Luật Sư Chuyên Hình Sự

Luật sư tư vấn lừa đảo

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Câu 1: Thưa anh/chị, thời gian gần đây các vụ việc lừa đảo thông qua mã OTP đang ngày càng tinh vi với số lượng tăng đáng kể. Xin cho em hỏi anh/chị đánh giá thế nào về sự việc trên?

Thời gian qua, không ít người dân đã bị lừa đảo bởi tội phạm công nghệ cao thông qua nhiều thủ đoạn tinh vi. Để ngăn chặn tình trạng này, lực lượng chức năng đã và đang đẩy mạnh công tác đấu tranh. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mỗi người dân cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác, thận trọng, tránh bị “sập bẫy” của kẻ xấu.

Lừa đảo công nghệ cao là thủ đoạn lợi dụng công nghệ kỹ thuật cao để thực hiện hành vi lừa đảo. Tội phạm sử dụng công nghệ cao thực hiện bằng hình thức cố ý sử dụng tri thức, kỹ năng, công cụ, phương tiện công nghệ thông tin ở trình độ cao tác động trái pháp luật đến thông tin số được lưu trữ, xử lý, truyền tải trong hệ thống máy tính, xâm phạm đến trật tự an toàn thông tin, gây tổn hại lợi ích của Nhà nước, quyền và các lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Với phương thức lừa đảo trên, tội phạm thực hiện hành vi lừa đảo nhanh chóng và khi bị phát hiện thì ít để lại dấu vết. Điểm chung của hầu hết các vụ việc lừa đảo bằng công nghệ cao là các đối tượng thu thập được thông tin cá nhân của nạn nhân như tên tuổi, ngày sinh, số căn cước, thông tin tài khoản ngân hàng...

Các thông tin này do nạn nhân sơ ý để lộ hoặc các đối tượng tự thu thập được. Sau khi lấy được thông tin cá nhân, các đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh cơ quan, tổ chức liên hệ với chủ thể của thông tin đó đề nghị chuyển tiền. Mặt khác, các đối tượng có thể sử dụng thông tin cá nhân của người khác để thực hiện các khoản vay với số tiền lớn và người phải trả là người đã bị lộ thông tin cá nhân đó. Một thủ đoạn nữa là tạo ra các đường link có chứa mã độc và gửi nó cho người khác. Khi người nhận được đường link này ấn truy cập thì sẽ bị các đối tượng đọc được mã OTP trong giao dịch qua tài khoản ngân hàng và qua đó chiếm đoạt tiền trong tài khoản. Ngoài ra, các đối tượng còn làm giả trang web của cơ quan, tổ chức, làm giả các sàn giao dịch điện tử cũng với mục đích chiếm đoạt tài sản.

Một hình thức khác, đối tượng lừa đảo chuyển một khoản tiền nhỏ vào tài khoản của khách hàng, sau đó mạo danh ngân hàng gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn (hiển thị thương hiệu ngân hàng) cho khách hàng thông báo giao dịch chuyển tiền bị treo và yêu cầu khách hàng truy cập vào đường link trong tin nhắn để tra soát giao dịch, xác nhận thông tin, mở khóa lệnh chuyển tiền... Với thủ đoạn này, tội phạm lừa đảo khách hàng cung cấp các thông tin bảo mật của dịch vụ ngân hàng điện tử như tên truy cập, mật khẩu, OTP. Sau đó, chúng chiếm quyền kiểm soát tài khoản của khách hàng. Ngoài ra, các đối tượng lừa đảo còn lập website mạo danh ngân hàng để tiếp nhận và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nhằm thu thập thông tin cá nhân, lịch sử các giao dịch và tài khoản ngân hàng. 

Câu 2: Thưa anh/chị, các đối tượng lửa đảo qua mạng như trên có được kết vào tội danh lừa đảo và chiếm đoạt tài sản hay không?

Dưới góc nhìn pháp lý, hành vi lừa đảo qua mạng được coi là một hành vi dùng thủ đoạn gian dối để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác. Cụ thể, đối tượng có thể dùng thủ đoạn gian dối như: đưa ra thông tin giả. Từ đó, làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Với trường hợp lừa đảo qua mạng, thủ đoạn gian dối thường là những hành vi được đề cập ở trên để nhằm mục đích khiến người bị lừa tin tưởng và giao tài sản cho người lừa đảo. Vì vậy, hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản nói chung; và hành vi lừa đảo qua mạng nói riêng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trên thực tế hiện nay, việc điều tra, xử lý các vụ lừa đảo qua mạng hiện gặp rất nhiều khó khăn do đối tượng hoạt động tinh vi, lợi dụng khoa học kỹ thuật để thực hiện hành vi phạm tội, phần lớn máy chủ thực hiện lừa đảo đều đặt ở nước ngoài. Trong khi đó, bị hại thường trình báo công an rất trễ. Ngoài ra, ở nhiều địa phương, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật của cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ. Do đó, chúng ta cũng cần có sự đầu tư về nhân lực cũng như trang thiết bị hiện đại để chủ động triệt phá những vụ vi phạm ngay từ khi chúng mới manh nha.

Câu 3: Thưa anh/chị, xin cho em hỏi những đối tượng thực hiện hành vi lửa đảo qua mạng sẽ bị xử lý thế nào? Hình phạt cao nhất mà những đối tượng này phải chịu là gì?

Tội lừa đảo qua mạng được quy về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Khoản 1:

“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

Khoản 2:

Phạm tội lừa đảo thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

Khoản 3:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Khoản 4:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Do đó, đối với hành vi lợi dụng không gian mạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 với mức hình phạt lên đến 20 năm tù. ..

LS TRẦN MINH HÙNG

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ khai thác cát Cần giờ- Tiền Giang, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng... .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

 

 

Khi nào phạm tội giết người? án lệ thế nào?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Án lệ số 47/2021/AL về việc xác định tội danh trong trường hợp bị cáo dùng hung khí nguy hiểm đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể bị hại

Án lệ số 47/2021/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 25/11/2021 và được công bố theo Quyết định số 594/QĐ-CA ngày 31/12/2021 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Quyết định giám đốc thẩm số 15/2020/HS-GĐT ngày 07/8/2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về vụ án “Giết người đối với bị cáo Nguyễn Đình Đ.

Vị trí nội dung án lệ:

Đoạn 2 phần “Nhận định của Tòa án”.

Khái quát nội dung án lệ:

- Tình huống án lệ:

Bị cáo dùng dao là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng của bị hại là vùng trọng yếu của cơ thể con người. Bị hại không chết là ngoài ý muốn chủ quan của bị cáo.

- Giải pháp pháp lý:

Trường hợp này, Tòa án phải xác định bị cáo chịu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người”.

Quy định của pháp luật liên quan đến án lệ:

- Điều 18; điểm a, n khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với Điều 15; điểm a, n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015).

Từ khoá của án lệ:

“Dùng dao đâm”; “Hung khí nguy hiểm”; “Vùng bụng”; “Vùng trọng yếu của cơ thể”; “Giết người”.

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Khoảng 19 giờ ngày 09/12/2013, Nguyễn Đình Đ đến nhà anh Hà Đăng H tại thôn L, xã T, huyện C, thành phố Hà Nội ăn cơm, uống rượu cùng một số người khác trong đó có Đặng Hùng T và Phùng Xuân S. Trong lúc ăn uống, S và T có lời qua tiếng lại với nhau, S gọi T ra ngoài sân và tát T, T xin lỗi rồi cả hai quay vào tiếp tục uống rượu. Khoảng 10 phút sau, Đ đi ra ngoài thì S và T cũng đi theo ra bờ đê, S tát T một cái làm T ngã xuống đất. Đ thấy thế chạy đến hỏi T có sao không thì T khóc và nói: “Bố mẹ em không đánh em mà nó đánh em. Em giết nó”. T chạy tìm đồ vật đánh S. Đ chạy theo ôm T và nói: “Em đã say chưa? Có nhận ra anh không?”, T trả lời: “Có anh Hai ạ”. Lúc này, các anh Cao Văn C và Dương Văn T1 đi xe máy đến, anh T1 dừng xe lấy thuốc lá ra hút, anh C nói với S: “Nó là cháu tao đấy, mày đánh nó tao còn chưa nói đâu”. Đ can ngăn, đẩy T và S vào trong nhà anh H.

Đ thấy anh C nói với S như vậy nên bực tức vào trong sân nhà anh H lấy một con dao nhọn rồi đi ra bờ đê chỗ anh C và anh T1 đang đứng. Đ nói: “Các ông thích đánh nhau lắm à mà đổ thêm dầu vào lửa”, C nói: “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy. Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”. Đ cầm dao chỉ vào mặt anh C nói: “Mày thích đánh nhau à?” rồi đâm một nhát vào bụng anh C. Anh C bỏ chạy, Đ quay lại túm cổ áo anh T1 và đâm một nhát vào người anh T1. Anh T1 bỏ chạy, Đ và S đuổi theo sau. Đ đuổi kịp, dùng tay túm cổ áo anh T1, S dùng tay tát vào đầu, mặt anh T1, dùng chân đá vào người anh T1. Đ cầm dao đâm nhiều nhát vào người anh T1 làm anh T1 ngã sấp xuống đất. Đ dùng dao đâm tiếp 03 nhát vào người anh T1 làm anh T1 gục hẳn, khi thấy anh T1 nằm bất tỉnh, Đ và S bỏ chạy.

Anh Cao Văn C bỏ chạy được một đoạn thì vào nhà anh H lấy một chiếc cuốc quay lại thì gặp S. Anh C giơ cán cuốc định đánh thì S bỏ chạy vào nhà anh H thông báo việc đánh nhau. Anh C chạy tiếp thì gặp Đ đang cầm dao, anh C giơ cán cuốc lên vụt một cái, Đ giơ tay lên đỡ thì bị trúng vào đầu và tay trái. Đ bỏ chạy về nhà anh H lấy xe máy đi về. Trên đường đi, Đ vứt con dao xuống mương nước. Mọi người đưa anh T1 và anh C đi cấp cứu nhưng anh T1 đã tử vong. Ngày 10/12/2013, Đ ra đầu thú tại Công an huyện C.

Tại Bản kết luận giám định pháp y tử thi số 8251/PC54 (PY) ngày 31/12/2013, Phòng kỹ thuật hình sự Công an thành phố Hà Nội kết luận: nguyên nhân chết của anh Dương Văn T1 là sốc do mất máu cấp và suy hô hấp cấp.

Tại Bản kết luận giám định pháp y thương tích số 203/TTPY ngày 06/5/2014 của Trung tâm pháp y Sở Y tế Hà Nội kết luận thương tích của anh Cao Văn C tại thời điểm giám định: sẹo vết thương phần mềm, gãy xương sườn X bên trái, không gây tràn dịch, tràn khí màng phổi; nhiều khả năng các thương tích do vật sắc gây nên; tỷ lệ tổn hại sức khỏe là 05%.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2015/HSST ngày 05/02/2015, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội áp dụng các điểm a và n khoản 1 Điều 93; điểm p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Đình Đ tử hình về tội “Giết người”.

Ngày 10/02/2015, Nguyễn Đình Đ kháng cáo xin giảm hình phạt.

Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội không chấp nhận kháng cáo của Nguyễn Đình Đ, áp dụng các điểm a và n khoản 1 Điều 93; các điểm b và p khoản 1, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt Nguyễn Đình Đ tử hình về tội “Giết người”.

Tại Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 16/QĐ-VKSTC ngày 29/11/2019, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định kháng nghị Bản án hình sự sơ thẩm số 47/2015/HSST ngày 05/02/2015 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đối với Nguyễn Đình Đ; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy một phần Bản án hình sự sơ thẩm và Bản án hình sự phúc thẩm nêu trên về phần tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình Đ để điều tra lại.

Tại phiên tòa giám đốc thẩm, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1] Về hành vi của Nguyễn Đình Đ đối với anh Cao Văn C:

[2] Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy. Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C làm anh C bỏ chạy. Như vậy, chỉ vì lời nói của anh C có tính chất thách thức, kích động mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người. Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05% và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ. Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn đồ.

[3] Hành vi của Nguyễn Đình Đ đối với anh Dương Văn T1:

[4] Anh Dương Văn T1 là người đi cùng với anh Cao Văn C. Anh T1 không có mâu thuẫn từ trước với Nguyễn Đình Đ, ở thời điểm xảy ra vụ án, anh T1 cũng không có lời lẽ thách thức hay hành vi tấn công đối với Đ, nhưng sau khi đâm anh Cảnh, anh Cảnh bỏ chạy, Đ quay lại túm cổ áo anh T1 và cầm dao đâm anh T1, anh T1 bỏ chạy, Đ đuổi theo cầm dao đâm nhiều nhát vào người anh T1 làm anh T1 bị ngã sấp xuống đất, Đ tiếp tục dùng dao đâm 03 nhát vào lưng anh T1 đến khi anh T1 bất tỉnh. Hậu quả anh T1 bị chết do sốc mất máu cấp và suy hô hấp cấp. Hành vi giết người của Đ đối với anh T1 là thuộc trường hợp phạm tội có tính chất côn đồ.

[5] Như đã phân tích ở trên, dù không có mâu thuẫn từ trước, nhưng cùng một lúc Đ đã dùng dao đâm vào vùng trọng yếu của 02 người bị hại, làm 01 người bị chết, 01 người bị thương. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Nguyễn Đình Đ về “Tội giết người” theo quy định tại điểm a (giết nhiều người) và điểm n (có tính chất côn đồ) khoản 1 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 1999 là có căn cứ.

[6] Mặc dù, quá trình giải quyết vụ án, Nguyễn Đình Đ đã thành khẩn khai báo, tích cực bồi thường cho gia đình người bị hại, nhưng hành vi phạm tội của Đ là đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện sự côn đồ, hung hãn, quyết liệt, coi thường tính mạng người khác, nên Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm xử phạt Nguyễn Đình Đ tử hình về tội “Giết người” là đúng pháp luật.

Vì các lẽ trên,

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 4 Điều 382, khoản 1 Điều 388, Điều 389 Bộ luật Tố tụng hình sự:

1. Không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Giữ nguyên Bản án hình sự phúc thẩm số 01/2016/HSPT ngày 06/01/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội về tội danh và hình phạt đối với Nguyễn Đình Đ.

NỘI DUNG ÁN LỆ

“[2] Mặc dù giữa Nguyễn Đình Đ và anh Cao Văn C không có mâu thuẫn trước đó, nhưng từ lời nói của anh C “Tao thích đánh nhau, thích đổ thêm dầu vào lửa đấy. Mày là thằng nào mà đến đây hổ báo”, Đ cầm dao (loại dao dùng làm hàng mây tre đan, chuôi gỗ dài 11 cm, lưỡi bằng sắt dài 13,5cm, đầu mũi dao nhọn hơi cong, bản dao nơi rộng nhất 2,5cm) chỉ vào mặt anh C nói “Mày thích đánh nhau à” rồi dùng dao đâm một nhát vào bụng anh C làm anh C bỏ chạy. Như vậy, chỉ vì lời nói của anh C có tính chất thách thức, kích động mà Đ đã dùng dao nhọn là hung khí nguy hiểm đâm vào vùng bụng (mạn sườn bên trái) của anh C là vùng trọng yếu trên cơ thể con người. Theo kết luận giám định thì anh C bị thương tích 05%, và đây là thương tích ở thời điểm giám định (sau gần 05 tháng vụ án xảy ra), không phải thương tích ở thời điểm xảy ra vụ án, nên không phản ánh đúng thương tích của anh C và tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Việc anh C không chết là ngoài ý muốn chủ quan của Đ. Do đó, hành vi nêu trên của Đ đủ yếu tố cấu thành tội “Giết người”, thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt và có tính chất côn. đồ.”

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang, Đài Bình Dương... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Bào chữa chủ tịch Huyện Đông Hòa, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái, bào chữa vụ án cựu Cảnh sát Buôn Lậu và các bị cáo kiên quan, bào chữa vụ khai thác cát Cần giờ- Tiền Giang, bào chữa vụ chiếm đoạt tiền công nghệ của nước Úc của bị can về công nghệ, bào chữa vụ Mua bán khẩu trang mùa covid, bào chữa nhiều vụ án ma túy, bào chữa vụ lợi dụng chức vụ quyền hạn của tổ chức tín dụng... .… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006

 

Văn phòng luật sư giỏi về hình sự tại tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Uống rượu bia gây tai nạn giao thông: Pháp luật hình sự xử lý thế nào?

 

Pháp luật hình sự xử lý thế nào về hành vi gây tai nạn giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn?

 

Uống rượu bia gây tai nạn giao thông: Pháp luật hình sự xử lý thế nào?

Hiện nay, tình trạng điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say xỉn đang thực sự là một vấn nạn nhức nhối và phổ biến trong xã hội và hầu như chưa có phương án giải quyết để giảm bớt các vụ tai nạn giao thông phát xuất từ nguyên nhân này.

Tuy nhiên, biện pháp xử phạt thật nặng theo quy định trong Bộ luật Hình sự đối với người uống rượu bia mà vẫn tham gia điều khiển phương tiện giao thông và gây tai nạn nghiêm trọng thực sự là một biện pháp đáng xem xét và có khả thi trên thực tế.

Theo đó, hành vi uống rượu bia và vẫn lái xe là một hành vi cố ý khinh thường mạng sống của chính mình và người khác, khi xảy ra hậu quả làm chết người thì không khác gì một hành vi giết người với lỗi cố ý.

Một ví dụ điển hình cho vấn đề này đó là hồi tháng 4/2019, chính phủ Thái Lan đã yêu cầu buộc tội giết người đối với những người say rượu lái xe gây tại nạn chết người trong dịp lễ năm mới Songkhran.

Đối chiếu với quy định hiện tại trongBLHS 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017, người có hành vi gây tai nạn giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Cụ thể, người gây tai nạn sẽ bị xử phạt theo điểm b, khoản 2 Điều 260BLHS 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017.

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

Theo quy định trên, người tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây ra thiệt hại: làm chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt cao nhất chỉ là 10 năm tù.

Theo đó, mức xử phạt như vậy khi đối chiếu với tính chất nguy hiểm của hành vi say rượu mà vẫn cố tình lái xe và gây hậu quả làm chết người là quá nhẹ và chưa hề có tác dụng răn đe và phòng, chống đối với loại hành vi này.

Theo Luật sư Nguyễn Thành Trung, đối với tình tiết “trong tình trạng có sử dụng rượu bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định” nên được xem xét sửa đổi để định khung hình phạt tại khoản 3 của điều luật này, với mức án cao nhất là 15 năm tù hoặc thậm chí nên quy định tại khoản 4 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân nếu uống rượu bia gây tai nạn làm chết từ 03 người trở lên.

Đồng thời, khi phân tích quy định tại điểm b, khoản 2BLHS 2015,sửa đổi bổ sung năm 2017như trên, ta thấy Pháp luật hình sự hiện hành vẫn chưa thống nhất quy định khi đối chiếu với những văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thể, theoLuật Phòng chống tác hại rượu, bia năm 2019quy định tại khoản 6, Điều 5: “cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Đồng thời theoNghị định 100/2019/NĐ-CPquy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt vàNghị định 123/2021/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều củaNghị định 100/2019/NĐ-CPthì chỉ cần trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn thì đối tượng vi phạm sẽ bị áp dụng các mức phạt tiền khác nhau tùy theo loại xe đã điều khiển khi tham gia giao thông đường bộ, kể cả xe đạp.

Theo đó, Bộ luật hình sự nên được sửa đổi, bổ sung kịp thời theo chiều hướng rằng đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn và gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị áp dụng theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 260Bộ luật hình sự, chứ không cần phải có tình tiết “nồng độ cồn vượt quá mức quy định” như hiện hành.

Đồng thời, nên tăng mức hình phạt quy định đối với hành vi này, việc phạt thật nặng các lái xe say xỉn mà vẫn lái xe hoàn toàn là một biện pháp có khả thi trên thực tế để phòng, chống và giảm bớt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng phát xuất từ nguyên nhân này.....

 

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

                   Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ Tâm của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài truyền hình, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Truyền hình SCTV, THĐN, Truyền hình Quốc Hội VN, Truyền hình Công an ANTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài phát thanh kiên giang... và các hãng báo chí trên cả nước, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định với Đại học cảnh sát, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...là luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ Ngân hàng Navibank, Huyền Như, Viettinbank, các vụ Giết Người do mâu thuẫn hát karaoke tại Bình Chánh, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành- Dầu Dây, Bào chữa bị cáo Huân không đeo khẩu trang mùa Covit, Vụ Nữ sinh Tân Bình bị cắt tai, bảo vệ cho MC Trấn Thành, Bào chữa, bảo vệ vụ "Bác sĩ khoa rút ống thở", Bảo vệ cho người cho thuê nhà vụ Công ty Thế giới Di Động không trả tiền thuê nhà mùa dịch covid, Tư vấn cho nghệ sĩ Thương Tín, bảo vệ vụ đổ xăng đốt 10 người tại TPHCM, Bào chữa chủ tịch huyện Đông Hòa, Phú Yên, các vụ Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, cưỡng đoạt, cướp, gây thương tích, tham ô, mua bán ma túy, cố ý làm trái.… và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi..…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Trân trọng cảm ơn.

ĐOÀN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VPLS GIA ĐÌNH (Luật sư Thành Phố)

Trụ sở: 402A Nguyễn Văn Luông, P.12, Q.6, Tp.HCM (Bên cạnh Công chứng số 7)
5/1 Nguyễn Du, Biên Hòa, Đồng Nai (đối diện tòa án Biên Hòa)
64 Võ Thị Sáu, Tân Định, quận 1, TPHCM
Điện thoại: 028-38779958; Fax: 08-38779958
Luật sư Trần Minh Hùng: 0972 238006
 


 

Tội phạm được xác định như thế nào khi áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Tội phạm được xác định như thế nào khi áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

LÊ NGỌC NAM (Tòa án quân sự Khu vực Quân khu 4)- Một người thực hiện hành vi phạm tội sau một thời gian nhất định tùy thuộc và tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, Nhà nước thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc xử lý bằng biện pháp hình sự là không cần thiết.

21 tháng 12 năm 2022 13:30 GMT+7   0 Bình luận
 

1. Quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 27 BLHS, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

2. Nhiều quan điểm khác nhau

Việc xác định loại tội phạm để áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ cần căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 9 BLHS. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến chế định này. Cụ thể như sau:

a) Quá trình điều tra, truy tố, xét xử có được tính vào thời hạn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Về vấn đề này hiện nay còn đang tồn tại hai quan điểm khác nhau:

Quan điểm thứ nhất: Quá trình điều tra, truy tố, xét xử không được tính vào thời hạn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Do thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng đối với người phạm tội nên sau khi có quyết định khởi tố bị can, vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì xác định là đang trong quá trình hoạt động tố tụng đối với vụ án và không được tính vào thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự (bao gồm cả trường hợp vụ án bị hủy đi hủy lại nhiều lần để xét xử lại hoặc để điều tra lại hoặc trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều lần...).[1]

Quan điểm thứ hai:Quá trình điều tra, truy tố, xét xử được tính vào thời hạn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là một người thực hiện hành vi phạm tội sau một thời gian nhất định thì tùy thuộc vào tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà nhận thấy việc xử lý hình sự đối với họ sẽ không cần thiết nữa. Có nghĩa là sau thời hạn này người này không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình.

Ví dụ: Theo phân tích ở trên thì đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì sau thời gian 05 năm sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tức là, nếu quá trình điều tra, truy tố, xét xử vượt quá thời hạn 05 năm này thì việc xử lý hình sự với tội phạm này sẽ không còn cần thiết nữa. Tương tự như vậy đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

b) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự áp dụng như thế nào trong vụ án có đồng phạm bỏ trốn?

Trên thực tế có nhiều vụ án có nhiều người tham gia, trong đó có một số người bị bắt ngay, có một số người bỏ trốn cơ quan điều tra phải ra lệnh truy nã, hơn nữa hành vi phạm tội của những người này không thể tách ra để xử lý riêng nên phải tạm đình chỉ điều tra vụ án để đợi bắt người bỏ trốn. Vậy trong trường hợp này, những người không bỏ trốn có được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong thời gian người kia bỏ trốn hay không?

Hiện nay vấn đề này đang còn tồn tại hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất:Những bị can bị bắt phải chịu thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo bị can bỏ trốn.

Theo quan điểm này thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của những bị can bị bắt phải căn cứ vào thời hiệu của bị can đang bị truy nã. Tức là thời hiệu truy cứu những bị can này sẽ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 27 BLHS: “Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã ra quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ”.

Quan điểm thứ hai:Những bị can bị bắt được hưởng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cá nhân của mình.

Tuy đây là vụ án có đồng phạm nhưng pháp luật hình sự ở nước ta có nguyên tắc cơ bản là cá thể hóa trách nhiệm hình sự. Đặc biệt, trong vụ án có đồng phạm thì nguyên tắc này càng được thể hiện rõ hơn. Trong một vụ án có nhiều người tham gia thì trách nhiệm hình sự bao giờ cũng là trách nhiệm của cá nhân. Trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với một người không trốn tránh và không có lệnh truy nã thì hết thời hiệu đó không được truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ nữa.

c) Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định theo tội danh của Cơ quan Điều tra khởi tố hay tội danh của Tòa án tuyên?

Một người phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà mình thực hiện. Pháp luật nước ta quy định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Như vậy, một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Từ đó, có thế hiểu tội phạm được áp dụng để xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là tội phạm mà Tòa án tuyên trong bản án có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn quan điểm cho rằng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được xác định theo tội danh mà Cơ quan Điều tra hình sự khởi tố.

Trên đây là nội dung trao đổi của tác giả về các vấn đề liên quan đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Mong quý bạn đọc cùng thảo luận!

Bài bào chữa ls Trần Minh Hùng về tội mua bán ma túy

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

ĐOÀN LUẬT SƯ TP.HCM

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ GIA ĐÌNH

ĐT: 028.38779958

                         CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Văn phòng luật sư Gia Đình là một hãng luật được quyền cung cấp dịch vụ pháp lý là luật sư tư vấn pháp luật thường xuyên trên Đài Truyền hình HTV7, HTV9, Đài truyền hình Vĩnh Long, Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình cáp VTC, Truyền hình Cần Thơ, Đài VOV Giao Thông, SCTV, Truyền hình Công an ANTV, Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Báo Pháp luật TPHCM, Báo công an nhân dân, Báo Công an nhân dân, Thanh Niên, Báo pháp luật… và nhiều hãng báo chí khác... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Là Luật sư  bào chữa, tư vấn, bảo vệ cho nhiều vụ án trên mọi lĩnh vực…

             BÀI BÀO CHỮA CỦA LS TRẦN MINH HÙNG – TRƯỞNG VPLS GIA ĐÌNH CHO BỊ CÁO NGUYỄN THANH DƯƠNG BỊ TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH XÉT XỬ VỀ TỘI MUA BÁN TRÁI PHÉP CHẤT MA TÚY VỚI HÌNH PHẠT TỬ HÌNH.

 

Chứng cứ buộc tội yếu:

Bản án sơ thẩm số 60/2020/HSST ngày 28/12/2020 kết tội Dương chủ yếu dựa trên lời Khai của Bách để tiến hành khám xét và bắt Dương, Đức, Hải. Tòa án cấp sơ thẩm sơ thẩm không xem xét toàn diện các lời khai của các bị cáo, các chứng cứ cũng như lời bào chữa của các luật sư cho bị cáo.

Tòa sơ thẩm dựa trên Zalo Hoàng Thu để quy kết Dương câu kết mua ma túy từ Hoàng Thu gần 05kg methamphetamine và gần 1kg ketamine là chưa có căn cứ buộc tội. Bởi cơ quan điều tra cho đến lúc này chưa làm rõ được Hoàng Thu là ai, đối tượng Hoàng Thu có có thật hay không vẫn chưa làm rõ, đối tượng này hiện nay ở đâu, quốc tịch ở đâu cũng chưa xác minh làm rõ. Nếu chỉ dựa trên tin nhắn zalo để quy kết là không có căn cứ. Bởi tài khoản zalo là tài khoản miễn phí, ai cũng có thể mở được và thậm chí đó là 1 tài khoản ảo không phải là 1 chủ thể, 1 con người nhất định. 1 người có thể mở nhiều tài khoản zalo, thậm chí Dương cũng có thể mở tài khoản zalo Hoàng Thu. Làm sao có thể xác định tài khoản zalo tên Hoàng thu là của Hoang Thu và cua 1 người bên Camphuchia. Việc dựa vào zalo kết tội Dương mua ma túy với đối tượng Hoang Thu là rất mơ hồ, không có cơ sở pháp lý và chứng cứ này không đủ căn cứ để buộc tội Dương mua ma túy. Zalo là chứng cứ điện tử nhưng chưa được cơ quan điều tra thu thập và chưa được giám định theo đúng điều 99, điều 107 Bộ luật TTHS.

Trong tin nhắn Zalo Hoang Thu mà cơ quan điều tra thu thập được thì không có bất kỳ tin nhắn nào Hoang Thu hay Zalo Dương có trao đổi mua gần 5 kg ma túy methamphetamine và gần 1 kh kethamine, không có từ nào nói đến ma túy hay methamphetamine và kethamine, không có từ nào trao đổi mua giá ma túy bao nhiêu tiền, nhờ ai vận chuyển, bao nhiêu ký….trong các tin nhắn này thì Dương lúc thừa nhận lúc không thừa nhận mình mua bán ma túy nên cơ sở buộc tội còn chưa có căn cứ.

Theo bút lục số 286 nội dung tin nhắn zalo không có nội dung nào là đề cập mua bán ma túy, số tiền mua bao nhiêu, ai mua, ai bán, số lượng…hoàn toàn không đề cập. Tại sao trên dữ liệu zalo này Dương ký nhận là tin nhắn Dương nhưng lúc Dương không thừa nhận. Liệu Dương có bị ép cung cung không? Tại sao chưa xác minh Hoang Thu là ai mà Dương đã ký xác nhận là zalo Dương thì liệu có khách quan và đúng luật khi thu thập chứng cứ là file điện tử theo quy định pháp luật không?

Cơ quan tố tụng đã thu thập chứng cứ là file điện tử chưa đúng theo điều 99, 107, 192, 196,199 bộ luật tố tụng hình sự. Tôi cho rằng zalo mà cơ quan điều tra chụp màn hình điện thoại không phải là file điện tử gốc để thu thập dùng làm chứng cứ theo điều 99, điều 107 bộ luật tố tụng hình sự và theo điều 86, điều 87 Bộ luật TTHS để chứng minh hành vi phạm tội, chưa đủ dữ liệu chứng minh. Chứng cứ là file điện tử thì phải là file gốc, được niêm phong theo quy định, theo quy định khi mở và đóng niêm phong điện thoại và kiểm tra điện thoại, zalo Dương phải được kiểm tra trên file gốc và có xác nhận, chữ ký của Dương khi kiểm tra zalo, điện thoại Dương chứ không thể chụp màn hình rồi yêu cầu Dương ký vào là không đúng pháp luật.

Cần phải điều tra bổ sung và thu thập bản gốc file fle điện tử gốc là điện thoại Dương và Zalo Dương theo đúng pháp luật.

Do vậy tôi yêu cầu phải giám định file điện tử là zalo mà cơ quan tố tụng cho là của Dương. Căn cứ điều 61 BLTTHS bị cáo có quyền yêu cầu giám định, có quyền Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá. Những vấn đề này tòa cấp sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu của bị cáo là chưa đúng pháp luật.

Theo công văn số 187 (BL 149) CQCSĐT Công an Tây Ninh yêu cầu sở thông tin truyền thông và chức năng xác minh zalo Hoang Thu qua số điện thoại và địa chỉ nhưng công ty CP VNG đã gửi công văn số 376 ngày 29/7/2020 trả lời là không đủ dữ liệu và không lưu thông tin để có thể xác minh zalo Hoang Thu được. Do vậy, càng không có căn cứ Hoang Thu là ai và không có căn cứ Dương mua ma túy Hoang Thu có thật không? Cơ quan điều tra cần làm rõ Hoang Thu là ai mới có căn cứ vững chắc kết tội Dương. Cơ quan điều tra cũng dựa vào tin nhắn zalo với Hoang Thu để cho rằng Dương liên hệ Bách chở khách vận chuyển ma túy là chưa có căn cứ.

Trong vụ án này Dương không bị bắt quả tang mua bán trái phép chất ma túy, Dương chưa trực tiếp cầm ma túy sai lại bị kết tội mua bán chất ma túy với khung hình phạt tử hình là chưa bảo đảm đúng pháp luật, chưa trực tiếp cầm balo chứa đựng ma túy, Dương không thuộc trường hợp bắt khẩn cấp, vì không phải truy xét tội phạm nên việc kết tội Dương là chưa có cơ sở. Vụ án này không phải là án truy xét, Duy mới là người bị bắt quả tang nên không thể dựa vào lời khai Duy là Cường nhờ vận chuyển và dựa vào lời khai Bách để truy tố Dương là chưa thuyết phục. Theo cáo trạng và kết luận điều tra và theo hồ sơ vụ án thì Dương chưa nhận ma túy, chưa cầm ma túy mà chỉ mới ra tới cổng thì bị cơ quan công an bắt và giữ người khẩn cấp. Theo hồ sơ thì Dương chỉ bị bắt khẩn cấp sau khi Duy bị bắt.

Như vậy, chưa thể kết tội Dương mua bán ma túy khi ma túy đã bị bắt trước đó

Như vậy, Dương không phải bị bắt quả tang về hành vi mua bán ma túy, đối chiếu với các chứng cứ trong hồ sơ thì chứng cứ rất yếu, chủ yếu lời khai nên tôi cho là chưa có cơ sở vững chắc kết tội bị cáo.

Theo quy định tại điều 14 Bộ luật hình sự quy định về “chuẩn bị phạm tội” thì nếu có chăng hành vi của Dương cũng chỉ mời trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Và theo điều 14 BLHS thì trong trường hợp này Dương không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu cho rằng Dương phạm tội thì trường hợp này cũng có thể thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt được quy định tại điều 15 Bộ luật hình sự 2015. Như vậy căn cứ theo điều 57 Bộ luật hình sự quy định về “Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt” như sau:

“1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

Balo ma túy đã giao tận Dương chưa? Dương đã nhận balo đựng ma túy chưa? Cơ quan điều tra không bắt quả tang Dương vận chuyển hay mua bán ma túy mà chỉ dựa vào zalo Hoang Thu. Balo ma túy thì bắt quả tang Duy đang cầm vậy làm sao kết tội Dương mua bán số ma túy này khi chỉ dựa vào zao chưa thu thập đúng luật ?

Tại tòa và cả tại hồ sơ vụ án Duy không biết Dương, Dương không biết Duy nên cũng chưa có chứng cứ Dương mua bán ma túy và Duy là người giao cho Dương.

Dương khai không mua ma túy, khi ký cuối nhiều bản khai Dương đều ghi là không mua bán ma túy. Cần làm rõ Dương bị ép cung hay không mà khai và ghi mâu thuẫn nhau trong bản khai như vậy?

Đối tượng Cường nhờ Duy vận chuyển chưa tìm ra, không điều tra được nên chưa có căn cứ vững chắc buộc tội Dương. Cần điều tra và làm rõ Cường là ai? Hoang Thu là ai? Theo bản khai của Duy thì Tại sao Cường nhờ Duy vận chuyển mà cho rằng Dương mua ma túy của đối tượng Hoang Thu là mâu thuẫn, trong khi Dương không biết Cường là ai, không biết Duy là ai. Chứng tỏ điều này chưa được làm rõ mối quan hệ Cường, Duy, Hoang Thu là 1 người hay 3 người khác nhau. 3 người này có mối quan hệ và biết nhau không?

BL 316 Dương khai chỉ yêu cầu Bách chở khách tới khách sạn Hoang Thu thì bị công an bắt chứ không phải kêu bách chở ma túy.

Bl 322 ngày 6/4/2020 Dương khai “tôi chỉ biết Hoang Thu kêu nhờ tôi chở khách”. Cuối bản khai này Dương ghi như vậy chứng tỏ Dương không thừa nhận Dương nhờ Bách đi vận chuyển người giao ma túy. Chứng cứ buộc tội cơ quan điều tra chưa làm rõ vấn đề này.

Bản khai ngày 22/4/2020 BL 331 Dương lúc ký nhận bản khai thì có ghi câu cuối bản khai Dương không thừa nhận thực hiện mua bán ma túy.

Duy khai Cường nhờ vận chuyển thuốc lá, rượu, nước hoa, không có ma túy. Vậy tại sao trong túi có ma túy. Cường là ai cơ quan điều tra chưa điều tra được. Dù lời khai còn mâu thuẫn, chưa phù hợp với các chứng cứ khác như zalo, xác minh tổng đài điện thoại nhưng kết tội Dương mua ma túy là chưa đúng.

Chứng cứ buộc tội yếu, khai mâu thuẫn.

Việc chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan tố tụng nhưng vụ án này việc chứng minh hành vi phạm tội chứng cứ còn yếu, chưa thuyết phục và tôi cho rằng chưa đủ cơ sở kết tội Dương.

Chưa có chứng cứ vật chất chứng minh số ma túy Duy vận chuyển là do Dương mua.

Bút lục 249 Duy khai không biết ma túy, Duy khai do tài xế biết, Duy không biết gì. Vậy lời khai này càng chứng tỏ chưa làm rõ thật sự số ma túy này là của ai? Ai nhờ vận chuyển?

BL 249 Duy khai không biết gì ma túy mà hỏi tài xế. Duy lúc thừa nhận lúc không.

Hơn nữa theo Duy khai trong bút lục 249 thì trong túi có 15 cây thuốc lá và 5 lọ nước Hoa phù hợp lời khai Dương là vận chuyển nước hoa, thuốc lá.

Bản khai BL 249 Duy khai “sau đó tôi có nghe thông báo là có địa điểm rồi và đến TPHCM bắt người”. Như vậy, cơ quan điều tra dựa vào đâu khi đang ở Tây Ninh đã xuống TPHCM để bắt Dương như Duy khai. Tôi cho rằng đây là chi tiết chứng minh cơ quan điều tra chưa có chứng cứ cụ thể Dương mua bán gần 6 kg ma túy như cáo trạng và bản án sơ thẩm tuyên. Điều này chứng tỏ cơ quan điều tra dựa lời khai Bách để bắt Dương chứ không phải lời khai Duy.

Việc số tiền 250 triệu tại nhà, Dương khai trong đó cầm xe 180 triệu, thời hạn cầm xe từ 3/3/2020 đến 3/4/2020 ( BL 252) cũng là căn cứ chứng minh số tiền 250 triệu là của Dương không. Trong đó có mấy chục triệu của Dương nên tổng cộng là 250 triệu của Dương, 30 triệu cũng của Dương không?.

BL 275 biên bản kiểm tra điện thoại di động Dương thì Bách có cuộc gọi đến số điện thoại của Dương lúc 22h28 phút ngày 5/4/2020, số điện thoại này gọi sau khi Duy bị bắt và cuộc gọi đi của Dương tới Bách là 21h39 phút ngày 5/4/2020 cũng sau khi Duy cũng bị bắt. Liệu đây có sự dàn xếp để cho rằng Dương mua ma túy không? Cơ quan điều tra chưa làm rõ. Nếu Duy đã bị bắt rồi sao còn gọi được cho Dương? Đây là điều vô lý.

BL 422 Đức thừa nhận đưa cân điện tử loại lớn tới nhà Dương, không phải cân của Dương.

Số tiền Dương chuyển vào Hộ kinh doanh Phương Huyền stk 060227806 vào các lần như: 3/4/202 là 370 triệu, 4/4/2020 110 triệu, ngày 5/4/2020 là 200 triệu cơ quan điều tra chưa làm rõ là tiền gì? Chuyển cho ai? Phương Huyền sau đó chuyển tiền này cho ai. Tiền này phải tiền mua ma túy của Dương không? Tại sao Dương mua ma túy mà lại chuyển vào tài khoản này? Cần làm rõ hơn vấn đề này (bl 543 ngày 1/6/2020 của Đặng Ngọc Phương). Phương Huyền đã chuyển số tiền Dương chuyển cho ai cần phải làm rõ để chứng minh Dương mua ma túy của người đó. Liệu số tiền Dương chuyển cho Hộ KD Phương Huyền thì Hộ KD này có chuyển lại cho Hoang Thu không? Vì cơ quan điều tra cho rằng Dương mua ma túy của Hoang Thu thì phải điều tra chứng minh làm rõ là số tiền 200 triệu Dương chuyển cho Hộ KD Phương Huyền và hộ Kinh doanh Phương Huyền đã chuyển cho Hoang Thu thì mới có cơ sở Dương mua ma túy Hoang Thu, nếu chưa làm rõ điều này thì chưa có căn cứ kết tội Dương mua ma túy Hoang Thu. Nhưng bản án sơ thẩm chưa làm rõ vẫn tuyên Dương có tội do mua ma túy từ Hoang Thu.

Những tin nhắn mà cơ quan tố tụng cho là của Dương và Đức trên zalo cũng không thể hiện Dương mua ma túy bao nhiêu ký, mua những loại ma túy nào, mua bao nhiêu tiền, mua của ai? Mua như thế nào? Giá trị chứng minh của các chứng cứ này chưa đúng pháp luật.

Cơ quan điều tra cũng chưa có chứng cứ và điều tra cụ thể các tin nhắn mà cho là của Dương trên zalo thì có thật đó có phải là zalo của Dương không? Điều này chưa được làm rõ cụ thể làm cơ sở vững chắc buộc tội bị cáo.

Cũng tương tự là các tin nhắn giữa Dương và Hải không thể hiện số lượng ma túy mua cụ thể, loại ma túy và số tiền cụ thể là bao nhiêu.

Điều phi lý là cáo trạng, kết luận điều tra và bản án sơ thẩm là kết tội Dương khai mua ma túy 4989,7989 gam loại methamphetamine là 1.000.000.000 đồng tương đương 200.000.000 đồng/kg và kethamine là 998,2573g tương đương 500.000.000 đồng, tổng cộng tiền mua ma túy là: 1.500.000.000 đồng và cáo trạng và cả kết luận điều tra, bản án sơ thẩm đều kết luận nội dung như vậy. Nhưng đây là điều hết sức vô lý vì cơ quan tố tụng chưa làm rõ được Dương mua kethamine là 998,2573g để làm gì? Bán cho ai? Tại sao không phải đặt cho Hoang Thu số ma túy này? Lúc Dương khai nhận lúc không? Lúc đầu Dương khai không mua 1 kg kethamine, ban đầu Đức cũng khai tương tự Dương là Dương không mua 1 kg kethamine. Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn, chưa rõ ràng số ma túy này Dương có mua không và tại sao cả 2 đều khai ban đầu quên là điều tôi thấy rất nghi ngờ số ma túy này do ai mua? Và có sự mâu thuẫn không rõ ràng khi điều tra.

Cơ quan điều tra chưa giám định cụ thể hàm lượng chất ma túy trong toàn bộ số chất nghi ma túy mà Duy vận chuyển.

Theo Công văn số 234 và Thông báo số 264 của tòa án tối cao đều quy định nếu chưa giám định hàm lượng các chất thu giữ nghi là chất ma túy thì bắt buộc phải giám định.

Văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật như Thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVIII “Các tội phạm về ma túy”, nội dung 1.4 mục I hướng dẫn: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền chất”.

Ngày 17/9/2014, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 234/TANDTC-HS hướng dẫn Tòa án các địa phương giải quyết án ma túy, trong đó có nội dung: “Bắt buộc phải giám định hàm lượng của các chất thu giữ nghi là chất ma túy để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo.

Công văn số 234 đã quy định cụm từ “để lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo”. Tiếp theo đó, ngày 29/10/2014, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông báo số 264/TANDTC-TB trong đó quy định “việc giám định hàm lượng chất ma túy là bắt buộc đối với các chất thu giữ được nghi là chất ma túy, để từ đó xác định trọng lượng chất ma túy làm căn cứ xử phạt bị cáo (trọng lượng chất ma túy được hiểu là trọng lượng ma túy tinh chất, ma túy nguyên chất)”.  (trọng lượng chất ma túy được hiểu là trọng lượng ma túy tinh chất, ma túy nguyên chất)”. 

Theo quy định hiện hành:Việc xử lý các tội phạm về ma túy đều căn cứ vào các quy định của Bộ luật Hình sự và Thông tư liên tịch số 17, trong đó chất thu được phải được quy định trong danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành. Việc truy tố, xét xử căn cứ vào trọng lượng, số lượng chất ma túy thu giữ được quy định chỉ có 03 trường hợp cụ thể tại điểm a, b tiểu mục 1.1, mục 1, phần I và tiểu mục 3.5, mục 3, phần II thông tư liên tịch số 17. 

Do vậy tôi cũng đề nghị giám định cụ thể trọng lượng chất ma túy cụ thể ở đây là ma túy tinh chất, nguyên chất vì trong kết luận giám định số 489 là giám định khối lượng thu được từ trong balo Duy mà thôi.

Theo kết luận điều tra và cáo trạng, bản án sơ thẩm thì ban đầu Dương nhận tội nhưng sau không nhận tội là phù hợp lời khai Dương tại tòa khi Dương cho rằng Dương khi bị bắt bị đánh đập, ép cung, Dương chưa cầm ma tuy, không bị bắt quả tang.

Từ những căn cứ nêu trên tôi cho rằng chưa đủ căn cứ kết tội Dương, để chứng minh bằng chứng cứ vật chất cụ thể hành vi phạm tội của Dương vì chứng cứ chứng mimh Dương phạm tội chưa vững chắc, còn thiếu, làm rõ các vấn đề tôi yêu cầu như trên.

Làm rõ Cường là ai, Hoang Thu là ai, làm rõ trách nhiệm những người liên quan, làm rõ 1kg kethamine nếu Dương mua bán cho ai? Tại sao tiền Dương chuyển cho Phương Huyền là cho rằng tiền mua ma túy mà Đặng Ngọc Phương không biết…làm rõ Duy tại sao không biết Dương mà vận chuyển ma túy cho Dương, làm rõ tại sao Bách không biết Dương chở ai cụ thể, chở đi đâu? Làm rõ Cường là ai, có mối quan hệ gì với Dương và Duy, làm rõ Hộ kinh doanh Phương Huyền đã chuyển tiền cho ai bên Camphuchia khi Dương chuyển tiền cho Hộ kinh doanh này. Làm rõ Bách tại sao vẫn lên tới cửa khẩu để chở khách mà không hỏi lý do cụ thể chở khách đi đâu, họ tên và làm gì. Làm rõ tại sao cơ quan điều tra và Bách biết nhà Dương để chở Duy về gọi Dương ra rồi bắt Dương, làm rõ Zalo Hoang thu có phải của Hoang Thu và Hoang Thu là ai, làm rõ zalo được cho là Dương nhắn với Hoang Thu thì có phải của Hoang Thu không?..............

………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Từ các cơ sở trên tôi đề nghị tuyên bị cáo Dương không phạm tội mua bán tráo phép chất ma túy.

Kính mong HĐXX xem xét chấp nhận.

Trân trọng.

LS TRẦN MINH HÙNG

TRƯỞNG VPLS GIA ĐÌNH

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006