Luật Sư Chuyên Hình Sự

LS Bào Chữa Về Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

--oOo--

                                                            Bình Định, ngày    tháng    năm 2017

ĐƠN KHIẾU NẠI VÀ KÊU OAN KHẨN CẤP

(V/v hỏi cung sai quy định, xúc phạm danh dự nhân phẩm và hù dọa mẹ tôi. Tiến hành đăng báo hình ảnh tôi cho rằng tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong khi chưa có bất kỳ bản án nào kết án tôi có tội, đăng báo hình ảnh tôi, bắt giam mẹ tôi trái quy định khi mẹ tôi đang bị bệnh, khiếu nại quyết định khởi tố bị can, khởi tố vụ án đối với mẹ tôi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

Kính gửi:

TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC

ÔNG TÔ LÂM - BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI TPHCM.

CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA CÔNG AN HUYỆN VÂN CANH - BÌNH ĐỊNH

 VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN HUYỆN VÂN CANH- BÌNH ĐỊNH

Đồng kính gửi: GIÁM ĐỐC CÔNG AN TỈNH BÌNH ĐỊNH

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

BÍ THƯ THÀNH ỦY TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH

BÁO PHÁP LUẬT TPHCM

BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÒNG

BÁO PHỤ NỮ TPHCM

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

BÁO KINH DOANH VÀ PHÁP LUẬT

BÁO THANH NIÊN

BÁO TUÔI TRẺ

Tôi tên là:, sinh năm: 19....

Địa chỉ thường trú :

Tạm trú:......................

Điện thoại:......................

Tôi là con ruột của bà Cao Thị Thu Hồng là người bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và mẹ tôi đã bị bắt ngày 22/8/2017 với những tình tiết vô lý, thiếu căn cứ, coi thường tính mạng, sức khỏe mẹ tôi, coi thường pháp luật như như sau:

Nội dung:

Từ khoảng năm giữa 2014 đến đầu năm 2016, gia đình ông Hà là thông gia với gia đình tôi  do anh trai tôi Hồ Cao Trí là con rể của ông Hà. Trong thời gian này ông gia đình ông Hà có cho mẹ tôi mượn số tiền khoảng: 1 tỷ 250 triệu. Số tiền đó gia đình ông Hà cho tôi mượn làm nhiều lần.Mẹ tôi đã trả gần 200.000.000 đồng cho ông Hà thông qua người anh ruột tôi tên Hồ Cao Trí.

Mục đích mượn tiền của mẹ tôi là sử dụng cho cá nhân, việc riêng như là chữa bệnh, sửa nhà và làm ăn buôn bán bún của gia đình tôi cũng như nuôi các con ăn học. Mẹ Tôi cũng đã chuyển trả lại một ít khi có tiền nhưng vẫn chưa trả hết. Gia đình ông Hà là thông gia với gia đình mẹ tôi và thấy được hoàn cảnh gia đình tôi nên cho mượn, không có sự ép buộc hay lừa dối, gian dối nào từ gia đình tôi và mẹ tôi.

Nhưng vừa qua gia đình ông Hà làm đơn tố cáo mẹ tôi và hình sự hóa giao dịch dân sự và cho tôi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản của gia đình ông Hà là không có cơ sở và không có căn cứ pháp lý. Và cho rằng mẹ tôi mượn tiền để buôn bán keo và mì non. Tuy nhiên, mẹ tôi chưa bao giờ nói mượn tiền để buôn bán keo và mì non. Đề nghị ông Hà cung cấp chứng cứ nói mẹ tôi mượn tiền buôn bán keo và mì non. Ông Hà và cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bình Định không có bất kỳ bằng chứng, chứng cứ nói nói mẹ tôi mượn tiền để bán keo và mua mì non nhưng vẫn ngang nhiên kết tội mẹ tôi.

Đây là một giao dịch dân sự bình thường diễn ra trong cuộc sống, mẹ tôi không gian dối, lừa dối gia đình ông Hà, việc gia đình ông Hà cho mẹ tôi mượn tiền và mẹ tôi thừa nhận điều này. Nhưng hiện nay mẹ tôi chưa có tiền nên chưa trả được, khi nào có mẹ tôi sẽ trả cho gia đình ông Hà. Giao dịch dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án không thuộc thẩm quyền của Cơ quan công an tỉnh Bình Định nên việc cơ quan này khởi tố mẹ tôi và bất ngờ bắt mẹ tôi khi đang bị bệnh nặng về hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản trong khi mẹ tôi vẫn có mặt theo giấy mời của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định là điều hết sức vô lý và thiếu căn cứ.

          Mẹ tôi không sử dụng tiền sai mục đích và vẫn lên theo giấy mời nên không thể cho rằng tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được. Hành vi của mẹ tôi là dân sự và không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Vân Canh bắt ép mẹ tôi nhận tội nhưng mẹ tôi không nhận sau đó chuyển lên Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định rồi cố tình hình sự hóa quan hệ dân sự và hù dọa mẹ tôi, ép buộc mẹ tôi nhận tội và cố tình vi phạm thẩm quyền khi đây là tranh chấp thuộc thẩm quyền tòa án, bắt buộc mẹ tôi trả tiền, đập bàn, đập ghế, chỉ tay vào mặt mẹ tôi và nói nếu không trả tiền sẽ bỏ tù mẹ tôi. Trong thời gian điều tra không hiểu sao phía công an điều tra (Trưởng đội điều tra là Ông: Trương Quốc Sỹ) có nói với mẹ tôi là đội điều tra tổng hợp từ tỉnh về làm phóng sự quay phim, chụp hình mẹ tôi và làm ảnh hướng đến hình ảnh, danh dự của mẹ tôi khi chưa có bất kyd bản án nào kết án mẹ tôi có tội làm gia đình tôi rất bức xúc. Pháp luật hình sự đã quy định một người chỉ coi là có tội khi có bản án có hiệu lực của Tòa án nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bình Định coi thường pháp luật khi ngang nhiên coi mẹ tôi là tội phạm khi đang điều tra.

Tại số báo Bình Định ngày Thứ Sáu, 17/02/2017, 21:15 với tựa để “Lừa đảo sui gia để chiếm đoạt tiền tỉ” Báo Bình Định được cơ quan Công an huyện Vân Canh cung cấp thông tin đã đăng hình ảnh mẹ tôi, tên họ mẹ tôi và cho rằng mẹ tôi có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa nhiều thông tin sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự và uy tín của tôi dù chưa có một bản án nào kết tội mẹ tôi. Pháp luật hình sự đã quy định “một người chưa bị coi là có tội khi chưa có bản án có hiệu lực của tòa án”. Mẹ tôi chưa bị kết tội nhưng Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Vân Canh cùng Công an tỉnh Bình Định kêu báo chí về chụp hình mẹ tôi tại buổi hỏi cung, đưa hình ảnh mẹ tôi lên mặt báo. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng của Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Vân Canh - Cơ quan công an tỉnh Bình Định.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Vân Canh ép mẹ tôi nhận vay tiền mua bán keo, mì non nhưng mẹ tôi không nhận vì thực tế mẹ tôi không mượn tiền mua bán keo, mì non.

Cơ quan điều tra Công an huyện Vân Canh suốt ngày mời mẹ tôi liên tục để hành hạ mẹ tôi và buộc tội trả tiền ngay mặc dù mẹ tôi bệnh nặng.

Tôi có gọi điện lên Cơ Quan Công An Huyện Vân Canh để khiếu nại nhưng không đuợc tiếp nhận  ý kiến của tôi và được hướng dẫn liên hệ trức tiếp với Ông Trương Quốc Sỹ để giải quyết thắc mắc và khiếu nại trong khi việc này thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra huyện Vân Canh.

Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Vân Canh cho rằng mẹ tôi đã được khởi tố vụ án và chỉ đọc hù dọa mẹ tôi nhưng lại không giao quyết định khởi tố cho mẹ tôi trong khi theo luật thì phải giao cho mẹ tôi. Và ông Sỹ cho rằng đã có lệnh phê chuẩn của Viện kiểm sát khởi tố mẹ tôi nhưng tôi yêu cầu đưa nhưng lại không đưa cho tôi.

Nhưng thật bất ngờ sau đó Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Vân Canh chuyển hồ sơ vụ việc mẹ tôi cho Công an tỉnh Bình Định. Và vẫn với điệp khúc như cũ, Công an Bình Định tiếp tục ép mẹ tôi nhận là mượn tiền mua keo, mua mì non...nhưng mẹ tôi không thừa nhận nên liên tiếp điện thoại bằng miệng bắt mẹ tôi về lấy lời khai, ép nhận tội, ép trả tiền thì mới không bị đi tù. Mời mẹ tôi về một ngày nhưng lại bắt mẹ tôi phải ở lại làm việc tới 3 ngày liên tiếp trong khi mẹ tôi mang nhiều bệnh trong người như.................vẫn phải điều trị hàng ngày nhưng Cơ quan công an tỉnh Bình Định vẫn không tha cho mẹ tôi.

Ngày 22/8/2017 Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định mời mẹ tôi ra hỏi cung thì bất ngờ bắt mẹ tôi luôn. Mẹ tôi ngất xỉu thì không cho tôi vào cứu mà họ để mẹ tôi nằm ngay giữa nền nhà. Mẹ tôi vẫn không trốn tránh giấy mời lần nào, có mặt khi có giấy mời mà tại sao lại bắt ngang nhiên như vậy. Khi tôi yêu cầu cung cấp lệnh bắt, quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can thì họ đưa ra các quyết định này đã được ký từ ngày 10/8/2017 nhưng không thông báo cho mẹ tôi và gia đình tôi mà bất ngờ đánh úp mẹ tôi. Tôi yêu cầu không được bắt mẹ tôi vì mẹ tôi đang bị bệnh nhưng 1 số anh công an nắm tay tôi đẩy ra, đòi lấy điện thoại tôi...và đuổi tôi ra làm tôi rất lo lắng cho mẹ tôi khi đang ngất xỉu mà không được cấp cứu.

Trong quyết định khởi tố bị can số 77 cho rằng mẹ tôi lừa 7 người ở TPHCM và Quảng Nam đàu tư tiên mua keo và mì non với số tiền: 1.695.000.000 đồng nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào mẹ tôi lừa đảo mà chỉ dựa vào lời khai của gia đình ông Hà tố cáo mẹ tôi để buộc tội tôi. Một quyết định khởi tố và bắt mẹ tội quá vội vàng và vi phạm tố tụng nghiêm trọng khi bắt mẹ tôi mà không thông báo hay cho ai chứng kiến trong khi mẹ tôi bị bệnh nặng.

Vì những lẽ trên,

Bằng đơn này tôi gửi tới các Cơ quan cấp cao có thẩm quyền, các Vị lãnh đạo các cấp, các Cơ quan báo chí truyền thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định phải hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, phải trả tự do cho mẹ tôi và không được bắt giam mẹ tôi khi không có chứng cứ buộc tội mẹ tôi, hơn nữa mẹ tôi đang bị nhiều bệnh đang điều trị (đính kèm hóa đơn thuốc).

Từ trước đây đến năm 2016 mẹ tôi kinh doanh buôn bán bún “Quán bún cô 5” tại địa chỉ:.............................ai cũng biết mẹ tôi làm nghề kinh doanh bán bún, không bo giờ kinh doanh mua bán keo, mì non như gia đình ông Hà tố cáo vô căn cứ. ĐInhs kèm giấy phép kinh doanh của mẹ tôi.....

Kính mong ông Tô Lâm - Bộ trưởng bộ công an chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra huyện Vân Canh phải đình chỉ vụ án của tôi và không mời  tôi lên nhiều lần vì tôi đang bệnh.

Kính mong Ông Tổng bí thư, Ông chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ ra văn bản chỉ đạo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định chuyển vụ án của tôi qua Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo luật định, vì đây là tranh chấp dân sự nhưng Công an tỉnh Bình Định đã quan hệ hóa dân sự thành hình sự để buộc tội mẹ tôi vô căn cứ.

Kính mong Qúy báo can thiệp giải quyết giúp tôi, ra văn bản yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Bình Định phải đình chỉ vụ án của mẹ tôi. Vì hành vi của mẹ tôi không cấu thành tội phạm. Việc bắt tạm giam mẹ tôi và khởi tố mẹ tôi về hành vi lừa đảo chiếm đoạt là oan sai cho mẹ tôi. Mẹ tôi đang bị bệnh nặng nếu mẹ tôi chết trong trại tạm giam thì Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Định và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Kính mong Qúy lãnh đạo, cơ quan các cấp xem xét chấp nhận đơn kêu oan của tôi cho mẹ tôi.

Xin chân thành cảm ơn.

                                                                  

Người Khiếu Nại và kêu oan

Đính kèm: Quyết định khởi tố bị can

số:...................Quyết định khởi tố vụ án số:...........

Lệnh bắt tạm tam.....khai sinh của tôi, CMND, HK của tôi...

Thế Nào Là Phạm Tội Đối Với Trẻ Em

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Ở đây ta thấy phạm vi quy định những người là trẻ em rộng hơn so với cách hiểu thông thường từ trước đến nay. Đồng tình với quan điểm này, Luật Thanh niên quy định thanh niên là người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi.

Ở khía cạnh khác, Điều 6 Bộ luật Lao động quy định: Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Thông tư liên tịch số 21/2004/BLĐTBXH- BYT ngày 9-12-2004 hướng dẫn quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không được sử dụng lao động dưới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. Theo Công ước 182 - Công ước nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất (1999) mà Việt Nam đã tham gia thì thuật ngữ “trẻ em” áp dụng cho tất cả những người dưới 18 tuổi.

Về mặt dân sự, ở khía cạnh cơ bản nhất, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Người chưa thành niên khi xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, cũng tại Bộ luật Dân sự 2005 lại quy định: Trong trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. Đã là người thành niên (đủ 18 tuổi) nhưng theo Luật Hôn nhân và gia đình thì các nam thanh niên chưa đủ 20 tuổi vẫn bị cấm kết hôn; nếu có quan hệ vợ chồng với người khác rất có nguy cơ bị tội tảo hôn.

Về mặt hình sự, Bộ luật Hình sự quy định, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người có hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em. Giao cấu với người từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em.

Luật Sư Bào Chữa Tội Cố Ý Làm Trái Các Quy Định Nhà Nước Gây Hậu Qủa Nghiêm Trọng

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KÊU OAN

(v/v: bị cáo Nguyễn Tài bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 165 BLHS, kêu oan yêu cầu Tòa án nhân dân cấp cao Tại Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm số 19/2016/HSST ngày 14/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên để điều tra, xét xử lại từ đầu theo đúng tội danh, đúng quy định pháp luật)

Kính gửi: ÔNG NGUYỄN XUÂN PHÚC- THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG – BÍ THƯ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG

BÀ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI – NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

ÔNG PHÓ THỦ TƯỚNG THƯỜNG TRỰC TRƯƠNG HÒA BÌNH

BAN DÂN NGUYỆN – ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

ÔNG TÔ LÂM – BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN

ÔNG CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT HÌNH SỰ C45 HỒ SĨ TIẾN

ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH PHÚ YÊN

Đồng kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG

Người kêu oan: Nguyễn Tài, sinh năm: 1963

Địa chỉ: Xã Hòa Xuân Tây, Đông Hòa, Phú Yên.

Tôi trình bày nội dung kêu oan như sau:

Nguyên tôi bị Tòa án cấp sơ thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên xét xử về tội: tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại khoản 3 Điều 165 BLHS theo bản án số 19/2016/HSST ngày 14/9/2016.

Trong việc triển khai dự án nhà máy lọc dầu  tôi với tư cách là chủ tịch UBND huyện Đông Hòa nhưng trong quá trình thực hiện dự án tôi không tham gia trực tiếp chỉ đạo là trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng như bản án của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên. Tôi cũng không được bất kỳ lợi ích gì về vụ án trên, không tư lợi cá nhân, tham nhũng. Không có bất kỳ văn bản, người dân nào khai thôi được lợi ích hay chia lợi ích gì qua dự án trên. Tôi xin trình bày những vấn đề chính tôi không phạm tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước vì những căn cứ sau:

1/. Trong quyết định số  806/QĐ-UBND trình ông Sương ký hổ trợ giai đoạn 1 là 238 trường hợp. Nhưng sau khi bồi thường, hỗ trợ xong 15 đợt lại vượt lên 254 trường hợp, với tổng số tiền là 96.065.964.632đ. Vậy việc tăng thêm 16  trường hợp trên do ai chỉ đạo? việc lập danh sách cá nhân, tổ chức có đất nằm trong vùng quy hoạch là do ban GPMB có trách nhiệm sao lại quy trách nhiệm cho tôi? Vậy việc tăng thêm số trường hợp đền bù do lỗi ai là người chịu trách nhiệm? Dẫn tới việc tăng thêm? Việc phát sinh thêm đó thì ban GPMB không báo cáo cho tôi, làm sao tôi biết trong khi tôi với tư cách chủ tịch chỉ đạo chung, sao uy kết tôi tổng số 254 trường hợp là hết sức vô lý và không có căn cứ. Vậy đồng chí Trưởng Ban đã chỉ đạo cho các phòng ban chuyên môn thực hiện quyết định nào và có đang làm theo sự chỉ đạo của tôi không, và thuộc cấp của tôi đã thực hiện QĐ nào, ở tại phiên tòa sơ thẩm tôi có trình bày điều này nhưng vị Công Tố Viên lơ đi va không trả lời cũng không tranh luận vấn đề này với tôi.

Tại thông báo 512/TB_UBND tôi có yêu cầu trung tâm PTQĐ lập phương án bồi thường, phòng Tài nguyên và môi trường Thẩm định phương án. Như vậy việc Tòa án xét xử buộc tôi chỉ đạo cho cấp dưới không thực hiện khâu thẩm định là sai và không có căn cứ ?

Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng khi phương án bồi thường chưa hoàn chỉnh, thì do ông Tài với ông Kích chỉ đạo ông Thắng ký phương án đó, để ông Sương ký QĐ 806 là không có căn cứ? Bởi vì nguyên chủ tịch UBND lãnh đạo, khi có ý kiến kết luận, chỉ đạo phải thực hiện bằng văn bản? vì vậy việc Tòa án kết tội  tôi qua lời khai của ông Thắng với ông Sương là không có căn cứ? Cơ quan nhà nước làm việc phải có chỉ đạo qua văn bản, không thể bằng miệng như các ông Sương, thắng...khai khống vu oan cho tôi.

Ngày 2/7/2013 tôi yêu cầu ông Nhân sớm thẩm định trình phương án để UBND huyện duyệt; như vậy trách nhiệm thẩm định đã được giao cụ thể.

Ngày 26/3/2014 ông Sương ra thông báo số 116/TB-UBND, trong có nội dung yêu cầu kiểm tra, rà soát lại phương án bồi thường, nếu có sai sót thì tiến hành bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý vào như: đo đạc, xác định quy chủ…..trình phòng tài nguyên và môi trường thẩm định sớm để tham mưu UBND điều chỉnh QĐ 806 ( lưu ý thực hiện đúng quy định của pháp luât ); chủ trì phối hợp với cơ quan đơn vị có liên quan và UBND xã hòa tâ, đo đạc, quy chủ, xác định nguồn đất, niêm yết công khai, lập phương án bồi thường (…..). Như vậy, theo thông báo này chứng tỏ việc ông Sương đã nắm rõ sự chỉ đạo của ông Tài, là làm đúng quy định pháp luật. Hơn nữa việc tôi ra các thông báo điều chỉnh hoàn thiện QĐ 806 vào tháng 12 năm 2013 mà cho đến tháng 3 năm 2014 ông Sương mới ra thông báo trên, chứng tỏ rằng ban GPMB có thời gian để thực hiện việc thẩm định, niêm yết công khai… nhưng tổ thẩm định không thực hiện các bước trên. Đồng thời qua thông báo 116 cho thấy ông Sương đã chủ động thực hiện việc chỉ đạo ban GPMB tiến hành thực hiện các bước đúng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên không hiểu sao các thành viên trong tổ thẩm định không thực hiện các bước trên. Và qua đây, cho thấy Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng tôi chỉ đạo ban GPMB bỏ qua bước theo quy định pháp luật là thiếu căn cứ, thiếu tính khách quan, không có căn cứ pháp lý để buộc tội tôi mà chỉ dựa vào lời khai khống của các bị cáo khác. Trong khi theo pháp luật hình sự là phải trọng chứng chứ không trọng cung.

Theo quy định tại điều 25 Nghị Định 69/2009/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 25. Giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

đ) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã có đất bị thu hồi;

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cấp huyện hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất được thuê doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Như vậy, trong vụ việc trên, ông Sương với tư cách là Trưởng ban dự án giải phóng mặt bằng phải chịu trách nhiệm khi đã được giao nhiệm vụ.

Bị cáo Kích đã ban hành quy trình trong công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư vào ngày 10/1/2013 gồm 10 điều, được sao gửi đến từng  CBCNV để biết và theo dõi thực hiện. trong đó có bị cáo thắng – chuyên nghành tài chính kế toán, còn Duy và Quang là cán bộ hợp đồng nhưng chuyên nghành đại học xây dựng biết rỏ công việc mình phải làm.

Ngày 14/8/2013 ông Huỳnh Ngọc Thắng có quyết định bổ nhiệm phó giám đốc trung tâm PTQĐ huyện. Ông Nguyễn Kích có tổ chức họp chi bộ, cơ quan công bố quyết định giao cho ông Thắng là phó giám đốc phụ trách  nhà máy lọc dầu Vũng Rô phần cảng trên cạn.

Tại biên bản họp cơ quan 8h00 ngày 22/8/2013 công bố quyết định phó giám đốc Huỳnh Ngọc Thắng và phân công lại nhiệm vụ; giao ông Thắng cùng với các anh em cơ quan hoàn thành nhiệm vị được giao và theo dõi anh em làm dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô

Tại biên bản họp chi bộ thường kỳ tháng 8/2013 ngày 30/8/2013 mục 5 kết luận: đồng chí Thắng chỉ đạo kiểm kê áp giá bồi thường công trình nhà máy lọc dầu Vũng Rô;

Thông báo số 45/TB-UBND  do phó chánh văn phòng Trần Thị Minh Tâm kí ngày 16/9/2013 thừa lệnh chủ tịch: giao đồng chí Huỳnh Ngọc Thắng – phó giám đốc TTPTQĐ tập trung hoàn chỉnh phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô;

Việc đền bù giải phóng mặt bằng là dựa theo quyết định 10 bao gồm 12 bước (có đính kèm) thực hiện tôi năm rõ, nhưng vì trong thời điểm đó trên địa bàn Huyện Đông Hòa nhiêu dự án lớn áp lực cao, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt phải bàn giao mặt bằng sớm trước ngay 31/12/2013 cho nhà đầu tư, tình hình thực tế lúc đó quá cấp bách nên UBND Tỉnh mới cho UBND Huyện Đông Hòa thực hiện theo cơ chế đặc thù theo thông báo 457 của UBND Tỉnh ( đính kèm thông báo 457) cho phép vừa làm vừa hoàn tất hồ sơ thủ tục. Chính vì vậy mà phòng Tài Nguyên Môi Trường  đã ra quyết định 806 trình cho đồng chí Huỳnh Ngọc Sương phó chủ tịch trưởng ban giải phóng mặt bằng ký và quyết định 806 (đính kèm) đã được UBND Tỉnh cho phép thực hiện và xem nó như quyết định tạm tính và UBND Tỉnh có văn bản chỉ đạo phải hoàn chỉnh nó tại thông báo số 731 ( đính kèm). Cùng thời điểm đó có tồn tại một quyết định 945 cũng là do ông Sương ký. Trong thông báo 731 của UBND Tỉnh có chỉ đạo rất rõ là: “Yêu cầu UBND Huyện Đông Hòa kiểm tra rà soát để điều chỉnh quyết định 806 theo hướng tạm tính. Trên cơ sơ các quyết định chi tiết chi tra tiền sau khi hoàn thành sẽ phê duyệt lại”. Trên cơ sở các quyết định chi tiết chi trả tiền chứ không phải là dựa trên phương án chi tiết, vậy theo ý chí chỉ đạo của UBND Tỉnh tôi phải ra quyết định thu hồi 945 để hoàn chỉnh 806 là hoàn toàn đúng pháp luật, có căn cứ. Vì đây là dự án của tỉnh ủy quyền cho huyện, UBND huyện được sự ủy quyền của tỉnh phải làm theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh chứ sao lại kết tội cho tôi cố ý làm trái là hết sức thiếu căn cứ.

          Nhưng tại thời điểm đó tôi thấy quyết định 806 chưa hoàn chỉnh nên mới có những văn bản chỉ đạo như: 504, 511, 512 ( có đính kèm) nội dung những văn bản này nhằm hoàn chỉnh QĐ 806, vậy dựa trên quyết định 10, QĐ 806 thiếu bước nào thì trách nhiệm của đồng chí trưởng ban phải chỉ đạo sâu sát chặt chẽ thiếu bứơc nào thì chỉ đạo các phòng ban liên quan tiếp tục làm bứơc đó cho hoàn chỉnh, chứ chưa có văn bản nào tôi chỉ đạo thực hiện QĐ 806 cả,  tôi là Chủ Tịch có nhiệm vụ chỉ đạo chung còn cụ thể đã giao cho đồng chí trưởng ban giải quyết sao lại quy tôi cố ý làm trái được, nếu có chăng chỉ là thiếu trách nhiệm mà thôi.

Tôi xin khẳng định là tôi chưa có bất kỳ văn bản nào chỉ đạo Thắng phải ký phương án 806 chuyển phòng TN&MT huyện Đông Hòa.

Bản cáo trạng quy kết tôi không có chứng cứ, căn cứ  nhưng vẫn một mực khảng định tôi biết phương án chưa lập xong, chưa công khai, tổng hợp ý kiến của người bị thu hồi đất và chưa thẩm định nhưng thực hiện chỉ đạo yêu cầu ông Thắng phải ký phương án chuyển phòng TN&MT làm thủ tục trình UBND huyện phê duyệt tại quyết định 806).

Lời khai Thắng tại phiên Tòa cho rằng tôi chỉ đạo Thắng ký phương án 806 qua điện thoại mà không cung cấp được văn bản tôi chỉ đạo, chứng cứ tôi chỉ đạo?

Duy, Quang khai: bị cáo Thắng là người trực tiếp chỉ đạo họ và nghe Thắng nói làm theo chỉ đạo.

Bị cáo Thắng khai bị cáo làm theo chỉ đạo của tôi, nhưng không đưa ra chứng cứ gì. Đây là tội cố ý làm trái các quy định về bồi thường, hỗ trợ… do đó, việc thực hiện phải bằng văn bản chỉ đạo. trong khi không có văn bản chỉ đạo nào của tôi và tôi cũng chưa ký xác nhận nội dung, ký phê duyệt để đồng ý với việc thực hiện của bị cáo Thắng. Công việc này đã phân công cho Thắng thực hiện.

Thắng khai là không có căn cứ và những người khai tôi chỉ đạo bằng miệng là không có căn cứ đồng thời không đúng với quy định pháp  luật. Bởi tại điều 9 luật cán bộ công chức quy định về nghĩa vụ của công chức như sau:

“ Điều 9. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ:

Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”

Như vậy, nếu các bị cáo còn lại cho rằng tôi chỉ đạo thì theo Luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Nhưng những cán bộ, bị cáo này không thực làm theo quy định trên. Vậy căn cứ nào để đổ lỗi và quy kết cho tôi. Rõ ràng việc kết tội tôi của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên là không có căn cứ pháp lý, áp dụng sai quy định pháp luật.

Vào ngày 30/9/2013, Tôi tổ chức cuộc họp, Kích có báo cáo sự thảo phương án bồi thường, nhưng nội dung báo cáo đúng thực tế, đúng quy định, nêu những khó khăn: 10 hộ đủ điều kiện, còn lại 80 hộ đang rà soát. Còn việc thực hiện thì UBND huyện đã có thông báo số 415/TB-UBND  do phó chánh văn phòng Trần Thị  Minh Tâm ký ngày 26/9/2013 giao đồng chí huỳnh Ngọc Thắng- phó giám đốc TTPTQĐ tập trung hoàn chỉnh phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô.

          Sau khi tổ thẩm định xong lập biên bản kết luận đủ điều kiện chi trả tiền trình bị cáo Sương trưởng ban ra quyết định chi tiết chi tra tiền

          Vậy mà ở phiên tòa sơ thẩm vị công tố viên cho rằng tôi chi đạo bỏ qua bức thẩm định nên mới dẫn đến cái sai, Tôi không có một văn bản nào chi đạo cho đồng chí Sương trưởngg ban cũng như các phòng ban liên quan bỏ qua bứơc thẩm định cả, vậy mà tại tòa 13 bị cáo đã làm sai lại khai bằng lời nói không là do tôi chi đạo bỏ qua bứơc thẩm định tôi hoàn toàn không hiểu lời khai đó dựa trên cơ sơ nào và văn bản nào, chứng cứ nào

          Một sự thật hết sư vô lý nữa là tổ thẩm định khai chỉ cộng ngang cộng dọc trên ban kê rồi ký vậy thử hỏi đồng chí trưởng ban thành lập tổ thẩm định gồm các phòng ban chuyên môn liên quan đến viêc giải phóng mặt bằng làm gi? Và cũng đã cho đi tập huân rồi vậy họ phải biết nhiệm vụ của họ phải làm chứ, lập tổ thẩm định cho đi tập huấn về là để thẩm định dự án chứ đâu phải để mấy anh cộng ngay cộng dọc rồi ký thì trách nhiệm của những bị cáo này đâu?

          Như vậy, 13 con ngươi này đã lam sai rồi cùng nhau tìm cách đổ tội cho người khác vì họ cùng chung một nhóm quyền lợi như nhau, nên họ mới trả lời thiếu trách nhiệm như thế, vì tất cả những người nay dù là hợp đồng hay biên chế họ đều là cán bộ nhà nước đã được qua đào tạo chuyên môn chứ UBND huyện đâu tuyển người vô học vào làm việc thẩm định dự án đâu, mà có ngươi bảo là thấy người khác ký nên ký theo, họ là cán bộ nhà nước và chắc chắc một điều trước và sau khí họ được tuyển dụng hơn ai hết họ nắm rõ luật viên chức vì đó là quyền lợi của họ.

Tôi thừa nhận ai làm sai người đó phải chiụ trách nhiệm trước hành vi của minh chứ không phải đổ tội cho người khác một cách vô căn cứ như vậy được, điều tôi muốn nói ơ đây là cái sai ơ đây là cai sai về mặt tác nghiệp xay ra ngoài ý muốn chứ  không phải  sai do chỉ đạo. Và tôi cho rằng phiên tòa sơ thâm xử chưa đúng người đưng tội, thật oan và vô lý, và việc bồi thường 25% trên tổng giá trị thiệt hại là hoàn toàn không có căn cứ, người làm trực tiếp ký quyết định 806, ký quyết định chi tiền không phải là tôi, và tôi chỉ là ngươi chi đạo chung cho dự án này với tư cách chủ tịch huyện thừa ủy quyền của UBND tình mà thôi mong tòa xem xét cho đúng người đúng tội. Tôi không chỉ đạo bằng bất kỳ văn bản nào đối với cấp dưới nên không thể phạm tội cố ý làm trái. Cố ý làm phải phải bằng văn bản theo như Luật công chức và quy định pháp luật liên quan.

2/.Việc kiểm kê, áp giá, lập phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư:

Thành lập tổ kiểm kê do ông Kích làm tổ trưởng trong lúc trung tâm PTQĐ phải triển khai theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và nhà đầu tư công ty dầu khí Vũng Rô nhằm kiểm kê, áp giá, bồi thường phần nhà máy 404ha trước đẻ kịp thời khởi công. Đến khi triển khai phần cảnh 134ha, Kích giao cho Thắng).

Nội dung công việc này bị cáo Kích đã phân công nhiệm vụ cho phó giám đốc Huỳnh Ngọc Thắng và một số nhân viên khác trong cơ quan như Quang, Duy, Tùng… kiểm kê, áp giá, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô ( biên bản họp cơ quan 8h00 ngày 22/8/2013 ).

Trong quá trình kiểm kê, áp giá lập phương án: Duy, Quang lập hồ sơ bồ thường, hỗ trợ. Thắng lập và ký phương án và tờ trình chuyển phòng TN&MT là thủ tục trình ông Sương ký phê duyệt. Ông Tài không tham gia thực hiện công việc này do nhiều dự án không có nhiều thời gian để kiểm tra hơn nữa dự án nhà máy lọc dầu Vũng Rô có cơ chế đặc thù của tỉnh cho phép vừa hoàn thiện hồ sở vừa làm, đây là làm theo chỉ đạo của tỉnh. Tôi không tham gia trực tiếp vào việc kiểm kê nên không thể nào biết rõ số lượng cây trên đất của nhà ông Kích, Cường là có đủ mật độ hay không. Chẳng lẽ làm chủ tịch huyện mà đi xuống kiểm kê cây hay sao? Việc này đã phân công từng bộ phận ai sai phải chịu trách nhiệm chứ không thể thuộc cấp làm sai lại quy cho tôi.

Việc thẩm định hổ trợ của các hộ Cường, Thuận, Thái, Nhân, Tui, Dựa, Phổ Nam , bồi thường cho ông Cường, bà Võ Thị Nương. Nguyễn Hữu Phí là do Duy, Quang , Thắng trực tiếp thực hiện, Tôi không tham gia, không có bất kỳ văn bản nào, chứng cứ nào thể hiện tôi chỉ đạo hỗ trợ, bồi thường cho các hộ này.

3/. Về việc tham dự các cuộc họp:

Các cuộc họp của tỉnh và huyện, VKS cho rằng tôi chỉ đạo là không đúng. Tôi  không phải là chủ trì cuộc họp, nọi dung cuộc họp không có ý kiến chỉ đạo của tôi, không có chữ ký, phê duyệt của tôi. Các cuộc họp liên quan đến công tác bồi thường nhà máy lọc dầu Vũng Rô phần cảng trên cạn 134ha, đều có bị cáo Thắng, Duy, Quang cùng tham dự để nghe về thực hiện nên tôi không có triển khai.

Thủ tục chi tiền bồi thường, hỗ trợ: sữ dụng quyết định 806 để bồi thường thiệt, hỗ trợ; trung tâm PTQĐ lập bảng kê khai chuyển sang tổ thẩm định. Chính ông Thắng soạn, lập và ký; tổ thẩm định kiểm tra, rà soát bản kê và lập biên bản đánh giá kết luận đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ. Chỉ đạo ông Sơn in lại bảng kê tổng hợp thanh toán chi trả bồi thường, hỗ trợ chuyển lại cho ông Thắng rồi chuyển sang phòng TN&MT xác nhận, trình UBND ký duyệt trên cùng bản kê và căn cứ bản kê được duyệt này ra quyết định chi trả tiền cho từng trường hợp bị thu hồi đất.

Trung tâm PTQĐ huyện đông hòa lập chứng từ chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ 15 đợt cho 254 trường hợp với số tiền 96.065.954.632đ.

Cho thấy các thủ tục và văn bản nêu trên không có bất kỳ chữ ký nào của tôi, không có sự chỉ đạo của tôi. Vậy căn cứ nào nói tôi cố ý làm trái, kết án tôi chỉ đạo?

          Việc chi bồi thường, hỗ trợ chi tiền cho từng hộ dân:  kế toán lập phiếu chi + biên lai chi trả tiền và do bị cáo Thắng ký toàn bộ. Biên bản chi tiền gồm xã, trung tâm PTQĐ, họ dân, kế toán, thũ quỹ ký..nhưng không có bất kỳ chữ ký của tôi. Sao có thể quy kết tôi là cố ý làm trái được?

          Tôi chưa bao giờ có văn bản chỉ đạo ai là người trực tiếp kiểm tra hồ sơ 15 đợt với 254 tổ chức hộ gia đình và cá nhân. Toàn bộ việc kiểm tra, áp sát giá, trình phương án thẩm định phê duyệt và chi tiền đến từng hộ dân là dô ông Huỳnh Ngọc Thắng, Quang và Duy thực hiện trên nhiệm vụ được phân công thepo quy định và theo các văn bản, cuộc họp. Không có việc tôi chỉ đạo thực hiện cồn tác bồi thường hỗ trợ phần 134ha

4/.Kết luận giám định xác định thiệt hại 9.274.234.559đ là không đúng quy định pháp luật, không đúng thực tế dẫn đến quy kết tôi tội cố ý làm trái quy định...gây thiệt hại lớn không có căn cứ.

          Bồi thường về đất và tài sản trên đất:

          Hộ Nguyễn Kích: do thiếu diện tích do công ty Tứ Thiên để là đất của xã Hòa Tâm quản lý.

          Bà võ thị Nương: xác định bồi thường sai quy định 158.343.110đ là chưa bảo đảm theo đúng pháp luật, cụ thể:

          Hộ bà Nương xây dựng nhà trên đất đủ điều kiện được bồi thường về đất, tuy không được bồi thường nhưng vẫn được hỗ trợ 50%-80% giá trị tài sản theo quy định pháp luật. Phần này thiệt hại chỉ còn cao nhất là 158.343.110 x 50% = 79.171.555đ ( Quy định tại khoản 3, điều 22, quyết định 10/2013/QĐ-UBND  ngày 23/4/2013 UBND tỉnh Phú Yên).

“3. Hỗ trợ nhà, công trình gắn liền với đất theo quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT được quy định cụ thể như sau:

- Trường hợp tại thời điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư thì được hỗ trợ 80% mức bồi thường quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 của Quy định này;

- Trường hợp tại thời điểm xây dựng không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư thì được hỗ trợ 50% mức bồi thường quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 của Quy định này.”

Như vậy, việc tôi hỗ trợ giải quyết cho hộ Bà Nương là đúng luật, không sai luật và tôi không được lợi ích gì từ vụ Bà Nương. Điều này chính bà Nương cũng đã thừa nhận như vậy nên không thể kết tội tôi cố ý làm trái được. Nếu việc này tôi có sai sót thì cũng là do chuyên môn tôi yếu mà bồi thường phần tiền vượt qua là : 79.171.555đ. Chứ tôi không cố ý làm trái.

5/. hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

- cán bộ, công chức, viên chức:

+ Nguyễn Kích- giám đốc TTPTQĐ: 304.312.500đ;

+ Nguyễn Kiên Cường- trưởng phòng TC-KH đông hòa: 366.750.000đ

+ Nguyễn Hưng Thái – chi cục trưởng CC thống kê đông hòa: 780.000.000đ

+ Lương Tấn Thuận -  nguyên chi cục trưởng CC thống kê TUY hòa: 780.000.000đ

+ Nguyễn Thành Nhân -  nguyên phó chủ tịch UBND huyện Tuy Hòa: 780.000.000đ

          Theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình thì Quyền sử dụng đất được hình thành trong thời kì hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng (điều 27 luật HN& GIa Đình). Đây là quyền sử dụng đất cấp cho Hộ gia đình, mặc dù những người này không đủ điều kiện được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm nhưng vợ và con họ, những người có tên trong sổ Hộ Khẩu đủ điều kiện tính thiệt hại sai. Chưa có quy định pháp luật nào không cho phép họ được hỗ trợ. Đến nay đã có quy định cụ thể quy định tại khoản 2, Điều 6, TT 37 và khoản 3, Điều 20 quyết định 57).

          Thông tư 37/2014 ngày 30/6/2014 Bộ TN&MT:

          “Điều 6. Bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp do cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) đang sử dụng đất

Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương quy định mức hỗ trợ cho phù hợp.”

          Quyết định 57 UBND tỉnh Phú Yên:

“Điều 20. Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại Điều 84 của Luật Đất đai và Điều 20 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:

3. Hộ gia đình vừa có nhân khẩu là cán bộ, công chức, viên chức (đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) vừa có nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức nhưng đang sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích sản xuất nông nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình đó thì nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm theo diện tích đất thu hồi như sau:

Mức hỗ trợ cho nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức trong hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được xác định bằng mức hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này chia (:) tổng nhân khẩu của hộ gia đình nhân (x) số nhân khẩu không phải là cán bộ, công chức, viên chức. Nhân khẩu mới nhập khẩu sau ngày công bố thông báo thu hồi đất thì không được hỗ trợ; trường hợp cá biệt giao Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, giải quyết”

 - Người không thường trú, tạm trú hợp pháp tại địa phương:

+ Nguyễn Tui -  quảng ngãi: 780.000.000đ

+Nguyễn Văn Phổ -  tp,HCM: 460.000.000đ

+ Nguyễn Văn Dựa- Khánh Hòa: 435.318.000đ

+ Nguyễn Như Nam- Tp.HCM: 285.367.500đ

Không có văn bản pháp luật nào quy định: không thường trú, tạm trú hợp pháp tại địa phương, không thuộc đối tượng được giao đất thì không được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm.

Quyết định 10/2013/QĐ-UBND ngày 23/4/2013 UBND tỉnh Phú yên:

Điều 20. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP và Điều 16 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT được quy định cụ thể như sau:

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại Điều 19 của Quy định này mà không được bồi thường bằng đất nông nghiệp tương ứng thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 69/2009/NĐ-CP còn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo hình thức hỗ trợ bằng tiền. Giá đất và mức hỗ trợ quy định cụ thể như sau:

Nghị định 84/2007 Điều 45. Điều 45. Bồi thường, hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất đối với đất sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về sau mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Nghị định 197/2004 Điều 8.  Điều kiện để được bồi thường đất

Người bị Nhà nước thu hồi đất, có một trong các điều kiện sau đây thì được bồi thường:

6. Bồi thường, hỗ trợ cho ông Nguyễn Hữu Phí: kết luận giám định xác định gây thiệt hại 3.371.754.019đ

Đánh giá thiệt hại như vậy để kết tội tôi là không đúng. Bởi vì, theo GCNQSDĐ do ông Phí cung cấp, bà Lê Thị Thanh đứng đại diện cho 4 hộ:
 Việc đứng tên 4 hộ là đúng theo quy định pháp luật. Những hộ có đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất ( không phải là giao đất ). Có giấy CNQSDĐ nên các hộ có đủ điều kiện bồi thường, hỗ trợ khi bị thu hồi đất. Chưa có cơ quan có thẩm quyền thu hồi GCNQSDĐ này ( khoản 2. Điều 64, luật đất đai 2013). Họ đủ điều kiện thu hồi đất. Nếu họ là cán bộ, công chức, viên chức, nhưng trong hộ có các thành viên không phải là công chứng viên chức thì vẫn được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm. Luật đất đai điều 48 quy định về  giấy chứng nhận quyền sữ dụng đất.

“Trường hợp thửa đất có nhiều cá nhân, hộ gia đình, tổ chức cùng sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tùng cá nhân, từng hộ gia đình, từng tổ chức đồng quyền sử dụng.”

Luật đất đai 2013:

“Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

“2, việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn  bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai”

           Đến nay, phương án được phê duyệt theo quyết định 806 ngày 4/10/2013 không đúng pháp luật. Việc bồi thường, hỗ trợ đối với 134ha chưa được triển khai thực hiện lại theo đúng quy định mới. Trong khi giám định của sở TN&MT thì căn cứ vào quy định của luật cũ. Do đó, cách tính thiệt hại không chính xác và không phù hợp với tình hình hiện nay. Cần phải tính toán lại theo quy định pháp luật mới.( điểm a, khoanr2, Điều 9 nghị định 197/2014, điểm c, khoản 4 điều 34 nghị định 47/2014 ngày 15/5/2014, khoản 3, điều 7, BLHS ).

Trường hợp nếu au khi công nhận thiệt hại này. Nhưng sau đó UBND thực hiện tính mức bồi thường trong thực tế cao hơn. Dẫn đến thiệt hại ít hơn. Vậy ai là người chịu trách nhiệm cho tính toán sai này.

  Hơn nữa, công tác bồi thường chưa triển khai thực hiện trên thực tế thì không thể tính hết được mức chi trả bồi thường, hỗ trợ. Thực tế cho thấy, UBND huyện Đông Hòa đã qua các bước kiểm kê, xác minh nhưng chưa tính toán chính xác. Trong khi cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào giám định của sở TN&MT để kết luận, còn sở TN&MT lại căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra để kết luận. kết luận giám định chỉ tính toán trên lý thuyết ( nhưng vẫn có nhiều điểm tính sai), chưa áp dụng vào thực tiễn nên không thể căn cứ tính thiệt hại trong vụ án này.

Ông Hoàng có tài liệu văn bản hoặc chứng cứ nào để chứng minh được việc tôi chỉ đạo ông trong việc quy chủ và hợp thức hóa các thửa đất trên cho người nhà ông Phí không? Động cơ nào mà ông Hoàng lại giúp ông Phí thực hiện hợp thức hóa các thửa đất trên?  Sau đó lại khai tôi chỉ đạo?

Trong vụ án này, khả năng khắc phục thiệt hại, thu hồi lại số tiền chi sai là khắc phục được. Nguyên đơn dân sự chưa tiến hành các biện pháp cần thiêt, chưa yêu cầu người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật trả lại số tiền nói trên. Đến khi nào, UBND huyện Đông Hòa không thể thu hồi lại số tiền chi sai thì lúc đó mới xác định được thiệt hại thực tế và mới có căn cứ để xác định được hành vi phạm tội của các bị cáo.

Nghị định số 197/2004/NĐ-CP

“ Điều 9. Giá đất để tính bồi thường và chi phí đầu tư vào đất còn lại

Nghị định 47/2014 ngày 15/5/2014

Điều 34. Xữ lý một số vấn đề phát sinh khi ban hành nghị định

“4. Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì giải quyết theo quy định sau đây:

Bộ luật hình sự quy định về hiệu lực như sau:

“Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành”

Căn cứ các quy định trên thì việc tính thiệt hại, giá đất sai quy định pháp luật dẫn đến quy kết tôi làm thiệt hại số tiền lớn là không có căn cứ. Ngoài ra việc giám định, kết quả giám định của Sở TN&MT là không có căn cứ, không đúng luật và kết quả giám định này phải được giám định lại.

Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử chưa đúng người, đúng tội, chưa đúng với tính chất, mức độ hậu quả của từng bị cáo và vao trò của từng bị cáo: bị cáo Sương có vị trí và thẩm quyền quan trọng trong việc giải quyết bồi thường, chi tiền, chủ tọa các phiên họp với vaio trò chủ đạo, giải quyết thì lại hình phạt rất nhẹ còn tôi với 12 năm tù là quá nặng, không đúng với mức độ, hậu quả, vai trò, tính chất hành vi của tôi, gay oan ức cho tôi, không công bằng cho tôi. Bị cáo Sương là người trực tiếp ký các văn bản quan trọng dẫn đến việc bồi thường hỗ trợ sai, gây thiệt hại như quyết định 806, quyết định chi....bị cáo Sương có vai trò quan trọng hơn, hành vi nguy hiểm hơn….trong vụ án này. Với sự chênh lệch quá lớn về mức độ hình phạt và cách đánh giá không đúng về vai trò, vị trí của bị cáo Sương và tôi cho thấy: việc đề nghị mức hình phạt của tòa án cấp sơ thẩm là không khách quan, không phù hợp và quá bất hợp lý, không đúng theo quy định, có dấu hiệu oan sai cho tôi.

 Từ những căn cứ trên, việc Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên áp dụng khoản 3, Điều 165 BLHS Tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, việc áp dụng tội danh trên là quá nặng đối với tôi. Tôi đã có những yêu cầu cho cấp dưới thực hiện các thủ tục theo luật quy định, ban GPMB cũng đã có thời gian để thực hiện các thủ tục trên. Tôi là chủ tịch chỉ có những chỉ đạo chung đối với dự án trên vì đó là vai trò của chủ tịch huyện, chỉ đạo trên phương hướng chung chứ không chi tiết cụ thể bởi vì đã giao trách nhiệm cho ban GPMB, tổ thẩm định… vì các ban nghành này được cử đi tập huấn đồng thời Phòng tài nguyên và môi trường và Trung tâm phát triển quỹ đất có những nghiệp vụ nghề nghiệp nên phải biết được những quy định thủ tục cần phải làm, riêng ông Sương là Trưởng ban giải phóng mặt bằng cũng có thông báo yêu cầu thành viên trong ban GPMB thực hiện đúng các việc, các thủ tục nhất định nhằm tuân theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên không biết tại sao, mà tổ thẩm định và các thành viên khác có thời gian, có thông báo, quyết định cụ thể mà vẩn bỏ qua các bước trên.

Việc tổ kiểm kê mật độ cây trồng tại vị trí nhà ông Kích và ông Thắng bị sai trên là do lỗi của ai? Theo cáo trạng của Viện kiểm sát thì việc kiểm kê trên do trực tiếp ông Thắng tự chỉ đạo tổ kiểm kê không thống kê theo mẫu quy định, việc làm trên của hai ông cho thấy trách nhiệm làm việc không đúng với quy định pháp luật, hơn nữa hai ông là thành viên của ban GPMB  biết rõ những quy định của pháp luật. Tuy nhiên các ông đã đích thân chỉ đạo tổ kiểm kê làm sai để hưởng lợi ích gì không không liên quan đến tôi

Do vậy, nếu tôi có tội thì cũng có thể chỉ là Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Tôi đã có những chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện, nhưng tôi còn thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước (vi phạm các nguyên tắc, chế độ liên quan đến việc quản lý tài sản của nhà nước), do không hoàn thành hoặc làm không hết trách nhiệm được giao nên mới gây ra thiệt hại về tài sản, với ý chủ chủ quan là lỗi vô ý chứ không phải cố ý nên việc kết tội tôi vào tội Cố ý làm trái là thiếu căn cứ, trái quy định pháp luật, oan sai cho tôi.

Khi điều tra Cơ quan cảnh sát điều tra đã không triệu tập các bị cáo và người liên quan như ông Phí, bà Nương...để đối chất với tôi theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự để làm sáng tỏ vụ án. Không trực tiếp cho đối chất giữa các bị cáo để làm sáng tỏ vụ án. Bởi các bị cáo khai tôi chỉ đạo nhưng không có chứng cứ là tôi chỉ đạo mà chỉ khai miệng mà vẫn kết tội tôi là vi phạm tố tụng.

Ngoài ra, kết quả thẩm định  của Sở Tài nguyên và môi trường về giá đất, mức bồi thường, cách bồi thường, chi tiền...tôi không đồng ý và yêu cầu phải giám định lại.

Không có bất kỳ văn bản nào tôi phê duyệt, chỉ đạo các bị cáo bỏ qua bước thẩm định nhưng cơ quan điều tra vẫn kết tội tôi, trọng cung hơn trọng chứng đẻ kết tội tôi vô căn cứ nên buộc phải điều tra lại.

Đây là dự án mà UBND huyện Đông Hòa chỉ nhận sự ủy quyền của UBND tỉnh nên việc quy kết và đổ lỗi toàn bộ trách nhiệm cho tôi là không công bằng cho tôi, không đúng quy định pháp luật khi người được ủy quyền chỉ thực hiện công việc trong phạm vi ủy quyền.

Như vậy, việc điều tra ở  cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung được, không khắc phục được.

Do vậy, tôi làm đơn kêu oan này gửi đến các cấp lãnh đạo với các yêu cầu sau:

Hủy toàn bộ bản án sơ thẩm quả Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại theo quy định pháp luật nhằm bảo đảm quyền lợi cho tôi, tránh oan sai cho tôi.

Việc xét xử phải đúng người, đúng tội, tương xứng với tính chất, hành vi phạm tội, tạo tính công bằng cho các bị cáo và bảo đảm sự bình đẳng của pháp luật.

Rất mong Qúy lãnh đạo cấp cao xem xét, giải quyết khách quan cho tôi, chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hủy bản án sơ thẩm số 19/2016/HSST ngày 14/9/2016 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên để điều tra, xét xử lại từ đầu nhằm bảo đảm quyền lợi cho tôi, tránh oan sai cho tôi.

Đính kèm theo đơn là toàn bộ hồ sơ, kết luận điều tra, Bản cáo trạng và Bản án sơ thẩm, đơn kháng cáo và hồ sơ liên quan của tôi.

Xin chân thành cảm ơn.

                                                          Tuy Hòa, ngày    tháng   năm 2017

                                                                   Người kêu oan

Luật Sư Tư Vấn Luật Hình Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Khái niệm quyết định khởi tố vụ án hình theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

“-  Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ căn cứ khởi tố, điều, khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.

–  Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tòa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát cùng cấp”.

2. Bình luận và phân tích quyết định khởi tố vụ án hình theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Quyết định khởi tố vụ án hình sự là hành vi tố tụng hình sự của một pháp nhân (chủ thể tiến hành tố tụng) có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự biểu hiện bằng một văn bản tố tụng hình sự xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trong thực tế là có dấu hiệu của những tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhằm khởi phát những quan hệ tố tụng, mở đầu cho việc thực hiện những hành vi tố tụng hình sự cần thiết để làm rõ sự thật khách quan về sự kiện đó.

Quvết định khởi tố vụ án hình sự, xét từ giác độ giá trị pháp lý là văn bản pháp lý làm cơ sở ban đầu để tiến hành một cách hợp pháp các hoạt động tiếp theo nhằm làm rõ vụ án hình sự và là cơ sở pháp lý trực tiếp của các quan hệ tô tụng hình sự phát sinh liên quan đến việc giải quyết vụ án. Tất cả các hoạt động tô tụng hình sự chỉ được tiến hành sau khi có quvết định khởi tố vụ án hình sự (trừ trường hợp khám nghiệm hiện trường, bắt khẩn cấp, tạm giữ và khám người trong các trường hợp này thì được tiến hành trước khi quyết định khởi tố vụ án hình sự).

Quyết định khởi tố vụ án hình sự là mở đầu giai đoạn khới tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự được bắt đầu từ khi các cơ quan có thẩm quyền nhận được tin báo về tội phạm; kết thúc khi cơ quan có thẩm quyền ra được một trong hai quyết định là quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

–  Theo quy định tại Điều luật, chỉ có một số cơ quan và người có chức vụ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự và việc khởi tố vụ án chỉ được tiến hành khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm.

+ Khởi tố vụ án hình sự, trước hết là trách nhiệm của cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và của Thu trưởng các cơ quan khác được pháp luật giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Khởi tố vụ án còn có thể được thực hiện bởi Viện kiểm sát đang kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hoặc thực hiện quyền công tố trước tòa.

Khởi tố vụ án có thể được tiến hành bởi Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án hình sự.

+ Cơ quan điều tra có trách nhiệm khởi tố vụ án hình sự trong mọi trường hợp

+ Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tất cả các tội phạm trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

+ Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử cua Tòa án quân sự.

+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một số loại tội phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

+ Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi nhận được tin báo tố giác về tội phạm hoặc nơi người bị tố giác, người bị tạm giữ, cư trú.

Thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra do Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công điều tra vụ án thực hiện.

Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tô vụ án trong những trường hợp:

+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng, thì ra quyết định khới tố vụ án, khởi tố bị can, tiến hành điều tra và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.

+ Đối với tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, thì ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành những hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày khởi tố vụ án.

Đối với đơn vị Bộ đội biên phòng và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Bộ luật chỉ chơ phép Thủ trưởng đơn vị, Thủ trưởng cơ quan có quyền khởi tố, những người khác không giữ chức vụ Thủ trưởng không có thẩm quyền khới tố vụ án hình sự.

+ Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra. Đó là những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao tiến hành một số hoạt động điều tra không đủ căn cứ pháp lý. Luật không quy định Viện trưởng, Phó Viện trưởng như trước đây mà chỉ quy định Viện kiểm sát khởi tố, như vậy, những người nào đủ tư cách là đại diện của Viện kiểm sát đều có thẩm quyền khởi tố vụ án trong những trường hợp luật định.

+ Hội đồng xét xử chỉ khởi tố vụ án khi đang xét xử vụ án hình sự mà phát hiện ra tội phạm hoặc người phạm tội mới cần phải điều tra.

Hội đồng xét xử có thể không khởi tố mà yêu cầu Viện kiểm sát đang thực hành quyền công tố trước tòa đối với vụ án đang xét xử, khởi tố vụ án hình sự.

Theo quy định, trong mọi trường hợp, dù cơ quan hay người nào ra quyết định khởi tố thì trong quyết định khởi tô’ cũng phải ghi rõ thời gian, căn cứ, họ tên, chức vụ người ra quyết định.

+ Để bảo đảm việc khởi tố được thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bảo đảm không vi phạm các quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân Điều luật quy định những trách nhiệm và công việc mà cơ quan khởi tố vụ án hình sự phải tiến hành trong khoảng thời gian 24 giờ kể từ thời điểm khởi tố.

Theo quy định tại khoản 3 của Điều luật, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát đã khởi tố vụ án phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Quy định này xuất phát từ nguyên tắc đã nêu trên, quyết định khởi tố vụ án hình sự, về mặt hình thức, là cơ sở pháp lý trực tiếp để Cơ quan điều tra có thể tiến hành các hoạt động điều tra; mặt khác, về mặt nội dung, những điều khoản Bộ luật hình sự và hành vi phạm tội và các thông tin khác trong quyết định khởi tố là căn cứ định hướng ban đầu quan trọng đối với hoạt động điều tra.

Cũng tại khoản 3, Điều luật quy định, quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Viện kiểm sát với những đại diện cụ thể là Viện trưởng, Phó Viện trưởng và các Kiểm sát viên thực hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình khởi tố vụ án hình sự, có quyền hủy bỏ, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nói trên.

Theo quy định tại khoản 3 của Điều luật, quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra. Để bảo đảm tính thống nhất của pháp chế và tính có căn cứ xác đáng của các quyết định khởi tố vụ án hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Viện kiểm sát phải xem xét các quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử đang xét xử vụ án. Nếu xét thấy quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên. Trong trường hợp Quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử có đủ căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định việc điều tra. Căn cứ vào khoản 2 Điều 165, Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra. Khi xét thấy cần thiết (ví dụ, Hội đồng xét xử đã khởi tố vụ án hình sự về một tội phạm hoạt động tư pháp và có liên quan đến điều tra viên), Viện kiểm sát có thể trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Đối với yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử, Điều luật quy định phải được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố. Viện kiểm sát có trách nhiệm khi nhận được yêu cầu của Hội đổng xét xử về việc khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm hay người phạm tội mà Hội đổng xét xử mới phát hiện, trong quá trình khởi tố phải tiến hành kiểm tra, xác minh hoặc yêu cầu các cơ quan hữu quan kiểm tra, xác minh xem có đủ dấu hiệu tội phạm làm căn cứ khởi tố hay không và ra các quyết định phù hợp khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự cơ quan có thẩm quyền phải xem xét ngay việc có cần áp dụng các biện pháp ngăn chặn hay không và phải thực hiện ngay mọi biện pháp thu thập chứng cứ làm rõ vụ án hình sự.

–  Điều luật xác định những giới hạn cần thiết về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của các chủ thể có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.

+ Điều luật quy định khi xác định có dấu hiệu tội phạm cơ quan điều tra phải khởi tố vụ án hình sự. Điều có có nghĩa là khi đã có căn cứ để khởi tố (dấu hiệu tội phạm) thì cơ quan điều tra không được phép từ chối, không được phép quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Khởi tố vụ án hình sự lúc này có ý nghĩa là nghĩa vụ của cơ quan điều tra. Quy định của Điều luật cho thấy đây là nghĩa vụ bắt buộc.

+ Điều luật cũng quy định giới hạn thẩm quyền khởi tố của Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan đơn vị này chỉ được ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp phát hiện những hành vi phạm tội tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình (Điều 164, Bộ luật tố tụng hình sự). Căn cứ vào quy định của Điều luật, việc khởi tố vụ án của các cơ quan, đơn vị này không phải là nghĩa vụ bắt buộc. Trong những trường hợp phát hiện những hành vi phạm tội tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự trong lĩnh vực quản lý của mình mà có những lý do khách quan, chủ quan khác nhau, ví dụ không có cán bộ có năng lực pháp lý để phân tích đánh giá đầy đủ về hành vi phạm tội, thì có thể chuyển tin báo cho cơ quan điều tra có thẩm quyền và yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Các cơ quan đơn vị này có nghĩa vụ phối hợp với cơ quan điều tra trong việc khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ tội phạm

+ Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan này không đúng với các quy định nói ở Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự. Ngoài ra, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu. Tuy nhiên, căn cứ vào lời văn của điều luật thì việc khởi tố trong trường hợp này không là nghĩa vụ bắt buộc. Viện kiểm sát có thể căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ án và những căn cứ mà các cơ quan đó đã xác định để không khởi tố để quyết định khởi tố hay không vụ án hình sự.

+ Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới. Trước đây đã có quy định thẩm quyền khởi tố vụ án trong trường luật này thuộc về Tòa án. Trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã chính xác hóa: thẩm quyền khởi tố trong trường hợp đang xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới thuộc về Hội đồng xét xử. Tuy nhiên, căn cứ vào quy định của Điều luật, Hội đồng xét xử có quyền khởi tố mà không bắt buộc, vì trong những trường hợp mặc dầu phát hiện hành vi phạm tội mới nhưng xét thấy không cần khởi tố thì Hội đồng xét xử không nhất thiết phải khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố.

Như vậy, trước khi xét xử, ví dụ ngay trong giai đoạn chuẩn bị xét xử mà Tòa án phát hiện tội phạm mới hoặc người phạm tội mới thì Tòa án không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự mà trả lại hồ sơ để Viện kiểm sát quyết định việc điều tra bổ sung. Hội đồng xét xử quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố chỉ trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện tội phạm và người phạm tội. Điều đó cũng có nghĩa là căn cứ khởi tố phải là những dấu hiệu của tội phạm mà chính Hội đồng xét xử phát hiện được qua quá trình xét xử và liên quan đến vụ đang xét xử chứ không phải là những thông tin về một vụ án khác mà các thành viên của Hội đồng xét xử thu được trong thời gian đang xét xử.

–  Điều luật quy định những yêu cầu bắt buộc đối với một quyết định khởi tố vụ án hình sự.

Quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ thời gian, căn cứ, điều khoản, họ tên, chức vụ người quyết định.

Vì xác định thời điểm khởi tô vụ án có ý nghĩa quan trọng đối với việc giải quyết hàng loạt những vấn đề sau này liên quan đến việc giải quyết vụ án. Trong quyết định khởi tố phải xác định rõ dựa trên căn cứ nào để khởi tố vụ án. Điều đó có nghĩa là cơ quan, người quyết định khởi tố phải chỉ việc khởi tố dựa trên những cơ sở pháp lý nào, phải viện dẫn những văn bản và điều luật làm căn cứ cho điều đó, chỉ rõ những dấu hiệu của tội phạm cụ thể trong hành vi phạm tội đã xảy ra; nêu rõ hành vi bị khởi tố được quy định trong điều khoản cụ thể nào của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Trong quyết định khởi tố vụ án hình sự phải ghi rõ cơ quan, họ tên, chức vụ đương nhiệm của người quyết định khởi tố.

–  Điều 154 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã chính xác hóa thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của những chủ thể có quyền năng này.

Điều luật quy định Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết định khởi tố vụ án trong những trường hợp quy định tại Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự. Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 của Điều 164 nói trên, Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm. lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền khởi tố giới hạn. Điều đó nghĩa là đối với tội phạm ít nghiêm trọng, trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng các chủ thể nói trên có quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành điều tra vụ án và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát trong thời hạn 20 ngày kể từ khi khởi tố. Còn đối với trường hợp phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì các quyền năng của những chủ thể này trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bị luật giới hạn ở việc khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ khi khởi tố. Đối với các cơ quan không phải là cơ quan điều tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân mà luật cho phép tiến hành một số hoạt động điều tra thì Điều luật không quy định giới hạn về loại tội phạm, nhưng chỉ cho phép được khởi tố, tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu và chuyển hồ sơ vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 7 ngày kể từ khi khởi tố.

Quy định đó đã chính xác hóa thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với một trường hợp đặc biệt không phải cơ quan điều tra thay cho việc quy định đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Bộ luật TTHS 2015 chỉ cho phép thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, mới được quyền khởi tố vụ án hình sự. Đối với đơn vị Bộ đội biên phòng, người có thẩm quyền khởi tố cụ thể là Cục trưởng Cục Trinh sát biên phòng; Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh; Trưởng đồn biên phòng. Đối với Cơ quan Hải quan, người có thẩm quyền khởi tố cụ thể là Cục trưởng, Phó cục trưởng Kiểm soát; Cục trưởng, Phó cục trưởng Giám quản; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Hải quan cấp tỉnh; Giám đốc Hải quan cửa khẩu được Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chỉ định. Đối với Cơ quan Kiểm lâm người có thẩm quyền khởi tố cụ thể là Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó chi cục trưởng Cục Kiểm lâm; Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm.

Các cơ quan khác trong Công an nhân dán, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chủ yếu là các đơn vị trinh sát An ninh bảo vệ chính trị, bảo vệ kinh tế, bảo vệ văn hóa hóa tư tưởng, các đơn vị Cảnh sát trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, các tội phạm kinh tế, hình sự, các tội phạm về ma túy… có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, lực lượng an ninh, tình báo trong quân đội…

Căn cứ vào quy định của Điều 154, trong lực lượng An ninh nhân dân thủ trưởng các đơn vị cấp Tổng cục, cấp cục, cấp phòng, cấp đội trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự, bao gồm các lực lượng tình báo, chống gián điệp, bảo vệ nội bộ, quản lý xuất nhập cảnh… Trong lực lượng Cảnh sát nhân dân thủ trưởng các đơn vị cấp Tổng cục, cấp cục, cấp phòng, cấp đội của lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy trực tiếp đấu tranh chống tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, các tội phạm kinh tế, hình sự, các tội phạm về ma túy… có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tương tự như thế, trong Quân đội nhân dân ngoài cơ quan điều tra thì các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Thủ trưởng đơn vị An ninh quân đội, Tình báo quân sự, thủ trưởng đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn, lữ đoàn có quyền khởi tố những tội phạm phát hiện được trong lĩnh vực trách nhiệm của mình. Luật không cho phép các chỉ huy cấp phó và cấp dưới được quyền khởi tố vụ án hình sự.

+ Tòa án theo quy định mới trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015 không có thẩm quyền khởi tố vụ án, mà chỉ Hội đồng xét xử nếu qua xét xử tại phiên tòa mà phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới có quyền khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố. Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo nguyên tắc như đối với các trường hợp Hội đồng xét xử ra các quyết định khác trong quá trình xét xử.

Luật sư tư vấn về tội dâm ô với trẻ em

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Luật sư tư vấn về tội dâm ô với trẻ em?

 

Dâm ô với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn có tính chất dâm dục với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân.

*CÁC DẤU HIỆU CỦA TỘI PHẠM

- Đối với người phạm tội

Chủ thể của tội phạm này có thể là nam hoặc nữ nhưng chủ yếu là nam và nhất thiết phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên. 
Hành vi dâm ô được thể hiện đa dạng như: sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của nạn nhân; dùng bộ phận sinh dục của mình chà xát với bộ phận sinh dục của nạn nhân hoặc bắt nạn nhân sờ mó, hôn hít bộ phận sinh dục của mình nhằm thỏa mãn dục vọng, nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Nếu có ý định giao cấu với nạn nhân nhưng không giao cấu được thì không phải là dâm ô mà tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm trẻ em hoặc tội giao cấu với trẻ em.

- Đối với người bị hại

Người bị hại phải là người dưới 16 tuổi, có thể là nữ hoặc nam, nhưng chủ yếu là trẻ em nữ.
Nạn nhân có thể bị người phạm tội cưỡng ép buộc phải thực hiện hành vi dâm ô, nhưng cũng có thể đồng tình với người phạm tội để người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô hoặc tự nguyện thực hiện hành vi dâm ô với người phạm tội.

*CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

- Dâm ô đối với một người 

Phạm tội dâm ô một lần đối với một trẻ em không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 116 BLHS thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 116 BLHS có khung hình phạt từ sáu tháng đến ba năm tù.

- Phạm tội nhiều lần 

Phạm tội dâm ô trẻ em nhiều lần là có từ hai lần trở lên có hành vi dâm ô đối với một trẻ em. Nếu chỉ có hai lần dâm ô, trong đó có một lần người phạm tội chưa đủ 18 tuổi hoặc có một lần người bị hại đủ 16 tuổi thì không bị coi là dâm ô nhiều lần.

- Đối với nhiều trẻ em

Phạm tội dâm ô đối với nhiều trẻ em là trường hợp một người có hành vi dâm ô đối với từ hai trẻ em trở lên. Nếu có hai trẻ em bị dâm ô, nhưng có một trẻ em bị dâm ô khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi thì người phạm tội chỉ bị coi là dâm ô với một người và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 116 BLHS

- Đối với trẻ em và người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh (điểm c khoản 2 Điều 116)

Dâm ô đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh là trường hợp giữa người phạm tội và người bị hại có mối quan hệ, trong đó người phạm tội có nghĩa vụ đối với người bị hại. Nghĩa vụ này xuất phát từ quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy giáo đối với học sinh, quan hệ chữa bệnh như thầy thuốc đối với bệnh nhân…

- Gây hậu quả nghiêm trọng 

Hậu quả nghiêm trọng do hành vi dâm ô gây ra không giống hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm tội khác gây ra. Trường hợp dâm ô gây hậu quả nghiêm trọng cần đánh giá một cách toàn diện, khách quan tất cả các tình tiết của vụ án, trên cơ sở đó mà đánh giá có gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không. Ví dụ: Do người phạm tội thực hiện hành vi dâm ô với trẻ em bị bắt quả tang, vì xấu hổ nên người bị hại, sau đó không dám đến trường, không dám gặp bạn bè. Hoặc do hành vi dâm ô của người phạm tội mà những người thân của người phạm tội ghen tuông, đánh đập nạn nhân gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Tất nhiên trong trường hợp này người gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe có tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%. Tất nhiên trong trường hợp này người gây thương tích cho nạn nhân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 BLHS, còn người có hành vi dâm ô bị coi là gây hậu quả nghiêm trọng.

- Tái phạm nguy hiểm

Người phạm tội dâm ô thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm là người đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội dâm ô, bởi lẽ khoản 1 Điều 116 là tội phạm ít nghiêm trọng còn khoản 2 của Điều 116 là tội phạm nghiêm trọng nên sẽ không có trường hợp tái phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 49 Bộ luật hình sự. Trường hợp nếu người phạm tội dâm ô gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì đã bị truy cứu theo khoản 3 Điều 116 BLHS, nếu có xác định tái phạm nguy hiểm cũng chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt trong phạm vi khung hình phạt theo khoản 3 Điều 116 chứ không có ý nghĩa xác định khung hình phạt. Tuy nhiên nếu không thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm cũng như các tình tiết khác thuộc khoản 2 của Điều 116 thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải xác định để làm căn cứ khi quyết định hình phạt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: phạm tội nhiều lần; đối với nhiều trẻ em; đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 116 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ ba năm tới bảy năm tù. Khi quyết định hình phạt, nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau thì phạm tội có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 116 sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ có một tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 116 BLHS.

- Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng 

Dâm ô gây hậu quả rất nghiêm trọng là trường hợp dâm ô rất nhiều trẻ em, hoặc dâm ô tập trung nhiều tình tiết là dấu hiệu định khung hình phạt theo khoản 2 Điều 116, hoặc dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị hại mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên, gây dư luận xấu trong nhân dân, ảnh hưởng xấu đến thuần phong mỹ tục.
Việc xác định dâm ô gây hậu quả rất nghiêm trọng cũng như việc xác định dâm ô gây hậu quả nghiêm trọng cần phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện tất cả các tình tiết của vụ án, căn cứ vào tình hình xã hội nơi vụ án xảy ra và những tác hại cho xã hội do hành vi dâm ô gây ra.

- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng 

Dâm ô trẻ em gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là trường hợp người phạm tội đã có hành vi dâm ô đối với nhiều trẻ em, do hành vi dâm ô mà dẫn đến nhiều trẻ em có lối sống trụy lạc hoặc phạm tội tập trung nhiều tình tiết tăng nặng định khung quy định trong điều luật, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng khác cho xã hội, bị dư luận quần chúng nhân dân lên án. Cũng như việc xác định gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, khi xác định gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, cần chú ý đánh giá một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, những hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra.
Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 116 BLHS. Do bị truy cứu cùng chung một khung hình phạt cho cả hai trường hợp phạm tội mà mức độ nguy hiểm khác nhau, nên khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để quyết định một mức hình phạt cho tương xứng với hành vi phạm tội và hậu quả do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra. Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải bị phạt nặng hơn người phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Trân trọng

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006