Luật Sư Chuyên Hình Sự

LUẬT SƯ BÀO CHỮA CHO NGƯỜI CÓ DẤU HIỆU PHẠM TỘI TỪ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

BÀO CHỮA CHO NGƯỜI CÓ DẤU HIỆU PHẠM TỘI TỪ GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ trong trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã từ khi có quyết định tạm giữ.
Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can từ khi có quyết định khởi tố bị can.  
Tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị cáo từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.  
Tham gia tố tụng hình sự trong các giai đoạn khởi tố, điều tra, tuy tố, xét xử theo yêu cầu của Cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ án chỉ định (các vụ án mà bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố, xét xử ở khung hình phạt có mức án cao nhất; các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần…)  
Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì Luật sư của có thể thay mặt họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa.   
Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự. 
Tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.Tư vấn và giúp khách hàng, bị can, bị cáo tìm các chứng cứ ngoại phạm hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự, lỗi trong Tố tụng hình sự. Tư vấn và giúp khách hàng, bị can, bị cáo nhận thức rõ được quyền và nghĩa vụ của họ trong điều kiện, hoàn cảnh thực tại, trên cơ sở đó đối chiếu với quy định của pháp luật tư vấn và hướng dẫn khách hàng, bị can, bị cáo khai khi bị hỏi cung trước các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc trước phiên Tòa tránh tình trạng bị ép cung, mớm cung, dụ cung nhằm minh oan, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.Tư vấn và hướng dẫn khách hàng, bị can, bị cáo thủ tục bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm để khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khác trong trường hợp gia đình người bị hại đồng ý hoặc không đồng ý.Tư vấn hoặc hướng dẫn bị can, bị cáo hoặc thân nhân của họ có thái độ đúng mực, hợp đạo đức xã hội, để người bị hại đại diện hoặc thân nhân của họ có đơn xin ân giảm hình phạt tử hình thành tù chung thân hoặc tù có thời hạn, đơn xin miễn giảm hình phạt hoặc rút đơn khởi tố theo yêu cầu của bị hại.Tư vấn cho khách hàng và soạn thảo Đơn xin bảo lĩnh; Đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho bị can, bị cáo; Đơn xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự; Tư vấn xác định lỗi của người bị hại; Khiếu nại quyết định tạm giữ, tạm giam, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn không đúng quy định của pháp luật; Soạn thảo đơn kháng cáo; Đơn xin giám định; Đơn xin tại ngoại Tư vấn, hướng dẫn bị can, bị cáo, thân nhân bị can, bị cáo hoặc người đang thi hành án phạt tù và gia đình của họ thu thập các tài liệu, chứng cứ chứng minh và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để được hưởng các tình tiết giảm nhẹ và chính sách khoan hồng (đặc xá, đại xá) của Đảng và Nhà nước. Tư vấn giúp các bị cáo, thân nhân của bị cáo soạn thảo Đơn xin thay đổi biện pháp ngăn chặn; Đơn xin xác nhận nhân thân; Đơn xin hoãn chấp hành hình phạt tù; Đơn xin Giảm ân án tử hình; Đơn kiến nghị xác định lại tội danh; Đơn cứu xét; Đơn xin tự nguyện khắc phục hậu quả; Đơn xin xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đối với những bản án không đúng pháp luật; Tư vấn người chấp hành hình phạt tù soạn thảo đơn đề nghị Hội đồng giám thị trại giam xem xét giảm án; Hoãn chấp hành án để chữa trị bệnh; Đơn đề nghị Ban quản lý trại giam sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe; Xóa án tích.3. Ý nghĩa, tầm quan trọng khi đến với chúng tôi.
Do nhiều trở ngại khách quan và chủ quan, có nhiều khách hàng khi đến với chúng tôi tình trạng pháp lý rất xấu “bệnh đã nặng”. Điều này đã gây khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả “chữa trị” của Luật sư đối với thân chủ. Trong trường hợp này, sau khi được tư vấn tất cả các khách hàng đều tỏ ra tiếc nuối. Có những bị can, bị cáo do không được tư vấn kịp thời đã dẫn đến trường hợp bị khởi tố, truy tố, xét xử (đối với trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại) mà việc bồi thường, khắc phục hậu quả vẫn phải thực hiện theo quy định của Pháp luật. Có nhiều khách hàng do không được tư vấn kịp thời đã dẫn đến tình trạng không được hưởng các tình tiết giảm nhẹ hoặc không được chuyển tội danh (theo hướng tội danh nhẹ hơn) hoặc thiếu cơ hội nên không được bồi thường thỏa đáng.v.v. Vì vậy khách hàng đến với chúng tôi đều được tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ án hình sự, các kiến thức hình sự và các kiến thức hỗ trợ bổ sung khác từ đó ứng dụng vào trường hợp của mình (khai thác đến mức tối đa tất cả các tình tiết có lợi cho mình, hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ rũi ro cho khách hàng và thân nhân của mình).
Để ủng hộ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xóa đói giảm nghèo, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp được hưởng những ưu việt của Pháp luật Việt Nam trên cơ sở đó bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như ứng dụng Pháp luật trong sự nghiệp của khách hàng, chúng tôi còn dành thời gian chiều thứ bảy hàng tuần, tư vấn miễn phí cho các hộ gia đình, cá nhân nghèo, các hộ gia đình, cá nhân có công với nước.
 
Đốivới người bị hại và thân nhân gia đình:Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu khởi tố trong những trường hợpLuật định chỉ được khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo yêu cầu của người bị hại. Tư vấn, hướng dẫn người bị hại hoặc thân nhân của họ liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tổn thất tinh thần do hành vi trái Phápluật của người khác gây ra cho mình. Soạn thảo đơn đề nghị nhận lại tang vật giải quyết vụ án; Tư vấn soạn thảo đơn kháng cáo đốivới bản án, phần bản án quyết định không đúng quy định của phápluật; Đơn xin xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đốivới những bản án trái phápluật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và thân nhân của gia đình bị hại.Đốivới người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sựTư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu bị can, bị cáo phải bồi thường do hành vi trái Phápluật của họ gây ra trong quá trình thực hiện hành vi trái phápluật (hình sự, dân sự). Soạn thảo đơn khiếu nại các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm giữ, tịch thu hàng hóa, công cụ phương tiện.v.v. trái phápluật; Soạn thảo đơn kháng cáo đốivới phần bản án không đúng phápluật xâm phạm quyền và lợi ích của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Đơn xin xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đốivới phần bản án xâm phạm quyền lợi của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu người phải thi hành án thi hành bản án có hiệu lực phápluật.

BẢO VỆ NGƯỜI BỊ HẠI TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ


Đối với người bị hại và thân nhân gia đình:Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu khởi tố trong những trường hợpLuật định chỉ được khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo yêu cầu của người bị hại. Tư vấn, hướng dẫn người bị hại hoặc thân nhân của họ liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tổn thất tinh thần do hành vi trái Phápluật của người khác gây ra cho mình. Soạn thảo đơn đề nghị nhận lại tang vật giải quyết vụ án; Tư vấn soạn thảo đơn kháng cáo đốivới bản án, phần bản án quyết định không đúng quy định của phápluật; Đơn xin xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đốivới những bản án trái phápluật, xâm phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại và thân nhân của gia đình bị hại.Đốivới người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sựTư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu bị can, bị cáo phải bồi thường do hành vi trái Phápluật của họ gây ra trong quá trình thực hiện hành vi trái phápluật (hình sự, dân sự). Soạn thảo đơn khiếu nại các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm giữ, tịch thu hàng hóa, công cụ phương tiện.v.v. trái phápluật; Soạn thảo đơn kháng cáo đốivới phần bản án không đúng phápluật xâm phạm quyền và lợi ích của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Đơn xin xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đốivới phần bản án xâm phạm quyền lợi của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu người phải thi hành án thi hành bản án có hiệu lực pháp luật.

Đối với người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự
ANTV1

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/njk02gY7rC4" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu bị can, bị cáo phải bồi thường do hành vi trái Phápluật của họ gây ra trong quá trình thực hiện hành vi trái phápluật (hình sự, dân sự). Soạn thảo đơn khiếu nại các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tạm giữ, tịch thu hàng hóa, công cụ phương tiện.v.v. trái phápluật; Soạn thảo đơn kháng cáo đốivới phần bản án không đúng phápluật xâm phạm quyền và lợi ích của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Đơn xin xét xử theo trình tự giám đốc thẩm đốivới phần bản án xâm phạm quyền lợi của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục pháp lý yêu cầu người phải thi hành án thi hành bản án có hiệu lực phápluật. 

Khi nào cần luật sư bào chữa vụ án hình sự?

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Khi nào cần luật sư bào chữa vụ án hình sự?

Quyền yêu cầu Luật sư bào chữa của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử được quy định trong Hiến pháp và các Bộ luật tố tụng của Việt Nam. Cụ thể, trong vụ án hình sự, luật sư có thể tham gia bào chữa ở nhiều giai đoạn.

Theo quy định tại Điều 74 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.

Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Lợi ích việc thuê luật sư bào chữa

Việc thuê Luật sư trong vụ án hình sự, đặc biệt là các Luật sư giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm rất có lợi cho người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

  • Thông thường, những người bị khởi tố, bị đưa ra xét xử không hiểu biết rõ về hành vi phạm tội, về tính chất mức độ và cách giải quyết của cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy rất khó cho họ để trình bày quan điểm và tự bào chữa trước cơ quan tiến hành tố tụng.
  • Luật sư hình sự sẽ giúp các bị can, bị cáo, người nhà của họ hiểu được các quy định của pháp luật xoay quanh tội danh mà họ bị truy tố.
  • Bên cạnh đó, Luật sư hình sự còn giúp khách hàng đưa ra phương hướng giải quyết khắc phục một phần hoặc toàn bộ hậu quả đối với hành vi vi phạm phạm luật của thân chủ.
  • Ngoài ra, Luật sư cũng sẽ đồng hành với thân chủ để thu thập tài liệu, chứng cứ nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ hình phạt cũng như tìm ra sự thật khách quan của vụ án.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa Sơ thẩm, thậm chí là Phúc thẩm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần bảo vệ cho thân chủ và giúp Tòa án đưa ra bản án đúng người, đúng tội, tránh oan sai.

Nội dung gói dịch vụ luật sư bào chữa hình sự

Hiện nay, có rất nhiều Công ty Luật uy tín cung cấp các gói dịch vụ Luật sư bào chữa hình sự ở tất cả các lĩnh vực, các khách hàng có thể xem xét lựa chọn dịch vụ thích hợp nhất. Cụ thể, nội dung gói dịch vụ bao gồm:

  • Tư vấn giải quyết vụ án hình sự;
  • Tư vấn thủ tục tố tụng hình sự;
  • Tư vấn và soạn thảo đơn từ, văn bản phục vụ cho quá trình tố tụng;
  • Ngoài ra, nếu khách hàng yêu cầu, Luật sư sẽ tham gia vào quá trình tố tụng với vai trò người bào chữa cho bị can, bị cáo.

Quy trình thực hiện bào chữa vụ án hình sự của luật sư

Quy trình thực hiện dịch vụ bào chữa vụ án hình sự bao gồm các bước sau đây:

  • Luật sư tiếp nhận vụ án thông qua bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ. Sau khi tiếp nhận xong, Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ.
  • Thông qua việc tư vấn ban đầu, nếu khách hàng có mong muốn tiếp tục sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự thì sẽ được hướng dẫn kí kết hợp đồng pháp lý với Luật sư. Thông qua bản hợp đồng pháp lý này, Luật sư chính thức trở thành người bào chữa cho bị can, bị cáo và có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 73 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 với người được bào chữa.
  • Luật sư có trách nhiệm đăng kí bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
  • Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật.

Dịch vụ luật sư bào chữa vụ án hình sự 

Với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm về pháp luật hình sự, sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất để chứng minh vô tội đối với thân chủ, nhằm tránh oan sai hoặc giảm hình phạt, hạn chế rủi ro cho thân chủ.

  • Luật L24H cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực hình sự bao gồm: Tư vấn Luật Hình sự và cung cấp dịch vụ bào chữa hình sự.
  • Vì vậy khi khách hàng liên hệ đến quý công ty sẽ được Tư vấn ban đầu những vấn đề liên quan đến vụ việc, sau đó nếu khách hàng có nguyện vọng sử dụng dịch vụ bào chữa hình sự của chúng tôi, sẽ được nhân viên công ty hướng dẫn kí kết hợp đồng.

Chi phí thuê luật sư bào chữa vụ án hình sự

Phí thuê Luật sư bào chữa vụ án hình sự không giống với các phí khác, nó sẽ không cố định, không rõ ràng vì tính chất nhạy cảm của vụ án. Tùy vào từng trường hợp cụ thể của vụ việc mà phí dịch vụ luật sư sẽ khác nhau.

Vì vậy, để biết thêm về chi phí thuê Luật sư để giải quyết vụ việc hình sự, khách hàng có thể đến trực tiếp công ty trao đổi cụ thể với Luật sư của chúng tôi về tính chất của vụ án cũng như hành vi phạm tội để Luật sư chúng tôi đánh giá về độ phức tạp của vụ việc và đưa ra mức giá cụ thể nhất.

Ngoài chi phí dịch vụ luật sư, còn có những khoản phí riêng khác, không nằm trong chi phí dịch vụ luật sư như:

  • Chi phí giám định thương tật
  • Chi phí cho người làm chứng
  • Chi phí bồi thường dân sự
    • <iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/OOQO_M2nyqE" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
      • 21.6
  • Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

         Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

    Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

    Trân trọng cảm ơn.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự, bào chữa hình sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Các vấn đề liên quan đến tạm giam, thời gian phải thi hành án phạt tù, người phải thi hành án thực hiện hành vi phạm tội khác trong thời gian chờ thi hành án thì giải quyết như thế nào… được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), Luật thi hành án hình sự 2019, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015. Để được tư vấn cụ thể các quy định liên quan, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tư vấn các vấn đề mình vướng mắc.

Nội dung câu hỏi: Hiện tại bạn tôi đang có 1 bản án tù 9 tháng xét xử đến nay được hơn 1 tháng mà bạn ấy vẫn chưa đi trả án thì trong quá trình đợi xét xử tôi đã vi phạm tội và đang được cơ quan điều trả giải quyết trong quá trình tin báo mà phạm tội 2 lần đều là tội lừa đảo cùng 1 cơ quan giải quyết. Nếu như vụ án thứ 2 tôi vi phạm bị khởi tối thì tôi sẽ bị bắt tạm giam luôn đúng không ạ? Và việc tôi đi trả án thì trong vòng bao lâu tôi sẽ phải đi trả án. Và quá trình khởi tố vụ thứ 2 nếu xẩy ra thì trong vòng bao lâu nữa? Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn, với trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề tạm giam

Tại Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về tạm giam như sau:

“1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.

 

2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:

a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;

c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;

d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

 

3. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

…”

Căn cứ theo quy định nêu trên và đối chiếu với trường hợp của anh, anh đang trong thời gian chờ thi hành án của bản án tuyên phạt 09 tháng tù, trong thời gian tại ngoại này anh lại thực hiện hành vi phạm tội, do đó theo quy định đã nêu trên, có căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tạm giam đối với anh.

Thứ hai, về việc thi hành án phạt tù

Tại ĐIều 22 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định về quyết định thi hành án phạt tù như sau:

“1. Quyết định thi hành án phạt tù phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổ sung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người đó làm việc.

 

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:

a) Người chấp hành án và người đại diện trong trường hợp người chấp hành án là người dưới 18 tuổi;

b) Viện kiểm sát cùng cấp;

c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;

d) Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị tạm giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại;

đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở;

e) Bộ Ngoại giao trong trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài.”

Bên cạnh đó tại Khoản 4 ĐIều 23 Luật thi hành án hình sự 2019 có quy định về thi hành quyết định thi hành án phạt tù như sau:

“…

4. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án; quá thời hạn này mà người đó không có mặt, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.

…”

Căn cứ theo quy định nêu trên, thời gian thi hành án sẽ căn cứ theo quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án người phải chấp hành án phải có mặt tài trụ sở cơ quan thi hành án công an cấp huyện để thực hiện thi hành án. Đối với trường hợp của anh, nếu anh chưa nhận được quyết định thi hành án từ cơ quan có thẩm quyền thì anh có thể liên hệ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về quyết định thi hành án này.

Đối với thời gian giải quyết vụ án thứ hai, thời gian điều tra, giải quyết này còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, do anh chưa cung cấp thông tin lần thực hiện hành vi phạm tội lần thứ hai này nên chúng tôi chưa thể tư vấn chi tiết thời gian điều tra, giải quyết đối với trường hợp này.

12.20203

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/mcVnE27JP88" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

 

Luật sư tư vấn bào chữa án hình sự tại tphcm

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

1. Tội phạm rất nghiêm trọng là gì ?

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính gây nguy hại rất lớn cho xã hội có mức cao nhất của khung hình phạt được quy định đối với tội này là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù.

Tội phạm rất nghiêm trọng là một trong bốn nhóm tội được phân loại trong Bộ luật hình sự. Theo quy định của Bộ luật hình sự có hai dấu hiệu xác định tội phạm rất nghiêm trọng. Đó là tính nguy hại rất lớn cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt là từ trên 7 năm tù đến 15 năm tù, trong đó dấu hiệu thứ nhất có tính quyết định, quy định dấu hiệu thứ hai.

Phân biệt với tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng.

Trước Bộ luật hình sự năm 1999, luật hình sự Việt Nam chỉ phân tội phạm thành hai loại là tội phạm nghiêm trọng và tội phạm ít nghiêm trọng.

2. Liên quan đến định nghĩa tội phạm

Liên quan đến định nghĩa về tội phạm rất nghiêm trọng, hiện nay Bộ Luật Hình sự 2015 còn có những loại tội phạm khác đó là:

-Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

-Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù.

-Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.

3. Quy định về phân loại tội phạm

Trước đây Bộ Luật hình sự năm 1999 đưa việc phân loại vào Điều 8 khái niệm tội phạm. Tuy nhiên quy định này vô hình dung gây ra sự nhầm lẫn về thuộc tính của tội phạm, bởi các loại tội phạm chỉ là việc phân hóa mức độ chịu trách nhiệm hình sự, là sự chi tiết hóa cho một hành vi khi bị xem là cấu thành tội phạm.Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quy định về phân loại tội phạm tại Điều 9, phân chia 4 loại tội phạm bao gồm: Tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng.
Việc phân loại tội phạm được xem xét dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Theo đó tùy vào mức độ mà áp dụng loại hình phạt tương thích, đảm bảo được tính răn đe cũng như yếu tố giáo dục.
Việc phân loại tội phạm có ý nghĩa to lớn trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử. Trách nhiệm hình sự của các chủ thể vi phạm được xác định ngay tại giai đoạn đầu và từ đó định hướng được các chế tài xử lý phù hợp.
Sự phân hóa các loại tội phạm được thực hiện theo tính chất nghiêm trọng tăng dần và tương ứng với đó là loại hình phạt và mức khung hình phạt cũng tăng dần. Nếu trước đây việc phân loại hình phạt và khung hình phạt để áp dụng cho mỗi loại tội phạm được thực hiện theo phương thức áp mức tối đa thì hiện nay các nhà làm luật đã liệt kê một cách chi tiết, rõ ràng giúp việc vận dụng luật được thuận tiện hơn.
Tương tự chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội, pháp nhân thương mại khi có các hành vi xâm phạm các mối quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ cũng phải chịu những chế tài tương ứng với từng loại tội phạm nhất định.
 

4. Cách thức phân loại tội phạm theo luật hình sự trước đây

Có nhiều cách phân loại tội phạm khác nhau. Mỗi cách phân loại dựa trên tiêu chí nhất định và nhằm những mục đích khác nhau. Ví dụ: căn cứ vào tính chất của lỗi có thể phân tội phạm thành tội cố ý và tội vô ý; căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của cấu thành tội phạm có thể phân tội phạm thành tội có cấu thành tội phạm vật chất và tội có cấu thành tội phạm hình thức... Phân loại tội phạm có thể là phân loại tội phạm trong luật hoặc trong nghiên cứu luật hoặc trong thực tiễn áp dụng luật.

Trong Bộ luật hình sự, tội phạm trước hết được phân thành các nhóm tội khác nhau dựa trên mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội. Bộ luật hình sự năm 1985 phân tội phạm thành hai nhóm với mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Đó là tội phạm ít nghiêm trọng có tính gây nguy hại không lớn cho xã hội và tội phạm nghiêm trọng có tính gây nguy hại lớn cho xã hội. Để có cơ sở cho việc phân hoá trách nhiệm hình sự ở mức độ cao hơn. Bộ luật hình sự năm 2015 phân tội phạm thành bốn nhóm tội: tội phạm ít nghiêm trọng; tội phạm nghiêm trọng; tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Tương ứng với bốn mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội nguy hại không lớn, nguy hại lớn, nguy hại rất lớn và nguy hại đặc biệt lớn, đây cũng là bốn mức độ của tính chịu hình phạt. Cụ thể: mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ít nghiêm trọng chỉ đến 3 năm tù; mức Cđb nhất của khung hình phạt đối với tội Phạm nghiêm trọng là đến 7 năm tù; mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm rất nghiêm trọng là đến 15 năm tù và mức cao nhất của khung hình phat đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là trên 18 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. Đây cũng lạ hình thức là phân loại tội phạm trong luật cơ bắn nhất, nó vừa là một biểu hiện của sự phận hoá trách nhiệm hình sự trong luật và vừa là cơ sở thống nhất cho các biểu hiện phân hóa trách nhiệm hình sự khác. Các quy định thể hiện sự phân hoá trách nhiệm hình sự trong luật đều dựa trên sự phân loại tội phạm này như quy định về trách nhiệm hình sự của chuẩn bị phạm tội, quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Trong Bộ luật hình sự, tội phạm còn được phân thành các nhóm tội phạm khác nhau theo các nhóm quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Sự phân loại này là cơ sở cho việc xây dựng các chương thuộc Phần các tội phạm (phần riêng) của Bộ luật hình SỰ. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, khi mới ban hành, các tội phạm cụ thể được chia thành 12 nhóm khác nhau và được quy định trong 12 chương của Bộ luật hình sự. Từ khi được sửa đổi, bổ sung lần thứ tư năm 1997, Bộ luật hình sự năm 1985 chia các tội phạm cụ thể thành 13 nhóm khác nhau. Trong Bộ luật hình sự năm 2015, các tội phạm cụ thể được chia thành 14 nhóm tội khác nhau.

5. Cách thức phân loại tội phạm theo luật hình sự hiện hành

Tội phạm tuy có chung các dấu hiệu như trình bày trên nhưng những hành vi phạm tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Tội phạm bao gồm từ những hành vi có tính chất đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến an ninh quốc gia như hành vi phản bội Tổ quốc (Điều 108 BLHS) đến những hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội không lớn như hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 bộ luật hình sự năm 2015). Những hành vi phạm tội cụ thể không những có sự khác nhau về nguyên nhân, về tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại mà còn có sự khác nhau ngay ở tính chất và mức độ nguy hiểm của hậu quả do hành vi phạm tội gây ra hoặc đe dọa gây ra cũng như ở nhiều tình tiết khách quan và chủ quan khác.

Tội phạm có chung dấu hiệu là tính nguy hiểm cho xã hội nhưng mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội không phải như nhau mà có sự khác nhau giữa các tội phạm cũng như giữa các trường hợp phạm tội của tội cụ thể. Chính do sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hoá và cá thể hoá hình phạt nói riêng cũng như TNHS nói chung đã được đặt ra và được coi là nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Trong đó, phân hoá TNHS là sự phân hoá trong luật còn cá thể hoá TNHS là sự phân hoá trong áp dụng. Trước hết đòi hỏi phải có sự phân hoá TNHS trong luật và sự phân hoá này là cơ sở để có thể cá thể hoá TNHS trong áp dụng. Thể hiện nguyên tắc phân hoá TNHS, luật hình sự Việt Nam phân tội phạm thành bốn nhóm tội phạm khác nhau: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.(1) Sự phân hoá thành bốn nhóm tội phạm như vậy vừa là biểu hiện cơ bản của sự phân hoá TNHS vừa là cơ sở thống nhất cho sự phân hoá TNHS trong BLHS. Sự phân hoá này là cơ sở thống nhất cho việc xây dựng các khung hình phạt cho các tội phạm cụ thể cũng như cho việc xây dựng trong luật hình sự và trong các ngành luật khác có liên quan các quy định thể hiện sự phân hoá trong chông các loại tội phạm khác nhau. Đó là những căn cứ pháp lí thống nhất để các chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện được nguyên tắc cá thể hoá TNHS khi áp dụng luật hình sự.

Thứ nhất, tội phạm ít nghiêm trọng.

Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.

Thứ hai, tội phạm nghiêm trọng.

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.

Thứ ba, tội phạm rất nghiêm trọng.

Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù.

Thứ tư, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)....
 
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Lxg5brhF3oc" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>
12.20206

LS HÙNG BÀO CHỮA TẠI TÒA  ÁN

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội.

     Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng Luật sư Gia Đình- Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình có nhiều năm kinh nghiệm tranh tụng, tư vấn được rất nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm và thường xuyên cố vấn pháp lý, tư vấn pháp luật trên các Kênh truyền hình uy tín như:  Đài Truyền hình TPHCM (HTV), Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình Vĩnh Long, Truyền hình Công an ANTV, SCTV, Truyền hình Quốc Hội Việt Nam, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài VOV Giao Thông, Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh Kiên Giang, Truyền hình Quốc Hội, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống,Thanh niên, Tiền Phong Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân và các hãng báo chí trên cả nước... là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho nhiều cuộc thi Phiên tòa giả định cấp trường ĐHL, Cấp Quốc Gia, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân, Nhiều trường đại học uy tín và chuyên gia pháp luật cho các hãng truyền thông uy tín. Là Luật sư bào chữa, tư vấn cho nhiều vụ án đỉnh điểm, quan trọng nổi tiếng trên cả nước được báo chí đưa tin, người dân quan tâm như vụ đại án Ngân hàng Navibank liên quan Huyền Như và Viettinbank, Vụ cướp 35 tỷ Long Thành - Dầu giây, Vụ đốt nhà 10 người ở TPHCM, Chống thi hành công vụ mùa Covid, các vụ Giết Người, Hiếp dâm, Dâm ô, Lừa Đảo, gây thương tích, tham ô, cố ý làm trái... và các vụ án khác về dân sự, kinh tế, hợp đồng kinh tế thừa kế, đất đai, lao động, hành chính, doanh nghiệp.…là hãng luật tư vấn luật cho nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài trên cả nước luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực sự công bằng, đi tìm công lý không biết mệt mỏi cho xã hội của luật sư chúng tôi.

Chúng tôi cùng tư vấn luật và cố vấn pháp lý cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước rất lâu năm.

Trân trọng cảm ơn.

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI PHẠM TỘI CHƯA ĐẠT

Qúa trình thực hiện tội phạm trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị phạm tội, giai đoạn phạm tội chưa đạt và giai đoạn phạm tội đã hoàn thành. Vậy bản chất, các quy định của pháp luật về giai đoạn phạm tội là như thế nào. 

Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến giai đoạn phạm tội chưa đạt

Cơ sở pháp lý


- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

- Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP 

Phạm tội chưa đạt được quy định như thế nào


Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự 2015 

" Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội” 

Như vậy, phạm tội chưa đạt chỉ đặt ra với các trường hợp phạm tội do lỗi cố ý, và phải thỏa mãn hai yếu tố sau:

Thời điểm: Người phạm tội bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi liền trước hành vi khách quan nhưng hành vi của người phạm tội dừng lại khi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm.

Nguyên nhân dừng lại: Hành vi phạm tội phải dừng lại là do nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội, người phạm tội vẫn muốn phạm tội đến cùng.

Người phạm tội được hiểu như thế nào


Người phạm tội là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm. , Người phạm tội có thể là người phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm. Người phạm tội riêng lẻ là người thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm không cùng chung ý chí với người khác.

Đặc điểm của phạm tội chưa đạt


- Về thời điểm: Thời điểm bắt đầu của giai đoạn phạm tội chưa đạt: Là thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan (ví dụ như hành vi nhặt dao để đâm nạn nhân).

- Thời điểm kết thúc của phạm tội chưa đạt: Là thời điểm hành vi phạm tội phải dừng lại khi nó chưa thoả mãn hết các dấu hiệu trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Bao gồm một trong các trường hợp sau: người phạm tội đã thực hiện hành vi đi liền trước hành vi khách quan; người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi khách quan đối với tội phạm có cấu thành tội phạm hình thức mà có nhiều hành vi khách quan. Ví dụ tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản can phạm mới thực hiện được hành vi bắt cóc con tin; người phạm tội đã thực hiện hết hành vi khách quan nhưng hậu quả chưa xảy ra đối với cấu thành tội phạm vật chất. Ví dụ tội trộm cắp tài sản nhưng chưa lấy được tài sản.

- Về tâm lý: Việc người phạm tội phải dừng lại ở những thời điểm trên là do các nguyên nhân khách quan, các nguyên nhân đó có thể là do: Nạn nhân tránh được, hoặc bị người khác ngăn chặn, hoặc không có đối tượng tác động, hoặc công cụ, phương tiện vô hiệu như đạn không nổ, thuốc độc không còn giá trị sử dụng.

Căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm hình sự trong trường hợp phạm tội chưa đạt


-  Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Hình sự 2015  quy định “Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.

-  Mặt khác tại Khoản 3, Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 quy định "Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định".

 lưu ý: Có sự khác nhau giữa trường hợp phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. Theo đó, việc tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là trường hợp người phạm tội đã tự kiềm chế bản thân, không thực hiện đến cùng hành vi phạm tội mà người đó bắt đầu, mặc dù họ biết có khả năng thực hiện tội phạm đó đến cùng và không có gì ngăn cản họ. Đây là trường hợp phân biệt rõ ràng giữa tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội với trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt (do những trở ngại ngoài ý muốn làm cho người phạm tội không thực hiện được hành vi phạm tội như mong muốn).

Phân loại các trường hợp phạm tội chưa đạt


- Căn cứ vào thái độ tâm lý của người phạm tội đối với việc chưa đạt có 2 loại phạm tội chưa đạt như sau:

+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt trong đó vì những nguyên nhân khách quan mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả. Chẳng hạn: trộm cắp tài sản nhưng khi mở được cửa vào nhà chưa kịp lấy tài sản thì bị phát hiện và bắt giữ.

+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành: Là trường hợp phạm tội chưa đạt mà người phạm tội đã thực hiện hết các hành vi cho là cần thiết để gây ra hậu quả nhưng do nguyên nhân khách quan mà hậu quả không xảy ra. Ví dụ: mở được cửa vào trong nhà lấy tài sản nhưng tài sản không còn ở đó nữa.

Phân biệt giai đoạn chuẩn bị phạm tội với giai đoạn phạm tội chưa đạt


 Phương diện 

Chuẩn bị phạm tội

Phạm tội chưa đạt        

Khái niệm 

là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm,

 Trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), điểm a khoản 2 Điều 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân) hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 (Tội khủng bố) của Bộ luật hình sự 2015

Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Hành vi

Chủ thể chưa bắt tay vào việc thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm (có nghĩa là hành vi chưa xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ), mà chỉ mới thực hiện những hành vi tạo ra các điều kiện thuận lợi, cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhanh chóng về sau.

Chủ thế đã thực sự bắt tay vào việc thực hiện tội phạm, các quan hệ xã hội được luật hình sự xác lập và bảo vệ đã bắt đầu bị xâm hại, hậu quả đã gây ra cho xã hội,

Hành vi trở nên nguy hiểm hơn nếu không có căn cứ “do nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn” ngăn chặn lại việc tiếp tục để hành vi phạm tội đó tiếp diễn.

Hậu quả pháp lý

Người thực hiện hành vi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội lại không phải chịu trách nhiệm hình sự

Trừ:

Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các điều 108 (Tội phản bội Tổ quốc), 109 (Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân), 110 ( Tội gián điệp), 111 (Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ), 112 (Tội bạo loạn ), 113 (Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân), 114 (Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 115 (Tội phá hoại việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội), 116 ( Tội phá hoại chính sách đoàn kết), 117 (Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), 118 (Tội phá rối an ninh), 119 (Tội chống phá cơ sở giam giữ), 120 (Tội tổ chức, cưỡng ép, xúi giục người khác trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 121 (Tội trốn đi nước ngoài hoặc trốn ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân), 123 (Tội giết người), 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ), 168 (Tội cướp tài sản), 169 (Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản), 207 (Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả), 299 (Tội khủng bố), 300 (Tội tài trợ khủng bố), 301 (Tội bắt cóc con tin), 302 ( Tội cướp biển), 303 (Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia) và 324 (Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự) của Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội quy định tại Điều 123, Điều 168 của Bộ luật này thì phải chịu trách nhiệm hình sự.”.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

 

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/xL1H6F4GhE4" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen></iframe>

WARNING BÁO


- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng các vấn đề pháp lý liên quan đến luật hình sự

- Đại diện ủy quyền quý khách hàng tham gia bảo vệ tại phiên Tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006