Luật Sư Chuyên Hình Sự

Luật Sư LS Trần Minh Hùng Kinh nghiệm Bào Chữa Hình Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Chúng tôi là hãng luật tổng hợp nhiều đội ngũ luật sư giỏi, luật gia, thạc sỹ, chuyên viên, cộng tác viên có trình độ cao, năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm, kiến thức hiểu biết rộng, kỹ năng tư vấn chuyên nghiệp, đặc biệt có trách nhiệm và đạo đức trong nghề nghiệp. Luật sư Gia Đình đang mở rộng và luôn nỗ lực hoàn thiện nhiều loại hình dịch vụ đa dạng trong khu vực, trong nước và trên thế giới nhằm mang lại cho khách hàng của mình những dịch vụ tư vấn hoàn hảo nhất.

Chúng tôi là những luật sư xuất thân trong các gia đình có truyền thống yêu nghề luật, đam mê nghề luật nên các luật sư sáng lập thống nhất đặt tên là Văn phòng luật sư Gia Đình.

       Chúng tôi là hãng luật chuyên tư vấn luật thường xuyên cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân trong nước và ngoài nước đồng thời là luật sư Riêng cho các doanh nghiệp cá nhân này.

      Luật sư Trần Minh Hùng Trưởng văn phòng - Luật sư sáng lập luật sư Gia Đình được nhiều hãng truyền thông tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hỗ trợ luật sư là đối tác tư vấn pháp luật miễn phí trên Đài tiếng nói Bình Dương, Đài truyền hình Bình Dương, Đài HTV, Đài truyền hình Vĩnh Long, Tư vấn luật trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Báo Pháp luật TPHCM, Báo tuổi trẻ đời sống, Báo đời sống và pháp luật, Báo Dân trí, Báo Vnxpress, Báo công an nhân dân, báo Pháp luật Gia Đình, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Viêt nam, Báo ngày nay– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo đời sống và pháp luật, báo Infonet, VTC NEW, Báo Mới, là luật sư được Trường Đại học luật TP.HCM mời làm giám khảo cho cuộc thi Phiên tòa giả định, học thuật với trường Cảnh sát nhân dân và chuyên gia cho các hãng truyền thông uy tín.… luôn mang lại niềm tin cho khách hàng cũng như sự đóng góp tích cực cho xã hội của chúng tôi.

Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…

Về trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự tạm xác định như sau: Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với bị can để tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Hoạt động điều tra vụ án do Cơ quan Cảnh sát Điều tra tiến hành, hoạt động truy tố do Viện kiểm sát tiến hành, hoạt động xét xử do Toà án tiến hành. Tuỳ thuộc vào địa điểm, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội hoặc khách thể bị xâm hại mà thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng khác nhau thực hiện.    Vậy, khi nào thì một người có quyền yêu cầu luật sư tham gia bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án hình sự?    Theo quy định tại Điều 58 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, thì:    Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, có nghĩa là ngay sau khi nhận được quyết định khởi tố bị can của cơ quan có thẩm quyền thì bị can có quyền yêu cầu Luật sư tham gia tố tụng bào chữa cho mình để tham dự các buổi hỏi cung bị can do Cơ quan Điều tra tiến hành để kịp thời đề xuất những biện pháp hợp pháp bảo vệ quyền lợi của thân chủ. Thông thường, sau khi có quyết định khởi tố bị can thì bị can sẽ bị áp dụng biện pháp tạm giam, tách biệt hoàn toàn với bên ngoài nên rất khó khăn trong việc thực hiện thủ tục yêu cầu Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự, vì vậy trong giai đoạn này những người thân thích của bị can có vai trò hết sức quan trọng trong việc yêu cầu Luật sư giỏi tư vấn pháp luật hình sự để hiểu rõ các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của thân nhân mình đang bị tạm giam.    Trong một số trường hợp bị can được tại ngoại thì việc tư vấn pháp luật hình sự là rất quan trọng, giúp cho bị can hiểu được hành vi như thế nào bị coi là tội phạm và các quyền, nghĩa vụ của bị can đã được pháp luật quy định trong quá trình điều tra vụ án để tự bảo vệ quyền lợi cho mình. Chúng tôi gọi đây là hoạt động tư vấn pháp luật “tiền tố tụng”, hoạt động tư vấn pháp luật trong giai đoạn này là rất quan trọng, giúp cho sự thật của vụ án nhanh chóng được xác định làm cơ sở giải quyết vụ án đúng pháp luật. Thực tiễn hành nghề, chúng tôi rất lấy làm tiếc vì đại đa số người dân vẫn chưa hiểu những quy định này, chỉ tìm đến Luật sư nhờ tư vấn pháp luật sau khi đã có Kết luận điều tra vụ án, cáo trạng truy tố hoặc thậm chí trong một số trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử của Toà án! Những trường hợp như thế này có thể tạm gọi là trễ, trễ vì hồ sơ điều tra vụ án đã hoàn thiện và tất nhiên các bản cung phải có đủ căn cứ để buộc tội thì cơ quan tiến hành tố tụng mới tiến hành các giai đoạn tiếp theo theo luật định.    Ngoài trường hợp người bào chữa tham gia tố tụng khi đã có quyết định khởi tố bị can như trên, Luật sư hoặc người bào chữa khác cũng được quyền tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ nếu thuộc trường hợp bắt người khẩn cấp, bắt người trong trường hợp quả tang hoặc bắt người trong trường hợp bị truy nã.    Quyền lựa chọn người bào chữa đã được quy định tại Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự: Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn.

Trân trọng cảm ơn Qúy khách đã tin tưởng chúng tôi trong thời gian qua.
Trân trọng
LS Trần Minh Hùng
 

LS Trần Minh Hùng Bào Chữa Tội Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI BẢO CHỮA CHO BỊ CÁO HUỲNH BÍCH PHƯƠNG

          Tôi Luật sư Trần Minh Hùng - VPLS GIA ĐÌNH - Đoàn LSTP.HCM bào chữa cho bị cáo Phương với nội dung như sau:

          Căn cứ điều 45, điều 277 và Điều 280 Bộ luật TTHS yêu cầu Tòa án Trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều 280  quy định:

"1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Khi thiếu chứng cứ dùng để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà không thể bổ sung tại phiên tòa được;

..........................................................................

c) Có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can;

d) Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng".

          Cụ thể tôi yêu cầu trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung vì những lý do sau:

          Lời khai của Huỳnh Bích Phương và Đào Quốc Tuấn không thống nhất và mâu Thuẫn nhau:

          Huỳnh Bích Phương cho rằng Tuấn hướng dẫn Phương làm ủy nhiệm chi giả và chữ ký giả của ông Kwak Byung Woo nhưng Tuấn lại phủ nhận, Phương cho rằng toàn bộ số tiền: 511.700.000 đồng của Công ty KunhWa Việt nam đều chuyển qua số tài khoản mang tên Hoàng Thị Hồng Diễn theo yêu cầu của Tuấn, sau khi Tuấn nhận được dùng để kinh doanh mà không đưa lại cho Phương (BL 101). Còn Tuấn lại cho rằng toàn bộ số tiền này đã đưa cho Phương nhưng lại không chứng minh được đã đưa cho Phương thời gian và địa điểm cụ thể. Trong khi việc Phương chuyển tiền cho Diễn là có chứng từ ngân hàng, với 1 người làm nghề kế toán như Tuấn anh ta phải nhận thức được khi giao tiền cho Phương thì phải yêu cầu làm biên nhận chứ không thể là không có biên nhận như Tuấn trình bày.

          Tại các bản khai Tuấn cho rằng Tuấn tìm mặt bằng cho Phương tại địa chỉ 241 Điện Biên hủ, P.6, Quận Bình Thạnh, thành lập Công ty có tên Cty TNHH MTV TM DV Thời Trang Hoàng Gia cho bà Phương, lo mọi thủ tục cho bà Phương, tuyển nhân viên, chi phí mỗi tháng: 50.000.000 đồng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chưa làm rõ công ty này hiện có hoạt động không? do ai đứng tên? ai là người tuyển nhân viên? ai là người trả tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên. Cần triệu tập bên cho thuê mặt bằng và những nhân viên làm cho công ty Hoàng Gia để làm rõ vai trò của Tuấn trong hoạt động kinh doanh công ty và các khoản thanh toán tiền mặt bằng, tiền lương để xác định Tuấn có liên quan và là người chủ đạo trong việc quản lý số tiền mà Phương chuyển cho bà Diễn hay không? Điều 65 BLTTHS Quy định về Thu thập chứng cứ như sau: "Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án".

          Cũng tại các bản khai trong hồ sơ Tuấn Khai mâu thuẫn nhau, tại bản khai ngày 29/4/2016 (BL159) Tuấn khai không biết Phương là ai, không quen với ai tên Huỳnh Bích Phương nhưng nhưng tại bản ghi lời khai ngày 7/6/2016 Tuấn lại khai quen Huỳnh Bích Phương qua internet. Điều này cho thấy lời khai của Tuấn không trung thực, mâu thuẫn nhau, và cố tình khai không đúng sự thật nên lời khai không đáng tin cậy.

          Tại sao Tuấn không quen biết Phương mà lại nhận chuyển tiền từ Phương qua số tài khoản Diễn với số tiền lớn như vậy? đây là điều rất mâu thuẫn nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ các lời khai của Tuấn có sự mâu thuẫn và bất nhất này. Nếu không quen biết thì tại sao các bản khai Tuấn khai đồng ý hỗ trợ cho Huỳnh Bích Phương khắc phục thiệt hại? liệu không biết Phương và kể cả chỉ mới quen qua internet như Tuấn khai mâu thuẫn thì ai có thể đồng ý hỗ trợ cho Phương khắc phục thiệt hại như Tuấn trình bày và tự nguyện? Nếu Tuấn không liên quan đến số tiền: 511.700.000 đồng thì liệu anh ta có đồng ý hỗ trợ khắc phục bồi thường cho Phương khi Tuấn khai không biết Phương là ai?

          Cũng tại bản khai ngày 29/4/2016 Tuấn cũng khai không nhận số tiền 511.799.000 đồng từ bà bà Hạnh, khai không quen biết Hạnh và Diễn. Nhưng trong các bản khai sau này Tuấn lại khai quen biết Hạnh qua làm ăn kinh doanh. Những lời khai này rất bất nhất và mâu thuẫn thể hiện Tuấn không trung thực, cố tình khai sai sự thật và không đáng tin cậy.

          Tuấn khai “làm kế toán cho công ty TNHH Green Vina với công việc làm thuế, thẻ ATM chi lương và kiểm thuế nhưng lại khai không biết làm ủy nhiệm chi nên cho rằng Phương nói hướng dẫn làm ủy nhiệm chi không đúng” lời khai này là không có căn cứ bởi vì đã là kế toán thì buộc phải biết ủy nhiệm chi. Hơn nữa công việc Tuấn là chi trả lương, làm thuế, kiểm thuế mà không biết ủy nhiệm chi là không có căn cứ, không đáng tin cậy lời khai này. Tuấn cố tình khai sai sự thật.

          Cơ quan điều tra chưa làm rõ các tin nhắn của số điện thoại bị cáo Phương số 01633330188, 0934795319 với số của Tuấn: 0933255925 như Bị cáo Phương khai, chưa làm rõ liệu qua các mạng xã hội, email có sự trao đổi quan lại giữa Tuấn và Phương. Cụ thể bản khai ngày 7/8/2015 Tuấn có gửi chứng minh qua email:This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. để nhờ Phương sửa lại năm sinh để Tuấn làm lại giấy phép lái xe....Tuy nhiên cơ quan điều vẫn không xác minh cụ thể các email này để xác minh và thu thập thông tin nội dung email.

          Cơ quan điều tra chưa làm rõ mục đích Tuấn lấy hai tên và yêu cầu Phương liên hệ cho Tên Đào Quốc Tuấn (tại Bình Dương) và liên hệ cho Trần Hùng Linh (tại TP.HCM) là một người vì mục đích gì? vì chính bà Hạnh khai không biết Linh (Tức tuấn ở đâu) nên rõ ràng về nhân thân của Tuấn không rõ ràng? Liệu Tuấn có đồng phạm trong hành vi này nên đã lấy 02 tên để dễ thực hiện hành vi và che đậy hành vi của mình cũng như nhân thân của mình? Những điều này cơ quan điều tra cũng chưa làm rõ.

          Phương khai sau khi đòi tiền Tuấn không trả nên đã báo cho Công ty kunhwa Việt Nam và Công ty này đã tố cáo Phương. Điều này rõ ràng số tiền này Phương không chiếm đoạt, quản lý, sử dụng mà chỉ có người khác sử dụng. Nếu Phương sử dụng thì bị cáo đã không chủ động báo cho công ty biết như vậy.

          Từ những cơ sở trên, tôi nhận thấy có có căn cứ cho rằng còn có đồng phạm khác hoặc có người khác thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Việc chưa làm rõ vai trò của Tuấn, các lời khai, hành vi của Tuấn, lời khai của Tuấn mâu thuẫn nhau, không thống nhất, lời khai Tuấn mâu thuẫn với lại khai Phương trong vụ án đã ảnh hưởng đến việc xác định ai là người quản lý, sử dụng số tiền Phương chuyển từ Công ty Kunhwa Việt Nam qua tại khoản Hồng Diễn. Liệu Phương có phải là người trực tiếp sử dụng, tiêu xài cho cá nhân toàn bộ số tiền của Công ty Kunhwa Việt nam? Số tiền này hiện nay còn nữa không? Theo Phương khai thì toàn bộ số tiền này Phương đều chuyển và đưa cho Tuấn? Nếu Phương chiếm đoạt thì số tiền này Phương đã làm gì, dùng vào mục đích gì? hiện nay còn nữa không thì Cơ quan điều tra vẫn chưa làm rõ trong kết luận điều tra. Việc thu thập, lấy lời khai của các bên là chưa đầy đủ, khách quan, toàn diện tất cả tình tiết của vụ án.

          Vì vậy, Tôi yêu cầu Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát điều tra bổ sung để làm rõ các tình tiết, hành vi nêu trên để xét xử đúng người, đúng tội và tránh bỏ lọt tội phạm, đồng phạm và để có cơ sở lượng hình khi tuyên án đối với Huỳnh Bích Phương.

          Trân trọng cảm ơn HĐXX.

                                                                   TP.HCM, ngày   tháng năm 2016

                                                                   LS TRẦN MINH HÙNG

Bài Bào Chữa Của LS Trần Minh Hùng Trong Vụ Án Cố Ý Gây Thương Tích

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO BÀ NGUYỄN THỊ THU HÀ HÀ, BÀ NGUYỄN THỊ HUẾ, BÀ PHẠM THỊ HẰNG

Tôi luật sư Trần Minh Hùng - Trưởng Văn phòng luật sư Gia Đình - Đoàn luật sư TP.HCM có nội dung bảo vệ cho các bị hại như sau:

Về trách nhiệm hình sự:

Nguyên vào khoảng 10h sáng ngày 19/12/2012  bà Huế đang chuẩn bị tắm cho con gái tại nhà chồng ở địa chỉ: 38/5 Chu Văn An, Phường 1, quận 6, TP.HCM thì chị gái là Nguyễn Thị thu Hà  có đến nhà và kêu ra số nhà 40 Chu Van An, P.1, Q6 để nói chuyện dàn xếp với chị Trương Nhật Nguyệt về nội dung là tối ngày 17/12/2015 chị Nguyệt hăm dọa đánh bà Huế. Lúc bà Huế cùng chị Hà đến nhà 40 Chu Van An, P.1, Q6 thì bà Phạm Thị Hằng đang ngồi ở nhà chị Nguyệt và đang nói chuyện với chị Nguyệt .

Sau khi nói chuyện xong với bà Nguyệt mẹ bà Hằng ra ngoài, bà Huế, Hằng đợi bà Nguyệt rửa chén xong để hỏi tại sao, lý do gì mà chị Nguyệt hăm dọa đòi đánh bà Huế. Do là 02 gia đình thông gia nên bà Hằng và Huế, Hà cũng muốn hỏi để còn hòa giải êm đẹp. Ngay lúc đó thì bị cáo Trương Nguyệt Hương là em gái chị Nguyệt đi đến và chỉ vào mặt bà Hà và đánh vào mặt bà Hà. Bà Hằng đứng lên can ngăn và hỏi sao lại đánh thì bị cáo Hương tiếp tục đánh vào mặt bà Hằng. Lúc này chị Nguyệt nhảy vào nắm đầu bà Huế, cào vào mặt, túm tóc bà Huế. Bị cáo Hương không dừng lại dù được nhiều người can ngăn đã chạy vào nhà lấy con dao chặt thịt chém loạn xạ bà Huế, bà Huế lấy tay đỡ thì bị bà Hương chém vào khuỷu tay, bà Hằng can thì bà Hương tiếp tục chém, bà Hằng cũng dơ tay đỡ nên bị chém vào tay.

Bà Hương tiếp tục điện thoại cho con gái là bà Cô Lệ Quyên về, bà Quyên về tới nhà tiếp tục lấy nón bảo hiểm xông vào đánh tới tấp bà Huế, rồi tiếp tục chạy sang trước nhà số 37 Chu Văn An, P.1, Q6 tiếp tục đánh vào đầu chị Hà. Bà Hương được nhiều người can ngăn nhưng vẫn tiếp tục cầm dao chạy từ nhà số 40 Chu Văn An, P.1, Q6 sang trước cửa nhà số 37 Chu Văn An, P.1, Q6 để chém bà Hà, bà Hà dùng tay đỡ nên bà Hương chém trúng tay.

Riêng bà Mỹ dùng dây xích xe quất liên tiếp vào người và đầu bà Huế.

Dù được mọi người can ngăn liên tục nhưng bà Hương, bà Nguyệt, bà Quyên cố tình truy sát 03 nạn nhân Huế, Hằng, Hà tới cùng bằng các hung khí nguy hiểm như dao chặt thịt, dây xích, nón bảo hiểm, đây là những dụng cụ, phương tiện, hung khí có thể gây thương tích và gây chết người bà Pháp luật hình sự đã quy định là hung khí nguy hiểm.

Cụ thể Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn: “Dùng hung khí nguy hiểmquy định tại điểm a khoản 1 Điều 104 của BLHS là trường hợp dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm theo hướng dẫn tại các tiểu 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17.4.2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”.

Phương tiện nguy hiểmlà công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong sinh hoạt) hoặc vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công. Về công cụ, dụng cụ: Ví dụ: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn… b. Về vật mà người mà người phạm tội chế tạo ra: Ví dụ: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… c. Về vật có sẵn trong tự nhiên: Ví dụ: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt…”.

Việc bị cáo Hương dùng hung khí là dao dài 30cm, rộng 20cm (có thể gây chết người vì dao lớn, độ nguy hiểm cao) chém nhiều người, tay đầu, ngực là coi thường tính mạng của các bị hại, xâm phạm đến sức khỏe của bị hại được pháp luật bảo vệ.

Chỉ khi có đồng chí Hoàng Anh và mấy anh dân phòng đến thì 03 người này mới ngừng tay. Sau đó anh Hoàng Anh đã mời mọi người lên phường làm việc ghi biên bản, riêng bà Hương vẫn không lên dù hành vi phạm tội đã rõ ràng, phạm tội quả tang.

Khi bà Huế lên công an làm việc về đi ngang nhà số 40 Chu Văn An, P.1, Q6 thì bà Nguyệt tiếp tục đòi đánh Huế bằng dây xích nhưng được mọi người kịp thời ngăn cản.

Bà Hương cầm con dao chặt thịt truy sát 03 nạn nhân Huế, Hằng, Hã và có hành  vi chém thẳng vào đầu các nạn nhân và các nạn nhân đưa tay lên đỡ và có nhiều người can cho nhau nên mới không bị chết, việc các nạn nhân còn sống hay chưa bị thương tích nặng là nằm ngoài ý muốn của bà Hương, với hành vi đặc biệt nguy hiểm thì rõ ràng hành vi bà Hương là cố ý giết các nạn nhân, Bà Hương đã dùng dao là hung khí nguy hiểm mà lại nhằm đầu 03 nạn nhân để chém và truy sát rất quyết liệt và chém loạn xạ, truy sát tới cùng dù được nhiều người can ngăn. Hành vi bà Hương là hết sức côn đồ, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe người khác cần phải được điều tra đúng tội và xử phạt nghiêm khắc với hình phạt tù có thời hạn tạo sự an tâm cho các nạn nhân và bà con nơi đây bởi hành vi bà Hương làm cho dư luận làng xóm rất hoang mang, bức xúc và lo lắng. Hành bị cáo Hương cần phải tách ly ra khỏi xã hội để cải tạo, giáo dục để trở thành công dân tốt chấp hành pháp luật, tôn trọng sức khỏe người khác được pháp luật bảo vệ.

Trách nhiệm dân sự:

            Yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

            Căn cứ theo quy định tạiĐiều 609Bộ luật Dân sự năm 2005thì người gây thiệt hại cho sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại cho người đónhững chi phísau:

- Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

- Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

            Đồng thời căn cứ Nghị quyết số 03/2006 của HĐTP tòa án nhân dân tối cao quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Tòa án nhân dân tối cao, quy định tại Phần II, Mục 1.2 như sau: "Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

Thu nhập thực tế của người bị thiệt hại được xác định như sau:

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ hợp đồng lao động, thì căn cứ vào mức lương, tiền công của tháng liền kề trước khi người bị xâm phạm sức khỏe nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.

- Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại"

Căn cứ vào các quy định trên, các bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại như sau:

Bà Hà:

Số tiền yêu cầu bồi thường:

1/. Tiền mất thu nhập thực tế: bà Hà thuê mặt bằng buôn bán đồ trẻ em 8.000.000 đồng/tháng, thời gian bị chém ở tay, đập vào đầu nên không kinh doanh được nên phải nghỉ 15 ngày, cụ thể: 4.000.000 đồng (tiền mặt bằng nửa tháng), cộng với 15 ngày mất thu nhập, do thu nhập của bà Hà làm nghề buôn bán tự do nên theo Nghị quyết số 03/2006 tính mức thu nhập thực tế trung bình tại TP.HCM là: 150.000 đồng/ngày, như vậy : 15 ngày x (nhân) 150.000 đồng/ngày = 2.250.000 đồng. Tổng cộng: 4.000.000 đồng + 2.250.000 đồng  = 6.250.000 đồng.

2/. Tiền tổn thất tinh thần:

30 tháng x 1.210.000 đồng/tháng = 36.300.000 đồng.

Tổng cộng (1) + (2) = = 6.250.000 đồng + 36.300.000 đồng  = 42.550.000 đồng (bốn  mươi hai triệu năm trăm năm mươi đồng).

Bà Hằng:

Yêu cầu số tiền bồi thường như sau:

 1/ Tiền Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại là: 296.000 đồng.

2/. Tiền tổn thất tinh thần:

30 tháng x 1.210.000 đồng/tháng = 36.300.000 đồng.

Tổng cộng (1) + (2) = 296.000 đồng + 36.300.000 đồng  = 36.596.000 đồng (ba mươi sáu triệu năm trăm chín mươi sáu nghìn đồng).

Bà Huế:

Yêu cầu số tiền bồi thường như sau:

1/. Tiền mất thu nhập thực tế: Bà Huế làm cho bà Hà buôn bán đồ trẻ em 8.000.000 đồng/tháng, thời gian bị chém ở tay và bị cào thương tích ở mặt phải nghỉ làm 20 ngày mất thu nhập, do thu nhập làm nghề buôn bán tự do nên theo Nghị quyết số 03/2006, tính mức thu nhập thực tế trung bình tại TP.HCM là: 150.000 đồng/ngày, như vậy : 20 ngày  x (nhân) 150.000 đồng/ngày = 3.000.000 đồng.

2/. Tiền tổn thất tinh thần:

30 tháng x 1.210.000 đồng/tháng = 36.300.000 đồng.

Tổng cộng (1) + (2) +(3) = 3.000.000 đồng + 36.300.000 đồng  = 39.300.000 đồng (ba mươi chín triệu ba trăm nghìn đồng).

            Kính mong Qúy tòa sớm xem xét chấp nhận yêu cầu hợp pháp và bài bảo vệ của tôi.

            Yêu cầu Xét xử bị cáo Hương đúng người, đúng tội, bảo đảm sự nghiêm minh pháp luật, tạo niềm tin của dư luận vào Qúy Tòa.

            Trân trọng cảm ơn.

                                                                                    TP.HCM, ngày   tháng   năm 2016

                                                                                                Luật sư Trần Minh Hùng

 

Thủ Tục Mời Luật Sư Bào Chữa Trong Vụ Án Hình Sự

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

Về thủ tục mời người bào chữa được thực hiện theo quy định sau:

Theo quy định tại điểm c, điều 4, thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự:

c) Trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam nhờ người bào chữa là luật sư thì Điều tra viên hướng dẫn họ viết giấy yêu cầu luật sư, nếu yêu cầu đích danh luật sư bào chữa (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) thì trong thời hạn 24 (hai mươi bốn) giờ, Cơ quan Điều tra có trách nhiệm gửi giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can cho luật sư mà họ nhờ bào chữa bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh; trường hợp người bị tạm giữ, bị can viết giấy nhờ người thân (có họ tên, địa chỉ rõ ràng) liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ thì trong thời gian hạn 24 (hai mươi bốn) giờ kể từ khi người bị tạm giữ, bị can có giấy nhờ người thân, Cơ quan điều tra có trách nhiệm gửi giấy đó cho người thân của người bị tạm giữ, bị can bằng thư bảo đảm hoặc chuyển phát nhanh.

Như vậy, trong trường hợp của chị nếu muốn mời người bào chữa bảo vệ quyền lợi cho chồng mình chị cần được sự đồng ý của chồng qua việc viết giấy nhờ người thân liên hệ luật sư bào chữa.

Đồng thời, theo quy định tại điều 5, thông tư 70/2011/TT-BCA thì luật sư đề nghị cấp giấy chứng nhận người bào chữa và tham gia tố tụng phải có đủ các giấy tờ sau đây:

a) Thẻ luật sư ( bản sao có chứng thực);

b) Giấy yêu cầu luật sư của người bị tạm giữ, bị can; giấy yêu cầu luật sư của người thân người bị tạm giữ, bị can (đối với trường hợp người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa); hoặc giấy yêu cầu luật sư của người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can (đối với người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất);

c) Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư nơi luật sư đó hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư ( đối với trường hợp hành nghề với tư cách cá nhân);

d) Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Việc cấp giấy chứng nhận bào chữa được thực hiện trong thời hạn sau (khoản 4, điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự):

Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Đối với trường hợp tạm giữ người thì trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do.

Kể từ khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa, người bào chữa có thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Luật Sư Giỏi Chuyên Về Hình Sự Tại TP.HCM

Viết bởi Ls. Trần Minh Hùng. Posted in Luật Sư Chuyên Hình Sự

   LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ HÌNH SỰ

  Chúng tôi quan niệm Luật sư là nghề cao quý- cao quý vì nghề luật sư là nghề tìm công bằng và công lý cho xã hội. Luật sư bảo vệ cho những nạn nhân, tội phạm, và những người bị oan sai. Nghề luật sư là nghề rất nguy hiểm và khó khăn dù bào chữa, bảo vệ cho bất kỳ ai thì luật sư luôn gặp nguy hiểm vì sự thù hằn của bên đối lập. Do vậy để làm được luật sư thì phải có tâm, có đạo đức, có tài năng và phải đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, chấp nhận có khăn, hy sinh và chấp nhận nguy hiểm. Nếu bạn sợ nguy hiểm, sợ ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống của mình và gia đình thì rất khó hành nghề luật sư đúng nghĩa. Niềm vui của luật sư là khi giải oan được cho thân chủ, giúp được cho thân chủ, đem lại công bằng, công lý cho thân chủ nhằm góp phần đem lại công bằng cho xã hội. Chúng tôi là luật sư sẽ hội đủ những điều kiện trên và tiêu chí của chúng tôi luôn cố gắng để hoàn thiện đầy đủ những yếu tố trên. Chúng tôi quán triệt các luật sư trong văn phòng cũng như công tác viên, cộng sự, nhân viên đều phải rèn luyện đạo đức và tài năng để hoạt động đúng tiêu chí mà chúng tôi quan niệm theo đuổi trong suốt quá trình hành nghề.

          Với hàng chục nghìn khách hàng được tư vấn về pháp luật tại Luật Sư Gia Đình, chúng tôi là một trong những luật sư tiên phong trong việc giúp các cá nhân, doanh nhân đạt được kết quả tốt nhất và khởi sự kinh doanh nhanh chóng và thuận lợi. Luật sư Gia Đình- "Hãng luật uy tín của bạn" là khẩu hiệu mà Luật sư Gia Đình chọn làm phương châm xuyên suốt trong mọi hoạt động hành nghề. Mỗi khách hàng đối với chúng tôi là một người bạn, một vinh dự quý báu và đáng trân trọng nên chúng tôi có nghĩa vụ phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Mỗi hoạt động mà Văn phòng Luật sư Gia Đình dành cho khách hàng của mình cũng là để góp phần gìn giữ và xây dựng những danh hiệu quý báu ấy và bảo đảm được mong muốn, quyền lợi của khách hàng góp phần bảo vệ công lý nói chung. Luật sư Gia Đình luôn coi trọng chữ “Tâm” và “Đức” của nghề luật sư, chữ "tâm" là cốt lõi của nghề luật sư và mục tiêu chúng tôi hướng tới nhằm góp phần cho sự bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Chúng tôi luôn đặt lợi ích và quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu. Luật sư Gia Đình là một trong những luật sư uy tín tại Việt Nam và là đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp, cá nhân và gia đình trong và ngoài nước. Tại đây tập trung các Luật sư có đạo đức và luật sư chuyên nghiệp trong chuyên môn cũng như trong cách giải quyết công việc, hồ sơ cho khách hàng hiệu quả. Với 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý và công tác tại nhiều thành phố khác nhau cùng với kinh nghiệm, học hỏi nhiều luật sư, bạn bè đang làm việc tại nhiều thành phố trên thế giới…Hãng luật Gia Đình hội đủ những phẩm chất, kỷ năng, kinh nghiệm về chuyên môn và đạo đức đủ khả năng giải quyết và tranh tụng những vụ việc,các tranh chấp  phức tạp và khó xảy ra tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi luôn làm việc với các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, Công an Điều tra, Sở tư pháp, Sở kế hoạch đầu tư, Cơ quan thi hành, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các luật sư đồng nghiệp…nhằm đạt được công việc hiệu quả và nhanh chóng cho khách hàng...

        Luật sư Trần Minh Hùng là một trong những luật sư sáng lập văn phòng luật, giàu kinh nghiệm về kiến thức và thực tiễn đã dành nhiều thắng lợi vụ kiện và quan trọng luật sư Hùng luôn coi trọng chữ TÂM của nghề luật sư và trách nhiệm đối với xã hội nên đã được nhiều hãng báo chí, truyền thông, Đài tiếng nói Việt nam phỏng vấn nhiều lĩnh vực quan trọng liên quan đến đời sống. Luật sư Trần Minh Hùng được nhiều hãng truyền thông, báo chí trong nước  tin tưởng với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn trên VOV Giao Thông – Đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình cáp VTC, Đài truyền hình TP.HCM (HTV), Đài truyền hình Vĩnh Long... Báo pháp luật TP.HCM, Báo đời sống và pháp luật, báo Đời sống và tuổi trẻ,báo Dân Trí, Báo VNxpress, Báo Soha, Kênh 14, Một thế giới, Báo tin tức Việt nam– Các tạp chí như Tiếp Thị Gia Đình, Báo điện tử, báo Infonet,  VTC NEW, Báo Mới, Báo gia đình Việt nam, Báo ngày nay, Báo người lao động, Báo Công an nhân dân, Kiến thức ngày nay, Báo Gia đình và xã hội, Tầm nhìn, được các tổ chức, trường Đại học Luật TP.HCM mời làm giám khảo các cuộc thi Phiên tòa giả định, mời làm chuyên gia ý kiến về các sự kiện……là đối tác tư vấn luật của các hãng truyền thông này và luôn mang lại niềm tin cho khách hàng và ghi nhận sự đóng góp của chúng tôi cho xã hội...

 

Hầu hết những trường hợp thân chủ cần tư vấn đều khá mơ hồ về các quyền của bị hại được quy định trong pháp luật tố tụng hình sự, trong đó có các quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp tố tụng để đảm bảo khả năng thi hành án dân sự, thu hồi lại toàn bộ hoặc một phần tài sản đã bị chiếm đoạt.
Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015 mới được ban hành, có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về các biện pháp tố tụng này, chúng tôi xin giới thiệu những quy định mang tính khái quát để quý khách hàng tham khảo khi tham gia tố tụng trong vụ án hình sự để tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, như sau: Kê biên tài sản được áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại.
Những người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Chỉ kê biên tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, huỷ hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản kê biên;
Người chứng kiến;
Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập phải có đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật, được đọc lại cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của bị can, bị cáo, người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc người đại diện của bị can, bị cáo liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.
Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản giao ngay cho bị can, bị cáo, người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc người đại diện của bị can, bị cáo sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.
Phong toả tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc tại Kho bạc nhà nước. Phong toả tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
Những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam; Thẩm phán chủ toạ phiên toà có quyền ra lệnh phong toả tài khoản. Lệnh phong toả tài khoản phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.
Chỉ phong toả tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong toả, quản lý tài khoản bị phong toả mà giải toả việc phong toả tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Khi tiến hành phong toả tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong toả tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong toả tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định.
Ngay sau khi nhận được lệnh phong toả tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong toả và tài khoản và lập biên bản về việc phong toả tài khoản.
Biên bản về việc phong toả tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước.
Đối với bị hại trong vụ án hình sự có liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi của người bị buộc tội gây ra, nếu trong quá trình tham gia tố tụng bị hại có yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp kê biên tài sản hoặc phong toả tài khoản của người bị buộc tội như trên kịp thời thì khả năng thu hồi lại được tài sản, giảm thiểu thiệt hại là rất cao, tạo điều kiện trong giai đoạn thi hành phần dân sự trong vụ án hình sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Vậy, đối người bị buộc tội nếu chẳng may bị áp dụng biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản trái pháp luật thì phải làm gì để khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Người bị buộc tội cần nắm vững quy định của pháp luật có liên quan đến căn cứ huỷ bỏ kê biên tài sản, phong toả tài khoản để bảo vệ quyền lợi của mình đã được quy định như sau:
Biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản đang áp dụng phải được huỷ bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
Bị cáo được Toà án tuyên không có tội;
Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại;
Cơ quan điều tra, Toà án, Viện kiểm sát huỷ bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong toả tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc huỷ bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Trên đây là những quy định mang tính cơ bản có liên quan đến việc áp dụng biện pháp tố tụng kê biên tài sản, phong toả tài khoản và căn cứ huỷ bỏ việc kê biên tài sản, phong toả tài khoản thường được áp dụng trong vụ án hình sự để quý khách hàng tham khảo.
Chúng tôi chuyên tư vấn và thực hiện dịch vụ tại các tỉnh khắp trên cả nước như tư vấn tại Bình Dương, TP.HCM, đồng nai, Long An, Vũng Tàu, Hà Nội, Nha Trang, biên hòa, Đà Nẵng, Vinh…
LS TRẦN MINH HÙNG - TRƯỞNG VPLS GIA ĐÌNH

Giới Thiệu Luật Sư Trần Minh Hùng

link s75  

Với phương châm đặt chữ "Tâm" của nghề lên hàng đầu, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào sự công bằng và bảo vệ công lý cho xã hội. Là hãng luật uy tín thường xuyên tư vấn luật trên HTV, VTV, THVL, ANTV, VTC, SCTV, TH Cần Thơ, Đồng Nai và trên các tờ báo uy tín... Chúng tôi chuyên tư vấn, bào chữa cho khách hàng, thân chủ trên mọi lĩnh vực đất đai, thừa kế, hình sự, doanh nghiệp, ly hôn, công nợ, lao động, hợp đồng....

 

                                   LS TRẦN MINH HÙNG 


Hotline:0972238006