Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ có mua bán được không?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ có mua bán được không?

 

Sổ đỏ, Sổ hồng là giấy tờ về nhà đất rất quan trọng, không chỉ là giấy tờ xác định quyền sử dụng, quyền sở hữu mà còn là điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở.Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ, Sổ hồng.
 

Tùy theo từng giai đoạn, ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

 

Sổ đỏ danh từ quá quen thuộc mà bất kì ai trong chúng ta được nghe ít nhất là 1 lần những không phải ai cũng hiểu hết về giá trị của quyển sổ này. Rất nhiều người còn nhầm lẫn giữa sổ đỏ và sổ hồng. Việc hiểu rõ về sổ đỏ cũng như các vấn đề liên quan đến sổ đỏ là một điều vô cùng cần thiết dù bạn đã có hay chưa có quyển sổ này trong tay.

1. Sổ đỏ theo mẫu cũ được cấp khi nào?

- Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được Nhà nước cấp cho người dân trước ngày 10/12/2009 và sổ có bìa màu đỏ. 

Từ ngày 10/12/2009 đến nay, giấy chúng nhận được cấp theo mẫu giấy chứng nhận mới có tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ( có bìa màu hồng).

Trước ngày 10/12/2009 ở Việt Nam có các loại Giấy chứng nhận như:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

 

Để khắc phục những bất cập, từ ngày 10/12/2009 Bộ Tài nguyên và môi trường đã ban hành mâu Giấy chứng nhận mới áp dụng chung trên tất cả phạm vicả nước với tên gọi pháp lý là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất , theo đó màu bìa sổ mới có màu hồng.

2. Sổ đỏ cấp theo mẫu cũ có còn giá trị pháp lý không?

Sổ đỏ theo mẫu cũ vẫn còn giá trị pháp lý, nghĩa là người sử dụng đất hoàn toàn có quyền sử dụng sổ này để chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp,... quyền sử dụng đất.

Đồng thời nếu người sử dụng đất có nhu cầu cấp đổi sang mẫu Giấy quyền sử dụng đất mẫu mới thì sẽ được cấp đổi.

Theo quy định tại khoản 2 điều 97 luật đất đai 2013 có quy định:

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10 thán 12 năm 2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của luật này.

- Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại  cùng địa phương, cùng xã, phường, thị trấn, mà có yêu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó Căn cứ vào khoản 1 điều 98 luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản gắn liền với đất.

3. Cách thức để chuyển đổi sổ cũ sang sổ mới 

 

Hồ sơ chuẩn bị : Căn cứ theo khoản 1 điều 10 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu cấp đổi sang mẫu giấy chứng nhận mới chuẩn bị cần phải có 1 bộ hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp đổi theo mẫu số 10/Đk;

- Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp;

Trường hợp cấp đổi giấy chứng nhận sau khi dồn tiền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì phải có bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trình tự, thủ tục thực hiện

- Bước 1:Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhận nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu 

Cách 2: Không nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã : Hộ gia đình đăng ký nộp hồ sơ tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện ( huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với nơi chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

- Bước 2:Tiếp nhận hồ sơ

 

- Bước 3:Giải quyết yêu cầu

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm:

- Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị lí do cấp đổi giấy chứng nhận;

- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản gắn liền với đất;

- Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

- Bước 4:Trả kết quả 

Trao trực tiếp hoặc gửi nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ ở cấp xã.

Thời gian thực hiện khôn g quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ không quá 50 ngày.

Đối với những xã miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, cùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng lên 10 ngày.

Thời gian này không tính vào thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định....

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, Bào chữa chủ tịch huyện Đông Hòa, Phú Yên, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
 


Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai giải quyết thế nào?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Theo quy định của pháp luật về đất đai quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như thế nào?

Gia đình anh tôi và hàng xóm có xảy ra tranh chấp về đất đai. Anh tôi muốn kiện ra tòa, nhưng nghe nói phải qua hòa giải. Xin hỏi, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thế nào?

 

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 về khái niệm tranh chấp đất đai được quy định cụ thể như sau:

Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Hòa giải tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai được quy định cụ thể như sau:

- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

- Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hòa giải tranh chấp đất đai

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định cụ thể như thế nào?

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

- Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

+ Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

+ Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP);

+ Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành (được sửa đổi bởi khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

- Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai. Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

- Bộ Tài chính quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí cho hòa giải tranh chấp đất đai tại Điều này (được bổ sung bởi khoản 28 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP).

Trên đây là những quy định của pháp luật đất đai liên quan đến hòa giải tranh chấp đất đai.

 

HUNG BAO PL

 

LS TRẦN MINH HÙNG LÀM GIÁM KHẢO TẠI BÁO PL TPHCM

Tài sản hình thành trong tương lai là gì? tư vấn tranh chấp tài sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Nhà đất, tài sản hình thành trong tương lai là gì?

✔  Khái niệm quyền sử dụng đất, nhà ở hình thành trong tương lai

Theo quy định tại Điều 4 Luật kinh doanh Bất động sản thì:

“Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai là nhà, công trình xây dựng đang trong quá trình xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng”

✔  Khái niệm tài sản hình thành trong tương lai

Quyền sử dụng đất, nhà ở cũng là một loại tài sản. Khái niệm ở trên Luật sư vừa chia sẻ phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự 2015 về tài sản hình thành trong tương lai. Cụ thể theo khoản 2 Điều 108 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 quy định:

“Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

a) Tài sản chưa hình thành;

b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.”

Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai có hợp pháp?

Thỏa thuận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai xác lập việc sử dụng tài sản hình thành trong tương lai là tài sản đảm bảo. Thỏa thuận này hoàn toàn hợp pháp bởi theo quy định tại Khoản 3 Điều 295 Bộ luật dân sự 2015 thì:

“Điều 295. Tài sản bảo đảm

1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.”

Ví dụ về nhà đất hình thành trong tương lai được thế chấp vay vốn

✔ Doanh nghiệp thế chấp nhà xưởng hình thành trong tương lai để vay vốn xây dựng

Một doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp, đã hoàn thành thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư muốn thế chấp nhà xưởng đang dự kiến xây dựng để vay vốn đầu tư thực hiện việc xây dựng nhà xưởng.

✔ Cá nhân thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai để vay vốn

+ Ví dụ 1: Một cá nhân đăng ký gói vay xây nhà của ngân hàng trong đó tài sản thế chấp chính là quyền sở hữu nhà hình thành trong tương lai.

+ Ví dụ 2: Cá nhân mua căn hộ chung cư đăng ký thế chấp quyền sở hữu căn hộ hình thành trong tương lai để vay vốn.

Ngân hàng có được quyền từ chối nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

Thỏa thuận thế chấp là giao dịch dân sự nên các bên được quyền tự do thỏa thuận, tự nguyên giao kết, chấp thuận hoặc từ chối. Do đó các ví dụ luật sư chia sẻ ở trên là thực tiễn các giao dịch thế chấp tài sản hình thành trong tương lai được ngân hàng chấp thuận cho vay để Quý khách hàng tham khảo. Việc ngân hàng chấp thuận hay không chấp thuận là quyền của bên nhận thế chấp trước đánh giá rủi ro trong giao dịch này, nó không vi phạm pháp luật.

 

Rủi ro khi thế chấp tài sản hình thành trong tương lai

✔ Thực tế sẽ xảy ra trường hợp giao dịch bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai đã được xác lập nhưng tại thời điểm nghĩa vụ của bên bảo đảm phát sinh, tài sản chưa hình thành hoặc quyền sở hữu tài sản của bên bảo đảm vẫn chưa xác lập. Do đó, bên nhận bảo đảm chưa thể có được quyền gì đối với tài sản ấy. Khi đó sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của bên nhận bảo đảm, mặc dù giao dịch bằng tài sản hình thành trong tương lai được xác lập hợp pháp. Như vậy rủi ro đầu tiên khi bàn về vấn đề thế chấp tài sản hình thành trong tương lai đó là giao dịch này thiếu sự an toàn, đầy đủ về mặt pháp lý để bảo vệ quyền lợi của bên nhận bảo đảm (Bên nhận thế chấp ví dụ ngân hàng).

✔ Rủi ro thứ hai đó là việc bên sở hữu tài sản bảo đảm tại thời điểm thế chấp không hoàn toàn quyết định được việc tài sản chắc chắn được hình thành. Do đó, có nhiều trường hợp khi tranh chấp Ngân hàng đã tố cáo bên thế chấp gian dối để chiếm đoạt tài sản của bên cho vay, hoặc đơn giản là việc không bàn giao tài sản hình thành trong tương lai đúng thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp là một hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng thế chấp của Bên đi vay, dẫn đến bị phạt hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại và chịu nhiều trách nhiệm pháp lý liên quan.....

ls3333

 

LS TRẦN MINH HÙNG TƯ VẤN TRÊN TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG

Tại sao cần thuê luật sư chuyên tư vấn nhà đất

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

Tại sao cần thuê luật sư chuyên tư vấn nhà đất

- Đất đai là tài sản có giá trị cao, việc tranh chấp quyền lợi xảy ra rất nhiều, việc xây dựng bộ luật đất đai rất quan trọng và đã được nhà nước công bố và sửa đổi. Việc thuê luật sư tư vấn nhà đất giỏi có thể giúp khách người dân đòi lại quyền lợi rất lớn.

- Luật đất đai là một trong những ngành luật có mặt hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Khi có xảy ra tranh chấp hay những dịch vụ liên quan đến cần 1 người nắm rõ luật sẽ mang lại lợi thế rất lớn cho thân chủ trong cuộc chiến đòi lại quyền lợi chính đáng.

Luật Trí Minh hỗ trợ luật sư tư vấn luật đất  đai gồm những dịch vụ sau:

-   Luật sư tư vấn nhà đất về thủ tục hợp đồng thuê đất.

-   Luật sư tư vấn nhà đất về  đất nông nghiệp.

-   Luật sư tư vấn về thủ tục soạn thảo hợp đồng và tư vấn pháp lý trong quá trình làm sổ đỏ;

-   Tư vấn về vấn nhà đấy về các vụ việc tranh chấp đất đai.

-   Luật sư tư vấn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ);

-   Luật sư tư vấn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

-   Luật sư tư vấn  nhà đất về trao thưởng, tặng nhà, căn hộ

-   Luật sư tư vấn côn chứng các giấy liên quan đến đất đai.

Điểm khác biệt của dịch vụ luật sư tư vấn nhà đất online

- Luật sư tư vấn nhà đất miễn phí : Chỉ với một cuộc điện thoại hoặc chat trực tiếp trên website bạn sẽ giải quyết đượcc vấn đề còn vướng mắc hoàn toàn miễn phí.

- Đội ngũ luật sư tư vấn chuyên nghiệp: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn với đội ngũ luật sư kinh nghiệm và nhiệt huyết.

- Dịch vụ chuyên nghiệp:  là 1 công ty luật được xếp hạng là một trong những công ty luật hàng đầu Việt Nam, và dĩ nhiên không phải tự nhiên lại có được vị trí trên thị trường.

- Thái độ phục vụ tận tâm - Chuyên nghiệp: cung cấp dịch vụ tư vấn online với đội ngũ luật sư đều được chọn lựa đầu vào khắt khe vì chúng tôi hiểu rằng luật sư có giỏi thế nào cũng cần có cái tâm.

Quyền lợi khách hàng khi đăng ký Dịch vụ thuê luật sư tư vấn nhà đất 

- Được tư vấn miễn phí về thủ tục, hồ sơ liên quan đến yêu cầu khách hàng

- Được đại diện làm các thủ tục, bảo chữa, phân tích cho khác hàng rõ về luật nhà đất

- Được bàn giao toàn bộ giấy tờ liên quan khi kết thúc hợp đồng

- Được cam kết bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng

- Được làm thủ tục nhanh gọn và tiết kiệm chi phí.....

20208

LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV

Tranh chấp xác định ai là người sở hữu hợp pháp đất đai

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Tranh Chấp Nhà Đất

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

Khi dân số ngày càng tăng, dân cư từ các vùng nông thôn đổ dòn vào các thành phố lớn để tìm kiếm cơ hội phát triển thì giá nhà đất tại các thành phố lớn càng sốt hơn bao giờ hết. Kèm theo đó là sự phát triển của kinh tế thị trường làm cho đất đai ngày càng có giá, vì thế mà những tranh chấp về đất đai diễn ra càng nhiều. Các dạng tranh chấp đất đai rất đa dạng và phong phú, có thể là đan xen nhau. Có thể chia làm hai dạng tranh chấp cơ bản: tranh chấp ai là người sở hữu đất hợp pháp, tranh chấp khi người sở hữu hợp pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Dạng 1: Tranh chấp xác định ai là người sở hữu hợp pháp đất đai

- Tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính. Loại tranh chấp này thường xảy ra giữa người ở hai tỉnh, hai huyện, hai xã với nhau, tập trung ở những nơi có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, những vị trí dọc theo triền sông lớn, những vùng có địa giới không rõ ràng, không có mốc giới nhưng là vị trí quan trọng, ở những nơi có nguồn lâm, thổ sản quý. Cùng với việc chia tách các đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã thì tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tương đối nhiều. Ví dụ như đất có nguồn gốc từ việc khai hoang nhưng sau khi có việc chia tách huyện thì lại ở hai huyện khác nhau, dẫn đến tranh chấp giữa các hộ liền kề.
- Tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Thực chất đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp. Trong dạng tranh chấp này có các loại sau:
+ Đòi lại đất, tài sản của họ, của người thân trong các giai đoạn khác nhau trước đây qua các cuộc điều chỉnh đã chia, cấp cho người khác: Sau cải cách ruộng đất, nông nghiệp, nông thôn bước vào thời kỳ hợp tác hóa nông nghiệp. Đặc biệt từ năm 1958, phong trào hợp tác hóa nông nghiệp theo mô hình sản xuất tập thể, quản lý tập trung. Ruộng đất và các tư liệu sản xuất của nông dân được tập trung vào hợp tác xã. Đến khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 10/TW năm 1988, đất đai được phân chia đến hộ gia đình, cá nhân để sản xuất. Do việc phân chia đất đai không hợp lý một số cán bộ xã, huyện đã làm sai như chia đất sản xuất cho những người không phải là nông dân để rồi những người này đem bán, cho thuê, trong khi đó nông dân không có đất sản xuất, một số hộ trước khi vào tập đoàn, hợp tác xã có đất, đến khi giải thể họ không có đất để canh tác. Một số hộ thực hiện chính sách “nhường cơm sẻ áo” của Nhà nước trong những năm 1981 - 1986 đã nhường đất cho những người khác sử dụng, nay đòi lại... ở miền Nam, Nhà nước thực hiện chính sách cải tạo công thương nghiệp, quốc hữu hóa đất đai, nhà cửa, tư liệu sản xuất của địa chủ, tư bản và tay sai chế độ cũ hoặc giao nhà cửa, đất đai cho người khác sử dụng, đến nay, do có sự hiểu lầm về chính sách họ cũng đòi lại những người đang quản lý, sử dụng. Ngoài ra, một số người bỏ đi nơi khác hoặc ra nước ngoài sinh sống, nay trở về đòi lại đất đai, tài sản trước đây đã được giao cho người khác quản lý, sử dụng.
+ Tranh chấp giữa những người làm nghề thủ công, nay thất nghiệp trở về đòi lại ruộng của những người làm nông nghiệp: Những người làm nghề thủ công trước đây đã được phân ruộng để sản xuất, để ở, sau đó họ không sản xuất nông nghiệp nữa hoặc chuyển đi nơi khác để làm nghề, đến nay họ trở về đòi lại đất để sản xuất, để ở.
+ Tranh chấp đòi lại đất, tài sản của nhà thờ, các dòng tu, chùa chiền, miếu mạo, nhà thờ họ. Dạng tranh chấp này thường xảy ra như sau: Trước đây do hoàn cảnh lịch sử, chính quyền địa phương đã mượn đất của các cơ sở nói trên để sử dụng hoặc tịch thu một số cơ sở để làm trụ sở cơ quan, trường học..., đến nay, các cơ sở đó đòi lại nhưng Nhà nước không trả lại được nên dẫn đến khiếu kiện của các cơ sở đó. Ngoài ra, trong những trường hợp nói trên, một số người được các nhà thờ, dòng tu, chùa chiền, nhà thờ họ cho đất để ở họ đã xây dựng nhà kiên cố hoặc lấn chiếm thêm đất của các cơ sở nói trên dẫn đến việc các cơ sở nói trên đòi lại đất, nhà.
+ Tranh chấp đòi lại nhà, đất cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ: Dạng tranh chấp này phát sinh do việc một bên cho bên kia mượn đất, thuê đất, cho ở nhờ. Có vụ cho mượn, thuê gần đây, có vụ cho mượn, thuê cách đây vài chục năm (nhất là ở miền Nam). Nhiều trường hợp không làm hợp đồng, chỉ giao kết bằng miệng dẫn đến khi bên cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ hoặc là hết hạn hợp đồng hoặc đòi lại, bên mượn, thuê, ở nhờ đã xây dựng nhà kiên cố, một số có tên trong sổ địa chính hoặc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì việc tranh chấp càng trở nên phức tạp, dẫn đến việc công dân khiếu kiện các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn: Đây là trường hợp tranh chấp đất hoặc tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn. Đất tranh chấp có thể là đất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc đất để ở; có thể là giữa vợ chồng với nhau hoặc giữa một bên ly hôn với hộ gia đình vợ hoặc chồng hoặc có thể xảy ra khi bố mẹ cho con đất, đến khi con ly hôn thì cha mẹ đòi lại...
- Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất: Đây là dạng tranh chấp do người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất chết mà không để lại di chúc hoặc để lại di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật và những người hưởng thừa kế không thỏa thuận được với nhau về phân chia thừa kế hoặc thiếu hiểu biết về pháp luật dẫn đến tranh chấp.
- Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất được phép sử dụng và quản lý: Đây là tranh chấp về ranh giới. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác. Những trường hợp tranh chấp này xảy ra thường do ranh giới đất giữa những người sử dụng đất liền kề không rõ ràng, đất này thường sang nhượng nhiều lần, bàn giao không rõ ràng. Ngoài ra, việc tranh chấp ranh giới xảy ra nhiều khi do lỗi của các cơ quan nhà nước, đó là khi cấp đất, cơ quan cấp đất có ghi diện tích, nhưng không đo đạc cụ thể khi giao đất chỉ căn cứ vào giấy cấp đất và đơn kê khai diện tích của đương sự. Sau này khi đương sự đo lại thấy diện tích đất ít hơn so với quyết định cấp đất cũng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phần diện tích chồng lên nhau. Do đó cũng gây nên tranh chấp giữa các hộ liền kề nhau. Khi giải quyết tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phải xác định phần đất tranh chấp đó là thuộc quyền sử dụng của ai.
- Tranh chấp giữa đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới với đồng bào dân tộc sở tại: Đây là dạng tranh chấp thường xảy ra ở vùng Tây Nguyên. Việc di dân, đặc biệt là di dân tự do khi đến nơi ở mới không phải lúc nào chính quyền sở tại cũng cấp đất cho người dân di cư, dẫn đến việc người mới đến phá rừng, lấn chiếm đất đai dẫn đến tranh chấp với đồng bào dân tộc sở tại.
- Tranh chấp giữa các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác với nhân dân địa phương: Do cơ chế trước đây nên dẫn đến tình trạng các nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội bao chiếm một lượng lớn đất đai, không sử dụng hết để đất bỏ hoang hoặc cho người dân sử dụng theo hình thức phát canh, thu tô. Mặt khác, nhiều nông trường, lâm trường, các đơn vị quân đội quản lý đất đai lỏng lẻo dẫn đến tình trạng người dân chiếm đất để sử dụng. Do đó cũng dẫn đến tranh chấp đất đai.
2. Tranh chấp phát sinh trong quá trình người sử dụng đất hợp pháp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình 
Trong các dạng tranh chấp này thì người đang sử dụng đất đã sử dụng hợp pháp đất, không có ai tranh chấp. Tuy nhiên, khi sử dụng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình như thực hiện các giao dịch về dân sự hoặc do chủ trương, chính sách của Nhà nước như giải tỏa, trưng dụng, trưng mua hoặc do người khác gây thiệt hại, hoặc bị hạn chế về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất của mình mà dẫn đến tranh chấp. Có các dạng tranh chấp sau:
- Tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.
- Tranh chấp do người khác gây thiệt hại hoặc hạn chế quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
- Tranh chấp về mục đích sử dụng, đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cà phê, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng. Trong thực tế trường hợp tranh chấp này xảy ra như sau: Do mục đích sử dụng đất nên Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng để giao cho người khác sử dụng với mục đích khác, dẫn đến người đang sử dụng đất khiếu kiện việc chuyển mục đích sử dụng đất hay khiếu kiện việc thu hồi hoặc khiếu kiện người được giao đất sử dụng với mục đích khác. Mặt khác, người được Nhà nước giao đất chuyển mục đích sử dụng khiếu kiện người đang sử dụng đất phải giao đất cho mình theo quyết định giao đất.
- Tranh chấp về giải toả mặt bằng phục vụ các công trình công cộng, lợi ích quốc gia và mức đền bù khi thực hiện giải tỏa. Trong tranh chấp loại này chủ yếu là khiếu kiện về giá đất đền bù, diện tích đất được đền bù, giá cả đất tái định cư và đền bù không đúng người, giải tỏa quá mức quy định để chừa đất cấp cho các đối tượng khác. Trong tình hình hiện nay, việc quy hoạch mở mang đường sá, đô thị quá lớn đẫn đến việc tranh chấp loại này rất gay gắt, phức tạp và có nhiều người, tập thể đồng loạt khiếu kiện.

3. Giải quyết tranh chấp đất đai

a. Hòa giải tranh chấp đất đai

Điều 202 Luật đất đai 2013 và điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-Cp của Chính phủ ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

Về yêu cầu hòa giải giữa các bên: Các bên tranh chấp có quyền tự hòa giải, thông qua hòa giải ở cơ sở hoặc yêu cầu UBND cấp xã hòa giải tranh chấp.

Về thời hạn hòa giải: UBND cấp xã thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Về trách nhiệm của UBND cấp xã khi nhận đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai:

Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thấp giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.

Thành lập Hội đồng hào giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Về phát sinh ý kiến khác của các bên: Sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành các bên tranh chấp có ý kiến bằng avwn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải, thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập thành bien =e bản hòa giải thành hoặc không thành. 

Về trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành, mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải: UNBD cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

b. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứn nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 cảu Luật đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất: Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản.

- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013: trương hợp này đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đát đai theo quy định sau (sau khi đã có hồ sơ hòa giải UBND cấp xã)

- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện hoặc cấp tỉnh;

- Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

giam khao luật

LS TRẦN MINH HÙNG TRÊN HTV

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006