Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Luật Sư Giải Quyết Tranh Chấp

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Chúng tôi tham gia ngày càng nhiều trong việc hỗ trợ giải quyết tranh chấp thông qua con đường tòa án và trọng tài – vốn được đánh giá là một phương án nhằm giảm tải cho hệ thống xét xử Việt Nam và nhằm tạo tính minh bạch và khả năng dự báo về quá trình tranh tụng.

Giá trị mà nhiều khách hàng trong các vụ tranh tụng, bao gồm thông qua con đường hòa giải ngoài tố tụng, tố tụng tại tòa và các cơ quan chức năng khác hoặc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Dưới đây là một số giao dịch:

– Đại diện cho một nhà đầu tư Singapore trong các tranh chấp giữa các cổ đông góp vốn của một công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

– Đại diện cho một nhà đầu tư nước ngoài là nguyên đơn trước tòa án tỉnh Bình Dương trong vụ tranh chấp liên quan đến Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu và vi phạm nhãn hiệu.

– Đại diện cho một công ty Việt Nam là bị đơn trong một vụ tranh chấp thương mại quốc tế;

– Đại diện cho một công ty các công ty và cá nhân tham gia tố tụng.

– Đại diện cho một ngân hàng thương mại tham gia tố tụng

Xem Luật sư Trần Minh Hủng - Trưởng Vpls Gia Đình trả lời trên Đài truyền hình TPHCM (HTV) Về chuyên mục " Thương Trường muôn mặt" về lĩnh vực Bảo hiểm nhân thọ có lừa đảo?

Link: https://www.youtube.com/watch?v=aGNDYGWFZyw&t=11s (Luật sư Trần Minh Hùng Phỏng Vấn Trên HTV)

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tư Vấn Về Bồi Thường Thiệt Hại Theo Pháp Luật.

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

 

Về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

 
Căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là cở sở pháp lý mà dựa vào đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể xác định trách nhiệm BTTH có phát sinh trên thực tế hay không. Vấn đề xác định chính xác căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là vấn đề cực kỳ quan trọng. Về nội dung này, BLDS 2015 đã được chỉnh lý và có nhiều khác biệt so với BLDS 2005, cụ thể:

Một là, so với BLDS 2005, quy định tại Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 có những điểm khác biệt cơ bản như sau:

Thứ nhất, nếu như trong BLDS 2005, yếu tố lỗi (kể cả lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý) được sử dụng như là căn cứ đầu tiên để xác định trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng thì trong BLDS 2015, căn cứ xác định trách nhiệm BTTH đầu tiên lại là hành vi xâm phạm của  người gây thiệt hại. Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Rõ ràng, BLDS 2015 đã thay đổi quy định theo hướng người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại nữa, họ chỉ cần xác định được hành vi xâm phạm của người gây thiệt hại là đã có thể yêu cầu bồi thường. Trách nhiệm chứng minh lỗi giờ đây sẽ thuộc về người gây thiệt hại trong trường hợp muốn được miễn trách nhiệm BTTH (Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015) hoặc được giảm mức bồi thường (Khoản 2, 4 Điều 586 BLDS 2015). Sự thay đổi này, theo chúng tôi là hợp lý hơn và đã giảm bớt được gánh nặng chứng minh cho người bị thiệt hại.

luat su

Thứ hai, khi xác định chủ thể được BTTH, BLDS 2015 đã quy định theo hướng khái quát hơn, không còn chia ra trường hợp cá nhân và pháp nhân hoặc chủ thể khác như BLDS 2005 nữa. Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 chỉ quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. “Người khác” ở đây có thể được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác và như vậy đã bao hàm được tất cả các loại chủ thể được BTTH như quy định tại BLDS 2005 trước đây.

Thứ ba, cùng với việc xác định căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH, việc xác định chủ thể phải chịu trách nhiệm BTTH cũng là vấn đề hết sức cần thiết. Theo nguyên tắc chung, người nào thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường. Điều này về cơ bản giống với quy định của BLDS 2005. Tuy nhiên, BLDS 2015 lại quy định thêm trường hợp ngoại lệ, đó là “trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Đây là một quy định rất phù hợp, bởi vì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng về nguyên tắc là được đặt ra cho chính chủ thể có hành vi gây thiệt hại, nhưng có khi lại là người khác, ví dụ như Điều 586 về Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân, trong trường hợp này, người gây ra thiệt hại là con nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường lại là cha mẹ hay người giám hộ; Điều 598 quy định về BTTH do người thi hành công vụ gây ra, trong trường hợp này, người gây thiệt hại là người thi hành công vụ nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường là cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức hay cơ quan tiến hành tố tụng v.v…

Việc BLDS 2015 mở rộng trường hợp làm phát sinh trách nhiệm BTTH do người khác gây ra là nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người bị thiệt hại trong việc đạt được mục đích bồi thường. Điều mà pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng luôn tìm cách hướng tới là tìm được một hay nhiều chủ thể có điều kiện thực hiện trách nhiệm BTTH. Càng có nhiều người chịu trách nhiệm BTTH thì người bị thiệt hại càng có cơ hội được bồi thường tốt hơn.

Hai là, BLDS 2015 đã bổ sung thêm căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH là “tài sản gây thiệt hại”. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 584 BLDS 2015, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản của mình gây ra (Ví dụ Điều 605 quy định về Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra: “Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác...”). Đây là  một sự bổ  sung của BLDS 2015 mà theo chúng tôi đánh giá, phản ánh sát sao thực tế hơn. Bởi lẽ trên thực tế, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng cũng có thể phát sinh khi có sự kiện tài sản gây ra thiệt hại. BLDS 2015 đã khắc phục được sự thiếu rõ ràng của BLDS 2005 về trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra thiệt hại, tạo nên sự thống nhất trong quy định về thực tiễn áp dụng pháp luật, góp phần làm ổn định và lành mạnh hóa các quan hệ pháp luật dân sự. Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 584 cũng đã quy định thêm về những trường hợp loại trừ trách nhiệm BTTH để đảm bảo tính thống nhất trong mọi trường hợp khi tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

2. Về nguyên tắc BTTH (Điều 585 BLDS 2015)

Nguyên tắc BTTH là những tư tưởng chỉ đạo, mang tính định hướng cho các chủ thể phải tuân theo trong quá trình ban hành văn bản pháp luật và áp dụng pháp luật về BTTH ngoài hợp đồng. So với nguyên tắc BTTH được quy định tại Điều 605 BLDS 2005, BLDS 2015 đã có một số thay đổi như sau: 

Một là, nguyên tắc bồi thường toàn bộ

Một trong những nguyên tắc của việc BTTH là thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ. Trước đây, khi giải thích nguyên tắc BTTH theo Khoản 1 Điều 605 BLDS 2005, có hai quan điểm khác nhau về bồi thường toàn bộ. Quan điểm thứ nhất cho rằng “toàn bộ” ở đây được hiểu là toàn bộ thiệt hại xảy ra trong thực tế. Quan điểm thứ hai lại cho rằng: “toàn bộ” ở đây là toàn bộ những thiệt hại được pháp luật quy định, có nghĩa là nếu một thiệt hại xảy ra trong thực tế nhưng không được pháp luật quy định thì vẫn không được bồi thường;

Lý do của việc có 2 quan điểm như trên là vì BLDS 2005 chỉ đưa ra nguyên tắc phải bồi thường toàn bộ thiệt hại chứ không quy định rõ là loại thiệt hại nào. Để đưa ra một hướng dẫn chung nhằm khắc phục sự giải thích khác nhau như trên về phạm vi thiệt hại được bồi thường, Tòa án tối cao đã theo quan điểm thứ hai, tức là chỉ rõ BTTH là bồi thường những thiệt hại được pháp luật quy định. Cách xử lý của Tòa án tối cao, ở một góc độ nào đó là chưa thuyết phục, ít nhiều đã làm bất lợi cho người bị thiệt hại.

 
Khoản 1 Điều 585 BLDS 2015 đã khắc phục điều này bằng cách bổ sung thêm từ “thực tế” vào phía sau cụm từ “thiệt hại” để tạo thành nguyên tắc: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời....”.

Mặc dù, tương tự như BLDS 2005, BLDS 2015 cũng không đưa ra định nghĩa về “bồi thường toàn bộ”, nhưng với việc xác định loại thiệt hại được bồi thường là “thiệt hại thực tế”, BLDS 2015 đã xác định rõ ràng hơn loại thiệt hại được bồi thường chứ không quy định chung chung như Khoản 1 Điều 605 BLDS 2005 nữa. Theo chúng tôi, việc quy định rõ loại thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại thực tế sẽ giúp cho Tòa án dễ dàng hơn trong việc xác định thiệt hại để bồi thường, cũng như tránh đi những cách hiểu và cách áp dụng có thể khiến bất lợi cho người bị thiệt hại.

Hai là, nguyên tắc giảm mức bồi thường
Khoản 2 Điều 585 BLDS 2015 cũng có một vài điểm khác biệt so với quy định tại Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về chủ thể được giảm mức bồi thường

Nếu như BLDS 2005 quy định chủ thể được giảm mức bồi thường là “người gây thiệt hại” thì BLDS 2015 đã xác định là “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Việc thay đổi thuật ngữ “người gây thiệt hại” thành “người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ”, theo chúng tôi, là chính xác và đầy đủ hơn, bởi lẽ như trên đã đề cập, theo BLDS 2015 thì người chịu trách nhiệm BTTH không chỉ có người gây thiệt hại mà còn có thể là chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có tài sản gây ra thiệt hại hoặc có thể là chủ thể khác như cha, mẹ chịu trách nhiệm BTTH cho con chưa thành niên, pháp nhân BTTH do người của pháp nhân gây ra v.v... Các chủ thể này, về nguyên tắc, cũng cần được áp dụng quy định về giảm mức bồi thường. Do vậy, chúng tôi cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc giảm mức bồi thường cho “người chịu trách nhiệm BTTH” là phù hợp hơn vì nó đảm bảo tính thống nhất và chính xác trong việc áp dụng pháp luật, đảm bảo sự công bằng giữa các chủ thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thông qua việc xem xét nhằm giảm bớt gánh nặng kinh tế cho tất cả những người chịu trách nhiệm BTTH, qua đó đảm bảo tính khả thi của bản án trên thực tế.

Thứ hai, về điều kiện để được giảm mức bồi thường

 
Nguyên tắc chung của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra nằm ngoài mong muốn của bên gây thiệt hại hoặc không thể nào áp dụng triệt để nguyên tắc trên vì người chịu trách nhiệm bồi thường không thể bồi thường toàn bộ thiệt hại. Vì thế, để đảm bảo cho việc bồi thường kịp thời và có hiệu quả, pháp luật cho phép bên chịu trách nhiệm BTTH được giảm mức bồi thường.
 
Khoản 2 Điều 605 BLDS 2005 quy định người gây thiệt hại phải đáp ứng đủ hai điều kiện sau thì mới được giảm nhẹ trách nhiệm bồi thường: (1) do lỗi vô ý mà gây thiệt hại; và (2) thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại.
 
Đến BLDS 2015, hai điều kiện này đã có sự chỉnh sửa, bổ sung như sau: “Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không có lỗi hoặc lỗi vô ý”;

Ở điều kiện thứ nhất (điều kiện cần) này, BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “mà gây thiệt hại” và bổ sung thêm điều kiện người chịu trách nhiệm BTTH “không có lỗi”. Sự sửa đổi này là hợp lý và phù hợp với thực tiễn hơn, bởi lẽ có những trường hợp một người phải chịu trách nhiệm BTTH nhưng thực sự họ không có lỗi, ví dụ như trường hợp chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, hay trường hợp người phải bồi thường làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại mà không có lỗi, v.v...

Thêm nữa, chúng tôi cũng nghĩ rằng, trước đây khi một người gây thiệt hại do lỗi vô ý, pháp luật đã cho phép giảm mức bồi thường nếu hoàn cảnh kinh tế của họ gặp khó khăn, thì trong trường hợp một người phải chịu trách nhiệm bồi thường do hành vi của người khác hay do tài sản gây ra và họ không có lỗi thì cũng cần  được xem xét giảm  mức bồi thường. Nói cách khác, nếu như trước đây, người gây thiệt hại do lỗi vô ý được “đối xử” tốt hơn so với người gây thiệt hại do lỗi cố ý, thì nay người phải chịu trách nhiệm BTTH không phải do hành vi của họ gây ra và họ cũng không có lỗi thì cũng cần được đối xử tương tự như người gây thiệt hại do lỗi cố ý, như thế mới đảm bảo tính công bằng cho các bên.

Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Ở điều kiện thứ hai (điều kiện đủ) này, BLDS 2015 đã có quy định khác so với quy định này của BLDS 2005. Cụ thể là, nếu như BLDS 2005 quy định điều kiện thứ hai là khi“thiệt hại ảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của người gây thiệt hại” thì BLDS 2015 đã bỏ đi cụm từ “trước mắt và lâu dài”. Như vậy, theo BLDS 2015 thì điều kiện thứ hai là “thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế” của người chịu trách nhiệm BTTH. Cách xem xét mức BTTH dựa trên khả năng kinh tế theo quy định ở BLDS 2015, rõ ràng là hợp lý và dễ dàng hơn, bởi lẽ để xác định được thiệt hại đó là có quá lớn hay không ở khoảng thời gian cả “trước mắt” lẫn “lâu dài” thực sự điều khó khăn và khó lòng chính xác.

Ba là, nguyên tắc về trách nhiệm hạn chế thiệt hại

 
Trước đây, mặc dù trách nhiệm hạn chế tổn thất đã được ghi nhận trong một số văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam; tuy nhiên, các quy định này chỉ tồn tại trong chế định hợp đồng hay lĩnh vực bảo hiểm, do vậy không được áp dụng cho quan hệ BTTH ngoài hợp đồng. Hiện nay, BLDS 2015 đã bổ sung nguyên tắc này vào Khoản 5 Điều 585: “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được  bồi thường nếu thiệt hại  xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình”.

Rõ ràng, có thể đánh giá đây là một bổ sung rất có giá trị. Việc thừa nhận trách nhiệm phải hạn chế thiệt hại này của bên có quyền và lợi ích bị xâm phạm là hợp lý, bởi lẽ, nếu trong khả năng của mình, bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm có thể hạn chế thiệt hại xảy ra cho chính mình nhưng họ không làm, thì về mặt lý họ sẽ không thể yêu cầu bồi thường phần thiệt hại đó. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đánh giá điểm tiến bộ khi đưa quy định này vào BLDS 2015 là góp phần hạn chế bớt thiệt hại và xét ở góc độ kinh tế, điều này sẽ đảm bảo lợi ích cho cả xã hội.

Về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân (Điều 586 BLDS 2015)

 
Nhìn chung, quy định về năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân tại Điều 586 BLDS 2015 không có nhiều thay đổi so với Điều 606 BLDS 2005. Chỉ có điểm thay đổi nhỏ, đó là: bổ sung thêm nhóm người “có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
 
Trong đời sống hàng ngày, ngoài những người do bị khuyết tật thì cũng có những người do có một số hạn chế về nhận thức dẫn tới khả năng nhận thức không đầy đủ, thiếu chính xác, không rõ ràng về hành vi của mình nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự để không thể tiếp cận được các quyền dân sự của mình. Chính vì vậy, BLDS 2015 đã bổ sung thêm nhóm người này. Theo đó, khi “người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” mà gây thiệt hại thì họ cũng sẽ được đối xử giống như trường hợp người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại. Quy định này nhằm đảm bảo công bằng cũng như bảo vệ tốt quyền lợi của bên bị thiệt hại.
3. Về thời hiệu khởi kiện yêu cầu BTTH (Điều 588 BLDS 2015)
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
 
Quy định về bồi thường về đất
 

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ ban hành về bồi thường, hỗ trợ tái định cư đất khi Nhà nước thu hồi, có quy định về điều kiện để được bồi thường đất như sau:
 

"Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:
 

1. Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
 

2. Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.
 

3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
 

a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
 

b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
 

c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
 

d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
 

đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật;
 

e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.
 

4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 3 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp.
 

5. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
 

6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp.
 

7. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
 

8. Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyết định thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không vi phạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp.
 

9. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết định quản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tế Nhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng.
 

10. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp.
 

11. Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
 

a) Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
 

b) Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả cho việc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;
 

c) Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân".

Như vậy, trong trường hợp của bạn:

- Nếu đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi thì khi nhà nước thu hồi đất thì bạn sẽ được bồi thường

- Nếu đất vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có quyết định giao đất năm 1990 hoặc các giấy tờ chứng minh theo quy định trên và được Uỷ ban nhân dân xã xác nhận là đất sử dụng ổn định không có tranh chấp thì bạn đủ điều kiện được nhà nước bồi thường.

- Nếu trường hợp đất ở bạn được cấp từ năm 1990 nhưng không có giấy tờ theo quy định trên nhưng có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã là đất không có tranh chấp thì bạn vẫn được bồi thường.

Trân trọng

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
 
 
 
 
 

Luật Sư Tư Vấn Kiện Đòi Nhà

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Theo quy định tại Luật sửa đổi bổ sung điều 126 của Luật nhà ở và điều 121 của Luật đất đai 2003  năm 2009 quy định:
Điều 126 của Luật nhà ở được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 126. Quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài (việt kiều)
1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng sau đây được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu nhà ở để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam:
a) Người có quốc tịch Việt Nam;
b) Người gốc Việt Nam thuộc diện người về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam theo pháp luật về đầu tư; người có công đóng góp cho đất nước; nhà khoa học, nhà văn hoá, người có kỹ năng đặc biệt mà cơ quan, tổ chức của Việt Nam có nhu cầu và đang làm việc tại Việt Nam; người có vợ hoặc chồng là công dân Việt Nam sinh sống ở trong nước.
2. Người gốc Việt Nam không thuộc các đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ ba tháng trở lên thì có quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ chung cư tại Việt Nam để bản thân và các thành viên trong gia đình sinh sống tại Việt Nam.”
Như vậy, Người Việt Nam có nguồn gốc Việt Nam nhưng đã mất quốc tịch Việt Nam nhưng được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy miễn thị thực và được phép cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên thì được quyền sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc 01 căn hộ chung cư tại Việt Nam.
Do căn nhà này đang có sự tranh chấp giữa bạn và em trai, bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh căn nhà này do bạn mua lại hợp pháp từ cha mẹ bạn thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để đòi lại nhà ở tại Việt Nam, vì bạn là Việt Kiều nên Tòa án nhân dân cấp Tỉnh nơi có đất sẽ có thẩm quyền thụ lý và giải quyết. Căn cứ vào quyết định của Tòa án mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có cấp Giấy chứng nhận quyền sử hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và các tài sản gắn liền với đất cho bạn hay không.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

LUẬT SƯ GIỎI VỀ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI. VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHUYÊN TƯ VẤN VỀ ĐẤT ĐAI

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Trong giới hạn bài viết này, chúng tôi xin được trình bày một số vấn đề liên quan đến đăng ký đất đai gồm:

- Đăng ký đất đai là gì?

- Tính bắt buộc và đối tượng phải đăng ký đất đai?

- Hình thức đăng ký đất đai ra sao?

- Thời hạn đăng ký đất đai như thế nào?

- Thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký đất đai.

1. Khái niệm đăng ký đất đai.

Theo Khoản 15  Điều 3 Luật Đất đai năm 2013, đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Đây là một nội dung có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung mới trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai và bảo đảm quyền và lợi ích cho người sử dụng đất.

2. Tính bắt buộc và các đối tượng phải tiến hành đăng ký đất đai

Luật Đất đai 2013 quy định đăng ký đất đai là bắt buộc. Trước đây, Luật đất đai 2003 cũng đã quy định về thủ tục đăng ký đất đai, song với mục đích là “ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất”. Việc quy định như vậy, dẫn đến việc Nhà nước không thể quản lý được hết tài nguyên đất, nhất là những diện tích đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi không phải người sử dụng đất nào cũng đảm bảo đủ các điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp. Vì thế để khắc phục hạn chế,  Luật đất đai 2013 xác định rõ mục đích của việc đăng ký đất đai là “ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính” mà không phải ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của thửa đất đó. Theo đó mọi đối tượng sử dụng đất, được giao đất để quản lý bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký đất đai.

Luật đất đai 2013 quy định đối tượng phải tiến hành đăng lý đất đai gồm mọi đối tượng sử dụng đất tại Điều 5 hay được giao đất để quản lý tại Điều 8. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. (Khoản 1 điều 95). Riêng đối với việc đăng ký tài sản gắn liền với đất thì thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu. Như vậy, Luật mới đã mở rộng phạm vi đối tượng cần đăng ký đất đai đó là mọi trường hợp sử dụng đất (kể cả không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hay được giao quản lý đất và tài sản gắn liền với đất. Trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì người đang sử dụng đất được sử dụng cho đến khi nhà nước có quyết định xử lý theo quy định.

3. Hình thức đăng ký đất đai

Theo quy định tại Điều 95 và 96 Luật Đất đai năm 2013 thì việc đăng ký đất đai được tiến hành dưới các hình thức trên giấy hoặc đăng ký điện tử đều có giá trị pháp lý như nhau.

- Đăng ký tại tổ chức đăng ký đất đai đối việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, bằng hình thức đăng ký trên giấy hoặc đăng ký điện tử và có giá trị pháp lý như nhau.

- Hồ sơ địa chính bao gồm các tài liệu dạng giấy hoặc dạng số thể hiện thông tin chi tiết về từng thửa đất, người được giao quản lý đất, người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, các quyền và thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

Ngoài ra Luật đất đai 2013 còn bổ sung các trường hợp đăng ký biến động. Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất gồm đăng ký lần đầu và đăng ký biến động, được thực hiện tại  tổ chức đăng ký đất đai thuộc cơ quan quản lý đất đai.(Khoản 3 và 4, Điều 95)

4. Thời hạn đăng ký đất đai.

Luật đất đai sửa đổi bổ sung quy định thời hạn bắt buộc phải đăng ký đất đai, đó là 30 ngày kể từ khi có biến động về đất đai như cho thuê; thế chấp; chuyển quyền; đổi tên; chia tách thửa đất; xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề; trường hợp thừa kế thì tính từ ngày phân chia xong di sản thừa kế. Bên cạnh đó, thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký là kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính để từ đó làm cơ sở xác định quyền và nghĩa vụ của người đăng ký.

5. Thời điểm có hiệu lực của đăng ký đất đai.

Luật đất đai 2013 đã quy định về thời điểm có hiệu lực của việc đăng ký đất đai. Cụ thể Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Quy định này là cơ sở để: xác định quyền lợi và nghĩa vụ của người đăng ký.

Trong quá trình sử dụng đất, không ít trường hợp người sử dụng đất rơi vào tình huống vô cùng khó khăn khi xảy ra tranh chấp với người khác. Tranh chấp đất đai thường rất đa dạng và phức tạp, có thể là tranh chấp diện tích đất, tranh chấp ranh đất, tranh chấp quyền sử dụng đât, tranh chấp thừa kế hoặc các tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất.
    Nếu giữa các bên không thể tự giải quyết tranh chấp thông qua con đường thương lượng, hòa giải thì bắt buộc phải yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Theo quy định của pháp luật hiện hành, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án nhân dân, tùy thuộc vào nội dung cụ thể của từng vụ việc tranh chấp mà xác định thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào.
   Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
       Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

        1/. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết;
        2/. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
        a/. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
        b/. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
        3/. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
        a/. Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
        b/. Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
        4/. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

    Căn cứ vào quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như trên, trong trường hợp đất chưa được cấp giấy chứng nhận thì quý khách hàng có quyền lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân có thẩm quyền hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền, tùy thuộc vào các điều kiện nào thuận lợi sẵn có trong từng hồ sơ cụ thể.
    Vấn đề luật sư đặt ra là, nếu hồ sơ có đủ tính pháp lý theo quy định của pháp luật về đất đai thì quý khách hàng nên chọn phương án giải quyết tranh chấp tại Tòa án để tiết kiệm thời gian. Bởi lẽ, nếu lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân thì sau khi có kết quả giải quyết, bên kia có thể sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện hành chính đối với quyết định hành chính của Ủy ban nhân dân theo quy định tại khoản 3 Điều 203 của Luật Đất đai. Như vậy, việc tranh chấp sẽ kéo dài thêm thời gian giải quyết bởi lẽ theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính thì trình tự giải quyết vụ án hành chính cũng bao gồm phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị, thậm chí vụ kiện cũng có thể bị kháng nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. 

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Tư Vấn Tranh Chấp Bất Động Sản Cho Việt Kiều

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Các giao dịch bất động sản luôn chứa đựng những vấn đề pháp lý/ rủi ro pháp lý tiềm ẩn khác có thể xuất phát trong một số trường hợp nhất định, vì thế tranh chấp trong các giao dịch bất động sản là điều mà không thể loại trừ triệt để.
 
Dù có sự chuẩn bị kỹ càng đến đầu khi tham gia các giao dịch bất động sản thì tranh chấp có thể phát sinh do nhiều lý do như tìm hiểu pháp lý bất động sản, giấy tờ nhà đất không rõ ràng, bên bán, bên mua chưa đúng thẩm quyền,… hoặc cũng xuất phát yếu tố chủ quan là một trong các bên thay đổi ý định. Vì thế khách hàng cần nắm kỹ các quy định pháp luật về đất đai, Pháp luật nhà ở, Pháp luật kinh doanh bất độngsản, Pháp luật thuế thật chính xác và hợp pháp để bảo vệ được quyền, lợi ích của các Bên. Đồng thời để hạn chế được những rủi ro pháp lý thường xuyên ẩn chứa trong các giao dịch Nhà đất, Quý khách hàng cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng một dịch phục pháp lý chuyên nghiệp, thuê những luật sư, luật gia am hiểu pháp luật bất động sản và nắm rõ phương thức các giao dịch bất động sản.
 
CHÚNG TÔI luôn quan tâm xây dựng, phát triển đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý và các chuyên gia Bất động sản am hiểu pháp luật để giải quyết những rắc rối, những yêu cầu pháp lý của Quý khách hàng một cách chính xác và hợp pháp, đồng thời bảo vệ tối đa quyền, lợi ích của Quý khách hàng trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi, Quý khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào sự giao phó của mình đối với Công ty và sẽ giảm sự lo lắng về những vấn đề pháp lý phức tạp, từ đó tập trung vào những quyết định đầu tư, kinh doanh để đem lại một kết quả tốt đẹp nhất.
 
Các tranh chấp bất động sản cơ bản mà sẽ tư vấn và đại diện, hỗ trợ giải quyết cho Quý khách hàng là: 
 
- Tư vấn và đại diện, hỗ trợ giải quyết các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến các giao dịch mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê nhà ở, quyền sử dụng đất hoặc công trình khác.
- Tư vấn  và đại diện, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp về thỏa thuận đặt cọc, thanh toán tiền đặt cọc, phạt cọc và tranh chấp liên quan vấn đề thanh toán, các số tiền đã thanh toán và chưa thanh toán. 
- Đại diện khách hàng làm việc với các bên tranh chấp, làm việc và nộp hồ sơ khởi kiện, khiếu nại tại các Cơ quan Nhà nước cũng như Tòa án các cấp trong quá trình giải quyết. Đại diện khách hàng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. 
- Tư vấn và đại diện, hỗ trợ giải quyết các tranh liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở trong quá trình sử dụng, tạo lập và đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng. 
- Tư vấn và đại diện, hỗ trợ giải quyết các tranh về bất động sản trong thừa kế chia tài sản, thế chấp, bảo lãnh Ngân hàng hoặc bên thứ ba,… 
- Tư vấn và đại diện, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các vấn đề tranh chấp về đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, tái định cư, các chế độ của Nhà nước, tranh chấp giữa Chủ đầu tư dự án đối với các đối tượng thuộc diện giải tỏa, …
 
Các công việc cơ bản mà sẽ thực hiện để tư vấn và đại diện, hỗ trợ giải quyết cho Quý khách hàng là: 
 
- Trao đổi, nắm bắt thông tin, hồ sơ tranh chấp để phân tích tính chất pháp lý của vụ tranh chấp nhằm đưa ra phương án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng. 
- Tiến hành điều tra, xác minh, thu thập các tài liệu, chứng cứ còn thiếu, lấy ý kiến xác minh nhân chứng, xác nhận của cơ quan chính quyền địa phương. 
- Đàm phán, làm việc với các bên có tranh chấp để thương lượng, hòa giải ban đầu. Soạn thảo các tài liệu đàm phán hoặc thỏa thuận thành (nếu có) khi không cần phải khởi kiện hoặc khiếu nại.
- Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, soạn thảo đơn từ khiếu nại,… gửi đến Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền. 
- Đại diện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa, trọng tài và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình giải quyết tranh chấp.
 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý cho xã hội của chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)
Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
68/147 Trần Quang Khải, Tân Định, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: 08-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006