Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Luật sư tư vấn các loại hợp đồng bị vô hiệu

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Trường hợp hợp đồng vô hiệu bao gồm

  1. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
  2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo
  3. Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
  4. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
  5. Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
  6. Hợp đồng dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
  7. Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
  8. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

Hợp đồng vô hiệu dẫn tới hậu quả gì?

Hậu quả pháp lý khi Hợp đồng vô hiệu sẽ là:

  1. Hợp đồng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm giao kết;
  2. Hơp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết, cho dù Hợp đồng đã được thực hiện trên thực tế hay chưa.
  3. Hợp đồng bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng bên đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qua định khác.
  4. Hợp đồng vô hiệu thì phụ lục hợp đồng cũng vô hiệu nên các điều chỉnh, bổ sung, thay đổi giữa các bên ký kết cũng không có giá trị.

Quy trình yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Gần 15 năm giải quyết các tranh chấp kinh tế, Luật sư nhận thấy yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu là loại việc khó thực hiện và khó xác định yêu cầu hợp pháp kèm theo tuyên bố hợp đồng vô hiệu bởi:

  • Thứ nhất, khi có tranh chấp các bên luôn mong muốn phải được bổi thường thiệt hại mà mình gánh chịu. Tuy nhiên khi hợp đồng vô hiệu thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các thiệt hại về tinh thần. Việc bồi thường thiệt hại do Hợp đồng vô hiệu không phải là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong Hợp đồng.
  • Thứ hai, việc hoàn trả các lợi ích từ Hợp đồng vô hiệu, Ví dụ: Những hoa lợi, lợi tức thu được từ việc tuyên bố Hợp đồng vô hiệu, nếu thuộc quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được nhận lại, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Thứ ba, nhiều trường hợp tài sản chuyển giao đã được các bên chuyển giao sang một chủ thể khác dẫn tới việc hoàn trả, hay lấy lại tài sản gặp nhiều vấn đề pháp lý khó khăn.
  • Thứ tư, các trường hợp hợp đồng vô hiệu tuy được Bộ luật dân sự quy định khá rõ ràng nhưng vận dụng nó để chứng minh hợp đồng vô hiệu từ các chứng cứ mình có không phải diều đơn giản.
  • Thứ năm, khi hợp đồng vô hiệu thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như đặt cọc, ký quỹ, thế chấp,...mà được thỏa thuận trong hợp đồng có vô hiệu không? Giải quyết được triệt để các vấn đề pháp lý và thuyết phục cơ quan tài phán như Tòa án, trọng tài chấp thuận yêu cầu khởi kiện của mình luôn không đơn giản.

Thời hiệu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

Theo Luật Trí Nam thời hiệu được quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu như sau:

1. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu

  • Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
  • Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do hợp đồng có nội dung, mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật;
  • Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do hợp đồng có nội dung, mục đích trái đạo đức xã hội;
  • Yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu do hợp đồng không đúng hình thức do pháp luật quy định và đã được Tòa án cho các bên thời hạn để thực hiện đúng quy định về hình thức này nhưng hết thời hạn đó mà các bên vẫn chưa thực hiện; hoặc trường hợp pháp luật có quy định về Hợp đồng vi phạm hình thức nhưng các bên chưa thực hiện Hợp đồng và các bên có tranh chấp thì Hợp đồng bị xem là vô hiệu.

2. Các trường hợp còn lại thời hạn tuyên bố hợp đồng vô hiệu là 02 (hai) năm tính từ ngày hợp đồng được xác lập (khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự 2015)

Hợp đồng vô hiệu từng phần là gì?

Theo Luật Trí Nam hợp đồng vô hiệu từng phần là những hợp đồng được xác lập mà có một phần nội dung của nó không có giá trị pháp lý nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần khác của Hợp đồng đó.

Như vậy nếu hợp đồng có toàn bộ nội dung vô hiệu, hoặc tuy chỉ có một phần nội dung vô hiệu nhưng phần đó lại ảnh hưởng đến hiệu lực của toàn bộ Hợp đồng thì hợp đồng sẽ vô hiệu toàn bộ.

Hướng dẫn xác định hợp đồng vô hiệu

1. Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

Hợp đồng có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì bị vô hiệu. Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định. Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

2. Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

✔ Giao dịch dân sự giả tạo được hiểu là: Khi các bên xác lập hợp đồng một cách giả tạo nhằm che giấu một hợp đồng khác thì hợp đòng đó là giả tạo và bị tuyên vô hiệu, còn hợp đồng bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp hợp đồng đó cũng bị vô hiệu theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc luật khác có liên quan.

Lưu ý: Trường hợp xác lập hợp đồng giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp đồng đó cũng bị tuyên là vô hiệu.

Như vậy, có hai trường hợp hợp đồng bị coi là giả tạo khi hợp đồng xác lập nhằm mục địch che giấu một hợp đồng khác hoặc trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là không bị hạn chế.

Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

✔ Trường hợp này hợp đồng vô hiệu do vi phạm về chủ thể tham gia hợp đồng, cụ thể, các chủ thể được liệt kê ở trên không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phù hợp theo hợp đồng được ký kết.

Khi hợp đồng do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật hợp đồng này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp:

- Hợp đồng của người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

- Hợp đồng chỉ làm phát sịnh quyền hoăc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện hợp đồng với họ;

- Hợp đồng được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng;

3. Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn

✔ Hợp đồng bị nhầm lẫn là trường hợp hợp đồng đó được xác lập khi có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập hợp đồng.

Khi phát hiện hợp đồng bị nhầm lẫn thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó vô hiệu trừ trường hợp: Mục đích xác lập hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập hợp đồng vẫn đạt được.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết hợp đồng được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

4. Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

✔ Khi một bên tham gia hợp đồng do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu.

+ Lừa dối trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập hợp đồng đó.

+ Đe dọa, cưỡng ép trong hợp đồng là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện hợp đồng nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

Trường hợp hợp đồng vô hiệu này là vi phạm điều kiện chủ thể tham gia hợp đồng phải hoàn toàn tự nguyện.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép.

5. Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

✔ Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đó là vô hiệu.

Khi yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu thì người yêu cầu phải chứng minh và có chứng cứ chứng minh thời gian xác lập hợp đồng vào đúng thời điểm không nhận thức được hành vi của mình.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập hợp đồng.

6. Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

✔ Hợp đồng vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

- Hợp đồng đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

- Hợp đồng đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong hợp đồng thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của hợp đồng đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực nữa.

✔ Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong trường hợp này là 02 năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập trong trường hợp hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức.

Lưu ý:

- Hợp đồng có thể bị vô hiệu toàn bộ hoặc chỉ bị vô hiệu một phần. Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.

- Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm hợp đồng được xác lập.

- Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

7. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Khó khăn thu hồi tài sản khi hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng là một công cụ trong kinh doanh nên sau khi giao kết tài sản, hàng hóa thỏa thuận theo hợp đồng được tiếp tục luân chuyển, chuyển giao cho bên thứ ba. Với việc xác định cách giải quyết tài sản khi hợp đồng vô hiệu về thực tế có một số khó khăn sau:

1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự.

2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ khai thác cát Cần giờ- Tiền Giang, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng... .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
68/147 Trần Quang Khải (số mới Trần Nguyên Đán), Tân Định, Quận1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

 

 

Luật sư giỏi về hợp đồng tại việt nam

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: giải quyết tranh chấp lao động

 

Kính gửi: Quý khách hàng

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc: .

Kính thưa Quý khách hàng!

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về các vấn đề liên quan đến hồ sơ giải quyết tranh chấp lao động khi bị sa thải trái pháp luật.

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;

- Nghị định 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động;

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động cá nhân:

2.1. Khái niệm, nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

2.1.1. Khái niệm tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 179 Bộ luật Lao động năm 2019, tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động hoặc các quan hệ liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động như tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Đặc điểm của tranh chấp lao động cá nhân:

Số lượng chủ thể tham gia tranh chấp. Tranh chấp lao động cá nhân thông thường là tranh chấp giữa một cá nhân người lao động với người sử dụng lao động. Nhưng đôi khi, chúng ta hay thấy, trong tranh chấp này lại có sự xuất hiện của nhiều người lao động. Việc tham gia của nhiều người lao động trong tranh chấp lao động cá nhân dễ gây nhầm lẫn với tranh chấp lao động tập thể. Và pháp luật hiện nay cũng không quy định bao nhiêu người lao động tham gia thì quy về tranh chấp lao động cá nhân hay từ bao nhiêu người lao động trở lên thì xếp vào loại tranh chấp lao động tập thể. Tuy nhiên, điểm đặc thù để phân biệt giữa hai loại tranh chấp này là số lượng chủ thể tham gia tranh chấp lao động tập thể sẽ gồm toàn bộ người lao động trong đơn vị, phân xưởng hoặc công ty. Còn số lượng người lao động tham gia tranh chấp lao động cá nhân chỉ là một người hoặc một số người trong tập thể mà thôi. Dẫu vậy, không thể căn cứ vào số lượng người lao động tham gia để xác định tranh chấp là loại nào. Vì nhiều trường hợp có thể một người lao động tham gia nhưng lại là đại diện cho cả tập thể và có trường hợp nhiều người lao động tham gia nhưng lại chỉ vì mục đích của riêng mình. Để xác định loại tranh chấp, còn cần xem xét các đặc trưng khác như đặc trưng tiếp theo - Mục đích của tranh chấp lao động cá nhân.

Mục đích của tranh chấp lao động cá nhân. Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của một cá nhân người lao động, ngươi sử dụng lao động. Thông thường, các tranh chấp này phát sinh do sự vi phạm nghĩa vụ của một hoặc cả hai bên trên cơ sở hợp đồng lao động đã giao kết. Các điều khoản về quyền, nghĩa vụ và chế độ phúc lợi bị xâm phạm, ảnh hưởng tới chủ thể trong hợp đồng nên các bên có thể tự giải quyết hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Mục đích của giải quyết tranh chấp là đòi quyền lợi cho cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động. Trong trường hợp số lượng người lao động hoặc người sủ dụng lao động tham gia nhiều nhưng mỗi người chỉ hướng tới mục đích cá nhân như có người đòi trả lương đúng hạn, có người đòi bồi thường thiệt hại khi bị sa thải, hoặc yêu cầu bồi thường do tự ý nghỉ việc,... Mục đích tranh chấp khác nhau, nên xác định là tranh chấp lao động cá nhân.

Quy mô tranh chấp lao động cá nhân. Trên thực tế, tranh chấp lao động cá nhân tuy nhiều nhưng do chỉ phát sinh giữa một hoặc vài người lao động, người sử dụng lao động nên quy mô những tranh chấp này thường nhỏ lẻ, đơn giản, không có tổ chức. Cá nhân hoặc nhiều cá nhân tham gia tranh chấp không có sự liên kết, thống nhất về ý chí và phần lớn là không cùng mục đích. Cho nên, về cơ bản mức độ ảnh hưởng của tranh chấp lao động cá nhân là không lớn. Tuy nhiên, nếu tranh chấp lao động cá nhân diễn ra thường xuyên hoặc có sự chuyển hoá thành tranh chấp lao động tập thể thì điều này không còn là vấn đề nhỏ nữa. Nên việc cấp thiết là dự đoán, xác định và giải quyết một cách triểt để, có hiểu quả tranh chấp lao động cá nhân, tranh gây ảnh hưởng, kích động tới các đối tượng khác đồng thời tránh việc chuyển hoá sang loại hình tranh chấp khác nghiêm trọng hơn.

2.1.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Tôn trọng, bảo đảm để các bên tự thương lượng, quyết định trong giải quyết tranh chấp lao động.

Bảo đảm thực hiện hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.

Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.

Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên trực tiếp thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi một trong hai bên có đơn yêu cầu do một trong hai bên từ chối thương lượng, thương lượng nhưng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện.

2.1.3. Kỷ luật sa thải

Kỷ luật sa thải là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất mà người lao động phải chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của NLĐ. Vì vậy để ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải cần phải đảmbảo đủ tất yếu tố sau:

- Đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật (Điều 122 BLLĐ);

- Đúng hành vi vi phạm (Điều 125 BLLĐ);

- Đúng thẩm quyền xử lý

- Đảm bảo thời hiệu xử lý kỷ luật (Điều 123 BLLĐ);

- Không vi phạm các trường hợp đặc biệt không được xử lý kỷ luật sa thải (khoản 2 Điều 137 BLLĐ) .

Vi phạm dù chỉ 01 trong các yếu tố này đều được xác định là sa thải trái pháp luật.

Theo pháp luật quy định, người lao động thực hiện một trong những hành vi sau có thể bị xử lý kỷ luật sa thải: Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc; Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động; Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định; Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2.1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Theo quy định tại Điều 187 BLLĐ 2019 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

- Hòa giải viên lao động

- Tòa án

- Hội đồng trọng tài

2.2. Hướng dẫn giải quyết tranh chấp lao động khi bị sa thải trái pháp luật

Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của NLĐ khi bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Theo đó, NLĐ được yêu cầu giải quyết theo 2 cơ chế: khiếu nại (theo thủ tục hành chính) và khởi kiện (theo thủ tục tư pháp).

2.2.1. Giải quyết tranh chấp tại Hòa giải viên lao động

Bước 1. Gửi đơn yêu cầu cho hòa giải viên

Khi người lao động và người sử dụng lao động xảy ra tranh chấp thì gửi đơn yêu cầu hòa giải cho hòa giải viên để tiến hành thủ tục hòa giải.

Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thì các tranh chấp lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động và toà án giải quyết đều phải giải quyết thông qua hoà giải tại hoà giải viên lao động.

Tuy nhiên, đối với một số loại tranh chấp lao động cá nhân nhất định có ảnh hưởng trực tiếp, xâm hại nghiêm ừọng đến quyền và lợi ích của người lao động, cần giải quyết dứt điểm hay do đặc thù riêng của tranh chấp thì không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải. Các tranh chấp này bao gồm:

- Tranh chấp về xử lí kỉ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

- Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

- Tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp theo quy định pháp luật về việc làm, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật an toàn vệ sinh lao động.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo họp đồng.

- Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

Bước 2. Tiến hành hòa giải

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải. Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng và đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Bước 3. Lập biên bản hòa giải

Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét.

Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Bước 4. Gửi biên bản hòa giải

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

2..2.2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Bước 1: Tiến hành hòa giải tại hòa giải viên lao động

Bước 2: Nôp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

Trường hợp tranh chấp không bắt buộc phải qua hoà giải; hết thời hạn hoà giải mà không tiến hành hoà giải; hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động hoặc toà án giải quyết.

Đơn khởi kiện được nộp tại Tòa án nhân dân cấp quận (huyện) nơi công ty bạn đặt trụ sở chính, trừ trường hợp bạn có thể thỏa thuận với công ty về việc Tòa án giải quyết tranh chấp là nơi cư trú của bạn.

Bước 3: Tiếp nhận đơn và hồ sơ khởi kiện, sau đó ra thông báo nộp tạm ứng án phí

Bước 4: Đương sự nộp biên lai nộp tạm ứng án phí cho Tòa án, thẩm phán phụ trách ra quyết định thụ lý vụ án và gửi thông báo thụ lý tới các đương sự và Viện kiểm sát.

Bước 5: Các bên đương sự có văn bản trình bày ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2.2.3. Giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài lao động

Bước 1: Tiến hành hòa giải tại hòa giải viên lao động

Bước 2: Nôp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài

Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp được nộp tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh (thành phố) nơi công ty bạn đặt trụ sở chính.

Bước 3: Tiếp nhận đơn và hồ sơ, sau đó ra quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp

Bước 4: Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

2.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thải người lao động trái pháp luật

Sau khi giải quyết khiếu nại hoặc tranh chấp lao động, nếu có kết luật NLĐ bị kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì NSDLĐ sẽ phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết, đồng thời NSDLĐ chịu những hậu quả pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, theo đó, NSDLĐ có nghĩa vụ sau:

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

2.4. Bảng báo giá chi phí:

STT

Loại công việc

Chi phí

     

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ chúng tôi về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

 

 

Luật sư kinh tế hợp đồng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Chúng tôi sẽ giúp khách hàng một số công việc sau đây:
- Tư vấn định hướng cho khách hàng lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp nhất với bản chất của giao dịch mà khách hàng tham gia;
- Tư vấn các qui định của pháp luật và việc áp dụng trong thực tiễn các điều khoản của hợp đồng;
 
- Tham gia đàm phán, thương thảo hợp đồng (nếu cần thiết);
 
- Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin liên quan về các bên của hợp đồng, đưa ra giải pháp tối ưu;
 
- Soạn thảo hợp đồng đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng, hạn chế rủi ro và ngăn ngừa tranh chấp; 
 
- Thẩm định các nội dung trong bản dự thảo hợp đồng do phía đối tác soạn thảo, nếu có;
 
-  Tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến việc ký kết, thực hiên hợp đồng.
 
Dù là cá nhân hay doanh nghiệp, nếu quý khách đang có nhu cầu giao kết các hợp đồng lao động, dân sự, thương mại, hãy để chúng tôi  giúp đỡ bạn. Sự an toàn pháp lý và quyền lợi của các bạn là trách nhiệm của chúng tôi
 
 
 
 

Hợp đồng kinh tế là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, không có khái niệm cụ thể về Hợp đồng kinh tế. Trước đây, các vấn đề xung quanh loại Hợp đồng này được quy định tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.

Theo Pháp lệnh, Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

  • Tìm hiểu thêm: Các điều kiện và đầy đủ thủ tục thành lập công ty tư nhân mới nhất

Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.

Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…

Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…

Mẫu hợp đồng kinh tế chi tiết 

Mẫu hợp đồng kinh tế thường bao gồm các thông tin sau đây:

Thông tin về các bên tham gia hợp đồng: Bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, và thông tin liên lạc khác của các bên tham gia, bao gồm cả thông tin về công ty hoặc tổ chức mà họ đại diện (nếu có).

Mục đích của hợp đồng: Mô tả rõ ràng mục tiêu và mục đích của hợp đồng kinh tế. Điều này bao gồm việc xác định nhiệm vụ, dự án, hoặc giao dịch cụ thể mà các bên cam kết thực hiện.

Điều khoản và điều kiện: Mô tả chi tiết các điều khoản và điều kiện của hợp đồng. Điều này bao gồm các yêu cầu về thời gian, phạm vi công việc, quyền và nghĩa vụ của các bên, cách tính giá cả (nếu áp dụng), và các điều kiện thanh toán khác.

Thời gian và địa điểm: Xác định thời gian và địa điểm cụ thể mà hợp đồng sẽ có hiệu lực và được thực hiện.

Giá trị hợp đồng: Xác định giá trị tài chính của hợp đồng, bao gồm giá cả, phương thức thanh toán, lịch trình thanh toán và các điều kiện liên quan đến thanh toán.

Quyền và nghĩa vụ của các bên: Liệt kê rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này bao gồm cả các cam kết và trách nhiệm của mỗi bên.

Giải quyết tranh chấp: Xác định quy trình và phương pháp giải quyết tranh chấp, trong trường hợp có xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh cãi giữa các bên.

Điều khoản chấm dứt: Mô tả điều kiện và quy trình chấm dứt hợp đồng trước khi nó được hoàn thành hoặc đến hạn.

Điều khoản bảo mật và chính sách: Điều này bao gồm các quy tắc về bảo mật thông tin và chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân nếu áp dụng.

Mẫu hợp đồng kinh tế số 1

Tải mẫu hợp đồng kinh tế 1 tại đây :

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

________________

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Số:      /HĐMB

– Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015;

– Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).

Hôm nay, ngày…….. tháng……. năm…………

Tại địa điểm: ………………………………………………………. Chúng tôi gồm:

Bên A

Tên doanh nghiệp……………………………………………

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: ………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………

Tài khoản số: …………………. Mở tại ngân hàng: ……………………

Đại diện là ông (bà): …………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………

Giấy ủy quyền số: ………………………………………………… (nếu có).

Bên B

Tên doanh nghiệp……………………………………………

Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số: ………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………

Tài khoản số: …………………. Mở tại ngân hàng: ……………………

Đại diện là ông (bà): …………………………………………………………

Chức vụ: ……………………………………………………………………

Giấy ủy quyền số: ………………………………………………… (nếu có).

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:

1.      Bên A bán cho bên B:

STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
             

Cộng………………………………………………………………………………

Tổng giá trị (bằng chữ):…………………………………………………………..

2.      Bên B bán cho bên A:

STT Tên hàng Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
             

Cộng………………………………………………………………………………

Tổng giá trị (bằng chữ):…………………………………………………………..

Điều 2: Giá cả:

Đơn giá mặt hàng trên là …………..

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:

1. Chất lượng mặt hàng………………………………………………. được quy định theo…………

2. Quy cách hàng hóa:

Điều 4: Bao bì và ký hiệu:

1. Bao bì làm bằng:……………………………………………………………………………………….

2. Quy cách bao bì:…………………………. cỡ…………………… kích thước:………………….

3. Cách đóng gói:

Trọng lượng cả bì:

Trọng lượng tịnh:

Điều 5: Phương thức giao nhận:

1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:

…………………………..

2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:

 ………………………….

3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên ………. chịu.

4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc……………………………. ).

5. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ………………………………… đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.

6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).

Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.

7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm. Khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:

            – Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

            – Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng……… cho bên mua trong thời gian là:….. tháng.

2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

Điều 7: Phương thức thanh toán:

1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức…………………… trong thời gian………….

2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức…………………… trong thời gian……………..

Điều 8: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:

1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới …………. % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).

2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 9: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:

1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).

2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra Tòa án.

Điều 10: Các thỏa thuận khác (nếu cần):

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.

Điều 11: Hiệu lực của hợp đồng:

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày…………………… đến ngày……………….

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành………… bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ………. bản.

ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

 
LS TRẦN MINH HÙNG, LS GIỎI, UY TÍN, TRÊN TRUYỀN HÌNH, CHUYÊN HỢP ĐỒNG, GIỎI VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ
 
 

Tư vấn án lệ về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Án lệ số 13/2017/AL

08:31, 29/12/2017

Án lệ số 13/2017/AL có nguồn từ Quyết định Giám đốc thẩm 17/2016/KDTM-GĐT ngày 10/11/2016 về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” tại Tp. Hồ Chí Minh được ban hành theo Quyết định 299/QĐ-CA năm 2017 về công bố án lệ

 Tải về Quyết định 299/QĐ-CA

Án lệ số 13/2017/AL về hiệu lực thanh toán của thư tín dụng (L/C) trong trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 14 tháng 12 năm 2017 và được công bố theo Quyết định số 299/QĐ-CA ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Nguồn án lệ:

Quyết định giám đốc thẩm số 17/2016/KDTM-GĐT ngày 10-11-2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án kinh doanh, thương mại “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa” tại Thành phố Hồ Chí Minh giữa nguyên đơn Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A (do ông Nguyễn Duy T làm đại diện theo ủy quyền) với bị đơn Công ty B; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan gồm Ngân hàng thương mại cổ phần E (do ông Hứa Anh K làm đại diện theo ủy quyền) và Ngân hàng N (do bà Nguyễn Thị V làm đại diện theo ủy quyền).

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 34 và Đoạn 36 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung của án lệ:

- Tình huống án lệ:

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thỏa thuận phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C), thỏa thuận thực hiện L/C theo tập quán thương mại quốc tế (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế) và phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của L/C bị hủy bỏ.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải xác định thư tín dụng (L/C) không bị mất hiệu lực thanh toán vì lý do hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cơ sở của thư tín dụng (L/C) bị hủy bỏ.

Quy định của pháp luật có liên quan đến án lệ:

- Điều 3 Bộ luật Dân sự năm 2005 (tương ứng với Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015);

- Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”;

- Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 (UCP 600) của Phòng Thương mại Quốc tế.

Từ khóa của án lệ:

“Thư tín dụng”; “L/C”; “UCP 600”; “Tập quán thương mại quốc tế”; “Hợp đồng mua bán hàng hóa”; “Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”; “Hợp đồng bị hủy bỏ”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Tại đơn khởi kiện đề ngày 15-9-2011, đơn khởi kiện sửa đổi bổ sung ngày 22-9-2011 và quá trình tố tụng, nguyên đơn do bà Mai Thị Tuyết N - người đại diện hợp pháp của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A trình bày:

Ngày 07-6-2011, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên A (gọi tắt là Bên mua, Công ty A) và Công ty B (gọi tắt là Bên bán) có ký hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07-6-2011 (gọi tắt là Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011). Theo nội dung Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011, Bên mua mua hạt điều thô nguồn gốc Ivory Coast, số lượng là 1000 tấn x 1.385,50 USD/tấn theo phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày kể từ ngày giao hàng dựa trên vận tải đơn (B/L) theo tiêu chuẩn chất lượng như sau:

- Thu hồi 47 lbs/80kg và có quyền từ chối nhận hàng khi thu hồi dưới 45 lbs/80kg.

- Hạt: số hạt tối đa là 205/kg. Từ chối là 220 hạt/kg.

- Độ ẩm tối đa là 10%. Từ chối độ ẩm là trên 12%.

Hàng hóa sẽ được Vinacontrol giám định chất lượng và khối lượng tại thời điểm giao hàng tại Cảng đến là Thành phố Hồ Chí Minh.

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) trả chậm trong vòng 90 ngày, nên ngày 07-7-2011, Bên mua đã yêu cầu Ngân hàng Thương mại Cổ phần E chi nhánh Đ mở L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 (sau đây gọi tắt là L/C số 1801) để Bên mua hoàn thiện thủ tục mua lô hàng từ Bên bán.

Sau khi nhận hàng, theo Điều 8 của Hợp đồng, Bên mua đã kiểm tra lại chất lượng và khối lượng lô hàng tại Cảng dỡ hàng là Cảng Cát Lái Thành phố Hồ Chí Minh với sự giám sát của Vinacontrol thì phát hiện hàng hóa của Bên bán không đảm bảo chất lượng. Cụ thể theo hai chứng thư của Vinacontrol số 11G04HN05957-01 và số 11G04HN05939-01 ngày 31-8-2011 giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa thì kết quả giám định thể hiện tỷ lệ bình quân nhận thu hồi hạt điều cho hai lần cắt mẫu hạt điều là 37,615 lbs/80kg (tỷ lệ này quá thấp so với điều kiện để từ chối gần 10 lbs). Trước sự việc gian lận thương mại đó, Bên mua đã nhiều lần cố gắng liên lạc với Bên bán để giải quyết vấn đề phát sinh về chất lượng lô hàng hạt điều nhập khẩu nhưng không nhận được bất cứ phản hồi nào từ phía Bên bán.

Do đó, ngày 15-9-2011 Bên mua nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu Tòa án buộc Bên bán nhận lại lô hàng hạt điều 1.000 tấn vì chất lượng nhân thu hồi nằm trong điều kiện từ chối nhận hàng của Hợp đồng là dưới 45 lbs, không đồng ý thanh toán tiền mua hàng, đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần E tạm ngưng thanh toán cho Bên bán số tiền 1.313.308,85 USD của L/C số 1801 theo cam kết thanh toán của Bên mua cho đến khi có quyết định khác của Tòa án.

Ngày 12-8-2013 Bên mua đã đóng tiền tạm ứng án phí cho yêu cầu khởi kiện bổ sung là yêu cầu hủy bỏ Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011, đồng thời yêu cầu hủy bỏ L/C số 1801.

Tại phiên tòa sơ thẩm nguyên đơn đề nghị:

1. Hủy bỏ Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011.

2. Buộc Bên bán phải đến kho Bên mua tại địa chỉ ấp C2, quốc lộ 1A, xã C, huyện L, Lỉnh Đồng Nai ngay khi án có hiệu lực pháp luật để nhận lại toàn bộ lô hàng theo Hợp đồng đã giao. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu Bên bán không đến kho của Bên mua để nhận lại lô hàng thì Thi hành án có quyền bán lô hàng trên, để trả lại mặt bằng kho cho Bên mua.

3. Hủy nghĩa vụ thanh toán của Bên mua đối với L/C số 1801 và yêu cầu Ngân hàng Thương mại Cổ phần E hoàn trả ngay số tiền ký quỹ để bảo đảm thanh toán L/C là 1.313.308,85 USD cho nguyên đơn.

4. Yêu cầu Tòa án tiếp tục duy trì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23-9-2011 cho đến khi bản án phát sinh hiệu lực. Đồng thời cho Bên mua nhận lại số tiền 1.500.000.000 đồng mà Bên mua đã thực hiện đảm bảo theo Quyết định của Tòa tại Ngân hàng T chi nhánh P khi bản án phát sinh hiệu lực.

Bị đơn là Công ty B (Bên bán) có trụ sở ở nước ngoài và đã được Tòa án tống đạt hợp lệ cho Bên bán thông qua Bộ Tư pháp Việt Nam theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tương trợ tư pháp 2007 và Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15-9-2011 nhưng Bên bán vẫn vắng mặt, không có ý kiến phản hồi.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng Thương mại Cổ phần E trình bày:

Theo yêu cầu của Bên mua, ngày 07-7-2011, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E chi nhánh Đ đã phát hành L/C số 1801 với nội dung như sau:

- Giá trị L/C 1.357.790 USD

- Mục đích nhập khẩu 1.000 tấn hạt điều thô từ Bờ Biển Ngà;

- Ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng N, Singapore.

- Người thụ hưởng: Công ty B.

- L/C trả chậm mở theo UCP 600; với điều khoản có thể xác nhận.

- Biện pháp bảo đảm: bảo lãnh của bên thứ ba, TSBĐ; thẻ tiết kiệm.

- Ngày đến hạn thanh toán: ngày 29-9-2011 (961.813,66 USD) và ngày 17-10-2011 (351.495,19 USD).

Sau khi nhận được bộ chứng từ hợp lệ, Bên mua đã ký nhận thanh toán đủ giá trị và đúng hạn đối với L/C. Căn cứ xác nhận của Bên mua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E chi nhánh Đ đã ký chấp nhận hối phiếu.

Trên cơ sở đã xác nhận L/C, căn cứ vào tình trạng bộ chứng từ, Ngân hàng N đã chiết khấu miễn truy đòi cho Bên bán đối với 03 bộ chứng từ trị giá 1.313.308.85 USD vào ngày 25-7, 28-7 và ngày 08-8-2011.

Theo nội dung L/C đã phát hành thì L/C được chi phối và áp dụng theo “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” phiên bản mới nhất (hiện nay là UCP 600). Theo quy định của UCP 600, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E với tư cách là Ngân hàng phát hành cam kết thanh toán dựa trên bộ chứng từ và cam kết thanh toán, đồng nghĩa với việc Bên mua đã thanh toán cho Bên bán. Căn cứ bộ chứng từ hợp lệ và chấp nhận thanh toán của Bên mua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đã ký chấp nhận hối phiếu. Ngân hàng N đã chiết khấu miễn truy đòi Bên bán đối với 03 bộ chứng từ của L/C nêu trên.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần E không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn về việc yêu cầu Tòa án hủy bỏ L/C số 1801 và yêu cầu buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần E hoàn trả ngay số tiền ký quỹ là 1.313.308.85 USD cho nguyên đơn. Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đề nghị Tòa án hủy bỏ ngay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23-9-2011 để Ngân hàng Thương mại cổ phần E thanh toán cho Ngân hàng N theo đúng thỏa thuận tại L/C.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là Ngân hàng N trình bày:

Căn cứ Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011 và L/C số 1801 thì Ngân hàng N (chi nhánh tại Singapore) là Ngân hàng chỉ định của Bên bán để thực hiện thư tín dụng đảm bảo thanh toán do Ngân hàng Thương mại Cổ phần E phát hành.

Phù hợp với nội dung của Quy tắc UCP 600, Ngân hàng N đã chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ được xuất trình bởi Bên bán và đã thanh toán giá trị của thư tín dụng cho Bên bán vào ngày 25-7-2011, ngày 28-7-2011 và ngày 08-8-2011. Như vậy, Ngân hàng N đã mua L/C số 1801 cùng các chứng từ có liên quan một cách hợp pháp và trở thành người thụ hưởng trực tiếp toàn bộ và bất cứ khoản thanh toán nào của thư tín dụng này. Sau khi bộ chứng từ được xuất trình theo đúng quy định của thư tín dụng nêu trên, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đã xác nhận chấp nhận bộ chứng từ và cam kết sẽ thanh toán cho Ngân hàng N vào ngày 29-9-2011 và 17-10-2011 nhưng việc thanh toán đã không được tiến hành do Bên mua đề nghị và Tòa án đã ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23-9-2011.

Ngân hàng N yêu cầu Tòa án hủy bỏ ngay Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23-9-2011 và yêu cầu Bên mua phải bồi thường thiệt hại gây ra cho Ngân hàng N từ hành vi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật khiến Ngân hàng N không nhận được thanh toán giá trị thư tín dụng nêu trên từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần E. Khoản tiền Ngân hàng N yêu cầu bồi thường thiệt hại là khoản tiền lãi vay mà Ngân hàng N hiện đang phải trả dựa trên tổng số tiền phải thanh toán theo 03 bộ chứng từ xuất trình phù hợp cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần E tương ứng với thời gian chậm thanh toán được tính từ ngày đến hạn thanh toán theo cam kết của Ngân hàng Thương mại Cổ phần E (ngày 29-9-2011) đến ngày Ngân hàng N nộp Đơn yêu cầu tham gia tố tụng trong vụ kiện và dựa trên lãi suất vay Đôla Mỹ không kỳ hạn của liên ngân hàng tại thời điểm nộp đơn (3,8%/12 tháng). Tổng số tiền thiệt hại mà Ngân hàng N yêu cầu Bên mua bồi thường là 33.270,49 USD tương đương 694.188.774 VNĐ.

Tại Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07-4-2014, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

“1. Hủy bỏ Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 ngày 07-6-2011 giữa Bên bán là Công ty B và Bên mua là Công ty TNHH một thành viên A.

Buộc Công ty B nhận lại toàn bộ lô hàng hạt điều thô Ivory Coast số lượng là 1.000 tấn đã giao theo Hợp đồng mua bán số FARCOM/RCN/IVC/036/2011 để tại địa chỉ: kho Công ty TNHH một thành viên A ấp C2, quốc lộ 1A, xã C, huyện L, tỉnh Đồng Nai. Sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, nếu Công ty B không đến nhận lại lô hàng trên thì cơ quan Thi hành án có quyền bán phát mãi lô hàng theo quy định của pháp luật trả lại mặt bằng kho cho Công ty TNHH một thành viên A.

2. L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do Ngân hàng Thương mại Cổ phần E chi nhánh Đ phát hành ngày 07-7-2011 không còn hiệu lực thanh toán. Ngân hàng Thương mại Cổ phần E không có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng N theo L/C trả chậm số 1801ILUEIB110002 do Ngân hàng Thương mại Cổ phần E chi nhánh Đ phát hành ngày 07-7-2011.

Buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần E phải hoàn trả cho Công ty TNHH một thành viên A tài sản bảo đảm cho việc thanh toán L/C là số tiền ký quỹ 1.313.308,85 USD.

3. Tiếp tục duy trì biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng tại Quyết định số 101/2011/QĐ-BPKCTT ngày 23-9-2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp bảo đảm áp dụng tại Quyết định số 100/2011/QĐ-BPĐB ngày 23-9-2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật. Công ty TNHH một thành viên A được nhận lại toàn bộ số tiền 1.500.000.000đ (một tỉ năm trăm triệu đồng) ký quỹ trong tài khoản phong tỏa số 1022130.3441.012 tại Ngân hàng T chi nhánh P mà Công ty TNHH một thành viên A đã thực hiện gửi tài sản đảm bảo theo Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm số 100/2011/QĐ-BPĐB ngày 23-9-2011 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khi bản án có hiệu lực pháp luật.

4. Không chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng N đòi Công ty TNHH một thành viên A phải bồi thường thiệt hại với số tiền là 33.270,49 USD tương đương với 694.188.774 VNĐ”.

Ngoài ra, bản án còn tuyên về án phí, lãi suất trả chậm và thời hạn kháng cáo.

Ngày 21-4-2014, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E có đơn kháng cáo toàn bộ nội dung Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm nêu trên.

Tại Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26-8-2015, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 40/2014/TLKDTM-PT ngày 18-8-2014 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa”.

2. Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07-4-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 26-8-2015.

Ngoài ra, Tòa án còn quyết định về án phí.

Ngày 10-9-2015, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E có đơn đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm và Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

Tại Quyết định số 11/2016/KN-KDTM ngày 07-3-2016, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án kinh doanh thương mại số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26-8-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26-8-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07-4-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Ngày 07-6-2011, Công ty TNHH một thành viên A (Bên mua) và Công ty B (Bên bán) có ký Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011 với nội dung: Bên mua mua 1.000 tấn hạt điều với phương thức thanh toán 98% L/C trả chậm trong vòng 90 ngày, kể từ ngày giao hàng dựa trên vận đơn.

[2] Thực hiện hợp đồng nêu trên, Công ty A đã yêu cầu và nộp số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD để Ngân hàng Thương mại Cổ phần E phát hành L/C số 1801.

[3] Khi hàng về đến cảng Thành phố Hồ Chí Minh, Bên mua đã yêu cầu Vinacontrol Thành phố Hồ Chí Minh giám định phẩm chất và chất lượng hàng hóa theo Điều 8, Điều 11 của hợp đồng.

[4] Theo Chứng thư giám định về khối lượng, phẩm chất và tình trạng hàng hóa ngày 31-8-2011 của Vinacontrol xác định: Tỷ lệ nhân hạt điều thu hồi cho 2 lần cắt mẫu: Lần 1 là 38,2 lbs/80kg; Lần 2 là 37,03 lbs/80kg.

[5] Do tỷ lệ nhân hạt điều thu hồi thấp hơn so với thỏa thuận của Hợp đồng, nên Bên mua đã khiếu nại bằng hình thức mail cho Bên bán nhưng Bên bán không hợp tác. Vì vậy, Bên mua khởi kiện yêu cầu hủy Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011, trả lại toàn bộ lô hàng cho Bên bán và hủy bỏ nghĩa vụ thanh toán theo L/C số 1801 do Ngân hàng Thương mại Cổ phần E phát hành ngày 07-7-2011 và yêu cầu Ngân hàng Thương mại Cổ phần E hoàn trả lại số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD để đảm bảo thanh toán L/C số 1801 ngày 07-7-2011.

[6] Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng: Hình thức và nội dung của Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011 không vi phạm quy định của pháp luật, phù hợp với các quy định tại các Điều, Khoản, Mục 2 về quyền, nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Luật Thương mại năm 2005; tại Điều 15 của hợp đồng, hai bên thỏa thuận khi có tranh chấp áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết.

[7] Quá trình giải quyết, Tòa án cấp sơ thẩm đã thực hiện đúng thủ tục ủy thác tư pháp trong việc triệu tập bị đơn (Bên bán), thông báo cho bị đơn biết yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; đồng thời, yêu cầu bị đơn gửi văn bản cho biết ý kiến của bị đơn về yêu cầu khởi kiện; mặc dù bị đơn đã nhận được các văn bản triệu tập và thông báo này nhưng bị đơn không có ý kiến phản đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

[8] Căn cứ vào 02 Chứng thư giám định của Vinacontrol do Bên mua xuất trình, có cơ sở để xác định bên bán đã có lỗi giao hàng không phù hợp với Hợp đồng mua bán ngày 07-6-2011, nên theo Điều 39 Luật Thương mại, Bên mua có quyền từ chối nhận hàng. Mặt khác, sau khi có chứng thư giám định của Vinacontrol, Bên mua đã khiếu nại về chất lượng hàng hóa nhưng Bên bán không hợp tác. Do Bên bán giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong Hợp đồng làm cho Bên mua không đạt được mục đích của việc giao kết Hợp đồng, nên có cơ sở xác định Bên bán đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của Hợp đồng. Vì vậy, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên hủy bỏ Hợp đồng là có căn cứ đúng quy định tại khoản 13 Điều 3, Điều 312 Luật Thương mại. Tuy nhiên, khi giải quyết hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng, Tòa án cấp sơ thẩm chưa giải quyết việc buộc Bên bán phải trả lại tiền đã nhận (nếu có) và bồi thường thiệt hại cho Bên mua là chưa giải quyết đúng vụ án.

[9] Đối với việc giải quyết về yêu cầu hủy bỏ L/C số 1801:

[10] Căn cứ theo đề nghị mở L/C trả chậm của Bên mua, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E Chi nhánh Đ đã mở L/C số 1801 ngày 07-7-2011, cụ thể:

[11] - Giá trị L/C: 1.357.790 USD;

[12] - Hình thức của chứng từ: Không hủy ngang;

[13] - Mục đích: mua 1.000 tấn hạt điều thô từ Bờ Biển Ngà;

[14] - Ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng N, Singapore;

[15] - Người thụ hưởng: Công ty B;

[16] - Người yêu cầu: Công ty A;

[17] - Quy tắc áp dụng: UCP phiên bản mới nhất.

[18] Sau đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đã nhận được 03 bộ chứng từ đòi tiền từ Ngân hàng N, với tổng giá trị 1.313.308,85 USD, cụ thể:

[19] Ngày 25-7-2011: Bộ chứng từ 961.813,66 USD, đáo hạn ngày 29-9-2011;

[20] Ngày 29-7-2011: Bộ chứng từ 312.517,11 USD, đáo hạn ngày 17-10-2011;

[21] Ngày 09-8-2011: Bộ chứng từ 38.978,08 USD, đáo hạn ngày 17-10-2011.

[22] Sau khi nhận được các bộ chứng từ phù hợp với điều kiện L/C, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đã gửi Công văn và các bộ chứng từ cho Bên mua và được Bên mua xác nhận “Đã nhận đủ chứng từ và cam kết thanh toán đủ trị giá, đúng hạn như trên; trên cơ sở đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đã điện báo chấp nhận thanh toán hối phiếu vào ngày đáo hạn của 03 bộ chứng từ nêu trên cho Ngân hàng N.

[23] Theo quy định pháp luật Việt Nam về thanh toán chứng từ, thì:

[24] Tại khoản 4 Điều 3 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, quy định: “Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngân hàng được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại, bao gồm: Tập quán thương mại quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế ban hành; tập quán thương mại khác không trái với pháp luật Việt Nam”.

[25] Tại khoản 1 Điều 16 Quyết định số 226/2002/QĐ-NHNN ngày 26-3-2002 của Ngân hàng Nhà nước về “Quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán” quy định: “Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được Ngân hàng mở theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán (người xin mở thư tín dụng) để:

[26] Trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền ngay theo lệnh của người thụ hưởng khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện của thư tín dụng; hoặc chấp nhận sẽ trả tiền hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác trả tiền theo lệnh của người thụ hưởng vào một thời điểm nhất định trong tương lai khi nhận được bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện thanh toán của thư tín dụng”.

[27] Tại khoản 1 Điều 19 của Quyết định 226 nêu trên quy định: “Thanh toán bằng thư tín dụng: Việc mở, phát hành, sửa đổi, thông báo, xác nhận, kiểm tra chứng từ, thanh toán và quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong thanh toán thư tín dụng thực hiện theo quy tắc chung về tín dụng chứng từ do Phòng Thương mại Quốc tế ICC ban hành, do các bên tham gia thỏa thuận và theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

[28] Mặt khác, tại thư đề nghị mở L/C của Bên mua có thỏa thuận: Quy tắc áp dụng là UCP phiên bản mới nhất. Theo Bản sửa đổi về quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ lần thứ 6 năm 2007 của Phòng Thương mại Quốc tế (UCP 600) thì:

[29] “Tín dụng thư là một sự thỏa thuận, dù cho được mô tả hoặc đặt tên thế nào, là không thể hủy bỏ và theo đó là một sự cam kết chắc chắn của Ngân hàng phát hành để thanh toán khi xuất trình chứng từ phù hợp” (Điều 2).

[30] “Về bản chất, tín dụng là một giao dịch riêng biệt với Hợp đồng mua bán và các hợp đồng khác là cơ sở của tín dụng. Các Ngân hàng không liên quan đến hoặc ràng buộc bởi các hợp đồng như thế, thậm chí ngay cả khi tín dụng có dẫn chiếu đến các hợp đồng như thế. Vì vậy, sự cam kết của một Ngân hàng để thanh toán hoặc thương lượng thanh toán,... không phụ thuộc vào khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát hành tín dụng phát sinh từ các quan hệ của họ với Ngân hàng phát hành hoặc người thụ hưởng” (Điều 4).

[31 ] “Ngân hàng giao dịch với chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan” (Điều 5).

[32] “Ngân hàng phát hành bị ràng buộc không thể hủy bỏ đối với việc thanh toán từ thời điểm Ngân hàng phát hành L/C” (Điều 7).

[33] “Khi ngân hàng phát hành xác định việc xuất trình là phù hợp, thì nó phải thanh toán” (Điều 15a).

[34] Như vậy, theo đơn đề nghị mở L/C của Bên mua và nội dung L/C đã phát hành thì L/C số 1801 là một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07-6-2011; được chi phối và áp dụng theo UCP 600. Theo quy định của UCP 600, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E với tư cách là Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi xác định bộ chứng từ xuất trình là phù hợp tại Ngân hàng.

[35] Về bộ chứng từ của L/C nêu trên quy định: Bộ chứng từ bao gồm Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng được giám định viên độc lập cấp (không quy định hàng hóa phải được kiểm định lại tại cảng đến bởi một cơ quan kiểm định nào). Trong bộ chứng từ xuất trình đã có Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng được giám định viên độc lập nước ngoài cấp là phù hợp với quy định L/C; đồng thời, Bên mua đã ký chấp nhận bộ chứng từ và cam kết thanh toán đủ giá trị, đúng hạn, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại căn cứ vào kết luận giám định của Vinacontrol Thành phố Hồ Chí Minh (tại cảng đến) để kết luận bộ chứng từ không hợp lệ là không đúng với quy định tại L/C và cam kết của Bên mua.

[36] Quá trình giải quyết vụ án, Ngân hàng N cho rằng đã chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ và thanh toán cho Bên bán vào ngày 25-7-2011, ngày 28-7-2011 và ngày 08-8-2011, đồng thời xuất trình các thông báo chiết khấu hóa đơn xuất khẩu để minh chứng cho việc đã thanh toán tiền cho Bên bán. Tuy nhiên, ngoài tài liệu này, Ngân hàng N không xuất trình được bất kỳ tài liệu, giấy tờ nào khác thể hiện việc đã thanh toán tiền cho Bên bán. Do đó, trong trường hợp này, lẽ ra Tòa án cấp sơ thẩm phải thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định Ngân hàng N đã trả tiền cho Bên bán hay chưa? Nếu đã trả tiền thì số lượng tiền trả là bao nhiêu? Trường hợp nếu Ngân hàng N đã trả tiền cho Bên bán theo L/C số 1801 thì Ngân hàng Thương mại cổ phần E phải giải quyết theo yêu cầu của Ngân hàng N. Do những vấn đề nêu trên chưa được làm rõ, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm lại cho rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một phần không thể tách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07-6-2011; do vậy, khi hợp đồng này bị hủy toàn bộ thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; từ đó quyết định L/C số 1801 không còn hiệu lực thanh toán và Ngân hàng Thương mại Cổ phần E không có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng N theo L/C nêu trên; đồng thời buộc Ngân hàng Thương mại Cổphần E phải trả cho bên mua số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD là chưa đủ cơ sở và chưa đúng với các quy định tại UCP 600.

[37] Sau khi xét xử sơ thẩm, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên. Tòa án cấp phúc thẩm đã ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử và tống đạt Giấy triệu tập đương sự tham gia phiên tòa vào các ngày 25-9-2014, ngày 27-10-2014, ngày 31-10-2014, ngày 16-4-2015 nhưng các phiên tòa này đều hoãn vì các lý do khác nhau như: vắng mặt đương sự, vắng mặt đại diện Viện kiểm sát, cần thời gian thực hiện ủy thác tư pháp,...

[38] Tại Quyết định số 09/2015/QĐPT-KDTM ngày 29-5-2015, Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm để tiến hành thủ tục ủy thác tư pháp trong việc triệu tập Công ty B tham gia phiên tòa phúc thẩm.

[39] Tại Quyết định không số ngày 10-8-2015, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào ngày 26-8-2015.

[40] Ngày 19-8-2015, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E nhận được Giấy triệu tập tham dự phiên tòa nêu trên; ngày 24-8-2015 Ngân hàng Thương mại Cổ phần E có đơn xin hoãn phiên tòa với lý do người đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Thương mại Cổ phần E là ông Hứa Anh K đang đi công tác. Tại phiên tòa ngày 26-8-2015, Tòa án cấp phúc thẩm không chấp nhận đơn xin hoãn phiên tòa của ông K mà cho rằng Ngân hàng Thương mại Cổ phần E (người kháng cáo) đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt, từ đó ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.

[41] Việc Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm nêu trên là không đúng quy định của pháp luật, vì tại khoản 2 Điều 13 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định: “Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án dân sự, thì thời hạn chuẩn bị xét xử kết thúc vào ngày ra quyết định tạm đình chỉ. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu tính lại kể từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án khi lý do tạm đình chỉ không còn nữa”. Như vậy, do có Quyết định tạm đình chỉ vụ án trên, nên khi Tòa án cấp phúc thẩm tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm bắt đầu được tính lại kể từ ngày Tòa cấp phúc thẩm ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử (tức là ngày 10-8-2015). Do đó, phiên tòa phúc thẩm ngày 26-8-2015 mà người kháng cáo (Ngân hàng Thương mại Cổ phần E) vắng mặt thì đây được coi là người kháng cáo được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà vắng mặt thì dù có lý do chính đáng hay không có lý do chính đáng, Tòa án phải hoãn phiên tòa theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2011 và Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03-12-2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng đại diện của Ngân hàng Thương mại Cổ phần E đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng, từ đó ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là không đúng; việc Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Bởi các lẽ trên, căn cứ khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343, Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự.

QUYẾT ĐỊNH:

1- Chấp nhận Quyết định kháng nghị số 11/2016/KN-KDTM ngày 07-3-2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

2- Hủy Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 29/2015/QĐPT-KDTM ngày 26-8-2015 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 356/2014/KDTM-ST ngày 07-4-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

3- Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm đúng quy định của pháp luật.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[34] Như vậy, theo đơn đề nghị mở L/C của Bên mua và nội dung L/C đã phát hành thì L/C số 1801 là một giao dịch riêng biệt đối với Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07-6-2011; được chi phối và áp dụng theo UCP 600. Theo quy định của UCP 600, Ngân hàng Thương mại Cổ phần E với tư cách là Ngân hàng phát hành phải thanh toán khi xác định bộ chứng từ xuất trình là phù hợp tại Ngân hàng...

[36]... Tòa án cấp sơ thẩm lại cho rằng phương thức thanh toán bằng L/C số 1801 là một phần không thểtách rời của Hợp đồng mua bán hàng hóa ngày 07-6-2011; do vậy, khi hợp đồng này bị hủy toàn bộ thì các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng; từ đó quyết định L/C số1801 không còn hiệu lực thanh toán và Ngân hàng Thương mại Cổ phần E không có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng N theo L/C nêu trên; đồng thời buộc Ngân hàng Thương mại Cổ phần E phải trả cho bên mua số tiền ký quỹ là 1.313.308,85 USD là chưa đủ cơ sở và chưa đúng với các quy định tại UCP 600".

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ khai thác cát Cần giờ- Tiền Giang, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng... .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

 

Bản án về yêu cầu tuyên bố hợp đồng thuê nhà vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Tư Vấn Hợp Đồng

Bản án về yêu cầu tuyên bố hợp đồng thuê nhà vô hiệu và giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu số 06/2023/KDTM-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

BẢN ÁN 06/2023/KDTM-PT NGÀY11/01/2023 VỀ YÊU CẦU TUYÊN BỐ HỢP ĐỒNG THUÊ NHÀ VÔ HIỆU VÀ GIẢI QUYẾT HẬU QUẢ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Trong ngày 11/01//2023, tại trụ sở Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm công khai vụ án kinh doanh thương mại thụ lý số 180/2022/TLPT- KDTM ngày 09/12/2022. Do Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2022/KDTM-ST ngày 13/9/2022 của Tòa án nhân dân quận H bị kháng cáo. Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 664/2022/QĐXXPT-KDTM ngày 28/12/2022 và Quyết định hoãn phiên tòa số 04/2022/QĐ-HPT ngày 03/01/2023, giữa:

Nguyên đơn: Công ty TNHH Đ Trụ sở: Cụm Công nghiệp làng nghề Công nghệ cao T, huyện TS, tỉnh Bắc Ninh Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn D - Giám đốc Công ty;

Người đại diện theo ủy quyền: Bà N Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Luật sư V - Công ty luật TNHH VT Law

Bị đơn: Công ty TNHH T Trụ sở: Số 43, đường K, phường G, quận H, thành phố Hà Nội Địa chỉ mới: Lô GD12, Cụm Công nghiệp N, xã N, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật: Ông H - Giám đốc Công ty Người đại diện theo ủy quyền: Bà Bùi Thị T - Kế toán Công ty Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị đơn: Luật sư Huỳnh N - Văn phòng luật sư Huỳnh Nam.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Công ty TNHH L Trụ sở: Số 67, phố V, phường Liễu G, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

(Nguyên đơn, Bị đơn,các luật sư có mặt; Công ty L xin xét xử vắng mặt)

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn Công ty TNHH Đ trình bày:

Công ty TNHH L (Gọi tắt là Công ty L) là Chủ đầu tư Khu nhà ở cho cán bộ chiến sĩ Phòng cảnh sát trật tự (Gọi tắt là Chung cư cảnh sát 113), địa chỉ số 67, phố V, phường Liễu G, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Công ty TNHH T (Gọi tắt là Công ty An Huy) là Nhà đầu tư đã nhận chuyển nhượng một phần diện tích ở tầng 1 và tầng lửng Khu nhà nêu trên từ Công ty L.

Ngày 29/05/2017 Công ty TNHH Đ (Gọi tắt là Công ty Đ) và Công ty A đã ký kết Hợp đồng thuê nhà số 06.2017/HĐKT (Gọi tắt Hợp đồng số 06). Nội dung hợp đồng thể hiện việc Công ty Đ thuê 600m2 diện tích tầng 1 và tầng lửng của Chung cư cảnh sát 113. Thời gian thuê là 5 năm (Bắt đầu tính tiền thuê từ ngày 15/7/2017 đến ngày 15/7/2022). Hợp đồng còn quy định chi tiết về giá thuê, phương thức thanh toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Tại thời điểm ký kết hợp đồng, Công ty A không thông tin gì về việc vi phạm an toàn phòng cháy, chữa cháy của sàn giao dịch mà Công ty Đ có ý định thuê. Thời điểm Công ty Đ đến tìm hiểu mặt bằng để thuê mặt bằng, tại sàn cần thuê có các thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Do không biết gì về việc diện tích thuê đang có vi phạm phòng cháy và chữa cháy - ở mức độ không được phép sử dụng nên Công ty Đ vẫn ký hợp đồng thuê và không có ý kiến gì về toàn bộ nội dung và các điều khoản hai bên đã ký kết trong hợp đồng.

Sau khi ký hợp đồng thuê mặt bằng, Công ty Đ cũng ký kết đặt hàng với đối tác nước ngoài và sau đó khoảng 06 tháng, Công ty Đ mới có sản phẩm để trưng bày, giới thiệu với khách hàng.

Đến tháng 04/2018, Công ty Đ mới phát hiện sàn giao dịch thuê của Công ty A chưa hoàn tất thủ tục về phòng cháy, chữa cháy. Ngay khi phát hiện ra sự việc Công ty Đ có công văn đề nghị Công ty A cung cấp các tài liệu về việc phòng cháy, chữa cháy, đồng thời yêu cầu Công ty A hoàn thiện thủ tục phòng cháy, chữa cháy thể hiện bằng biên bản xác nhận nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép đối với diện tích mà bên phía Công ty Đ đang thuê. Tuy nhiên Công ty A đã không đáp ứng được theo yêu cầu của Công ty Đ mà còn đẩy trách nhiệm sang chủ đầu tư là Công ty L. Vì vậy, Công ty Đ đã gửi đến thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đến Công ty An và Huy.

Khi nhận được thông báo về việc chấm dứt hợp đồng thuê, Công ty A mời thừa phát lại để niêm phong và di chuyển toàn bộ hàng hóa của Công ty Đ và gửi vi bằng cho Công ty Đ còn hàng hóa của Công ty Đ bị chuyển đi đâu không rõ.

Sau này Công ty A đề nghị phía Công ty Đ nhận lại hàng hóa với điều kiện phải thanh toán tiền thuê còn thiếu và các chi phí phát sinh từ việc phong tỏa, kiểm đếm, vận chuyển ....toàn bộ hàng hóa của Công ty Đ nhưng Công ty Đ không đồng ý, vì vậy đến nay Công ty A vẫn đang chiếm giữ trái phép toàn bộ hàng hóa của Công ty Đ.

Trong thời gian thực hiện Hợp đồng thuê, Công ty Đ đã thanh đủ 03 kỳ thuê (mỗi kỳ là 03 tháng). Đến kỳ thanh toán thứ 4 do xảy ra tranh chấp nên Công ty Đ không tiếp tục kinh doanh và không thanh toán tiền sau khi có kết luận của cảnh sát phòng cháy và chữa cháy Hà Nội về vi phạm phòng cháy và chữa cháy đặc biệt nghiêm trọng của diện tích sàn cho thuê (Theo các quyết định xử phạt, xử lý hành chính của UBND thành phố Hà Nội và UBND quận Cầu Giấy - Quyết định xử lý hành chính phạt tiền của UBND thành phố Hà Nội, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động sàn giao dịch thương mại đối với Công ty An Huy).

Sau nhiều lần thay đổi, bổ sung và rút một phần yêu cầu khởi kiện, Công ty Đ đề nghị Tòa án giải quyết các nội dung sau:

Đề nghị tuyên bố hợp đồng thuê nhà giữa Công ty A và Công ty Đ vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu buộc Công ty An Huy:

- Trả lại cho Công ty Đ tổng só tiền 1.516.325.991đ gồm 300.432.000đ (tiền đặt cọc) và 1.215.893.991đ (Tiền thuê nhà của 3 kỳ).

- Yêu cầu Công ty A trả lại toàn bộ hàng hóa (hiện vật) đã chiếm giữ trái phép tại địa điểm thuê đã kiểm kê theo Biên bản xem xét hiện trạng ngày 27/01/2021 và trả lại hệ thống điều hòa âm trần và 01 điều hòa cây đã được lắp đặt tại sàn giao dịch trên ở phần diện tích tầng 1.

Bị đơn là Công ty TNHH T trình bày:

Công ty A đã nhận chuyển nhượng của Chủ đầu tư Công ty L sàn kinh doanh dịch vụ thương mại tầng 1 và tầng lửng khu A Chung cư cảnh sát 113, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội và được UBND Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ này với tổng diện tích bao gồm tầng 1 và tầng lửng diện tích sàn là 594, 2m2. Công ty A là Chủ sở hữu hợp pháp và duy nhất đối với toàn bộ diện tích đất trên.

Khi nhận bàn giao trong phần diện tích thuộc quyền sở hữu của Công ty A đã có thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể là đầu báo khói, đầu báo nhiệt, cuộn vòi, họng nước, bình chữa cháy. Còn hồ sơ phòng cháy và chữa cháy là bao gồm chung của cả tòa nhà. Năm 2015 sau khi nhận bàn giao toàn bộ diện tích mặt bằng trên, Công ty A đã đăng quảng cáo cho thuê toàn bộ diện tích trên. Sau đó Công ty Đ chủ động liên lạc và đặt vấn đề muốn thuê toàn bộ diện tích mặt bằng tầng 1 và tầng lửng để kinh doanh. Công ty A đã tạo điều kiện cho phía Công ty Đ trực tiếp xem cụ thể diện tích nhà thuê, các giấy tờ pháp lý có liên quan, trực tiếp gặp Ban quản lý Toà nhà (do Chủ đầu tư chỉ định) để tìm hiểu cụ thể. Ngày 29/05/2017 Công ty A và Công ty Đ ký Hợp đồng thuê nhà số 06.

Sau khi nhận bàn giao mặt sàn từ Công ty L, Công ty A có làm thêm vách ngăn tại vị trí lan can của tầng lửng để tạo không gian riêng biệt giữa tầng 1 với tầng lửng, không làm ảnh hưởng đến kết cấu ban đầu của toàn bộ sàn thương mại. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Công ty Đ, Công ty A lại tháo dỡ vách ngăn đó và không tiến hành sửa chữa gì khác.

Thực hiện hợp đồng, Công ty A đã bàn giao mặt bằng theo đúng thỏa thuận cho Công ty Đ Việt Nam, Công ty này cũng đã chuyển thiết bị văn phòng, hàng hóa đến để kinh doanh ngay.

Công ty Đ đã thanh toán đủ và đúng hạn kỳ thanh toán thứ nhất; Kỳ thanh toán thứ 2 chậm thanh toán 02 tháng nhưng không nộp tiền lãi chậm trả mặc dù Công ty A có nhiều văn bản yêu cầu; Kỳ thanh toán thứ 3 tiếp tục thanh toán chậm nhưng không thanh toán tiền chậm trả. Sau nhiều lần xin gia hạn và xin giảm tiền phạt chậm trả theo hợp đồng với lý do trục trặc hàng nhập về do phía các đối tác nước ngoài gây khó khăn. Sau đó Công ty Đ đề nghị thanh toán trước ngày 09/02/2018 và xin dừng hợp đồng, đề nghị được tạo điều kiện cho Công ty Đ tìm đối tác khác để chuyển nhượng lại hợp đồng thuê giảm thiệt hại. Trường hợp đến hết tháng 02 không tìm được đối tác thì xin giảm từ 03 tháng còn 01 tháng tiền phạt hợp đồng; Kỳ thanh toán thứ 4, Công ty Đ không thanh toán tiền thuê và gửi công văn số 0620 ngày 07/04/2018 yêu cầu Công ty A cung cấp lại hồ sơ kiểm định về phòng cháy và chữa cháy. Trong nội dung công văn thể hiện phía Công ty Đ có nhận được bàn giao thiết bị phòng cháy và chữa cháy. Do hàng hóa đang kinh doanh thuộc mặt hàng dễ cháy nhưng không nêu cụ thể là mặt hàng dễ cháy là gì.

Theo Hợp đồng thuê, Công ty Đ chỉ nêu mục đích thuê làm địa điểm kinh doanh thương mại và văn phòng không nêu cụ thể ngành nghề, mặt hàng kinh doanh. Ngày 09/04/2018 Công ty A có công văn phản hồi, ngày 26/04/2018 Công ty Đ gửi công văn cho rằng Công ty A chưa đủ điều kiện đưa diện tích thuê vào hoạt động và tiếp tục yêu cầu cung cấp hồ sơ phòng cháy và chữa cháy. Hai bên đã lập biên bản làm việc, tại đó Công ty Đ xác nhận thường xuyên thanh toán chậm tiền thuê nhà và nêu lý do vải sợi bắt buộc phải có phòng cháy và chữa cháy nên đề nghị Công ty A phối hợp với Chủ đầu tư đưa ra lộ trình thực hiện về phòng cháy và chữa cháy. Hai bên thống nhất ghi nhận việc thanh toán và hoàn thành phòng cháy và chữa cháy là hai việc độc lập không phải lý do để trì hoãn việc thanh toán tiền thuê. Ngày 27/04/2018 Công ty Đ tiếp tục có công văn thông báo thanh lý hợp đồng và sẽ đóng cửa kinh doanh vào trước ngày 30/04/2018. Toàn bộ tài sản sẽ được chuyển đi sau khi hợp đồng được thanh lý và đóng cửa. Công ty Đ Việt Nam liên tục có công văn không nhất quán không để cho Công ty A có thời gian phối hợp thực hiện.

Ngày 28/04/2018, Công ty A có ra thông báo gửi Công ty Đ về việc sẽ niêm phong và phong tỏa mặt bằng thuê nhằm mục đích mời đại diện pháp luật của Công ty Đ đến làm việc để giải quyết việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, sau đó Công ty A đã tiến hành niêm phong dán cửa, lập vi bằng về việc niêm phong trước sự chứng kiến của cán bộ Công ty Đ - ông Nguyễn Mỹ Việt (cùng ngày), ông Việt không có ý kiến.

Sau khi niêm phong, Công ty A còn gửi nhiều công văn trao đổi nhưng vẫn không giải quyết được việc thanh lý hợp đồng. Trước khi Công ty A chuyển toàn bộ tài sản của Công ty Đ đến kho lưu giữ của công ty tại Khu công nghiệp N, Thanh Trì, Hà Nội. Công ty A đã 03 lần ra thông báo yêu cầu Công ty Đ thu dọn tài sản và trả lại mặt nhưng không được phản hồi nên Công ty A phải mời thừa phát lại kiểm đếm tại chỗ các tài sản. Danh sách về các tài sản của Công ty Đ được ghi nhận đầy đủ trong vi bằng. Ngày 26/02/2019, Công ty A tiếp tục mời thừa phát lại đến chứng kiến việc Công ty A di chuyển hàng hóa đi lưu kho. Sau khi di chuyển Công ty tiếp tục gửi công văn thông báo việc tài sản đã được kiểm đếm và lưu kho tại địa chỉ cụ thể cho Công ty Đ và yêu cầu đến nhận lại tài sản nhưng không được phản hồi mà còn bị tố cáo gửi các cơ quan chức năng.

Các chi phí phát sinh trong quá trình di chuyển tài sản của Công ty Đ đều có hóa đơn, chứng từ, riêng về chi phí cải tạo nội thất theo yêu cầu của Công ty Đ (Bên thuê) Công ty A không có văn bản thỏa thuận về việc cải tạo theo yêu cầu của bên thuê.

Ngày 01/04/2019, Công ty A đã có Đơn phản tố yêu cầu Công ty Đ phải thanh toán các khoản: Tiền nhà đã sử dụng, tiền lãi chậm trả cộng dồn, tiền nước sạch và phí dịch vụ còn nợ Ban quản lý tòa nhà, tiền vi phạm hợp đồng, chi phí cải tạo nội thất, chi phí dịch vụ pháp lý, chi phí vận chuyển tài sản và lưu kho, chi phí bảo vệ hàng hóa và tiền mất thu nhập do không cho thuê được mặt bằng…tổng cộng: 2.209.519.554, trừ tiền cọc 300.432.000đ, còn phải thanh toán 1.909.087.554đ.

Công ty A đồng ý cho Công ty Đ tháo dỡ, lấy lại Hệ thống điều hòa âm trần và 01 điều hòa cây đã lắp đặt, khi có quyết định của Tòa án, sau khi tháo dỡ phải sửa sang trở lại hiện trạng như ban đầu cho Công ty An Huy.

Tại buổi hòa giải ngày 27/7/2022 Công ty A thay đổi, bổ sung yêu cầu phản tố, yêu cầu Công ty Đ phải thanh toán số tiền vi phạm hợp đồng tổng cộng các khoản nợ và chi phí thiệt hại phát sinh: 8.208.822.841đ, trừ đi só tiền đã đặt cọc: 300.432.000 đồng. Số tiền còn phải trả 7.908.390.841đ.Chi phí lưu kho tài sản của Công ty Đ 7.000.000đ/tháng (Tính từ ngày 28/02/2019) sẽ được bổ sung tại thời điểm xét xử.

Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Công ty TNHH L trình bày:

Công ty TNHH L là Chủ đầu tư dự án nhà ở cho cán bộ chiến sỹ phòng cảnh sát trật tự (cảnh sát 113- Công an TP Hà Nội) - Chung cư cảnh sát 113, tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tháng 9/2012 Công ty TNHH L có Hợp đồng chuyển nhượng số 3003/DA 113 về việc chuyển nhượng quyền quản lý, sử dụng tầng 1 và tầng lửng tại Chung cư cảnh sát 113, tại phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho Công ty A với diện tích tầng 1: 660m2 và tầng lửng: 540m2. Khi Công ty TNHH L bàn giao tầng 1 và tầng lửng cho Công ty A thì hệ thống phòng cháy và chữa cháy đã được triển khai đúng quy định. Tuy nhiên, có những quy định mới của Cục phòng cháy và chữa cháy - Bộ Công an về việc bổ sung một số chỉ tiêu có liên quan đến thiết kế phòng cháy và chữa cháy phần nhà ở từ tầng 2 đến tầng 18 tại Tòa nhà nên một số hộ dân không đồng ý điều chỉnh về phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Đối với tầng 1 và tầng lửng của Công ty An Huy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy không phải thay đổi theo quy định mới. Trường hợp các khách hàng thuê mặt bằng của Công ty An Huy, hay Công ty A có thay đổi kết cấu ảnh hưởng đến thiết kế ban đầu của Tòa nhà thì phải được sự đồng ý của Công ty L thông qua Ban quản lý tòa nhà.

Đối với việc phòng cháy và chữa cháy của Tòa nhà, Công ty Thăng thần Long chịu trách nhiệm quản lý.

Việc Công ty Đ khởi kiện Công An Huy, không liên quan đến Công ty L nên đề nghị được vắng mặt.

Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 10/2022/KDTM-ST ngày 13/9/2022 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hà Nội đã quyết định:

[1]. Đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đ đối với Công ty TNHH T về việc yêu cầu bồi thường các khoản lãi phát sinh tính trên giá trị tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán cho Công ty TNHH thương mại An và Huy;Tiền lãi phát sinh tính trên giá trị hàng hóa nhập khẩu mà Công ty TNHH T đang chiếm giữ; yêu cầu bồi thường thiệt hại do Công ty Linh TNHH T vi phạm nghiêm trọng pháp luật phòng cháy và chữa cháy dẫn đến Công ty TNHH đầu tư và phát triển Lâm Nông nghiệp Việt Đại Nam không triển khai được hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần 01 năm ( Từ tháng 6/2017 đến tháng 04/2018); yêu cầu bồi thường thiệt hại do Công ty TNHH T chiếm giữ trái phép tài sản hàng hóa ( từ 29/04/2018 đến nay) dẫn đến bên thuê không thể giải phóng được hàng hóa để đưa vào kinh doanh.

- Đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH T đối với Công ty TNHH Đ về việc phải thanh toán tiền nước sạch và phí dịch vụ còn nợ BQL tòa nhà: 9.267.100 đồng và chi phí cải tạo nội thất theo yêu cầu của bên thuê : 66.429.613 đồng.

[2]. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đ đối với Công ty TNHH Thương mại An và Huy.

Tuyên bố: Hợp đồng thuê nhà số 06.2017/HĐKT ngày 29/5/2017 được ký kết giữa Công ty TNHH Đ và Công ty TNHH T vô hiệu.

- Buộc Công ty TNHH T hoàn trả lại cho Công ty TNHH Đ số tiền đã đặt cọc là 300.432.000đ.

- Buộc Công ty TNHH T hoàn trả lại cho Công ty TNHH Đ toàn bộ hàng hóa ( bằng hiện vật) được xác định qua kiểm kê theo Biên bản xem xét thẩm định ngày 27/01/2021 của Tòa án nhân dân quận H.

[3]. Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đ đối với Công ty TNHH T về việc buộc Công ty TNHH T hoàn trả lại cho Công ty TNHH Đ số tiền thuê nhà đã thanh toán với tổng số tiền: 1.215.893.991đ.

[4]. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH T đối với Công ty TNHH Đ về việc buộc Công ty TNHH Đ phải thanh toán cho Công ty TNHH T tiền nhà sử dụng từ ngày 15/4/2018 đến 28/4/2018.

- Buộc Công ty TNHH Đ phải thanh toán cho Công ty TNHH T tiền nhà sử dụng từ ngày 15/4/2018 đến 28/4/2018 là: 70.100.800đ.

[5]. Không chấp nhận các yêu cầu phản tố của Công ty TNHH T về việc buộc Công ty TNHH Đ phải thanh toán tiền lãi chậm trả cộng dồn: 26.443.841 đồng; Tiền phạt vi phạm Hợp đồng (03 tháng tiền thuê nhà): 451.638.000 đồng; Chi phí lập vi bằng niêm phong mặt bằng: 3.350.000 đồng; Chi phí lập vi bằng kiểm đếm tài sản: 7.645.000 đồng; Chi phí lập vi bằng dịch chuyển tài sản và kiểm đếm tài sản lưu kho: 7.186.000 đồng; Chi phí vận chuyển tài sản đi lưu kho: 19.190.000 đồng; Chi phí vật tư bảo quản tài sản: 23.000.000 đồng; Chi phí thuê bảo vệ trông coi từ 28/04/2018 đến 27/02/2019 (10 tháng): 20.000.000 đồng; Chi phí lưu kho tài sản từ ngày 28/02/2019 đến 09/09/2022 (ngày xét xử): 296.100.000 đồng; tiền thiệt hại do không khai thác được mặt bằng (50,5 tháng từ 01/5/2018 đến 15/7/2022): 7.575.000.000đ.

[6]. Giành quyền khởi kiện bằng một vụ án kinh doanh thương mại khác cho Công ty TNHH T đối với Công ty TNHH L về những thiệt hại khi giải quyết hậu quả của Hợp đồng thuê nhà số 06.2017/HĐKT ngày 29/5/2017 vô hiệu.

Ngoài ra bản án còn tuyên về nghĩa vụ phải chịu án phí, quyền kháng cáo của các đương sự.

Không đồng ý với bản án sơ thẩm, Công ty An Huy, Công ty Đ đều có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Cụ thể:

Công ty A kháng cáo cho rằng bản án sơ thẩm tuyên hợp đồng thuê nhà vô hiệu và không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty A là không khách quan và không phù hợp với quy định của pháp luật.

Công ty Đ kháng cáo một phần bản án đề nghị Tòa án buộc Công ty A phải thanh toán trả lại số tiền thuê nhà đã thanh toán 1.215.893.991đ, không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty A về việc buộc Công ty Đ phải trả cho An Huy 75.000.000đ.

Tại phiên tòa phúc thẩm: Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và yêu cầu kháng cáo. Bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo và bổ sung kháng cao đề nghị xem xét trách nhiệm của Công ty L nếu Hợp đồng thuê nhà bị vô hiệu, Công ty A là người ngay tình trong giao dịch này.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Nguyên đơn trình bày luận cứ có nội dung chính:

Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố Hợp đồng 06 vô hiệu là đúng nhưng nhầm lẫn tính chất của hợp đồng vô hiệu với trường hợp chấm dứt hợp đồng. Hợp đồng vô hiệu không có hiệu lực ngay, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, trả lại nhau những gì đã nhận, trường hợp không trả được bằng hiện vật thì trả giấ trị bằng tiền. Hiện vật là 600m2 mặt sàn đã thuê tại Chung cư Cảnh sát 113 đã được Công ty Đ trả lại nguyên vẹn. Công ty A chủ động niêm phong mặt bằng và chiếm giữ tài sản của Công ty Đ đang để tại diện tích sàn thuê là không hợp pháp.

Đề nghị: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Công ty Đ. Không chấp nhận quyết định của bản án sơ thẩm phần chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty A buộc Công ty Đ thanh toán 70.100.000đ. Bản án sơ thẩm tuyên Công ty Đ phải chịu 50.579.843đ án phí sơ thẩm là không đúng, đề nghị cấp phúc thẩm tính lại.

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty A trình bày luận cứ có nội dung chính: Hợp đồng số 06 không bị vô hiệu. Nguyên đơn đang nhầm lẫn về trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của Chủ đầu tư - Công ty L và Công ty An Huy. Chủ đầu tư chuyển giao quyền sở hữu một phần diện tích sàn tầng 1 và tầng lửng của Tòa nhà Chung cư Cảnh sát 113 cho Công ty An Huy, không chuyển giao hệ thống phòng cháy chữa cháy của cả Tòa nhà. Trước đó, cơ quan PCCC có trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu về điều kiện PCCC. Công ty Đ đã chủ động tìm hiểu và tự nguyện thuê diện tích sàn thuộc quyền sở hữu của Công ty An Huy, nếu hợp đồng thuê nhà bị vô hiệu đề nghị xử lý trách nhiệm của Công ty L, Công ty A là bên ngay tình trong giao dịch này.

Đề xuất: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Nguyên đơn, chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của Bị đơn.

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội trình bày quan điểm và đề xuất hướng giải quyết vụ án có nội dung chính:Tại phiên tòa HĐXX đã thực hiện đúng quy định và yêu cầu chung của phiên tòa phúc thẩm: Thành phần HĐXX phúc thẩm, phạm vi xét xử phúc thẩm đúng quy định tại Điều 64 và Điều 293 Bộ luật tố tụng dân sự. Thư ký phiên tòa đã thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 51 BLTTDS. Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng: Các đương sự đã được Tòa án tống đạt hợp lệ các văn bản tố tụng. Tại phiên tòa, các đương sự đã được thực hiện đầy đủ quyền và nghia vụ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung kháng cáo: Trước khi Công ty A và Công ty Đ ký kết hợp đồng thuê nhà thì Tòa nhà Chung cư Cảnh sát 113 đã bị UBND thành phố Hà Nội ban hành quyết định xử phạt vi phạm về PCCC, UBND quận Cầu Giấy ban hành quyết định tạm đình chỉ hoạt động tại tầng 1 và tầng dịch vụ của Tòa nhà, sau đó ra quyết định đình chỉ hoạt động do vi phạm an toàn PCCC. Hợp đồng số 06 bị vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện, tầng 1 và tầng lửng không đủ điều kiện an toàn về PCCC. Bản án sơ thẩm xác định lỗi 50/50 khi căn cứ vào ngành nghề trong giấy ĐKKD là không phù hợp, lỗi chủ yếu thuộc về Công ty An Huy, Công ty Đ có lỗi một phần. Để giải quyết triệt để hậu quả của hợp đồng vô hiệu đề nghị buộc Công ty A trả lại Công ty Đ 3 kỳ tiền thuê nàh sau khi trừ đi số tiền Công ty A đã chi phí cải tọa nội thất. Không có căn cứ chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty A bởi Công ty thông tin những hạn chế của Tòa nhà khi ký kết hợp đồng thuê nhà.

Đề xuất: Sửa bản án sơ thẩm. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện và khnasg cáo của Nguyên đơn. Không chấp nhận yêu cầu phản tố và kháng cáo của Bị đơn.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Về tố tụng: Đơn kháng cáo và biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Lâm Nông Nghiệp (Công ty Đ) và Công ty TNHH An và Huy (Công ty An Huy) làm và nộp trong thời hạn luật định nên kháng cáo được chấp nhận.

Xét về nội dung:

Các bên đều xác nhận ngày 29/5/2017 hai bên đã ký kết Hợp đồng thuê nhà số 06.2017/HĐKT (Hợp đồng 06) và các thỏa thuận về nội dung Công ty A cho Công ty Đ thuê sàn tầng 1 và tầng lửng khu A Chung cư cảnh sát 113, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy làm địa điểm kinh doanh thương mại và văn phòng. Xét thấy: Hợp đồng được ký kết bởi người đại diện hợp pháp của hai bên tham gia và thể hiện ý chí tự nguyện của các bên khi ký kết. Đối tượng của hợp đồng là phần mặt sàn thuộc Chung cư cảnh sát 113 đã được Công ty L chuyển nhượng cho Công ty A (Công ty A đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liên với đất sau ngày ký kết Hợp đồng thuê nhà). Thời hạn cho thuê là 5 năm kể từ ngày 15/7/2017.

Theo cung cấp của Đội cảnh sát PCCC - Công an quận Cầu Giấy thì:

"khu vực tầng hầm và các tầng dịch vụ thuộc khu nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ Phòng cảnh sát trật tự Chung cư cảnh sát 113 do Công ty TNHH L làm chủ đầu tư……. đã bị UBND quận Cầu Giấy ra Quyết định đình chỉ hoạt động số 3354/QĐ-UBND ngày 07/8/2017……và hiện vẫn đang bị đình chỉ theo Quyết định số 3354/QĐ-UBND ngày 07/8/2017..". Tài liệu do Đội cảnh sát PCCC - Công an quận Cầu Giấy cung cấp kèm theo trong đó có Quyết định số 2894/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 (BL480) của UBND quận Cầu Giấy về việc tạm đình chỉ hoạt động đối với "khu vực tầng hầm và các tầng dịch vụ thuộc khu nhà ở cho cán bộ chiến sĩ Phòng cảnh sát trật tự… Thời gian tạm đình chỉ:…ngày 30/6/2017 đến…..ngày 30/7/2017". Ngoài ra tại BL 49 do Nguyên đơn xuất trình là Công văn số 689/CVTL-PC&CC3 (Đ2) ngày 16/7/2018 của Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 gửi đại diện pháp luật Công ty Đ đã nêu: "Công ty TNHH thương mại An&Huy không đưa hạng mục công tình thuộc quyền sở hữu trong tòa nhà Chung cư Cảnh sát 113 vào hoạt động hoặc cho thuê, cho mượn khi chưa được cơ quan Cảnh sát PC&CC có thẩm quyền nghiệm thu và cấp văn bản nghiệm thu về PCCC theo quy định". Như vậy tại thời điểm Công ty A và Công ty Đ ký Hợp đồng thuê nhà số 06.2017, Chung cư cảnh sát 113 (bao gồm cả sàn tầng 1 và tầng lửng khu A) do Công ty L là Chủ đầu tư đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo Quyết định xử phạt hành chính số 3268/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND thành phố Hà Nội do vi phạm nghiêm trọng Luật Phòng cháy và chữa cháy “đưa nhà, công trình vào hoạt động mà chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định”.

Việc Công ty L bàn giao “sàn tầng 1 và tầng lửng khu A Chung cư cảnh sát 113, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội” cho Công ty A để sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại, dịch vụ và việc Công ty A cho thuê sàn tầng 1 và tầng lửng khu A Chung cư nêu trên là vi phạm các quy định Luật xây dựng và Luật phòng cháy và chữa cháy bởi công trình trước khi đưa vào hoạt động, sử dụng phải được nghiệm thu PCCC. Căn cứ Điều 123, 408 Bộ luật dân sự 2015 thì Hợp đồng 06 là giao dịch dân sự vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm của luật và Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được.

Tòa án cấp sơ thẩm xác định Hợp đồng số 06 vô hiệu là phù hợp.

Nguyên nhân dẫn đến Hợp đồng số 06 vô hiệu do đối tượng của hợp đồng là sàn tầng 1, tầng lửng khu A Chung cư cảnh sát 113 chưa đủ điều kiện PCCC theo quy định pháp luật để được đưa vào hoạt động, sử dụng. Tại Công văn số 689/CVTL-PC&CC3 (Đ2) ngày 16/7/2018 của Phòng Cảnh sát PC&CC số 3 đã nêu: "Công ty TNHH thương mại An&Huy không đưa hạng mục công tình thuộc quyền sở hữu trong tòa nhà Chung cư Cảnh sát 113 vào hoạt động hoặc cho thuê, cho mượn khi chưa được cơ quan Cảnh sát PC&CC có thẩm quyền nghiệm thu và cấp văn bản nghiệm thu về PCCC theo quy định".

Như vậy, tại văn bản của cơ quan có thẩm quyền đã xác định bên cho thuê không được cho thuê tài sản khi chưa được nghiệm thu. Tại khoản 4.2.2 Điều 4 hợp đồng quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của bên cho thuê Công ty A là "Bảo đảm quyền sử dụng trọn vẹn hợp pháp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bên B sử dụng mặt bằng hiệu quả trong thời gian bên B thuê nhà", khoản 2 Điều 27 Luật kinh doanh bất động sản cũng quy định nghĩa vụ của bên cho thuê: "Bảo đảm cho bên thuê sử dụng ổn định nhà, công trình xây dựng trong thời hạn thuê". Mặt sàn cho thuê theo hợp đồng số 06 không được Công ty A bảo đảm cho Công ty lâm nghiệp thuê, sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Công ty A buộc phải có nghĩa vụ tìm hiểu thông tin liên quan đến PCCC trước khi thực hiện việc cho thuê để đảm bảo tài sản cho thuê được sử dụng ổn định, hiệu quả. Luật kinh doanh bất động sản không có quy định buộc bên thuê phải tìm hiểu các thông tin về PCCC khi ký hợp đồng thuê.

Bản án sơ thẩm căn cứ ngành nghề theo đăng ký kinh doanh của các công ty để nhận định lỗi khi không tìm hiểu thông tin liên quan đến bất động sản dự định thuê, cho thuê, từ đó xác định 02 bên đều có 1/2 lỗi làm cho hợp đồng thuê số 06 vô hiệu là không phù hợp. Việc ghi các ngành nghề trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp chỉ đảm bảo cho việc doanh nghiệp có nghĩa vụ hoạt động theo đúng ngành, nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu hết toàn bộ các ngành đã đăng ký.

Khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự quy định các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực gồm:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Một giao dịch dân sự được cho là có hiệu lực khi đáp ứng đủ 100% các điều kiện trên. Việc giao kết Hợp đồng số 06 đã đảm bảo được điều kiện về năng lực dân sự, năng lực hành vi của chủ thể; các bên tham gia ký kết đều hoàn toàn tự nguyện. Tuy nhiên nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của luật nên giao dịch vô hiệu, cụ thể lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu chủ yếu thuộc về Công ty A khi cho thuê bất động sản chưa được phép đưa vào sử dụng và không thông báo cho những hạn chế quyền sử dụng của bất động sản cho Công ty Đ nên Công ty Đ tin tưởng và tự nguyện ký hợp đồng thuê. Xác định lỗi dẫn đến hợp đồng thuê nhà vô hiệu phần lớn thuộc về Công ty An Huy, Công ty Đ cũng có một phần lỗi.

Về giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu:

Tại đơn khởi kiện và đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung, Công ty Đ yêu cầu giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu cụ thể: Yêu cầu Bị đơn hoàn lại số tiền đã đặt cọc (300.432.000 đ) và tiền thuê đã thanh toán cho Bị đơn (1.215.893.991đ), tổng cộng 1.516.325.991đ.

Theo điểm a khoản 1 mục I Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003: “Trong trường hợp đặt cọc chỉ để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng hoặc chỉ để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng hoặc vừa để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng vừa để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng thì bên nào có lỗi làm cho hợp đồng không được giao kết hoặc không được thực hiện hoặc bị vô hiệu, thì phải chịu phạt cọc”.

Sau khi ký Hợp đồng số 06, Công ty Đ đã đặt cọc cho Công ty A số tiền 300.432.000đ. Việc đặt cọc số tiền trên là để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng, tuy nhiên hợp đã bị vô hiệu ngay tại thời điểm giao kết, Công ty A có nghĩa vụ trả lại số tiền cọc 300.432.000đ cho Công ty Đ.

Khoản 2 Điều 131 Bộ luật dân sự quy định: "Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường".

Quá trình thực hiệp hợp đồng, Công ty Đ đã thanh toán tiền thuê nhà cho Công ty A được tổng cộng là 03 kỳ (mỗi kỳ là 03 tháng) với tổng số tiền: 1.347.687.172 đ, trong đó bao gồm: Tiền thuê nhà 03 kỳ: 1.215.893.991đ tiền điện: 9.276.165đ, tiền VAT: 122.517.016đ. Do Hợp đồng số 06 bị vô hiệu nên các bên “hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền”, có nghĩa bên cho thuê phải hoàn trả lại tiền đã nhận tương ứng với thời gian bên thuê đã thuê và bên thuê trả lại giá trị sử dụng diện tích thuê cho bên cho thuê.

Tuy nhiên về giá trị sử dụng do diện tích cho thuê chưa được nghiệm thu PCCC, chưa được phép đưa vào sử dụng nên giá trị sử dụng chưa phát sinh, không thể quy đổi tương đương với số tiền Công ty Đ đã trả cho Công ty A tương đương 03 kỳ thuê nhà theo hợp đồng như nhận định của Tòa án cấp sơ thẩm.

Xét thấy: Tại đơn phản tố, Công ty A trình bày chi phí đã bỏ ra để cải tạo nội thất theo yêu cầu của bên thuê là 66.429.613đ. Mặc dù Bị đơn đã rút yêu cầu đối với phần phản tố này nhưng để giải quyết triệt để hậu quả hợp đồng vô hiệu là các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu, HĐXX thấy rằng: Công ty A phải hoàn trả lại cho Công ty Đ 1.215.893.991 đồng - 66.429.613đ (chi phí cải tạo nhà) còn phải thanh toán là 1.149.464.378đ là phù hợp.

Đối với yêu cầu phản tố của Công ty A buộc Công ty Đ thanh toán tiền thuê nhà cho thời gian từ 15/4/2018 đến 28/4/2018, Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận phần yêu cầu phản tố và buộc Công ty Đ phải thanh toán cho Công ty A tiền sử dụng nhà 70.100.800 đồng. Tuy nhiên, đã nhận định ở trên, trường hợp đồng vô hiệu thì các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi gây ra thiệt hại phải bồi thường. Ở đây lỗi làm cho hợp đồng vô hiệu chủ yếu thuộc về Công ty A nên Tòa án cấp sơ thẩm buộc Công ty Đ phải thanh toán tiền thuê nhà cho Công ty A từ 15/4/2018 đến 28/4/2018 không phù hợp.

* Xét các yêu cầu phản tố của Công ty A buộc Công ty Đ phải thanh toán các khoản: Tiền lãi chậm trả cộng dồn: 26.443.841đ, tiền phạt vi phạm Hợp đồng (03 tháng tiền thuê nhà): 451.638.000đ; Chi phí lập vi bằng niêm phong mặt bằng: 3.350.000đ; Chi phí lập vi bằng kiểm đếm tài sản: 7.645.000đ; Chi phí lập vi bằng dịch chuyển tài sản và kiểm đếm tài sản lưu kho: 7.186.000đ; Chi phí vận chuyển tài sản đi lưu kho: 19.190.000đ; Chi phí vật tư bảo quản tài sản : 23.000.000đ; Chi phí thuê bảo vệ trông coi từ 28/04/2018 đến 27/02/2019 (10 tháng): 20.000.000đ; Chi phí lưu kho tài sản từ ngày 28/02/2019 đến 09/09/2022(ngày xét xử): 296.100.000đ; tiền thiệt hại do không khai thác được mặt bằng (50,5 tháng từ 01/5/2018 đến 15/7/2022): 7.575.000.000đ;

Hợp đồng thuê nhà bị vô hiệu, không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nên không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Việc tính lãi chậm trả và và tiền phạt vi phạm Hợp đồng (đơn phương chấm dứt hợp đồng) chỉ áp dụng trong trường hợp hợp đồng có giá trị pháp lý và một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vi phạm khoản 3 Điều 3 và khoản 5.2 Điều 5 Hợp đồng. Không áp dụng trong trường hợp hợp đồng vô hiệu ngay từ khi giao kết do có đối tượng không thể thực hiện được và vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật.

Đối với việc niêm phong, di dời, lưu kho và bảo quản đối với hàng hoá và tài sản của Công ty Đ mà Công ty A đã thực hiện. Ngày 28/4/2018, Công ty A ban hành Thông báo số 375/CV-AH gửi Công ty lâm nghiệp về việc chấm dứt hợp đồng số 06; niêm phong và phong tỏa tài sản tại mặt bằng thuê để cưỡng chế thu hồi nợ và cùng ngày 28/4/2018, Công ty A ra Thông báo số 375/A&H về việc thông báo niêm phong cưỡng chế thời gian thực hiện (Vi bằng số 45/2018/VB-TPLHĐ do Văn phòng thừa phát lại quận Hà Đông lập). Vi bằng số 25/2019/VB-TPLHĐ do Văn phòng thừa phát lại quận Hà Đông lập ngày 12/01/2019 thể hiện Công ty A đã mở niêm phong cửa ra vào và kiểm đếm toàn bộ tài sản thuộc mặt bằng cho Công ty Đ thuê. Vi bằng số 90/2019/VB-TPLHĐ do Văn phòng thừa phát lại quận Hà Đông lập ngày 26/02/2019 thể hiện Công ty A đã mở niêm phong cửa ra vào và bàn giao tài sản cho đơn vị vận chuyển vận chuyển hàng hóa của Công ty Đ vào kho của Công ty A tại Khu công nghiệp N, Thanh Trì, Hà Nội. Việc niêm phong, di dời tài sản của Công ty Đ đến kho lưu giữ của Công ty A không được các bên thoả thuận trong Hợp đồng số 06 và cũng không được sự đồng ý của Chủ tài sản - Công ty Đ.

Hành vi niêm phong, cưỡng chế của Công ty A đối với tài sản của Công ty Đ thuộc trường hợp chiếm hữu không ngay tình theo Điều 181 Bộ luật dân sự nên phải hoàn trả chủ sở hữu tài sản, trường hợp tài sản phải hoàn trả bị mất, bị hỏng thì phải đền bù bằng tiền (trừ trường hợp có thoả thuận khác) theo quy định tại Điều 579, Điều 580 Bộ luật dân sự.

Đối với số tiền liên quan đến việc niêm phong, di dời, lưu kho và bảo quản đối với hàng hoá và tài sản của Công ty Đ do đây không phải là tài sản thuộc sở hữu của Công ty An Huy, Công ty Đ cũng không đồng ý về việc xử lý tài sản của Công ty A nên Công ty A không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Hợp đồng số 06 bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, không làm phát sinh trách nhiệm bồi thường bởi lỗi chủ yếu thuộc Công ty An Huy. Vì vậy, không có căn cứ chấp nhận các yêu cầu phản tố trên của bị đơn.

* Đối với quyết định bản án sơ thẩm tuyên buộc Công ty A hoàn trả lại cho Công ty Lâm Nông lâm Nghiệp toàn bộ hàng hóa (bằng hiện vật) được xác định qua kiểm kê theo Biên bản xem xét hiện trạng ngày 27/01/2021 của Tòa án cấp sơ thẩm và giành quyền khởi kiện cho Công ty A đối với Công ty L bằng một vụ án khác để giải quyết thiệt hại khi giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu do không có kháng cáo nên Tòa án cấp phúc thẩm không xem xét, giải quyết.

Tại phiên tòa phúc thẩm, luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Công ty A đề nghị xem xét trách nhiệm bồi thường của Công ty L (Chủ đầu tư) khi hợp đồng số 06 bị vô hiệu nhưng yêu cầu này chỉ phát sinh tại cấp phúc thẩm và chưa được Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết nên không thuộc phạm vi xét xử của HĐXX phúc thẩm.

Quan điềm của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phù hợp với nhận định của HĐXX nên được chấp nhận.

Từ những nhận định trên

QUYẾT ĐỊNH

Áp dụng khoản 2 Điều 308 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Sửa bản án kinh doanh thương mại số 10/2022/KDTM-ST ngày 13/9/2022 của Tòa án nhân dân quận H, thành phố Hà Nội.

Xử:

[1]. Đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đ đối với Công ty TNHH T về việc yêu cầu bồi thường các khoản lãi phát sinh trên giá trị tiền đặt cọc và tiền thuê nhà đã thanh toán cho Công ty TNHH thương mại An và Huy; Tiền lãi phát sinh trên giá trị hàng hóa nhập khẩu Công ty TNHH T đang chiếm giữ; Yêu cầu bồi thường thiệt hại không khai thác, hoạt động kinh doanh và yêu cầu bồi thường thiệt hại do Công ty TNHH T chiếm giữ trái phép tài sản hàng hóa.

- Đình chỉ giải quyết một phần yêu cầu phản tố của Công ty TNHH T đối với Công ty TNHH Đ về việc phải thanh toán tiền nước sạch và phí dịch vụ quản lý Tòa nhà.

[2]. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty TNHH Đ.

Tuyên bố: Hợp đồng thuê nhà số 06.2017/HĐKT ngày 29/5/2017 giữa Công ty TNHH Đ và Công ty TNHH T vô hiệu.

- Công ty TNHH T phải hoàn trả lại cho Công ty TNHH Đ số tiền đã đặt cọc là 300.432.000 đồng.

- Công ty TNHH T hoàn trả lại cho Công ty TNHH Đ số tiền thuê nhà đã trả 1.215.893.991đ, đối trừ khoản tiền đã cải tạo nội thất 66.429.613đ. Công ty A còn phải thanh toán trả Công ty Đ là 1.149.464.378 đồng.

- Công ty TNHH T phải trả lại Công ty TNHH Đ toàn bộ hàng hóa (bằng hiện vật) được xác định qua kiểm kê theo Biên bản xem xét thẩm định ngày 27/01/2021 của Tòa án nhân dân quận H.

[3]. Không chấp nhận yêu cầu phản tố của Công ty TNHH T đối với Công ty TNHH Đ về việc buộc Công ty TNHH Đ phải thanh toán cho Công ty TNHH T tiền nhà sử dụng từ ngày 15/4/2018 đến 28/4/2018.

[4]. Không chấp nhận các yêu cầu phản tố của Công ty TNHH T về việc buộc Công ty TNHH Đ phải thanh toán tiền lãi chậm trả cộng dồn: 26.443.841đồng; Tiền phạt vi phạm Hợp đồng (03 tháng tiền thuê nhà): 451.638.000đồng; Chi phí lập vi bằng niêm phong mặt bằng: 3.350.000đồng; Chi phí lập vi bằng kiểm đếm tài sản: 7.645.000đồng; Chi phí lập vi bằng dịch chuyển tài sản và kiểm đếm tài sản lưu kho: 7.186.000đồng; Chi phí vận chuyển tài sản đi lưu kho: 19.190.00đồng; Chi phí vật tư bảo quản tài sản: 23.000.000đồng; Chi phí thuê bảo vệ trông coi 10 tháng: 20.000.000đồng; Chi phí lưu kho tài sản từ ngày 28/02/2019 đến ngày xét xử sơ thẩm: 296.100.000đồng; Tiền thiệt hại do không khai thác được mặt bằng (50,5 tháng): 7.575.000.000đồng.

[5]. Giành quyền khởi kiện cho Công ty TNHH T đối với Công ty TNHH L về những thiệt hại khi giải quyết hậu quả của Hợp đồng thuê nhà số 06.2017/HĐKT ngày 29/5/2017 vô hiệu bằng một vụ án kinh doanh thương mại khác khi có yêu cầu, thời hiệu khởi kiện phù hợp với quy định của pháp luật.

[6].Về án phí:

- Công ty TNHH Đ phải chịu 3.321.000đ án phí KDTM sơ thẩm, Công ty đã nộp tạm ứng 55.678.519đ theo các biên lai số 4722 ngày 08/01/2019 và 50619 ngày 04/10/2022 nay được hoàn trả 51.678.519đ; Công ty TNHH T phải chịu 117.949.000đ án phí KDTM ST và 2.000.000đ án phí KDTMPT, Công ty đã nộp tạm ứng 38.000.000đ theo các Biên lai tạm ứng số 4035 ngày 12/4/2019 và 050591 ngày 27/9/2022 tại Chi cục thi hành án dân sự quận H, thành phố Hà Nội nay được trừ vào số tiền án phí phải nộp.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án....

 

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ khai thác cát Cần giờ- Tiền Giang, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng... .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006