính toán chi li. Thực tế vấn đề này được nhận thức ra sao? Không có quy định Theo luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1959, 1987, 2000; vợ chồng không thể thỏa thuận để xác lập một chế độ tài sản trong hôn nhân khác với chế độ tài sản pháp định. IFrame Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết pháp luật Việt Nam không có quy định về hợp đồng tiền hôn nhân. Công chứng viên cũng không được phép công chứng hợp đồng tiền hôn nhân về tài sản. Tuy nhiên, đến luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 được ban hành đã cho phép công nhận thỏa thuận giữa hai vợ chồng về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tức là các bên có thể ký thỏa thuận về tài sản chung, riêng hoặc cam kết tài sản chung hoặc riêng. Theo đó, vợ chồng có thể thoả thuận về quyền sở hữu, quyền định đoạt đối với tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận được xác lập khi là vợ chồng chứ không áp dụng đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. ZaloTại Tòa, ông Vũ và bà Thảo cho biết cả hai không có thỏa thuận nào về tài sản chung, riêng. Ảnh: Lê Quân. Theo quy định của Điều 47 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, công nhận việc thỏa thuận xác lập tài sản chung vợ chồng: "Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn". Luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng cho biết ở Việt Nam không có khái niệm về hợp đồng tiền hôn nhân. Cũng chính vì không có quy định nên mỗi người hiểu theo ý muốn, đa số hiểu khái niệm này là thỏa thuận về tài sản như đã nêu ở trên. Nếu có thỏa thuận, phân xử ra sao? IFrame Khi chế độ tài sản theo thỏa thuận đã được xác lập đúng thủ tục theo quy định của pháp luật thì chế độ tài sản theo thỏa thuận vẫn có giá trị pháp lý để làm căn cứ phân xử khi ly hôn. Cụ thể, Tòa án sẽ căn cứ vào thỏa thuận này để xác định cách thức phân chia tài sản trong việc giải quyết ly hôn. Theo khoản 1 Điều 59 luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 : "Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó. Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của luật này để giải quyết”. Có thể thấy pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của vợ chồng trong việc quyết định phân chia tài sản. Thỏa thuận bao gồm tài sản chung, riêng; quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt hôn nhân. ZaloNhờ hợp đồng tiền hôn nhân, nữ ca sĩ Britney Spears không mất quá nhiều tiền cho "kẻ đào mỏ" Kevin Federline. Ảnh: Billboard. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ công nhận hợp đồng hôn nhân thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng… Còn các vấn đề khác của hợp đồng (ngoài tài sản, như các vấn đề liên quan đến sinh con, nuôi dạy con, trách nhiệm làm việc nhà, quyết định các vấn đề lớn trong gia đình...) đều chưa đề cập đến. Nên công nhận hợp đồng tiền hôn nhân IFrame Còn nhớ tại phiên tòa giữa ông Cao Toàn Mỹ và Trương Hồ Phương Nga, chi tiết gây chấn động dư luận lúc đó là việc Phương Nga khai rằng có tồn tại "hợp đồng tình cảm" giữa hai người. Thời điểm đó, rất nhiều văn bản được cho là "hợp đồng tình cảm" bị tung lên mạng với nhiều điều khoản khác nhau; tuy nhiên, sau đó Tòa cũng không công nhận giá trị pháp lý của những văn bản này. Trong cuốn sách "Nghĩ lớn để thành công" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông viết: "Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tôi khuyên bạn hãy có một hợp đồng tiền hôn nhân. Đây không phải là chuyện bạn có tin tưởng vào người bạn đời hay không, mà đơn giản, nó giúp bạn tránh được các rắc rối về sau”. Ngay đến vị Tổng thống quyền lực, giàu có như ông Trump vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng cần thiết của hợp đồng tiền hôn nhân. ZaloNếu giữ bà Thảo và ông Vũ có thỏa thuận tài sản rõ ràng, vụ ly hôn này sẽ được giải quyết nhanh chóng hơn. Ảnh: Lê Quân. "Tôi tán thành việc cho ký hợp đồng tiền hôn nhân để phân định rõ ràng tài sản chung riêng khi là vợ chồng, tránh được những tranh chấp phức tạp kéo dài như nhiều vụ án ly hôn chia tài sản khác. Việc ký hợp đồng tiền hôn nhân cũng tôn trọng quyền tài sản của mỗi người và xác định công sức của vợ, chồng", luật sư Hùng nêu quan điểm. "Pháp luật Việt Nam nên mở rộng thêm khái niệm về hợp đồng tiền hôn nhân để hiểu một cách đầy đủ hơn chứ không chỉ là thỏa thuận về tài sản. Ở Mỹ còn có nhiều điều khoản cụ thể về nuôi con, cấp dưỡng, lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp,... Tôi nghĩ đây là điểm rất tiến bộ của luật pháp phương Tây", luật sư Thu Nam kiến nghị và cho rằng điều đó giúp các bên có thể bước vào cuộc hôn nhân bình đẳng, văn minh cho đến khi không còn tình yêu. https://media.zalo.me/detail/4564080408575020426?zl3rd=815789662550058820&id=e23e19bd11f8f8a6a1e9&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30&fbclid=IwAR3GUxi32RI3A7y9zT92HdkvGdwgzm61zT_ZoQAkZPikkmSGm1jEJxULTlI

Đau xót hàng loạt trẻ thoi thóp vì 'tội ác' không dùng vaccine

 

TP - Tại nhiều bệnh viện ở TPHCM, hình ảnh hàng loạt trẻ nằm thoi thóp trong phòng hồi sức, cả tay và chân đều bị cột chặt vào giường do biến chứng nặng nề từ căn bệnh sởi… là “kết quả hoàn hảo” mà những hội nhóm anti vaccine (hiểu là nói không với vắc xin) trên mạng vẫn hay tung hô, kêu gọi.

Tiêm vaccine cho trẻ tại TPHCM
Tiêm vaccine cho trẻ tại TPHCM
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:650px;height:200px">
 

Khái niệm bị đánh tráo

Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ mắc sởi đều không được tiêm phòng đầy đủ, mà một trong những nguyên nhân là do phong trào anti vaccine được nhiều phụ huynh mê muội tin tưởng.

Trong khi các BS đang cố gắng sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền, tư vấn sức khỏe cho cộng đồng thì cũng có rất nhiều thành phần đang biến nơi đây thành công cụ để tung thông tin sai lệch, kêu gọi bài trừ tiêm vaccine (vắc xin).“Vaccine là tội đồ của nhân loại vì nó đã giấu nhẹm những thông tin về biến chứng nên rất nhiều gia đình đã tan nát vì chăm con tự kỷ, ung thư. Bọn bác sĩ bất lương tiêm thủy ngân, tiêm nhôm vào người con bạn” - những bài viết của các hội nhóm anti  vaccine vẫn xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội.

Theo đánh giá, trào lưu anti vaccine này thực chất đã có từ lâu, gần đây lại được rộ lên do sự trợ giúp của mạng xã hội. Những người đứng đầu các hội nhóm này cố tình đánh tráo những khái niệm, một mực cho rằng tiêm vaccine là tiêm vào người chất độc. Trong khi đúng là nhiều vaccine chứa một số loại hóa chất nhưng với liều lượng rất nhỏ đến nỗi các chất này không được coi là độc hại.

“Xuất phát từ một số gia đình có con mắc một vài khiếm khuyết nào đó thuộc về bẩm sinh. Họ quy trách nhiệm cho vaccine, phủ nhận lợi ích của việc tiêm phòng bằng cảm tính, bằng việc dẫn chứng một vài trường hợp phản ứng sau tiêm mà quy chụp và khẳng định tiêm vaccine là độc hại. Phải thừa nhận khi vaccine được tiêm đại trà, một số phản ứng xuất hiện ở một vài cá thể mang tính cơ địa. Y học lại mang tính cộng đồng, các nhà nghiên cứu phải làm sao để giảm đến mức thấp nhất những phản ứng không mong muốn này đối với sức khỏe con người. Không thể vì tính cơ địa phản ứng ở cá thể mà cả cộng đồng từ bỏ loại vaccine này. Áp lực của các chuyên gia, của các hội đồng y đức nặng nề lắm”, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh BV Nhi đồng 1 TPHCM nói.

Theo BS Khanh, mỗi loại vaccine ra đời là cả một công trình nghiên cứu tốn nhiều thời gian, tiền bạc, công sức và được theo dõi chặt chẽ. Thế nhưng nhiều người vẫn ra sức kêu gọi bài trừ vaccine. “Đó thật sự là tội ác!”, BS Khanh nhấn mạnh.

 

“Ðau lắm!”

Gần 30 năm làm trong lĩnh vực Nhiễm, tận mắt chứng kiến hình ảnh bác sĩ phải kiệt sức, mệt nhoài, căng mình mỗi khi vào mùa dịch; chăm sóc cho từng bệnh nhi thoi thóp bên giường bệnh vì biến chứng của sởi. “Thế nhưng khi hỏi gia đình vì sao không tiêm phòng cho trẻ, họ bảo đọc trên mạng nên sợ con chích xong bị biến chứng này nọ. Tôi nghe mà đau lắm!”, BS Khanh nói.

IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:650px;height:200px">
 

Không tính đến việc những gia đình không có điều kiện kinh tế, thiếu hiểu biết, theo BS Khanh, phần đông những người tham gia anti vaccine đều là những người có kiến thức. Tuy nhiên, giữa việc chăm sóc con theo phương pháp khoa học và thuận theo tự nhiên, họ lại dễ lung lay trước nguồn tin không đúng. “Chỉ cần tỷ lệ không tiêm phòng cao, miễn dịch cộng đồng sẽ dễ mất. Lúc đó dịch bệnh sẽ bùng phát. Cái giá phải trả đôi lúc là tính mạng của cả một thế hệ không phải của riêng ai”, chuyên gia này nói về hiểm họa từ trào lưu anti vaccine.

Nhìn nhận về vấn đề từ chối tiêm chủng, BS Khanh cho rằng, phụ huynh chỉ “dám” anti vaccine khi dịch bệnh đã được ngăn chặn, họ vẫn luôn nghĩ nếu không tiêm phòng thì vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi dịch bệnh quay lại, trẻ lần lượt nhập viện vì sởi, chẳng ai thấy bóng dáng những hội nhóm này ở đâu. Cụ thể, BS Khanh cho biết cách đây khoảng 20 năm, lúc ấy nhiều trẻ phải nhập viện điều trị vì ho gà, bạch hầu rất đông, thời điểm đó chẳng ai kêu gọi bài trừ vaccine cả.

Trao đổi với phóng viên, đại diện BV Từ Dũ cho biết tại đây cũng xuất hiện tình trạng nhiều sản phụ sinh con tại bệnh viện đã từ chối tiêm vaccine cho các bé khi mới sinh ra. “Lý do là họ cho rằng con cái họ sinh ra khoẻ mạnh, cứ để theo tự nhiên, không cần phải tiêm phòng ngừa bệnh gì cả. Đây thật sự là một vấn đề đáng quan ngại!”, BS này nói.

Đau xót hàng loạt trẻ thoi thóp vì 'tội ác' không dùng vaccine - ảnh 1Luật sư Trần Minh Hùng 
Coi chừng bị xử lí hình sự!
Theo Luật sư Trần Minh Hùng (Trưởng văn phòng Luật sư Gia đình, Đoàn luật sư TPHCM), về khung pháp lý, theo điểm D, khoản 1, Điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, pháp luật nghiêm cấm hành vi lợi dụng việc sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, gây mất trật tự xã hội. Tùy theo mức độ vi phạm, tính chất của hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự cũng quy định hành vi lăng mạ, bịa đặt, loan truyền thông tin sai sự thật nếu có dấu hiệu thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm có thể bị khởi tố về tội Làm nhục người khác hoặc tội Vu khống theo quy định của Bộ luật Hình sự. Như vậy các anti nếu tuyên truyền, lôi kéo, dụ dỗ thực hiện những hành vi vi phạm nêu trên có thể bị phạt hành chính thậm chí có thể bị xử lý hình sự.

 

YẾN NHI

Nguồn: https://www.tienphong.vn/suc-khoe/dau-xot-hang-loat-tre-thoi-thop-vi-toi-ac-khong-dung-vaccine-1392360.tpo

Cha không trả giấy tờ, con thất học

08:40 13/03/2019

pno
Cô bé Bourges Yumi có quốc tịch Pháp, hiện đang sống ở Việt Nam. Gần một năm qua, em bị gián đoạn việc học, tương lai vô định do mâu thuẫn giành con giữa cha mẹ chưa biết bao giờ kết thúc.

Đi không được, ở không xong

Năm 2004, bà Ngô Thụy Quỳnh Anh (trú tại Q.Bình Tân, TP.HCM) kết hôn cùng ông Bourges Sebastien Roger Paul (gọi tắt là Seb) tại Pháp. Năm 2006, khi Yumi - con chung giữa hai người được ba tháng tuổi, họ quyết định về Việt Nam làm ăn. Theo bà Anh, không lâu sau, bà phát hiện ông Seb qua lại với một phụ nữ khác khiến vợ chồng nảy sinh cãi vã. Họ quyết định ly hôn sau một thời gian dài sống ly thân. Tháng 7/2009, bản án của Tòa án nhân dân (TAND) Q.8 tuyên chấp nhận sự thuận tình ly hôn giữa bà Anh và ông Seb, Yumi do mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Sau đó, ông Seb kháng cáo xin giành quyền nuôi con.

Cha khong tra giay to, con that hoc
Bà Anh và con gái Yumi.

Theo pháp luật Việt Nam, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam cùng người nước ngoài phù hợp với pháp luật nước sở tại thì được công nhận tại Việt Nam, với điều kiện việc công nhận kết hôn này phải được ghi trong sổ đăng ký hộ tịch. Trong khi đó, sau khi về Việt Nam, cả ông Seb và bà Anh không thực hiện việc ghi chú đã kết hôn trong sổ đăng ký hộ tịch. Do đó, tháng 9/2009, cấp phúc thẩm TAND TP.HCM tuyên không công nhận hai người là vợ chồng, bà Anh vẫn được quyền trực tiếp nuôi dưỡng bé Yumi mà không cần chồng cấp dưỡng.

Để chấm dứt quan hệ hôn nhân, họ phải về Pháp xin ly hôn. Tòa án Pháp tuyên cho ly hôn, mỗi người được trực tiếp chăm sóc Yumi 50% thời gian tùy sự phân bổ. Sau đó, ông Seb kết hôn cùng một phụ nữ Việt Nam, hiện tạm trú tại Q.2, TP.HCM; bà Anh kết hôn cùng người đàn ông Pháp. 

Do có cuộc sống, công việc ổn định tại Pháp sau khi lập gia đình, bà Anh không định trở về Việt Nam sinh sống. Tháng 7/2017, trong một lần ông Seb về Pháp, bà Anh thực hiện quyết định của tòa án nước này nên đưa Yumi đến cho chồng cũ trông nom theo yêu cầu của ông. Không ngờ, chỉ vài tuần sau, ông Seb giấu bà, lén mang con gái về Việt Nam sống với vợ chồng ông, đăng ký cho Yumi học trường Pháp tại Việt Nam.

“Từ đó, tôi gần như mất toàn bộ kết nối với con gái. Yumi hỏi về mẹ và vì sao chúng tôi ly hôn, ông Seb kể với con rằng tôi bị điên khiến ông phải ly hôn và tôi cũng không là người đáng tin cậy để Yumi sống cùng” - bà Anh cho biết. Hơn thế, trong danh bạ điện thoại, ông Seb còn cài ảnh đại diện số điện thoại vợ cũ bằng tấm hình được lấy từ phim kinh dị. Mỗi lần bà gọi, dù ông Seb đưa điện thoại cho con song Yumi từ chối. Cô bé cũng ngại gọi cho mẹ, bởi vừa bấm số bà Anh là màn hình hiện lên gương mặt gớm ghiếc. 

 

Ông Seb giải thích hành vi này rằng, ông là người nước ngoài, văn hóa yêu ghét rõ ràng nên có quyền thẳng thắn bày tỏ cảm nhận hình ảnh vợ cũ như tấm ảnh đại diện. Song, bà Anh tin rằng việc làm này đã góp phần chia tách mối quan hệ mẹ con, khiến cô bé sợ hãi mẹ. Cố gắng làm việc kiếm đủ tiền, tháng 3/2018, bà Anh về Việt Nam tìm gặp con gái. Sau mười ngày tìm kiếm, bà cũng gặp được con gái tại một phòng nha khoa. Do trước đó, mẹ của bà ở Mỹ đã gửi 1.500 USD cho ông Seb làm răng cho Yumi. Lúc này, ở tuổi 13, Yumi nói muốn được sống với mẹ. Cô bé đồng ý nghỉ học tại trường Pháp để chờ mẹ đưa sang Pháp sống.

Thế nhưng, gần một năm qua, hai mẹ con bà Anh rơi vào tình trạng sống “vất vưởng”. Bà Anh không thể để con ở lại Việt Nam trong khi ông Seb kiên quyết không trả lại passport - hộ chiếu của Yumi để cô bé về Pháp theo mẹ. Việc học của Yumi vì thế cũng gián đoạn trong thời gian này. Yumi đau khổ: “Con mang quốc tịch Pháp, muốn về Pháp, muốn sống với mẹ và muốn cha trả lại hộ chiếu cho con”.

Cha khong tra giay to, con that hoc
Trường học ở Pháp mà bà Anh xin cho Yumi học tiếp tục thông báo chấp nhận cho Yumi về học.

Không nơi nào giải quyết?

Bà Anh hiện vẫn là công dân Việt Nam. Thực hiện quyết định của TAND TP.HCM, bà là người trực tiếp nuôi dưỡng Yumi và theo luật, người trực tiếp nuôi dưỡng/giám hộ trẻ chưa thành niên phải đồng thời nắm giữ mọi giấy tờ tùy thân của trẻ. Việc ông Seb không trả lại hộ chiếu - giấy tờ tùy thân của Yumi để bà giữ liệu có đúng? “Ngược lại, trường hợp tôi về Pháp sinh sống, thực thi bản án của tòa án nước này thì ông Seb đã vi phạm pháp luật do mang con rời khỏi Pháp mà không có sự đồng ý của tôi. Ông cũng đã không tuân thủ quyết định mỗi người chăm nuôi con một nửa thời gian của tòa”, bà Anh khẳng định.

Bà Anh và con gái gõ cửa khắp nơi xin giúp đỡ. Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM cho rằng, hộ chiếu của Yumi không bị mất, do đó không giải quyết cấp lại. Đến Công an Q.2, mẹ con bà được hướng dẫn gửi đơn lên TAND TP.HCM. Tuy nhiên, TAND TP.HCM đã trả lại đơn kiện do hộ chiếu - đối tượng tranh chấp không phải là tài sản tranh chấp. 

Làm việc với chúng tôi, ông Seb nêu điều kiện chỉ trả lại hộ chiếu của con gái nếu đó thực sự là mong muốn của con mình sau cuộc gặp gỡ trực tiếp chỉ giữa ông và Yumi. Đồng thời, bà Anh muốn mang con về Pháp trong khi ông đã ổn định cuộc sống tại Việt Nam, do đó ông cần sự rõ ràng của bà Anh thông qua một quyết định mang tính pháp lý của cơ quan có thẩm quyền tại Pháp. Quyết định này thể hiện Yumi sống ở đâu tại Pháp, học hành tại đâu, ra sao và những lần gặp gỡ ông sau này sẽ diễn ra cụ thể thế nào. Bà Anh cho hay, những yêu cầu của chồng cũ rất khó thực hiện bởi chẳng có cơ quan chức năng nào tại Pháp có thể giúp bà đưa ra một quyết định như vậy. Tuy vậy, mấy năm nay, bà đã đăng ký cho Yumi một trường học tại Pháp. Chiếc ghế trống ấy vẫn đang chờ Yumi và hiệu trưởng cam kết sẽ tiếp tục chờ.

Trước cuộc giằng co không hồi kết này, tiền bạc cạn dần, mới đây, bà Anh đã gửi đơn đến TAND Q.2 yêu cầu ông Seb ngoài trả lại hộ chiếu cho con, phải cấp dưỡng nuôi con 15 triệu đồng/tháng cho đến tuổi trưởng thành. Đồng thời, bà yêu cầu tòa án hạn chế quyền tiếp cận con gái của ông Seb do nhiều lần chồng cũ tìm đến quấy rối mẹ con bà, dù Yumi không muốn gặp mặt ông. TAND Q.2 hiện đã thụ lý đơn kiện này của bà Anh. Trong khi chờ đợi, Yumi cho biết, em cảm thấy quá buồn chán, bởi mong muốn lớn nhất là về Pháp không thực hiện được, tương lai không biết sẽ ra sao. 
Chỉ bốn năm nữa, Yumi sẽ có đủ quyền tự định đoạt cuộc đời mà không cần sự giám hộ của ai. Khi ấy, cô bé có thể tự làm lại hộ chiếu cho mình. Chỉ tiếc rằng, bấy giờ và cho suốt cuộc đời mình, nhìn lại những năm tháng bị bỏ lỡ, bị cướp mất hôm nay, Yumi sẽ suy nghĩ gì về bậc sinh thành? 

Luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM):

Trong câu chuyện này, ông Seb đã vi phạm pháp luật Việt Nam và pháp luật Pháp, không chấp hành cả hai bản án. Việc ông đang sinh sống tại Việt Nam nhưng không chấp hành pháp luật Việt Nam thì các cơ quan hữu trách, cụ thể là Công an Q.2, Công an TP.HCM có thẩm quyền giải quyết, buộc ông phải trả lại giấy tờ tùy thân cho Yumi. 

Yumi đang ở Việt Nam, được tòa Việt Nam ban quyết định mẹ là người giám hộ, do đó bắt buộc phải có giấy tờ tùy thân để bà Anh thực hiện các quyền và nghĩa vụ của con theo yêu cầu của pháp luật Việt Nam đối với công dân nước ngoài. 

Theo tôi, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết vụ việc đồng thời thuộc về Lãnh sự quán Pháp tại TP.HCM. Do Yumi mang quốc tịch Pháp thì quyền lợi của công dân phải được cơ quan này giải quyết để Yumi có cơ hội được về nước học tập, ổn định cuộc sống. 

Các cơ quan chức năng cần sớm can thiệp trước hành vi ông Seb đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bình thường của con. Song song đó, theo Bộ luật Hình sự Việt Nam, hành vi tìm đến nhà bà Anh quấy rối của ông Seb đã có đủ căn cứ pháp lý để bà Anh kiện chồng cũ ra tòa.

TUYẾT DÂN

Nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/gia-dinh/cha-khong-tra-giay-to-con-that-hoc-152608/?fbclid=IwAR27kfPh3OOCIu7IZjjE15E_uk3H-WYIwz0QZ-kKOVpnwzhBYHROnaIsZ10

 

Người vợ chém chết tên trộm giết chồng mình có được xem là phòng vệ chính đáng?

TỨ QUÝ, THEO TỔ QUỐC 23:18 12/03/2019
Chia sẻ
5
 
 
 
http://kenh14.vn/nguoi-vo-chem-chet-ten-trom-giet-chong-minh-co-duoc-xem-la-phong-ve-chinh-dang-20190312101808542.chn%0D%0ASau%20khi%20k%E1%BA%BB%20tr%E1%BB%99m%20%C4%91%C3%A3%20ch%C3%A9m%20ch%E1%BA%BFt%20ch%E1%BB%93ng%20m%C3%ACnh,%20ch%E1%BB%8B%20H%E1%BA%B1ng%20ho%E1%BA%A3ng%20s%E1%BB%A3%20b%E1%BB%8F%20ch%E1%BA%A1y%20th%C3%AC%20b%E1%BB%8B%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20n%C3%A0y%20truy%20s%C3%A1t%20khi%E1%BA%BFn%20ch%E1%BB%8B%20b%E1%BB%8B%20th%C6%B0%C6%A1ng.%20Sau%20%C4%91%C3%B3%20ch%E1%BB%8B%20ch%E1%BB%A5p%20%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c%20con%20dao%20c%E1%BB%A7a%20t%C3%AAn%20tr%E1%BB%99m,%20ch%E1%BB%91ng%20tr%E1%BA%A3%20khi%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%91i%20t%C6%B0%E1%BB%A3ng%20n%C3%A0y%20t%E1%BB%AD%20vong.%20Lu%E1%BA%ADt%20s%C6%B0%20cho%20r%E1%BA%B1ng%20h%C3%A0nh%20vi%20ch%C3%A9m%20ch%E1%BA%BFt%20t%C3%AAn%20tr%E1%BB%99m%20c%E1%BB%A7a%20ch%E1%BB%8B%20H%E1%BA%B1ng%20l%C3%A0%20ph%C3%B2ng%20v%E1%BB%87%20ch%C3%ADnh%20%C4%91%C3%A1ng." rel="nofollow" style="margin:0px;padding:0px;border:0px;font-variant-numeric:inherit;font-variant-east-asian:inherit;font-stretch:inherit;line-height:inherit;vertical-align:baseline">
 
 
 

Sau khi kẻ trộm đã chém chết chồng mình, chị Hằng hoảng sợ bỏ chạy thì bị đối tượng này truy sát khiến chị bị thương. Sau đó chị chụp được con dao của tên trộm, chống trả khiến đối tượng này tử vong. Luật sư cho rằng hành vi chém chết tên trộm của chị Hằng là phòng vệ chính đáng.

 
 Ngày 12/3, Cơ quan chức năng tỉnh Long An vẫn đang điều tra, làm rõ các tình tiết trong vụ án mạng khiến 2 người chết, 1 người bị thương ở xã Thuận Thành (huyện Cần Giuộc, Long An). Nạn nhân tử vong là anh Võ Tấn Hội (38 tuổi, xã Thuận Thành) nghi bị đối tượng Nguyễn Thành Trung (31 tuổi, xã Thuận Thành) sát hại. 

Sau đó Trung bị chị Nguyễn Thúy Hằng (31 tuổi, vợ anh Hội) chém tử vong. Sau vụ việc, chị Hằng bị thương được điều trị tại bệnh viện.

Người vợ chém chết tên trộm giết chồng mình có được xem là phòng vệ chính đáng? - Ảnh 1.

Hiện trường nơi xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng.

Thông tin ban đầu về vụ án, lúc 0h30 ngày 11/3, Trung lẻn vào nhà anh Hội để trộm cắp tài sản. Khi bị vợ chồng anh Hội phát hiện truy hô, Trung đã dùng hung khí cắt cổ anh Hội khiến nạn nhân chết tại chỗ. Lúc này, chị Hằng phát hiện nên rất sợ hãi rồi ôm con nhỏ 1 tuổi bỏ chạy thì Trung cầm hung khí đuổi theo nhằm sát hại, bịt đầu mối. Khi Trung đâm trúng chị Hằng, mặc dù bị thương nhưng chị này cố gắng nhặt hung khí để tự vệ. Khi Trung lao vào thì chị Hằng quơ tay về sau làm hung khí trúng vào người đối tượng này. Hậu quả Trung ngã gục và tử vong sau đó. 

Bị thương nên chị Hằng sau đó đã kêu cứu, nhờ người dân xung quanh đến hỗ trợ đi bệnh viện. Sau khi đã ổn định tinh thần, làm việc với cơ quan điều tra chị Hằng cho biết khi Trung lao tới dùng tay nắm kéo lại nhưng chị thoát ra được. Sau đó Trung tiếp tục lao tới vung hung khí chém nhiều nhát vào người chị Hằng (trên lưng có hai vết chém, ở sau gáy có một vết nhưng chỉ trúng phần mềm). Khi chạy đến gần cửa chính thì chị Hằng chụp được con dao rồi quay lại chém thẳng ra phía sau lưng mình. Nhát dao vô tình trúng ngay đỉnh đầu khiến Trung gục xuống sàn gạch, cách vị trí anh Hội nằm chừng 5 mét. 

 

Liên quan đến vấn đề hành vi của chị Hằng liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM) nhận định: "Theo tôi, với diễn biến nội dung vụ việc như thế này thì không thể kết tội chị Hằng về hành vi giết người được. Bởi vì, đây là một hành vi phòng vệ chính đáng được pháp luật cho phép nhằm bảo vệ mạng sống của chính mình mà chống trả lại hành vi nguy hiểm của tên trộm".

Người vợ chém chết tên trộm giết chồng mình có được xem là phòng vệ chính đáng? - Ảnh 2.

Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn LS TP. HCM).

Quan điểm của Luật sư Hùng cho rằng sự chống trả của chị Hằng là cần thiết và kịp thời trong một khoảng thời gian chỉ vài giây, sau khi chị bị tên trộm chém 3 nhát vào lưng và đang trên đà lao tới để chém chết chị nhằm bịt đầu mối vì sợ bị phát hiện. Theo Luật sư, việc chống trả đó nhằm ngăn chặn sự tấn công nguy hiểm của tên trộm vào chính bản thân chị Hằng và sự chống trả đó là cần thiết, phù hợp và tương xứng với sự tấn công hung bạo của tên trộm. Trường hợp này, tính chất và mức độ nguy hiểm từ hành vi của tên trộm đã rất rõ ràng, phạm tội rất nghiêm trọng nên không thể kết tội chị Hằng về hành vi giết người. 

"Nếu chị Hằng không may mắn chụp được con dao ngay cửa để phản ứng lại tên trộm thì chị có thể sẽ trở thành nạn nhân thứ 2 sau chồng chị, chưa tính tới đứa con chị đang bế trên tay có bị tên sát nhân đó tha sống hay tiếp tục là nạn nhân thứ 3 của đối tượng này", Luật sư Hùng chia sẻ thêm. 

Hơn nữa, theo thông tin trên truyền thông có dẫn lời người thân của anh Hội, kẻ trộm là người cùng xóm, có vay mượn của vợ chồng chị Hằng 60 triệu đồng, gần tới ngày trả nhưng không có tiền trả nên mới ra tay sát hại anh Hội, vì vậy khả năng kẻ trộm truy sát đến cùng chị Hằng để bịt đầu mối là hoàn toàn có thể xảy ra. 

Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. "Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.Theo tôi, chị Hằng không phạm tội trong trường hợp này", Luật sư Hùng khẳng định quan điểm.

Nguồn: http://kenh14.vn/nguoi-vo-chem-chet-ten-trom-giet-chong-minh-co-duoc-xem-la-phong-ve-chinh-dang-20190312101808542.chn?fbclid=IwAR3DpFJi-jDZq6G-qj8ALFFGXQMlFeuOk1JJiHcVPdKWHVh-kTVbnoP7QOY

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Bị lợi dụng, vu khống, ứng xử sao?

Nạn nhân cần thu thập bằng chứng thông qua việc yêu cầu văn phòng thừa phát lại lập vi bằng hình ảnh, thông tin, bình luận xúc phạm, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự; sau đó gửi cơ quan công an

Ngay sau vụ việc cô giáo bị nghi có quan hệ tình cảm với nam sinh 15 tuổi, đã xuất hiện nhiều tài khoản lấy tên và hình cô giáo để tạo Facebook giả. Theo đó, nhiều người vào đăng ý kiến mạt sát, còn người tạo Facebook giả có một lượng người theo dõi lớn để quảng cáo, bán hàng. Đáng nói hơn, người dùng mạng xã hội còn "vu khống", "dựng chuyện" một học sinh không liên quan đến câu chuyện này, làm đảo lộn cuộc sống của em.

Có thể bị xử lý hình sự

Theo luật sư (LS) Trần Thị Ngọc Nữ, Chi hội trưởng Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP HCM, danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Từ ngày 1-1-2019, Luật An ninh mạng chính thức tham gia vào đời sống pháp luật. Cụ thể, điều 8 của luật này nêu rõ 6 nhóm hành vi nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng, trong đó có hành vi thông tin sai sự thật, làm nhục, vu khống. Mặt khác, Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng cũng nghiêm cấm những hành vi đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hơn nữa, những người thóa mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Làm nhục người khác" " hoặc "Vu khống".

Bị lợi dụng, vu khống, ứng xử sao? - Ảnh 1.

Lập tài khoản Facebook mang tên cô giáo để bán đá muối

LS Hà Ngọc Tuyền, Đoàn LS TP HCM, cho rằng người làm giả Facebook, lấy thông tin cá nhân người khác trên mạng để "câu view" nhằm mục đích vụ lợi, thu lợi bất chính từ bán hàng trên mạng có thể bị xử lý hình sự về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông". Ngoài ra, sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng phát lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý của họ, nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì có thể bị xử lý hành chính theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin...

Nhiều cách tự vệ

Về phía nạn nhân (người bị vu khống, lập tài khoản Facebook giả mạo…), LS Hà Ngọc Tuyền cho rằng họ có thể làm đơn đề nghị cơ quan công an điều tra xử lý hình sự, xử lý hành chính hoặc khởi kiện yêu cầu tòa án buộc gỡ những thông tin, hình ảnh cá nhân bị đăng tải trái phép và bồi thường thiệt hại.

Đồng quan điểm, LS Trần Minh Hùng (Văn phòng LS Gia đình) phân tích hình ảnh cá nhân, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền nhân thân, được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nạn nhân có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

Trong khi đó, LS Đào Thị Bích Liên (Đoàn LS TP HCM) lưu ý nạn nhân cần thu thập bằng chứng thông qua việc yêu cầu văn phòng thừa phát lại lập vi bằng những hình ảnh, thông tin hoặc bình luận có nội dung xúc phạm, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự. Việc lập vi bằng cần phải thực hiện ngay sau khi phát hiện có hành vi xâm phạm bởi những thông tin đó có thể bị gỡ bỏ, xóa dấu vết. Nếu có địa chỉ của người bêu xấu, nạn nhân có thể gửi thư hoặc văn bản yêu cầu gỡ ngay hình ảnh, thông tin không đúng sự thật. Nếu họ không thực hiện, nạn nhân nên làm đơn tố cáo gửi cơ quan công an. Theo quy định, trong thời hạn 20 ngày hoặc chậm nhất là 2 tháng, cơ quan công an phải có văn bản trả lời. Nếu kết luận của cơ quan công an xác định hành vi của người đưa thông tin lên mạng xã hội là bịa đặt thì tùy mức độ vi phạm, thiệt hại xảy ra để xử lý trách nhiệm hình sự hoặc xử phạt hành chính người đưa thông tin. Nếu kết luận của cơ quan công an xác minh thông tin trên mạng xã hội là đúng nhưng rơi vào trường hợp thuộc bí mật đời tư thì người bị xúc phạm vẫn có thể khởi kiện dân sự đòi bồi thường, buộc xin lỗi vì bị xâm phạm bí mật đời tư. 

Nạn nhân thường gặp khó

Theo LS Trần Thị Ngọc Nữ, trên thực tế, khâu quản lý không gian mạng gặp rất nhiều khó khăn. Đơn cử, nếu muốn xử lý người phát tán hình ảnh, thông tin sai sự thật thì trước hết người bị xúc phạm cần xác định chủ tài khoản mạng xã hội, sau đó nạn nhân mới có căn cứ tố giác ra cơ quan công an hoặc yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin đó. Đây là điều những cá nhân bị hại và gia đình họ khó thực hiện nếu không có trợ giúp từ cá nhân, tổ chức có thẩm quyền.

 
 
Di Lâm
 

LS.Trần Minh Hùng: Dân giám sát trạm BOT là điều đáng mừng

 
 
Một nhóm người dân tự phân công nhau ngồi kiểm đếm phương tiện qua lại trạm BOT Ninh Lộc - Ảnh từ Zing
 
LS.Trần Minh Hùng từ Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc người dân giám sát BOT độc lập so với cơ quan chức năng không những không vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền công dân, đó là một điều đáng mừng.
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:300px;height:250px">

Vài ngày nay có một nhóm khoảng 10 người thay phiên nhau ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc để kiểm đếm lượt xe qua lại cả 2 chiều. Theo những người này, mục đích của việc kiểm đếm lượt xe là để minh bạch con số cụ thể lượt phương tiện qua trạm và thực thu của BOT.

 
 

“Chúng tôi nghi họ báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng lên Bộ GTVT nhằm nâng thời hạn thu phí. Chúng tôi chỉ ngồi đếm lượt xe, không quậy phá gì”, một người ngồi đếm lượt xe nói.

Nhóm này sẽ kiểm đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc trong thời gian một tuần, từ ngày 26.2 đến 4.3. Các thành viên trong nhóm chủ yếu là tài xế và người dân sống tại TP.Nha Trang và quanh khu vực trạm BOT Ninh Lộc.

Tuy nhiên, đại diện trạm BOT Ninh Lộc là ông Vũ Hải Long - Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa lại cho rằng, việc người dân giám sát như thế ảnh hưởng đến an ninh trật tự của trạm, tâm lý nhân viên, tâm lý lái xe và an toàn giao thông khu vực trạm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, LS.Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Theo đó, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư BOT không quy định cụ thể người dân có quyền giám sát BOT hay không. Tuy nhiên, công dân có quyền được làm những gì pháp luật không cấm là điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp.

Ông Hùng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Như vậy, LS.Hùng cho rằng việc người dân giám sát BOT không những không hề vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền của một công dân. Đồng thời xét về việc giám sát, công dân là người có quyền giám sát cao nhất trong mọi hoạt động tư pháp, hành chính, kinh tế; quyền giám sát của các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, không có bất kì cơ quan hay người có thẩm quyền nào có quyền ngăn cấm quyền của công dân, trừ trường hợp đó là hành vi pháp luật cấm.

Ông Hùng cho hay, hầu như trước đây dân rất ít quan tâm đến các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, nếu có thì cũng không có hoạt động cụ thể. Vì vậy việc người dân tiến hành giám sát BOT độc lập với cơ quan chức năng là một điều đáng mừng.

“Điều này thể hiện sự quan tâm của công dân đối với đất nước, nhất là với tình hình hoạt động của các dự án BOT ngày càng có nhiều điều bất cập trong việc tổ chức xây dựng và hoạt động, tổ chức mức phí thu, thời gian thu… không được công khai và minh bạch một cách rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người dân”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc giám sát của người dân mặt khác cũng là một phương pháp giúp cơ quan nhà nước chú ý hơn vào việc quản lý các trạm BOT mà trước đây có sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lạm dụng các của chủ đầu tư, như việc gian lận trong thu phí BOT.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát hoạt động, người dân chỉ nên làm những gì pháp luật không cấm, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như lấn chiếm đất, lề đường... bởi vì các hoạt động gây cản trở hoạt động giao thông như gây ùn tắc, hay là các hoạt động làm cản trở các trạm BOT, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cần tránh sự xung đột với các nhân viên thu phí…

Trả lời báo chí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay do nhóm người dân ngồi tại trạm không hề gây cản trở gì tới hoạt động thu phí nên đơn vị chưa có biện pháp can thiệp. Trường hợp có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc xử lý.

 

BOT đang có nhiều vấn đề bất cập

 

Theo LS.Nguyễn Thanh Hà từ Công ty Luật SBLaw, những sự việc xảy ra tại các dự án BOT thời gian gần đây liên quan đến thái độ phản đối việc thu phí của người dân và hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm triển khai, vận hành dự án đầu tư đã phản ánh hoạt động kinh doanh công trình của doanh nghiệp dự án đang có vấn đề.

“Vấn đề ở đây là các dự án hầu hết được chỉ định thầu, nhiều công trình chưa thật sự cấp thiết song đã được lập dự án, đầu tư ồ ạt theo phong trào. Cơ quan chủ quản không xây dựng được một kế hoạch bài bản, trong khi lẽ ra BOT phải dành cho những dự án có tính chất liên vùng để tăng hiệu quả đầu tư. Cơ chế sàng lọc lỏng lẻo đã để lọt nhiều nhà đầu tư BOT yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn thi công”, ông nói.

Ông Hà cũng cho rằng việc thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao, nhiều thông tin, dữ liệu về dự án không được công khai, dễ tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, lạm dụng. Việc triển khai thu phí của nhà đầu tư tỏ ra thiếu hợp lý và một số có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền được kinh doanh công trình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm tư lợi. Nhiều dự án, chủ đầu tư dùng đủ mọi cách để gian lận, đặc biệt trong việc thu phí thực tế và con số báo cáo lên cơ quan chức năng, gây ra tình trạng số thu cao nhưng báo cáo thấp, kéo dài thời gian thu phí nhằm hưởng lợi”, ông nói thêm.

Luật sư này nhấn mạnh: “Việc người dân bức xúc với các dự án BOT một phần xuất phát từ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan có liên quan. Việc chỉ định thầu BOT chính là mảnh đất mầu mỡ cho các nhóm lợi ích tận dụng đề thực hiện dẫn đến nhiều bất cập”, ông Hà nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

LS.Trần Minh Hùng: Dân giám sát trạm BOT là điều đáng mừng

 
 
Một nhóm người dân tự phân công nhau ngồi kiểm đếm phương tiện qua lại trạm BOT Ninh Lộc - Ảnh từ Zing
 
LS.Trần Minh Hùng từ Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc người dân giám sát BOT độc lập so với cơ quan chức năng không những không vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền công dân, đó là một điều đáng mừng.
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:300px;height:250px">

Vài ngày nay có một nhóm khoảng 10 người thay phiên nhau ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc để kiểm đếm lượt xe qua lại cả 2 chiều. Theo những người này, mục đích của việc kiểm đếm lượt xe là để minh bạch con số cụ thể lượt phương tiện qua trạm và thực thu của BOT.

 
 

“Chúng tôi nghi họ báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng lên Bộ GTVT nhằm nâng thời hạn thu phí. Chúng tôi chỉ ngồi đếm lượt xe, không quậy phá gì”, một người ngồi đếm lượt xe nói.

Nhóm này sẽ kiểm đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc trong thời gian một tuần, từ ngày 26.2 đến 4.3. Các thành viên trong nhóm chủ yếu là tài xế và người dân sống tại TP.Nha Trang và quanh khu vực trạm BOT Ninh Lộc.

Tuy nhiên, đại diện trạm BOT Ninh Lộc là ông Vũ Hải Long - Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa lại cho rằng, việc người dân giám sát như thế ảnh hưởng đến an ninh trật tự của trạm, tâm lý nhân viên, tâm lý lái xe và an toàn giao thông khu vực trạm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, LS.Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Theo đó, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư BOT không quy định cụ thể người dân có quyền giám sát BOT hay không. Tuy nhiên, công dân có quyền được làm những gì pháp luật không cấm là điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp.

Ông Hùng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Như vậy, LS.Hùng cho rằng việc người dân giám sát BOT không những không hề vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền của một công dân. Đồng thời xét về việc giám sát, công dân là người có quyền giám sát cao nhất trong mọi hoạt động tư pháp, hành chính, kinh tế; quyền giám sát của các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, không có bất kì cơ quan hay người có thẩm quyền nào có quyền ngăn cấm quyền của công dân, trừ trường hợp đó là hành vi pháp luật cấm.

Ông Hùng cho hay, hầu như trước đây dân rất ít quan tâm đến các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, nếu có thì cũng không có hoạt động cụ thể. Vì vậy việc người dân tiến hành giám sát BOT độc lập với cơ quan chức năng là một điều đáng mừng.

“Điều này thể hiện sự quan tâm của công dân đối với đất nước, nhất là với tình hình hoạt động của các dự án BOT ngày càng có nhiều điều bất cập trong việc tổ chức xây dựng và hoạt động, tổ chức mức phí thu, thời gian thu… không được công khai và minh bạch một cách rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người dân”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc giám sát của người dân mặt khác cũng là một phương pháp giúp cơ quan nhà nước chú ý hơn vào việc quản lý các trạm BOT mà trước đây có sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lạm dụng các của chủ đầu tư, như việc gian lận trong thu phí BOT.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát hoạt động, người dân chỉ nên làm những gì pháp luật không cấm, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như lấn chiếm đất, lề đường... bởi vì các hoạt động gây cản trở hoạt động giao thông như gây ùn tắc, hay là các hoạt động làm cản trở các trạm BOT, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cần tránh sự xung đột với các nhân viên thu phí…

Trả lời báo chí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay do nhóm người dân ngồi tại trạm không hề gây cản trở gì tới hoạt động thu phí nên đơn vị chưa có biện pháp can thiệp. Trường hợp có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc xử lý.

 

BOT đang có nhiều vấn đề bất cập

 

Theo LS.Nguyễn Thanh Hà từ Công ty Luật SBLaw, những sự việc xảy ra tại các dự án BOT thời gian gần đây liên quan đến thái độ phản đối việc thu phí của người dân và hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm triển khai, vận hành dự án đầu tư đã phản ánh hoạt động kinh doanh công trình của doanh nghiệp dự án đang có vấn đề.

“Vấn đề ở đây là các dự án hầu hết được chỉ định thầu, nhiều công trình chưa thật sự cấp thiết song đã được lập dự án, đầu tư ồ ạt theo phong trào. Cơ quan chủ quản không xây dựng được một kế hoạch bài bản, trong khi lẽ ra BOT phải dành cho những dự án có tính chất liên vùng để tăng hiệu quả đầu tư. Cơ chế sàng lọc lỏng lẻo đã để lọt nhiều nhà đầu tư BOT yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn thi công”, ông nói.

Ông Hà cũng cho rằng việc thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao, nhiều thông tin, dữ liệu về dự án không được công khai, dễ tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, lạm dụng. Việc triển khai thu phí của nhà đầu tư tỏ ra thiếu hợp lý và một số có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền được kinh doanh công trình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm tư lợi. Nhiều dự án, chủ đầu tư dùng đủ mọi cách để gian lận, đặc biệt trong việc thu phí thực tế và con số báo cáo lên cơ quan chức năng, gây ra tình trạng số thu cao nhưng báo cáo thấp, kéo dài thời gian thu phí nhằm hưởng lợi”, ông nói thêm.

Luật sư này nhấn mạnh: “Việc người dân bức xúc với các dự án BOT một phần xuất phát từ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan có liên quan. Việc chỉ định thầu BOT chính là mảnh đất mầu mỡ cho các nhóm lợi ích tận dụng đề thực hiện dẫn đến nhiều bất cập”, ông Hà nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

LS.Trần Minh Hùng: Dân giám sát trạm BOT là điều đáng mừng

 
 
Một nhóm người dân tự phân công nhau ngồi kiểm đếm phương tiện qua lại trạm BOT Ninh Lộc - Ảnh từ Zing
 
LS.Trần Minh Hùng từ Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, việc người dân giám sát BOT độc lập so với cơ quan chức năng không những không vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền công dân, đó là một điều đáng mừng.
IFrame//luatsubaochuatphcm.com/@admin/view/javascript/ckeditor/plugins/fakeobjects/images/spacer.gif?t=DAED" data-cke-real-element-type="iframe" data-cke-resizable="true" style="background-position:center center;background-repeat:no-repeat;border-width:1px;border-style:solid;border-color:rgb(169, 169, 169);width:300px;height:250px">

Vài ngày nay có một nhóm khoảng 10 người thay phiên nhau ngồi tại trạm BOT Ninh Lộc để kiểm đếm lượt xe qua lại cả 2 chiều. Theo những người này, mục đích của việc kiểm đếm lượt xe là để minh bạch con số cụ thể lượt phương tiện qua trạm và thực thu của BOT.

 
 

“Chúng tôi nghi họ báo cáo không đúng lượt phương tiện qua trạm và số tiền thu được hàng ngày, hàng tháng lên Bộ GTVT nhằm nâng thời hạn thu phí. Chúng tôi chỉ ngồi đếm lượt xe, không quậy phá gì”, một người ngồi đếm lượt xe nói.

Nhóm này sẽ kiểm đếm xe tại trạm BOT Ninh Lộc trong thời gian một tuần, từ ngày 26.2 đến 4.3. Các thành viên trong nhóm chủ yếu là tài xế và người dân sống tại TP.Nha Trang và quanh khu vực trạm BOT Ninh Lộc.

Tuy nhiên, đại diện trạm BOT Ninh Lộc là ông Vũ Hải Long - Phó giám đốc Công ty CP đầu tư Đèo Cả Khánh Hòa lại cho rằng, việc người dân giám sát như thế ảnh hưởng đến an ninh trật tự của trạm, tâm lý nhân viên, tâm lý lái xe và an toàn giao thông khu vực trạm.

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới, LS.Trần Minh Hùng - Đoàn Luật sư TP.HCM cho biết, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) là hợp đồng được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để xây dựng công trình hạ tầng. Theo đó, sau khi hoàn thành công trình, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án được quyền kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chuyển giao công trình đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, các quy định của pháp luật liên quan đến dự án đầu tư BOT không quy định cụ thể người dân có quyền giám sát BOT hay không. Tuy nhiên, công dân có quyền được làm những gì pháp luật không cấm là điều đã được khẳng định rõ trong Hiến pháp.

Ông Hùng cho biết, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp năm 2013: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Cùng với đó, theo quy định tại Điều 28: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở,địa phương và cả nước. 2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Như vậy, LS.Hùng cho rằng việc người dân giám sát BOT không những không hề vi phạm pháp luật mà họ còn đang thực hiện quyền của một công dân. Đồng thời xét về việc giám sát, công dân là người có quyền giám sát cao nhất trong mọi hoạt động tư pháp, hành chính, kinh tế; quyền giám sát của các hoạt động cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, không có bất kì cơ quan hay người có thẩm quyền nào có quyền ngăn cấm quyền của công dân, trừ trường hợp đó là hành vi pháp luật cấm.

Ông Hùng cho hay, hầu như trước đây dân rất ít quan tâm đến các hoạt động của nhà nước, nhất là trong hoạt động tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng, nếu có thì cũng không có hoạt động cụ thể. Vì vậy việc người dân tiến hành giám sát BOT độc lập với cơ quan chức năng là một điều đáng mừng.

“Điều này thể hiện sự quan tâm của công dân đối với đất nước, nhất là với tình hình hoạt động của các dự án BOT ngày càng có nhiều điều bất cập trong việc tổ chức xây dựng và hoạt động, tổ chức mức phí thu, thời gian thu… không được công khai và minh bạch một cách rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và gây bức xúc cho người dân”, ông Hùng nói.

Cũng theo ông Hùng, việc giám sát của người dân mặt khác cũng là một phương pháp giúp cơ quan nhà nước chú ý hơn vào việc quản lý các trạm BOT mà trước đây có sự quản lý lỏng lẻo dẫn đến tình trạng lạm dụng các của chủ đầu tư, như việc gian lận trong thu phí BOT.

Tuy nhiên, trong quá trình giám sát hoạt động, người dân chỉ nên làm những gì pháp luật không cấm, tránh những hành vi vi phạm pháp luật như lấn chiếm đất, lề đường... bởi vì các hoạt động gây cản trở hoạt động giao thông như gây ùn tắc, hay là các hoạt động làm cản trở các trạm BOT, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cần tránh sự xung đột với các nhân viên thu phí…

Trả lời báo chí, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay do nhóm người dân ngồi tại trạm không hề gây cản trở gì tới hoạt động thu phí nên đơn vị chưa có biện pháp can thiệp. Trường hợp có hành động gây rối, gây khó dễ tới hoạt động thu phí, gây mất trật tự tại khu vực trạm thì Tổng cục sẽ đề nghị cơ quan công an vào cuộc xử lý.

 

BOT đang có nhiều vấn đề bất cập

 

Theo LS.Nguyễn Thanh Hà từ Công ty Luật SBLaw, những sự việc xảy ra tại các dự án BOT thời gian gần đây liên quan đến thái độ phản đối việc thu phí của người dân và hành vi vi phạm của các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm triển khai, vận hành dự án đầu tư đã phản ánh hoạt động kinh doanh công trình của doanh nghiệp dự án đang có vấn đề.

“Vấn đề ở đây là các dự án hầu hết được chỉ định thầu, nhiều công trình chưa thật sự cấp thiết song đã được lập dự án, đầu tư ồ ạt theo phong trào. Cơ quan chủ quản không xây dựng được một kế hoạch bài bản, trong khi lẽ ra BOT phải dành cho những dự án có tính chất liên vùng để tăng hiệu quả đầu tư. Cơ chế sàng lọc lỏng lẻo đã để lọt nhiều nhà đầu tư BOT yếu kém cả về năng lực tài chính lẫn thi công”, ông nói.

Ông Hà cũng cho rằng việc thiếu chuẩn chung mang tính pháp quy cao, nhiều thông tin, dữ liệu về dự án không được công khai, dễ tạo kẽ hở cho sự tùy tiện, lạm dụng. Việc triển khai thu phí của nhà đầu tư tỏ ra thiếu hợp lý và một số có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

“Hoàn toàn có khả năng xảy ra trường hợp nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân lợi dụng quyền được kinh doanh công trình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhằm tư lợi. Nhiều dự án, chủ đầu tư dùng đủ mọi cách để gian lận, đặc biệt trong việc thu phí thực tế và con số báo cáo lên cơ quan chức năng, gây ra tình trạng số thu cao nhưng báo cáo thấp, kéo dài thời gian thu phí nhằm hưởng lợi”, ông nói thêm.

Luật sư này nhấn mạnh: “Việc người dân bức xúc với các dự án BOT một phần xuất phát từ những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp, cá nhân, cơ quan có liên quan. Việc chỉ định thầu BOT chính là mảnh đất mầu mỡ cho các nhóm lợi ích tận dụng đề thực hiện dẫn đến nhiều bất cập”, ông Hà nhấn mạnh.

Lam Thanh

Nguồn: Một thế giới

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Phiên tòa ly hôn nghìn tỷ tạm dừng có liên quan đề nghị của bà Thảo?

  •  
  •  

"HĐXX dừng xử vì yêu cầu phản tố của ông Vũ liên quan số tiền hơn 2.102 tỷ. Nếu nói tòa dừng xét xử vì đề nghị của bà Thảo là sai", luật sư Trạch nói.

 
 Căn cứ nào dừng xử phiên ly hôn của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên VũSau khi hội ý, chủ tọa phiên tòa thông báo hoãn phiên tòa xét xử ly hôn của vợ chồng "vua" cà phê Trung Nguyên. Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra ngày 27/3 tại TAND TP. HCM.Chiều 1/3, HĐXX chưa đưa ra được phán quyết đối với vụ ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chủ tọa thông báo tạm dừng phiên tòa đến ngày 27/3 sẽ xét xử lại.
Làm rõ số tiền 2.102 tỷ

"Xét thấy cần phải xác minh các khoản tiền gửi của nguyên đơn tại 3 ngân hàng Eximbank, BIDV, Vietcombank, theo yêu cầu phản tố của bị đơn tại phiên tòa. Căn cứ Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự, quyết định tạm dừng phiên tòa", nguyên văn thông báo của chủ tọa Nguyễn Văn Xuân.

Khoản tiền cần phải xác mình là  2.102 tỷ đồng - tổng giá trị tiền, vàng đứng tên bà Thảo tại 3 ngân hàng nêu trên. Phía ông Vũ đề nghị tòa xác minh để đưa vào phân chia vì cho rằng đây là tài sản chung của hai vợ chồng tích lũy 20 năm chung sống.

Sau phiên tòa, luật sư của bà Thảo cho biết trước phiên làm việc hôm 1/3, họ có gửi đơn đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên tòa vì còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, các vấn đề pháp lý mấu chốt "đang bị định hướng theo cảm tính".

Vậy trong thời gian tòa nghị án, các bên đương sự có quyền đề nghị tòa dừng xử hay không?

Phien toa ly hon nghin ty tam dung co lien quan de nghi cua ba Thao? hinh anh 1
Ông Vũ ưu tư tại phiên tòa chiều 1/3. Ảnh: Lê Quân.

Không thể dừng xét xử vì đề nghị của bà Thảo

Trao đổi với Zing.vn, luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết sau khi tòa kết thúc phần tranh luận thì mới bắt đầu vào nghị án. Trong quá trình nghị án, nếu xét thấy cần quay lại phần hỏi thì chủ tọa sẽ trở lại.

"Trong trường hợp này, HĐXX quay lại hỏi các bên về yêu cầu phản tố của ông Vũ liên quan số tiền hơn 2.102 tỷ và quyết định tạm dừng phiên tòa để xác minh. Nếu nói tòa dừng xét xử vì đề nghị của bà Thảo là sai", luật sư Trạch nêu quan điểm.

Cụ thể hơn, luật sư Võ Anh Loan (Đoàn Luật sư TP.HCM) chỉ ra rằng toà án chỉ tạm ngừng phiên toà trong trường hợp quy định tại Điều 259 Bộ luật Tố tụng dân sự. Trong đó quy định: Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết vụ án và không thực hiện ngay tại phiên tòa; hoặc các đương sự thống nhất đề nghị Tòa tạm ngừng để họ tự hòa giải.

"Không thể có đơn đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên toà trước khi nghị án. Ở đây, Toà tạm ngừng vì đơn phản tố của ông Vũ", luật sư Loan nhấn mạnh.

Đồng ý kiến, luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận định: Bà Thảo không có quyền đề nghị toà dừng xử vì đã kết thúc tranh luận, VKS cũng đã phát biểu quan điểm giải quyết. Quyền quay lại xét hỏi hay tạm dừng phiên toà để làm rõ chứng cứ thuộc về HĐXX.

Về điều này, luật sư Trần Thu Nam (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng phía bà Thảo cũng có quyền gửi đề nghị. Tuy nhiên, chấp nhận hay không thuộc về HĐXX.

"Theo như chủ tọa thông báo là tạm dừng vì yêu cầu phản tố của ông Vũ liên quan việc xác minh các tài khoản của bà Thảo chứ không phải vì đề nghị của bà Thảo", luật sư Nam nói.

Phien toa ly hon nghin ty tam dung co lien quan de nghi cua ba Thao? hinh anh 2
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại tòa hôm 1/3. Ảnh: Lê Quân.

Về số tiền hơn 2.102 tỷ, tại phiên tòa chiều 1/3, đại diện của bị đơn cho biết trước đó phía ông Vũ rút đơn do chưa xác minh được khoản tiền đó. Tuy nhiên, vào năm 2018 thì tòa đã có kết quả xác minh các khoản tiền, vàng, ngoại tệ bằng con số rất rõ ràng.

Trong các ngày xét xử, bị đơn cho biết 2 bên xét hỏi và trả lời các câu hỏi về thực hư số tiền này, có chi tiêu vào mục đích gì khác hay không và có nằm trong tài khoản cá nhân của nguyên đơn không?

“Không ai ngoài nguyên đơn là bà Thảo có thể rút số tiền này”, phía ông Vũ nhận định. Ngoài ra, bị đơn cũng cho biết các yêu cầu phản tố này chưa bao giờ bị đình chỉ và bị đơn cũng đã nộp tiền tạm ứng án phí cho khoản tiền tranh chấp này.

 
Bà Thảo nói về việc ông Vũ tố vợ 'đẩy' mình vào bệnh viện tâm thầnSau phiên tòa, bà Thảo vẫn khẳng định với báo chí rằng ông Đặng Lê Nguyên Vũ có vấn đề về sức khỏe nên có những phát ngôn không được như người bình thường.
Phien toa ly hon nghin ty tam dung co lien quan de nghi cua ba Thao? hinh anh 3

Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Nguồn: zing.vn

Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình

Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống!

TỨ QÚY, THEO TỔ QUỐC 11:52 19/02/2019
 
 

Theo Luật sư, nếu hành vi quấy rối được xác định là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 5 năm.

 
 

Ồn ào vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình nam ca sĩ trẻ

Mới đây, trong một chương trình truyền hình mới được phát sóng, cựu thành viên của một nhóm nhạc nhiều chiêu trò đã có những chia sẻ gây "chấn động": bị đuổi khỏi nhóm vì không chấp nhận lời gạ gẫm với ông bầu. Anh chàng đã bị ông bầu hủy show, thậm chí ép cấm sử dụng các phương tiện truyền thông và bị đánh đập.

Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống! - Ảnh 1.

Tăng Nhật Tuệ là người đỡ đầu cho nhóm nhạc Zero9 từ những ngày đầu

Do không thể gượng ép, cuối cùng ông bầu yêu cầu thanh lý hợp đồng nhưng đưa ra khoản phải bồi thường 20 triệu và cấm chàng trai này không hoạt động nghệ thuật trong vòng 3 năm. Từ nhiều tình tiết, nhân vật chính trong câu chuyện là Minkook – thành viên vừa ra khỏi nhóm Zero9 vào tháng 9/2018. Theo đó, nhân vật ông bầu được nhắc tới chính là Tăng Nhật Tuệ.

Trước nghi vấn này, Tăng Nhật Tuệ đã lên tiếng cho rằng đàn em đã bịa đặt và thêm thắt tình tiết cho câu chuyện, "dựa hơi" mình để nổi tiếng. Đồng thời, ông bầu này cũng cho biết Minkook có một ekip đứng sau xúi giục. Anh khẳng định thời buổi này không dễ xảy ra chuyện đánh đập như lời cựu thành viên Zero 9 nói.

Luật sư Trần Minh Hùng: "Phải có bằng chứng cụ thể và thuyết phục mới có thể xử lý hành chính hoặc hình sự"

Liên quan đến vụ việc này, dưới góc độ luật pháp hiện hành thì hành vi của ông "bầu" này nếu có sẽ bị xử phạt hành chính, nếu mức độ nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất.

Tuy nhiên, Luật sư Trần Minh Hùng – Trưởng phòng Luật sư Gia Đình (Đoàn Luật sư TP. HCM) cho rằng cần phải có bằng chứng cụ thể và thuyết phục mới có thể xử lý hành chính hoặc hình sự được.

Theo Luật sư Hùng, các nạn nhân cần có bằng chứng để gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng vào cuộc điều tra. "Mặt khác, đối với các tin nhắn, ghi âm hay người làm chứng chỉ được xem như bằng chứng cùng với nhiều chứng cứ khác để xem xét đối chiếu. Hơn nữa chứng cứ phải được xem xét theo luật, có nguồn gốc, nguồn gốc có hợp pháp hay không", Luật sư phân tích.

 
Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống! - Ảnh 2.

Rời nhóm Zero 9, Minkook chia sẻ việc anh bị ông bầu đánh đập vì gạ tình không thành.

Luật sư Hùng cũng cho biết thêm, nếu người quấy rối "có hành vi, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác" thì sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Bên cạnh đó, nếu hành vi quấy rối được xác định là xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể bị xử lý hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 121 Bộ luật Hình sự 2015; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 5 năm.

"Gạ tình, hay hiểu theo cách khác là quấy rối tình dục. Tội quấy rối tình dục chưa được quy định rõ ràng, cụ thể trong luật, mà nó chỉ là những quy định kiểu như nội quy, vì thế mà trước giờ dường như cũng chưa xử lý trường hợp nào về hành vi này. Xử lý bằng luật, điều quan trọng nhất phải dựa trên chứng cứ, chứ không thể chỉ dựa trên lời nói, tố cáo", Luật sư nêu quan điểm.

Cũng theo Luật sư, Luật Hình sự không quy định cụ thể, rõ ràng thế nào là tội quấy rối thì không thể có cơ sở để đánh giá mức độ xâm hại hay hậu quả của hành vi đối với người bị xâm hại. Trong khi theo quy định của luật, phải có khách thể bị xâm hại, bị xâm hại ở mức độ nào, thiệt hại ra sao mới có thể xử lý. Nếu không chứng minh được thiệt hại thì sẽ rất khó khăn.

Tăng Nhật Tuệ có thể tố cáo ngược lại hành vi vu khống?

Luật sư cũng chia sẻ thêm, trong trường hợp không có bằng chứng cụ thể mà tố cáo, bôi nhọ làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự, ảnh hưởng đến công việc thì người bị tố cáo hoàn toàn có thể tố cáo ngược lại người đã tố cáo đối với hành vi vu khống quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự.

Vụ Tăng Nhật Tuệ bị tố gạ tình: Nạn nhân cần phải có chứng cứ để không bị kiện ngược lại tội vu khống! - Ảnh 3.

Luật sư Trần Minh Hùng

"Điều 156. Tội vu khống: 1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ; e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội; g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%; h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Vì động cơ đê hèn; b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên; c) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Link đầy đủ: http://kenh14.vn/vu-tang-nhat-tue-bi-to-ga-tinh-nan-nhan-can-phai-co-chung-cu-de-khong-bi-kien-nguoc-lai-toi-vu-khong-20190219112309919.chn?fbclid=IwAR10x_PT65HheDWJAiQp5UuAW22y4iqBQJ4cdlrPfTtwc4hbmdbU2qX9fn8

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006