Thủ Tục Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai
Giải quyết tranh chấp đất đai là một quá trình dài bao gồm nhiều giai đoạn. Hòa giải là giai đoạn đầu tiên và bắt buộc. Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì các bên tranh chấp mới được quyền làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai. Việc làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai có thể theo thủ tục tố tụng hành chính hoặc tố tụng dân sự tùy vào từng trường hợp. Để làm rõ hơn vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý bạn đọc các thủ tục cơ bản trong quá trình làm thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai như sau:
THỨ NHẤT, XÁC ĐỊNH NƠI NỘP ĐƠN/ NƠI CÓ THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT THỦ TỤC TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy sau và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết:
- a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
- d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ nêu trên thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp huyện trong trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; hoặc nộp đơn tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
THỨ HAI, THỦ TỤC KHỞI KIỆN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN:
BƯỚC 1: Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nơi có đất đang tranh chấp kèm theo tài liệu, chứng cứ;
BƯỚC 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí;
Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.

Văn Phòng Luật Sư Giỏi Uy Tín Chuyên Về Nhà Đất Tại Tphcm
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định tại các Điều 195, Điều 196 và Điều 197 Luật đất đai năm 2013 như sau:
1. Các loại thủ tục hành chính về đất đai
– Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
– Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;
– Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
– Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất;
– Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
– Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
2. Việc công khai thủ tục hành chính về đất đai:
Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
– Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
– Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;
– Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;
– Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;
– Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.
Việc công khai về các nội dung nêu trên được thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Văn phòng luật sư uy tín TPHCM
3. Trách nhiệm, quyền hạn của các Bộ, ngành, UBND các cấp, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục, người sử dụng đất và những người có liên quan về việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai.
– Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và các thủ tục hành chính khác có liên quan.
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
– Người sử dụng đất và người khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1. Hòa giải cơ sở:
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất đang tranh chấp (Lưu ý việc hòa giải không bắt buộc chỉ là khuyến khích)
2. Khởi kiện tại Tòa án:
+ Nếu tranh chấp không có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp quện, huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh.
+ Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền Tòa án nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Hồ sơ tài liệu cung cấp cho Tòa án khi yêu cầu giải quyết tranh chấp
-Đơn khởi kiện theo mẫu
-Tài liệu chứng cứ liên quan đến quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh
- Chứng minh thư, hộ khẩu của bên khởi kiện
- Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nơi thường trú (tạm trú) của người bị kiện.
4. Trình tự thủ tục giải quyết
- Người khởi kiện nộp đơn yêu cầu giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu qua thủ tục hòa giải mà một trong các bên không đồng ý với nội dung hòa giải thì có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp mà không thông qua trình tự thủ tục hòa giải.
- Sau khi nhận đơn khởi kiện hợp lệ, tài liệu chứng cứ kèm theo mà vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện để nộp tạm ứng án phí (nếu không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tạm ứng án phí)
- Sau khi nhận được biên lai nộp tạm ứng án phí thì Tòa án tuến hành thụ lý vụ án và giải quyết.
- Thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật thì thời hạn tối đa là 8 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.
Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm là đối tác tư vấn pháp luật rất nhiều năm, thường xuyên, liên tục trả lời phỏng vấn trên Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của luật sư chúng tôi.
Trân trọng cảm ơn.
ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Tư Vấn Tranh Chấp Mua Bán Đất Nền
Luật Đất Đai năm 2013 quy định như sau::
Điều 188. Điều kiện thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các Điều 189,190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Theo thông tin bạn cung cấp, chủ đầu tư nói hợp đồng không công chứng được vì dự án chưa có sổ hồng, đang chờ cấp sổ. Do vậy, đối chiếu với quy định tại Điều 188 Luật Đất Đai năm 2013 và Khoản 1 Điều 168 Luật Đất Đai năm 2013 thì khi mà đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì về nguyên tắc đất đó không đủ điều kiện để chuyển nhượng.
Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 167 Luật Đất Đai năm 2013 quy định
Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.
….
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại Điểm b Khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức tham gia kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của một bên;
…
Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì pháp luật bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản. Trường hợp chủ đầu tư mà bạn nhận chuyển nhượng có chức năn kinh doanh bất động sản thì Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng khi các bên có yêu cầu. Trường hợp chủ đầu tư không có chức năng kinh doanh bất động sản mà hợp đồng không được công chứng, chứng thực thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Bộ Luật Dân sự năm 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệunhư sau:
Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:
1. Giao dịch dân sự không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể tù thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giấ thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Từ những quy định trên có thể thấy rằng, tính pháp lý của chủ đầu tư chưa thật sự đầy đủ. Do vậy, thì bạn nên đợi đến khi nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi mới thực hiện việc mua bán lô đất với chủ đầu tư. Và khi có sổ hồng rồi, thì hợp đồng chuyển nhượng lô đất đó sẽ đủ điều kiện để thực hiện.
Vì lô đất đó chưa có sổ hồng, do đó giao dịch giữa bạn với chủ đầu tư sẽ không đủ điều kiện để được công chứng. Vậy nên, khi mà bạn muốn giao dịch sang nhượng với bên thứ 3 thì bạn không thể thông qua hợp đồng mua bán với chủ đầu tư được. Vì chỉ khi mà có đủ tất cả các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất Đai năm 2013 thì khi đó mới đủ điều kiện để chuyển nhượng quyền sử dụng đất.